You are on page 1of 8

Tổ 3

Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh


Tổ 3
QUÂN
QUÂN
NHI

H.ANH
THÀNH
Nguyễn Vinh
B.ANH
TRỌNG

N.VIỆT PHI M.TÚ


Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng Sông Hồng.
Hình thành từ thế kỉ XVII ở vùng Kinh Bắc xưa, nay là 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang
So với các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác như hát xoan, hát ghẹo, hát chèo, hát ca trù,
hát ví dặm, tuồng, cải lương, … thì hát quan họ có thời gian tồn tại lâu đời nhất (tuổi thọ hàng
ngàn năm)

Điều đó đã chứng minh hát quan họ là một nét văn hóa bản địa không những không
bị phong kiến phương Bắc đồng hóa, đánh mất, mà ngược lại vẫn phát triển nhờ bản
sắc riêng và sức sống của nó trong lòng người dân vùng Kinh Bắc
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ, hiện nay Bắc Ninh có tất cả 44 làng duy trì được lối
chơi văn hóa quan họ với hàng ngàn bài hát lời cổ mộc mạc, dân dã, mang nét đẹp riêng, vừa
thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam
Kho băng ghi âm quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn
được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Các bài quan họ được giới
thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá
Ngày nay, dân ca quan họ đã phát triển và hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình
thức trình diễn. Các làn điệu quan họ ngày càng phong phú và có phong cách riêng.
Nền văn hóa quan họ là do các lối chơi quan họ của cộng đồng xây dựng nên, luôn luôn được cộng đồng sàng lọc
trong dòng chảy lịch sử. Việc khôi phục và bảo tồn những tinh hoa, bản sắc độc đáo, đậm đà nhất trong nền văn hóa
quan họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng bài bản của quan họ, cách hát, kỹ thuật hát quan họ (quan họ cổ) và
cuối cùng là lối chơi quan họ.
Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát
hội, hát canh; còn hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được
gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. “Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả,
người trình diễn đồng thời là người thưởng thức, thưởng thức “cái tình” của bạn hát.
Dù cuộc sống ngày càng đô thị hóa, nhưng bây giờ về miền quan họ, bạn vẫn thấy mỗi làng quê,
mỗi gốc đa, mái đình, bến nước, dòng sông vẫn ẩn chứa tình người quan họ. Và dù thời gian có
trôi đi, thì câu quan họ vẫn được truyền từ đời này sang đời khác. Sức sống bền bỉ, trường tồn của
những canh quan họ, của những câu hát trao gửi vẫn thu hút và tạo ấn tượng bền sâu với du
khách.
Đến với Bắc Ninh, ngoài việc được hòa vào không khí văn hóa quan họ, bạn còn
được những liền anh liền chị mời miếng trầu têm cánh phượng như trong truyện cổ
của cô Tấm xinh đẹp. Bên cơi trầu, cuộc sống và văn hóa quan họ xứ Kinh Bắc
càng đậm đà bản sắc, thấm đượm tình người. Và cho đến khi bạn ra về, tạm biệt Bắc
Ninh, chia tay với các liền anh, liền chị, bạn vẫn thấy vị trầu nồng đượm, giai điệu
da diết, ngọt ngào của bài hát “Người ơi, người ở đừng về” níu bước chân.
Và đó là phần trình bày của tổ 3 về Dân ca
quan họ Bắc Ninh
Tạm Biệt Và Hẹn Gặp Lại

You might also like