You are on page 1of 2

Mẹo #1 – Bạn hãy nằm xuống và tập.

Nhiều người chỉ đứng, đặt một tay lên


ngực, tay kia lên bụng, và cố sao cho khi hít vào thì bụng phồng lên song mãi
không làm được. Mẹo là bạn hãy nằm xuống và thử, sẽ dễ hơn.

Mẹo #2 – Khi tập, hãy đặt một vật nặng trên bụng. Sau đó cố gắng hít vào thì
phình bụng ra, cố nâng vật nặng lên càng cao càng tốt. Mẹo này hiệu quả vì nó
tạo cho bộ não một mục tiêu rất rõ ràng.

Mẹo #3 – Khi tập, hãy nhắm mắt lại, tập trung sự chú ý vào phần bụng. Hít vào,
bạn hình dung luồng không khí đi qua mũi, tràn xuống sâu, sâu, sâu nữa, tới tận
đáy phổi, làm bụng phình lên.
Bạn có thể thực hành ba mẹo trên cùng lúc ngay trên giường, ngay khi thức dậy,
hãy lấy một cái gối đặt lên bụng, và tập hít thở sâu mỗi ngày, cho tới khi việc thở
bằng bụng trở thành phản xạ, bạn không cần phải suy nghĩ nữa, giọng nói lấy hơi
bụng sẽ to hơn, vang hơn
Song song với tập thở bụng, bạn hãy tập thói quen chủ động hít vào trước khi nói
bất cứ câu nào. Hít vào thật nhanh, hít bằng cả mũi lẫn miệng, sau đó mới bắt
đầu mở miệng nói
Cách luyện giọng #2 – Khởi động họng, nói khỏe hơn
Bài tập AEIOU: Hít vào một hơi thật sâu, thở ra nói chữ A thật dài cho tới khi hết
hơi. Chú ý: Khi hít vào, hít nhanh và sâu, dùng cả mũi lẫn miệng. Còn thở ra cố
gắng thở chậm, phát ra chữ A càng lâu càng tốt. Sau đó tập tương tự với các
nguyên âm E, I, O, U, Ê, Ô, Ơ, Ư…
Cách luyện giọng #3 – Tăng âm lượng, nói to hơn

Bạn nói nhỏ, nói lí nhí ư? Bí quyết để nói to hơn thật ra không phải là bạn gắng
sức gào lên khản cổ, mà là bạn lấy hơi nhiều hơn, mở miệng rộng hơn, hơi ra
nhanh hơn, thì sẽ to hơn. Bài tập để làm chủ âm lượng là “Đếm to dần từ 1 tới
10”: Hít nhẹ, nói số 1, miệng mở nhỏ; Hít nhiều hơi hơn xíu, nói số 2 với miệng
mở to v.v… Hít thật sâu hết cỡ, nói số 10 với miệng mở rộng hết cỡ. Sau một thời
gian luyện “thở tới nơi” với các bài tập trên, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì thấy giọng
nói mình bắt đầu thay đổi. Bạn sẽ thấy nói được lâu hơn, to hơn, khỏe hơn trước
đây nhiều. Song nói to hơn, mà vẫn bị ngọng thì đâu có ổn? Nên bạn cần tới ba
chữ vàng tiếp theo.
Cách luyện giọng: Nói tới chốn
Chắc không ít lần bạn thấy ai đó gặp tình huống dở khóc dở cười do nói ngọng,
nói giọng địa phương gây ra. Bí mật đó tóm gọn lại là: “Tròn vành, Rõ chữ, Dấu
má chuẩn”. Nói không rõ, hay giọng địa phương… là do sự sai khác của ba thứ
này. Tròn vành tức là bạn nói chuẩn các nguyên âm; Rõ chữ là phát âm rõ các
phụ âm; Dấu má chuẩn là các dấu của bạn đặt đúng với độ cao của nó;
Cách luyện giọng #4 – Tròn vành
Do thói quen mà nhiều địa phương đọc chữ E không phải là E, mà có lẫn chữ I
vào thành iE. Họ nói “Em ơi, anh bảo nè” sẽ nghe thành “iEm ơi, anh bảo nìe”;
Hoặc có nơi thì A dính với O thành oA. Họ nói “Đi làm đi” sẽ nghe thành “Đi loàm
đi”. Chính sự kết hợp các nguyên âm này tạo ra sai khác.
Nếu bạn muốn thay đổi giọng nói theo chuẩn giọng Bắc, thì phải tập nói rõ ràng
các nguyên âm: A là A, E là E… chứ không kết hợp thành oA, iE… Cái này gọi là
nói tròn vành. Để thay đổi giọng nói cho tròn vành, bạn cần để ý tới khẩu hình,
tức là vị trí đặt hàm, mở miệng.

You might also like