You are on page 1of 2

BÀI SỐ 8 – XÁC ĐỊNH HỢP ÂM CHỦ

1- NHẠC LÝ CƠ BẢN:
Để xác định Hợp âm chủ của Đoạn nhạc hoặc của Bài nhạc, ta nhìn vào
dấu hóa Biểu (dấu hóa theo Khóa) của tác phẩm sẽ thấy 3 trường hợp:
* Bộ khóa không có dấu Thăng / Giáng: Hợp âm chủ của Đoạn nhạc
hoặc của Bài nhạc đó có thể là Đô trưởng (C), nếu nốt cuối cùng là âm Đô;
hoặc sẽ là La thứ (Am), nếu nốt cuối cùng là âm La.
Hai hợp âm C và Am này còn được gọi là Hợp âm song song (Giọng) của
Đoạn nhạc hoặc của Bài nhạc, cách nhau một Quãng 3 thứ (1,5 cung).
* Bộ khóa có dấu Thăng: từ dấu Thăng cuối cùng, tính lên nửa cung,
cung đó tên là gì, thì đó sẽ là tên Hợp âm chủ thể Trưởng. Rồi từ đó tính xuống
Quãng 3 thứ (1,5 cung), ta sẽ có tên Hợp âm chủ thể Thứ song song.

* Bộ khóa có dấu Giáng: khi có 1 dấu Giáng, thì Hợp âm chủ của Đoạn
nhạc hoặc của Bài nhạc đó có thể là Fa trưởng (F) nếu nốt cuối cùng là âm Fa;
hoặc là Rê thứ (Dm) nếu nốt cuối cùng là âm Rê.
Nếu có từ 2 dấu Giáng trở lên, thì dấu Giáng ngay trước dấu Giáng cuối sẽ
là tên của Hợp âm chủ ở thể Trưởng. Rồi từ đó tính xuống một Quãng 3 thứ
(1,5 cung), ta sẽ có tên Hợp âm chủ ở thể Thứ tương ứng.

2- XƯỚNG ÂM THỰC HÀNH:

Giọng Sol trưởng (G): bộ khóa có 1 dấu Thăng

1
2

You might also like