You are on page 1of 15

Xưởng Sáo Hoàng Lâm gửi lời chào đến các anh, các chị, các bạn và các

em…
những người chung niềm đam mê nhạc cụ dân tộc – sáo trúc!
Sau 1 thời gian luyện tập và sưu tầm tôi đã có 1 kho nho nhỏ tài liệu cho riêng
mình. Trên tinh thần xây dựng để nâng cao chất lượng cộng đồng những người
chơi sáo tôi chia sẻ với các bạn 1 số tài liệu này.

Tài liệu gồm 3 phần.

Phần 1: Bàn về học thổi tiêu sáo có khó không?

Phần 2: Bàn về Các bước đơn giản để học thổi sáo

Phần 3: Cung cấp kiến thức cơ bản để bạn có thể tự học thổi sáo tại nhà

1. Học thổi sáo, tiêu có khó không?


Học thổi sáo đơn giản là tập cách thổi sáo kêu (ra tiếng), biết cách bấm các nốt
nhạc trên sáo, xem cảm âm (các nốt nhạc của bài hát nào đó) để tập luyện. Có thể
nói học thổi sáo không khó và cũng có thể nói là sáo là loại nhạc cụ đơn giản dễ
chơi nhất. Bởi lẽ:

a) Cách bấm nốt khá đơn giản


Chỉ dùng 6 ngón tay bấm vào 6 lỗ bấm cố định, nếu sáo 10 lỗ thì phải dùng cả 10
ngón, tiêu hoặc sáo mèo thì số lượng lỗ bấm có thể khác, nhưng các lỗ bấm cố
định không phải di chuyển như các loại đàn, không phải bấm gam như guitar.

b) Hơi dùng trong học thổi sáo không cần quá nhiều so với nhiều loại nhạc
cụ khác
Nếu các bạn thổi tiêu hoặc sáo trầm, sáo flute phương Tây thì sẽ khá tốn hơi,
tuy nhiên nó vẫn ít hơn một số loại kèn như kèn saxophone.
Tuy vậy, để chơi sáo hay, thì có thể xem là khá khó vì chúng ta cần rèn luyện
để biết cách thổi sáo sao cho tiếng sáo tròn, đầy, đẹp, có cảm xúc, chúng ta cũng
cần tập các kỹ thuật như rung hơi, reo lưỡi, đánh lưỡi đơn, đánh lưỡi kép, vuốt,
hốt, … và biết cách áp dụng các kỹ thuật đúng lúc làm cho bài sáo có cảm xúc và
thu hút người nghe hơn.
Mỗi nhạc cụ đều có cái dễ riêng và có cái khó riêng, tuy vậy ở cấp độ cơ bản,
chơi cảm âm giao lưu văn nghệ phục vụ đam mê thì việc học thổi sáo và luyện tập
chơi với sáo không quá khó. Có chăng chỉ đòi hỏi ở người chơi sự kiên trì và niềm
đam mê đủ lớn dành cho sáo.
2. Các bước đơn giản để học thổi sáo?

Mời các bạn theo dõi sơ đồ ngay bên dưới

Tập thổi kêu Tập cầm sáo

Tập các nốt Tập bài dễ

Tập thêm các kỹ thuật – bài khó

a) Các bước để học thổi sáo với loại sáo bất kỳ

 Tập cầm sáo và bấm các nốt trên sáo:


Mỗi loại tiêu sáo đều có một cách cầm khác nhau và các nốt trên sáo đó được bấm
với thế bấm cũng khác nhau, tuy nhiên nó đều có 1 vài nét chung.
Một trong số các nét chung đó là cùng 1 thế bấm thì có thể thổi được 2 nốt khác
nhau và thường thì nó sẽ lệch nhau 1 quảng 8 (ví dụ thổi nhẹ ra do1, thổi mạnh ra
do2) trừ 1 số nốt có thế bấm đặc biệt sẽ khác nhau và sáo Mèo – sáo Bầu thì sẽ
không thổi được như vậy (đối với sáo mèo, sáo bầu, 1 thế bấm chỉ thổi được 1 nốt,
trừ thế bấm bịt tất cả các lỗ ra sẽ có 2 nốt)
Lưu ý: Việc tập cầm sáo rất đơn giản, nhưng việc cầm sáo đúng cách, hợp lý sẽ
giúp ích trong việc linh hoạt các ngón tay về sau, cách cầm đúng ban đầu khá khó
tập nhưng khi quen sẽ rất có lợi.

 Tập thổi sáo kêu


Mỗi loại sáo sẽ có cách đặt môi và dùng hơi khác nhau để thổi kêu đúng và tiếng
sáo đẹp. Thậm chí, mỗi cây sáo cùng 1 loại ví dụ sáo trúc 6 lỗ chất liệu nứa nam
như nhau nhưng các đặt môi cũng cần điều chỉnh cho phù hợp bởi thế nứa mỗi cây
là khác nhau, tạo hình bờ môi của mỗi người cũng khác nhau.
Giống như anh em cùng 1 cha mẹ nhưng mỗi người mỗi tính! Việc điều chỉnh môi
và làn hơi để tạo ra âm thanh từ cây sáo cũng cần có sự linh hoạt, kiên nhẫn lăn sáo
đến vị trí môi phù hợp với mỗi người chơi để tạo ra âm hay nhất và đẹp nhất!
 Tập thổi các nốt cơ bản
Để quen thế bấm và ngón tay linh hoạt hơn. Các bạn có thể tập mở các nốt từ đô rê
mi fa sol la si do2 rồi quay lại. Hoặc để dễ dàng hơn, các bạn có thể bịt các nốt từ
si, la, sol, fa, mi, rê, đô rồi quay lại.
Vì người mới chơi làn hơi còn yếu nên việc tập ngay nốt đô (bịt cả 6 lỗ bấm) sẽ rất
khó để phát ra âm thanh đúng độ. Bù lại khi tập từ si xuống đô, với nốt si cần ít hơi
nhất, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều để tạo ra âm thanh hay tròn trịa.
Trong quá trình tập các bạn có thể không cần thổi cũng được (vì điều kiện phòng
trọ sinh viên nữa đêm muốn tập sáo mà thổi thì …xxx) mà tập bấm ngón cho quen
tay, dẻo tay, nhớ nốt. Trong quá trình tập các bạn có thể xông hơi, Cách xông hơi
trên sáo sẽ được đề cập bên dưới đây! Xông hơi sẽ giúp tiếng sáo của bạn hay
hơn, đầm và rõ tiếng hơn, giảm tiếng xì và có thể lên tốt các nốt cao, không bị xịt
các nốt thấp (như nốt đô 1 khá khó thổi). Tuy nhiên, xông hơi cũng khá nhàm chán
cần sự kiên trì nên … cố gắng nhé!
 Tập thổi một số bài hát dể thổi
Bạn có thể tìm mua quyển Tuyển tập Cảm âm sáo trúc với 50 bài cảm âm cơ
bản để tự tập luyện những bài cảm âm phù hợp cho người mới nhé.

 Tập thổi các kỹ thuật thổi sáo từ cơ bản đến nâng cao
Các bạn nhớ học từ từ, tập hoàn thiện cái dễ trước. Ban đầu các bạn nên tập đánh
lưỡi đơn, tiếp đến là kỹ thuật luyến láy, vuốt, hốt, … các kỹ thuật khó hơn như reo
lưỡi (phi lưỡi), đánh lưỡi kép, lưỡi tam thì có thể tập sau (có thể không cần thiết).
Nó sẽ giúp các bạn phá cách 1 chút trong bài sáo tạo điểm nhấn và thổi được các
tác phẩm khó.

 Tập thổi sáo hoàn thiện từng tác phẩm


Bước này và bước trên có thể cùng nhau thực hiện, CÁC BẠN NÊN TẬP HOÀN
THIỆN TỪNG BÀI HÁT THẬT TỐT, HƠN LÀ CỐ TẬP QUÁ NHIỀU BÀI,
vì khi tập được 1 bài tốt và hoàn thiện, bạn sẽ không chỉ thổi hay bài đó mà còn dể
thổi hay các bài nhạc về sau.
Các bạn có thể đang muốn học thổi sáo Mèo, học thổi sáo Dizi, học thổi tiêu, hay
học thổi sáo Bầu. Tuy nhiên, ở seri này mình sẽ chú trong hơn về sáo ngang (sáo
trúc, sáo nứa, sáo Dizi nói chung), các loại sáo khác tương tự, chỉ khác thế bấm các
nốt và một số kỹ thuật đặc trưng.

3. Tự học thổi sáo ngang?

BƯỚC 1: CÁCH CẦM SÁO 6 LỖ:

Các nốt trên sáo 6 lỗ:


 Các nốt trên sáo 6 lỗ tone Đô : Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Do2, Re2 …Sol3.
Khi tập thổi sáo, dù sáo tone khác có các nốt khác, tuy nhiên, chúng ta quy về
giống như sáo tone đô gồm các nốt Đô rê mi …
 Các nốt cơ bản cho những người bắt đầu tập :
Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si
Và nâng lên 1 quảng 8, thổi mạnh hơn sẽ ra các nốt quảng 2.
BƯỚC 2 : CÁCH THỔI SÁO RA TIẾNG – CÁCH THỔI SÁO KÊU

Để thổi sáo kêu : các bạn cần đặt môi đúng, thổi đúng hướng và hơi đủ khỏe (nên
tập lấy hơi bụng để làn hơi tốt và khỏe hơn là hơi ngực). Ngoài ra, các bạn cần phải
bịt kín lỗ bấm. Đây là vấn đề mà nhiều bạn mắc phải khi tập thổi. Các bạn nên nhờ
ai đó xem hộ hoặc tập từ từ nếu nốt nào đó không kêu thì có thể bạn đang bịt chưa
kín hoàn toàn. Nên kiểm tra lại!
 Cách đặt môi đúng và hướng thổi: đặt môi sao cho lỗ sáo nằm chính giữa 2
môi sau đó ngửa sáo ra. Các bạn ngửa sáo ra khoảng gần 90 độ và thổi hơi
vào lỗ sáo hợp với phương nằm ngang khoảng 40-60 độ tùy vào từng
người sao cho tiếng sáo đẹp nhất.
 Tập thổi từ nốt Si1 xuống nốt Do1 : tập thổi nốt Si trước vì nốt Si dể thổi
và không lo bịt lỗ không kín. Đừng vội tập nốt Do1 mà nản vì không thổi
được kêu nhé!
 Tập xông hơi các nốt để tăng khả năng dùng hơi. Điều này sẽ giúp các bạn
thổi được nốt đồ và các nốt cao cũng như giúp tiếng sáo đẹp hơn.

Xông hơi là gì?


 Xông hơi là phương pháp kết hợp lấy hơi thật dài và thổi từng nốt rõ ràng.
Khi xông hơi, chúng ta sẽ thổi mỗi nốt bằng một luồng hơi thật dài

Tại sao phải tập xông hơi:


 Xông hơi giúp hơi của bạn dài dần ra, giúp các bạn có thể lấy hơi nhiều
hơn, thổi được các đoạn nhạc dài hơn. Bởi vì khi xông hơi, các bạn sẽ lấy
hơi đầy và sâu, các bạn sẽ giữ hơi trong người lâu và các bạn sẽ thổi gần
như hết hơi trong cơ thể (không nên thổi kiệt hơi vì sẽ ảnh hưởng đến hệ
hô hấp). Tất cả các yếu tố trên sẽ là yếu tố kích thích hệ hô hấp của bạn
tốt lên giúp lấy hơi nhiều, tăng khả năng kiểm soát luồng hơi và tăng khả
năng chủ động điều tiết hơi.
 Xông hơi sẽ giúp tiếng sáo của bạn đẹp hơn: Khi xông hơi, các bạn sẽ
nghe được tiếng sáo của các bạn có những nhược điểm gì và khắc phục
nó, các bạn sẽ điều chỉnh khẩu hình môi sẽ phù hợp dần và nhưng cường
độ hơi đi ra sẽ dày hơn. Như vậy tiếng sáo của bạn sẽ tròn trịa dần, đầy
đặn dần. Khi các bạn thổi một giai điệu nào đấy, vì các bạn thay đổi các
nốt nhạc và đánh lưỡi đơn, các bạn sẽ không làm được điều này.
 Xông hơi sẽ giúp các bạn thổi được những nốt thấp và lên được những
nốt cao: xông hơi giúp các bạn tăng khả năng điều hơi, hình thành khẩu
hình môi đúng, do đó các bạn sẽ thổi được những nốt thấp và lên được
những nốt cao. Việc thổi một nốt với luồng hơi dài sẽ giúp môi và hơi tự
thay đổi để phù hợp với từng nốt đó.
Khi chúng ta khó thổi nốt Do1, chúng ta chỉ cần thổi rõ nốt Re1 thì chúng ta
sẽ thổi được nốt Do1,
Khi chúng ta không lên được nốt Si2, chúng ta chỉ cần thổi tốt nốt La2
chúng ta sẽ lên được nốt Si2,
Khi chúng ta thổi chưa căng tiếng nốt Si2 hoặc chưa đầm tiếng, rõ tiếng nốt
Do1, chúng ta thổi nốt đó thật dài sẽ giúp môi và hơi có thời gian làm quen
hơn và sức rướn của bạn sẽ giúp bạn làm tốt hơn những lần sau.
Một yếu tố khiến bạn khó lên các nốt cao mà các bạn không hay để ý đó là
sự thiếu tự tin của các bạn làm cho việc đánh hơi của các bạn bị yếu đi và
thường bắn ra nhiều nước miếng. Xông hơi sẽ giúp các bạn tự tin hơn
Cũng giống như có những việc mà sức bạn khi thì làm được khi thì không,
vậy nên, những lúc bạn làm được hãy giữ phong độ đó và cố gắng làm tiếp,
bạn sẽ tự tin và thành thạo dần lên.

Các bước để tập luyện phương pháp xông hơi


 Bước 1: Lấy một luồng hơi thật sâu vào bụng
 Bước 2: Thổi nốt Do1 thật dài gần hết luồng hơi đó. Trong quá trình thổi,
nếu các bạn không có người hướng dẫn. Các bạn cũng có thể dùng tuner để
kiểm tra độ chuẩn của tiếng sáo của mình và học cách điều chỉnh để tiếng
sáo của bạn chuẩn tuner. Sau đó, luyện tai quen để nghe được âm chuẩn mà
không cần tuner nữa.
 Bước 3: Tiếp tục thổi các nốt khác với cách tương tự bước 2. Đối với một số
bạn mới tập, các bạn có thể chưa thổi được nốt Do1, các bạn có thể xông hơi
ngược từ nốt Si1 về Do1.
 Bước 4: Kết hợp xông hơi và chạy ngón, đánh lưỡi với một số bài tập cơ
bản.

BƯỚC 3 : TẬP THỔI CÁC NỐT TRÊN SÁO TRÚC CƠ BẢN


 Tập thổi các nốt cơ bản để ngón linh hoạt hơn.
 Tập chạy các gam chính hoặc tập thổi một số bài dể như : Nữ Nhi Tình, Đồng
Thoại, Thần Thoại, …
 Khi tập chạy vào bài, nhiều bạn sẽ gặp trường hợp tập từng nốt trong bài được
nhưng chạy thành bài theo điệu thì không được. Bởi lẽ hai lý do: Một là do các
bạn chưa quen, Hai là do các bạn hụt hơi, hết hơi nửa chừng. Sau đây, Xưởng sẽ
tiếp tục hướng dẫn các bạn kỹ thuật lấy hơi, cách lấy hơi nhanh, nhiều trong sáo
trúc
Kỹ thuật lấy hơi là gì?
 Kỹ thuật lấy hơi trong sáo trúc là kỹ thuật lấy hơi nhanh, đúng lúc và đủ
để có thể diễn tấu mà không làm mất đi sự liền mạch của bản nhạc
Tầm quan trọng của kỹ thuật lấy hơi:
 Lấy hơi đúng lúc sẽ giúp cho bản nhạc không bị ngắt quảng.
 Lấy hơi đúng sẽ lấy được hơi nhanh và nhiều hơi để có thể thực hiện
những đoạn thổi sáo dài
 Khi chúng ta lấy được nhiều hơi, chúng ta sẽ thoải mái hơn trong việc sử
dụng kỹ thuật rung hơi, hốt, reo và đánh lưỡi kép, vì các kỹ thuật đó rất
tốn hơi
 Việc lấy hơi đúng lúc sẽ giúp cho chúng ta không bị đuối hoặc ngắt quảng
ở những đoạn cần sự liên tục. Nhiều bạn, khi được lấy hơi thì không chịu
lấy, nên đến nữa câu thì hết hơi lại ngắt để lấy hơi, làm cho bản nhạc mất
đi sự truyền cảm.

Các hình thức lấy hơi trong sáo trúc (tiêu sáo)
Lấy hơi vào đâu? Cũng giống như hít thở có thuận và nghịch, có hít vào
ngực và hít vào bụng. Lấy hơi cũng vậy
 Lấy hơi vào bụng: đây là phương pháp lấy hơi sâu và dài, lấy được
nhiều hơi và nhanh. Trong hít thở, người ta gọi đây là hít thở ngịch,
nhưng nó lại rất tốt cho sức khỏe
 Lấy hơi vào ngực: đây là phương pháp lấy hơi nông và ngắn, nhưng lại
là cách lấy hơi thuận, là thói quen của nhiều người.

Lấy hơi từ đâu?


 Lấy hơi từ mũi: đây là phương pháp lấy hơi nhẹ với tốc độ chậm nhưng
tiện lợi vì không phải thay đổi khẩu hình môi và miệng. Lấy hơi từ mũi
sẽ ít phát là tiếng, ít bị lộ việc lấy hơi. Kỹ thuật này thường áp dụng để
lấy hơi thổi tiếp những đoạn ngắn và thường lấy vào ngực.
 Lấy hơi từ miệng và mũi: đây là phương pháp lấy hơi mạnh và nhanh,
nhưng sẽ lấy được nhiều hơi hơn nên thường lấy hơi vào bụng. Kỹ thuật
này thường được áp dụng khi chúng ta khi có nốt nghỉ dài.
 Như vậy, có 2 hình thức lấy hơi chính trong bộ môn sáo trúc là lấy hơi
ngắn (lấy bằng mũi và lấy vào ngực) và lấy hơi dài (lấy bằng cả mũi và
miệng và lấy vào bụng)
Tuy nhiên, cũng tùy vào thói quen và cơ địa từng người, hay tùy vào tính
chất, thời gian nghỉ của từng bản nhạc mà chúng ta lựa chọn các hình
thức lấy hơi phù hợp. Quan trọng là lấy hơi nhẹ nhàng, ít lộ liễu và đủ hơi
để thể hiện đoạn nhạc tiếp theo.

Thời điểm lấy hơi, lấy hơi ở đâu , khi nào trong bản nhạc thì phù hợp
 Lấy hơi dài ở các nốt lặng dài, các đoạn nhạc dạo, nhạc đệm
 Lấy hơi ngắn và nhanh khi kết thúc một câu, hoặc các đoạn nghĩ nhịp,
hoặc ngay sau các nốt rung dài hay những nốt lặng ngắn.
 Khi tập luyện về hơi, chúng ta nên cố gắng đạt được những làn hơi dài
với những đoạn xông hơi dài, nhưng khi thổi một bản nhạc, chúng ta cần
biết lượng sức mình để lấy hơi ở những thời điểm phù hợp, tránh làm bản
nhạc bị ngắt quảng

Những vấn đề gặp phải khi lấy hơi:


 Lấy hơi phát ra tiếng làm xấu đi bản nhạc: Các bạn thường bị phát ra
tiếng khi lấy hơi khi các bạn lấy hơi chưa thuần thục hoặc các bạn quá
đuối hơi và lấy hơi quá nhanh. Lý do có thể là hơi của các bạn quá yếu,
quá ngắn, hoặc các bạn đã lấy hơi không đúng thời điểm. Trong một bản
nhạc, các bạn cần biết những điểm ngắt nghỉ phù hợp để lấy một luồng
hơi vừa phải, không cần lấy quá nhanh để phát ra tiếng.
 Lấy hơi không đúng lúc làm ngắt quảng bản nhạc. Như phía trên mình đã
trình bày, hãy xác định trước luồng hơi của mình sẽ thổi được dài như thế
nào và xem bản nhạc đó có thể ngắt nghỉ chỗ nào để lấy hơi đúng lúc

BƯỚC 4 : TẬP MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRÊN SÁO

Các kỹ thuật đầu tiên nên tập là rung hơi, luyến láy và đánh lưỡi đơn. Trong đó
đánh lưỡi đơn là kỹ thuật quan trọng nhưng thường được mọi người chú trọng và
tập luyện không đúng cách. Khi bạn tập được kỹ thuật đánh lưỡi đơn, bạn có thể
hoàn toàn thoải mái trình bày 1 bản nhạc hoàn chỉnh khá tốt. Các kỹ thuật còn lại
bạn có thể dễ dàng đạt được qua thời gian. Nếu bỏ qua kỹ thuật đánh lưỡi đơn, thì
giống như đứa trẻ chưa biết đi đã chạy, kết quả phải quay lại điểm ban đầu, mất
thời gian và công sức luyện tập.
Hướng dẫn kỹ thuật đánh lưỡi đơn trong sáo trúc
Kỹ thuật đánh lưỡi đơn là kỹ thuật đầu tiên và quan trọng trong tiêu sáo, việc đánh
lưỡi đơn giúp tách biệt các nốt ra trong một bản nhạc, các bạn chơi sáo tự do
thường không đề cao việc tập luyện kỹ thuật này. Đối với những người chơi sáo
chuyên nghiệp, khi họ chơi sáo ở tất cả các nốt trong bản nhạc, trừ các nốt luyến,
láy, vuốt, … thì họ đều đánh lưỡi đơn. Tuy nhiên họ đánh lưỡi đơn ở các mức độ
mạnh nhẹ (rõ hay mờ) khác nhau nên nhiều lúc chúng ta không nhận ra được.
Kỹ thuật đánh lưỡi đơn là kỹ thuật dùng lưỡi để đẫy hơi ra theo từng đợt riêng biệt
giống như khi chúng ta đọc từng chữ riêng biệt vậy.
Đánh lưỡi đơn không khó, nhưng đánh lưỡi đơn đúng: khi cần nhanh thì nhanh, khi
cần chậm thì chậm, khi cần rõ thì rõ, khi cần mờ thì mờ thì cần thời gian tập luyện
và phương pháp tập đúng.

Đánh lưỡi đơn là gì?


 Đánh lưỡi đơn là kỹ thuật dùng lưỡi để điều chỉnh luồng hơi tách biệt đối
với từng nốt nhạc để tạo ra từng nốt nhạc riêng biệt. Chúng ta cũng có thể
dùng kỹ thuật đánh hơi, tức là sử dụng từng luồng hơi riêng biệt để thổi
từng nốt riêng biệt. Tuy nhiên, đánh hơi sẽ không rõ, nét và nhanh bằng
đánh lưỡi. Khi đánh lưỡi đơn, thì lưỡi của các bạn đang cử động giống
như các bạn đọc “T” “Tờ” “Tu” “Ta” “Te”
Đánh lưỡi đơn vào đâu trong bản nhạc
 Theo hướng dẫn trong nhạc viện của những người chuyên nghiệp thì
chúng ta đánh lưỡi đơn vào tất cả các nốt trong bản nhạc trừ các nốt
luyến, vuốt, nối, … Tuy nhiên chúng ta cần đánh mạnh nhẹ, rõ mờ khác
nhau để tạo nên nhịp phách và không làm mất đi sự truyền cảm của bản
nhạc
 Đối với những bạn không đánh được lưỡi mờ thì các bạn chỉ nên đánh
lưỡi vào phách mạnh trong nhịp
 Đánh lưỡi vào các điểm nhấn hoặc ở những nốt cùng cao độ liên tiếp
Tại sao cần tập đánh lưỡi đơn
 Đánh lưỡi đơn giúp tách biệt các nốt trong bản nhạc, đặc biệt là các nốt
giống nhau và liền nhau (ví dụ: la la la sol thì 3 nốt la phải đánh lưỡi đơn
để tách nó ra)
 Đánh lưỡi đơn giúp nhấn mạnh một số nốt trong bản nhạc, đặc biệt là
nhấn vào nhịp
 Đánh lưỡi đơn giúp phân biệt chuyển nốt và luyến, nối. Luyến, nối là kỹ
thuật thổi liên tiếp 2 nốt khác hoặc giống cao độ cùng một luồng hơi
(cùng 1 tiếng)
 Đánh lưỡi có nghệ thuật (nhanh, dứt và rõ hoặc kết hợp với các kỹ thuật
khác) sẽ có thể tạo ra được những làn điệu vui nhộn, dồn dập.
 Đánh lưỡi đơn giúp chúng ta dể thổi các nốt cao hơn
 Đánh lưỡi đơn là cơ sở để tập nâng lên đánh lưỡi kép. Vậy nên cần tập
lưỡi đơn thật chắc để có thể dể dàng hơn khi tập lưỡi kép.
Vấn đề khi học đánh lưỡi đơn và cách khắc phục
 Đánh lưỡi quá rõ, quá thô, tiếng lưỡi “tù, tù” nghe rõ ràng làm xấu đi
tiếng sáo Tập luyện nhiều sẽ giải quyết vẫn đề trên
 Đánh lưỡi nhiều quá làm bản nhạc mất đi sự nhẹ nhàng, truyền cảm. Thực
tế các nghệ sĩ cũng đánh lưỡi đơn vào hầu hết các nốt, nhưng có nốt họ
đánh rõ (thường là đánh rõ vào nhịp), có nốt họ đánh mờ và có thể mờ
đến mức khó nghe ra là đánh lưỡi, có thể gọi đó là “đánh như không
đánh”.  Vậy các bạn có thể tập đánh mờ đi hoăc chỉ đánh lưỡi ở nhịp
(nếu thấy đánh mờ khó quá)
 Như vậy chúng ta cần đánh lưỡi đơn, nhưng chúng ta cần tập đánh nhanh,
rõ, nét và không thô và chúng ta cũng cần tập để đánh mờ đi hoặc chỉ nên
đánh vào những chỗ cần đánh như nhịp, nhấn, hoặc cần sự nhanh, vui,
dồn dập
Các kiểu đánh lưỡi đơn cần tập
 Đánh lưỡi đơn nét, mạnh và rõ nhất: Các bạn đánh sáo cho lưỡi các bạn
giống như đang đọc chữ “T” theo các mức độ từ mạnh đến nhẹ dần
“Tík – Tịk – Ti”, “Tắk – Tặk – Ta”, “Túk – Tụk – Tu”
 Đánh lưỡi đơn nhẹ: Thay vì đánh chữ “T” các bạn đánh chữ “Th” thì
tiếng đánh lưỡi của các bạn sẽ nhẹ hơn
 Ở 2 cách đánh trên, các bạn tập luyện đến lúc lưỡi của các bạn nhanh,
nhạy và có thể cử động thoải mái trong vòm miệng thì bạn có thể đánh
nhanh hay chậm, nét hay mờ tùy ý
 Âm điệu khi các bạn đọc sẽ giống như âm điệu của tiếng sáo mà các bạn
đánh ra được. Vì vậy, các bạn có thể đánh mạnh, nhấn hay nhẹ, mờ hoặc
các bạn có thể đánh để thể hiện sự dồn dập hay mạnh mẽ, hay nhanh gọn
thì cũng giống như âm điệu mà các bạn đọc ra vậy.
 Các bạn có thể đánh lưỡi mờ đi hay rõ hơn bằng cách bật lưỡi mạnh hay
nhẹ nhàng trong vòm họng
 Đánh lưỡi mờ: Khi lưỡi các bạn đủ nhạy bén thì các bạn sẽ đánh lưỡi
được mờ đi, lưỡi của các bạn sẽ chỉ làm đúng nhiệm vụ đẩy hơi theo từng
nốt riêng biệt vào sáo chứ ít phát ra tiếng kêu và có thể điều khiển ở tốc
độ nhanh chậm, mạnh nhẹ tùy ý.
Một cách đánh lưỡi mờ nữa là thay vì đánh 2 chữ trên các bạn nhấn hơi

chữ “H”
 Đánh lưỡi staccato: đánh lưỡi staccato sẽ cho ra các tiếng sáo riêng biệt,
nét và sắc sảo
 Đánh lưỡi với chữ staccato tiếng Ý, có nghĩa là” riêng biệt”.
Tiếng Pháp gọi là ” detache”, cũng có nghĩa riêng biệt người
Anh diễn tả gọi “tonguing”
 Đây là phương pháp đánh lưỡi nhanh bằng đầu lưỡi bằng cách
đánh lưỡi ra và ngắt đi nhanh chóng.
 Đây là bước tập lưỡi đơn để dể dàng luyện lên kỹ thuật đánh
lưỡi kép.
Các bước để tập đánh lưỡi đơn:
 Bước 1: tập đọc chữ “T”, bật lưỡi đọc chữ “T” giống như các bạn đọc
tiếng anh có phiên âm “T” ấy. Đặt đầu lưỡi từ vòm họng sắt với hàm răng
trên, sau đó bật ra phát âm chứ “T”
 Bước 2: Bằng cách bỏ đi các âm của lưỡi và tiếng phát ra, cũng ta vẫn để
lưỡi cử động như đang đọc những âm đó và áp dụng vào sáo.
 Bước 3: Tập đánh tật rõ từng tiếng một, không ngắt hơi sau khi đánh lưỡi
ra, kéo dài ở một trường độ nhất định
 Bước 4: Rút ngắn và làm rõ từng nốt, tập đánh lưỡi kết hợp vào bài nhạc
hoặc đánh các nốt theo thứ tự đô, rê, mi, fa …
 Bước 5: Tập đánh nhanh và nét bằng đầu lưỡi (staccato) và tập đánh nhẹ
hơn và mờ dần bằng cách đánh chữ “Th”
 Từ bước thứ 3, các bạn có thể tập đánh lưỡi đơn riêng lẽ hoặc áp dụng
luôn vào những bài mà các bạn đang tập để học cách áp dụng lưỡi đơn
vào các bản nhạc để biết cách làm cho các bản nhạc có điểm nhấn hơn, ấn
tượng hơn, sắc sảo hơn, nhưng vẫn không làm mất đi độ truyền cảm của
bản nhạc.

 Về cơ bản thì đến đây, các bạn đã có thể tập thổi sáo tốt rồi. Xưởng Sáo
Hoàng Lâm mong là đã mang lại cho bạn 1 nguồn tài liệu tham khảo bổ ích.
Xưởng sẽ cố găng để hoàn thiện hơn mỗi ngày và mang đến cho các bạn
những thong tin hữu dụng, thực tế hơn với những kỹ thuật nâng cao hơn
nữa.
 Bộ tài liệu được thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Được Xưởng biên soạn và điều chỉnh lại cho phù hợp dựa trên kinh nghiệm
và trải nghiệm thực tế hơn 10 năm trong nghề chế tác sáo. Mọi ý kiến đóng
góp xin gửi về: hoanglam092@gmail.com.
TẶNG KÈM MỘT SỐ BÀI CẢM ÂM DỄ TẬP
Các nốt nhạc bài cháu lên ba
La sol fa sol fa sol la
Sol sol la fa la sol la fa
Sol la fa đô đô fa sol la
Sol fa sol la sol fa sol đô fa
Đô la sol fa đô đô la sol fa
Các nốt nhạc bài đàn gà trong sân.
Đô rê mi mi đô rê đô rê
Mi mi fa sol mi fa rê mi
Sol sol sol sol sol la sol fa sol fa mi
Mi mi mi mi mi fa mi rê mi rê đô
Đô rê mi mi đô rê đô rê
Mi mi fa sol mi fa rê mi
Sol sol sol sol sol la sol fa sol fa mi
Mi mi mi mi mi fa mi rê mi rê đô
Các nốt nhạc bài thần thoại (rất dể, ít nốt cao và hay).
Rê La Mi,Rê Rê Mi Fa Sol La
Rê Rê Re2 Do2 Re2 Do2 Sol la
Rê Rê Re2 Do2 Sol La síb la Sol Fa
Rê La sol Mi Rê
Rê La Mi,Rê Rê Mi Fa Sol La
Rê Rê Re2 Do2 Re2 Do2 Sol la
Rê Rê Re2 Do2 Sol La síb la Sol Fa
Rê La Sol Fa Mi
Điệp khúc:
Rê Mi Fa Sol La Fa Mi rê Do,Rê Mi Fa Sol La
Rê Mi Fa Sol La Fa Mi rê Do,Rê Fa Sol Fa Fa
Rê Mi Fa Sol La Fa Mi rê Do,Rê Mi Fa Sol La
Rê Mi Fa Sol La Fa Mi rê Do,Rê Fa Sol Fa Fa
Các nốt nhạc bài nữ nhi Tình (Dễ mà hay ấy nha).
Đô rê fa sol la mi rê đô rê
Fa sol la2 đô2 rê2 fa sol la si la
La đô rê đô rê
Rê la2 sol fa sol sol la rê đô
Rê mi sol la rê fa
Đô đô rê fa mi rê đô rê
Đô đô rê fa mi rê đô la sol la
La đô rê đô rê
Rê la sol fa sol sol la rê đô
Rê mi sol la rê fa…
Các nốt nhạc bài ánh trăng nói hộ lòng tôi.
Do fa..la Do2.. fa mi.. la Do2..
Do2 re2.. mi2 fa2.. mi2 re2 do2
la sol fa..fa fa, la sol fa.. fa fa
sol la sol.. fa re la sol
Do fa..la Do2.. fa mi.. la Do2..
Do2 re2.. mi2 fa2.. mi2 re2 do2
la sol fa..fa fa,la sol fa.. fa fa
sol la sol.. re mi sol fa…
Do2..la sol fa Do2 mi
re mi re ..mi re Do la
Do2.. la sol fa Do2 mi
rư mi fa.. sol la sol
Do fa la Do2 fa mi la Do2
Do2 re2 mi2 fa2 mi2 re2 đô2
la sol fa fa fa, la sol fa fa fa
sol la sol fa re la sol
Do fa la Do2 fa mi la Do2
Do2 re2 mi2 fa2 mi2 re2 đô2
la sol fa fa fa, la sol fa fa fa
sol la sol re mi sol fa

Trên đây là những bài cảm âm cơ bản dễ tập, để tập bất cứ bài hát, ca khúc, nhạc
phẩm nào các bạn thích, các bạn hãy google với từ khóa “cảm âm + tên bài hát”

XƯỞNG SÁO HOÀNG LÂM chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại sáo, nguyên liệu
làm sáo, dụng cụ vật liệu làm sáo....Nhận hướng dẫn thổi sáo theo yêu cầu.

HOTLINE: 0373494692(Viettel)-----0937.798.246 (Mobi)

Zalo: 0937.798.246 (Xưởng Sáo Hoàng Lâm)

FACEBOOK: NGUYEN HOANG LAM NGUYEN

ĐỊA CHỈ: 913 Phạm Văn Đồng, Khu Phố 3, Phường Linh Tây, Quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh.

You might also like