You are on page 1of 3

CÁC MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG GIỮA CÁC GIỌNG

I/ ….
1/ Các giọng song song
Hai giọng thứ tự nhiên và trưởng tự nhiên có hóa biểu giống nhau gọi là cặp
giọng song song. Hai giọng song song là hai giọng có thành phần âm giống
nhau.
+Example:

C ( C-major ) = Am ( a-minor) [ hóa biểu không # ; b ]


G ( G-major ) = Em ( e-minor) [ hóa biểu 1 # ]
F ( F-major ) = Dm ( d-minor ) [ hóa biểu 1 b ]
Bonus: Âm chủ của giọng thứ thấp hơn âm chủ của giọng trưởng song song 1 quãng 3
thứ . Hay có thể hiểu một cách khác là bậc VI của giọng trưởng sẽ là âm chủ của
giọng thứ song song. Do vậy nếu ta biết được tên của giọng trưởng ở bất kì hóa biểu
nào ta sẽ suy ra được tên giọng thứ ở hóa biểu đó.
2/ Giọng cùng tên
Giọng cùng tên là 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ cùng chung âm chủ nhưng khác
hóa biểu
+Example: C ( C-major ) – Cm ( c-minor ) [3b]

Qua các khuôn nhạc trên, ta có thể thấy giữa 2 giọng trưởng và giọng thứ cùng
tên chỉ khác nhau ở bậc III. Do vậy quan hệ trưởng-thứ ( major – minor ) cùng
tên là quan hệ họ hàng gần.
3/ Các cấp độ giọng có quan hệ họ hàng :
Cấp I: ( gần nhất ) : Giọng song song và giọng gốc
Cấp II: Hai giọng trưởng và hai giọng thứ có hóa biểu khác giọng gốc một dấu
hóa.
Cấp III: Một giọng thứ ( bậc IV hòa thanh của giọng gốc trưởng ) hay một giọng
trưởng ( bậc V hòa thanh của giọng gốc thứ ) có hóa biểu khác giọng gốc 4 dấu
hóa
CẤP I: Các giọng có hợp âm chủ là một trong những hợp âm nằm trong hệ
thống các hợp âm diatonic của một giọng trưởng hay giọng thứ hay giọng
trưởng tự nhiên và hòa thanh là những giọng có quan hệ họ hàng gần nhất
+Example:
-Nếu giọng gốc là giọng trưởng sẽ có sáu giọng quan hệ họ hàng gần với nó.
ĐÓ là các giọng có hợp âm chủ là các bậc II,III,IV hòa thanh, V,VI của giọng
đó.
VD: Nếu giọng gốc là C-dur ( C-major ) [ Trưởng ] sẽ có sáu quan hệ họ hàng
cấp I với nó: d-moll ( d-minor ) [Dm], e-moll , f-moll , F-dur, G-dur, a-moll.

-Nếu giọng gốc là giọng thứ ta sẽ có 6 giọng quan hệ họ hàng gần với nó. Đó
là các giọng có hợp âm chủ là các bậc III, IV, V, V hòa thanh, VI, VII của giọng
gốc.
VD: Nếu giọng có là a-moll ta sẽ có sáu giọng quan hệ họ hàng cấp I với nó:
C-dur, d-moll, E-dur, e-moll, F-dur, G-dur.
Hợp âm VII của điệu trưởng và hợp âm II của điệu thứ là hợp âm ba giảm ( 3b) nên
không thể là hợp âm chủ của 1 giọng trưởng hay 1 giọng thứ.

Không liên quan nhưng cần :


Gọi a là tên hợp âm chủ: VD: C D E F G A B
Tên của giọng trưởng viết IN HOA.
Tên của giọng thứ viết thường.
A-dur ( A trưởng )
As-dur ( A giáng trưởng )
Ais-dur ( A thăng trưởng )
a-moll ( a thứ )
as-moll (a giáng thứ )
ais-moll ( a thăng thứ )

You might also like