You are on page 1of 4

HÁT XOAN

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ
thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất
tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam.

Có nhiều câu chuyện truyền thuyết ở thời kì Hùng Vương giải tích sự tích của nó. Truyền
thuyết của làng Cao Mại là phổ biến nhất, có kể rằng: Vợ vú Hùng Vương mang thai đã lâu tới
ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không để được. Có một người gái, có một người gái hầu với vợ
vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay. Nên đón nàng về múa hátcos thể làm đỡ
đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời mời Quế Hoa đến. Giọng hát trong vắt như chim hót, suối
chảy, tay uốn, chân dưa mềm mại như tơ làm cho vợ vua quên cả đau và sinh nở được. Vua
Hùng hết sức mừng rỡ, hết lời khen ngợi và truyền cho các con gái của mình học lấy điệu múa
hát ấy.

Ngoài ra các nghệ nhân trong làng Phù Đức (xã Kim Đức) cũng có kể truyền thuyết sau: “
Ngày xưa có ba anh em Vua Hùng đi tìm đất có qua thôn Phù Đức vào buổi trưa và nghỉ lại một
khu rừng gần thôn. Từ khu rừng này các vị quan lang nhìn ra bãi cỏ trước mặt, thấy có một đám
trẻ chăn trâu, chơi vừa hát, đánh vật, kéo co.

Thấy vậy Đức Thánh cả liền bảo những người đi theo đem những bài hát mà họ biết dạy
thêm cho lũ trẻ. Về sau cứ hàng năm đến ngày 13 tháng chạp âm lịch dân làng phải làm bánh
nẳng để cúng vào buổi trưa và thịt bò vào buổi chiều để thờ Đức Thánh (nguyên là ngày xưa
thánh đi qua thôn, dân làng đã đãi hai món ấy). Tới ngày mùng hai, mùng ba (tháng giêng âm
lịch) thì dân Phù Đức mở hội cầu, trong hội cầu họ diễn lại cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở
bãi. Lệ làng hàng năm chỉ hát xướng, cầu chúc bắt nguồn từ sự việc ấy”. Từ những truyền thuyết
giải thích về nguồn gốc của hát Xoan đều xuất phát từ thời kỳ Hùng Vương đã giúp các nhà
nghiên cứu bước đầu khẳng định hát Xoan ra đời ở thời kỳ Hùng Vương.

ĐẶC ĐIỂM
Thường vào mùa xuân, có các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Vào ngày
mùng 5 âm lịch thường hát ở hội đền Hùng. Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất
định, mỗi "phường" chọn một vị trí cửa đình. Hát cửa đình giữ cửa đình mục đích nhân dân địa
phương kết nghĩa với nhau. Theo lệ dân tại chỗ là vai anh, họ (làng khác) là vai em. Khi kết
nghĩa rồi cấm trai gái hai bên dân và họ kết hôn với nhau do là anh em.

Phường hát xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là những người có quan hệ họ
hàng với nhau. Hát Xoan là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc, khấn nguyện thần linh ban phúc
cho dân làng...Đứng đầu một phường Xoan là ông trùm phường - người dạy nghệ thuật hát xoan,
đồng thời là người tổ chức biểu diễn. Theo hầu ông trùm là các cô đào trẻ.
Trong hát xoan, múa và hát luôn đi cùng kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung
cho lời ca. Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát
nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe, hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát trao duyên. Hát
xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, Hát múa mời rượu, hát tiều ngư
canh mục - Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi.

MỤC ĐÍCH CỦA HÁT XOAN


Khởi thuỷ mục đích của sinh hoạt Hát Xoan là tế thần cầu mong cho phong đăng hoà cốc,
dân làng an khang thịnh vượng, rồi để trai gái hát giao duyên. Trong quá trình, phát triển có lẽ đầ
tiên chỉ có dân cư ở một hai làng , trên cơ sở của múa tín ngưỡng người ta xướng lên những lời
cầu khẩn trầm bổng mà thành Hát Xoan. Để thoả mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu giao tiếp , nhiều
làng mời Xoan gốc đến hát, và để cảm tạ những người đi hát người ta cho tiền hoặc biếu gạo cho
họ, lâu dần lệ. Vì thế, mục đích đi hát của phưỡng Xoan ngoài việc thoả mãn nhu cầu tâm linh
nhu cầu ca hát thì còn nhằm hưởng gao hoặc tiền.

Phường Xoan có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, có phương thức hoạt động như một đơn vị
hoạt động bán chuyên nghiệp. Bởi vậy hàng năm phường Xoan thường trích một khoản thù lao
thu nhập tù đi hát để mua sắm trang bi đạo cụ và nhạc cụ. Khi đi hát các cô đào thường mặc váy
sồi hay quần láng đen, áo tứ thân, năm thân,( hoặc là bao xanh bao hồng), đầu vấn khăc nhung
đen ,hay khăn mỏ quạ. Kép và những chàng trai làng tham gia trong cuộc Hát Xoan , mặc quần
ồng sớ màu trắng, áo the thâm dài tới đầu gối. cổ quàng dải nhiễu điều , đầu đội khăn hay khăn
xếp đen. Trong quan niệm của phường Xoan, trang phục khi đi hát phải đẹp, trang trọng không
những biểu long tôn kính với thần linh mà còn biểu lộ sự tôn trong của mình đối với dân các làng
kết nghĩa. Đây cũng là biểu hiện văn hoá ứng xử của phường Xoan.

+ Đạo cụ hành nghề của phường Xoan rất đơn giản, chỉ có quạt giấy với một quyển sách chép
đầy đủ 14 Quả cách chép bằng chữ Nôm.

+ Nhạc cụ của phường Xoan cũng rất đơn giản, chỉ gốm một trống nhỏ bằng gỗ( thường gỗ mít
già) hoặc cặp trống bịt bằng da trâu hoặc da bò, và mộtcặp phách.

CẤU TRÚC BÀI HÁT XOAN


Âm nhạc Hát Xoan được tạo nên bởi lối hát thơ, các ý thơ câu thơ khổ thơ tạo nên các kiểu cấu
trúc. Cấu trúc các bài bản, làn điệu Hát Xoan khá đa dạng bao gồm các dạng cơ bản sau:

Hát Xoan có một dạng cấu trúc âm nhạc phụ thuộc thuộc vào lời của bài văn, hay bài thơ
được trình bày bằng kiểu vừa nói vừa hát. Những cấu trúc này là cấu trúc khổ nhạc hát nói.

Các bài ở chặng nghi thức trong Hát Xoan như Giáo trống, Giáo, Gíáo pháo, Thơ nhang có
cấu trúc khổ nhạc hát nói. Các câu trong khổ nhạc hát nói thường giống nhau lặp đi lặp lại. Độ
dài, ngắn của khổ nhạc hát nói phụ thuộc vào nội dung thể thơ 4 hoặc 5 chữ( từ) hoặc thể thơ tự
do có thêm các tiếng đưa hơi , tiếng đệm.
Dạng cấu trúc thứ hai là cấu trúc khổ nhạc đơn. Khổ nhạc đơn gồm nhiều câu nhạc, mỗi câu
ứng với một câu 6 chữ, câu thơ 8 chữ của thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Dạng cấu trúc thứ
ba tron Hát Xoan là cấu trúc 2 khổ đơn thường là do sự phát triển của cấu trúc khổ nhạc đơn mà
ra.

GIAI ĐIỆU

Hát Xoan có 3 kiểu hát: hát nói, hát ngâm ngợi, hát xướng( giống như hát ca khúc). Vì vậy giai
điệu Hát Xoan cũng có một số nét đặc trưng như sau:

Những bài Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang hát theo kiểu hát nói. Đặc điểm của giai điệu
hát nói là sự đồng nhất giữa dấu giọng của lời ca với giai điệu. Lời ca của kiểu giai đoạn hát nói
thường là thơ 4 hoặc 5 chữ hoặc biến thể của của chúng. Các quãng trong kiểu giai đoạn hát nói
không vượt quá quãng 8,thường là từ quãng 2 đến quãng 5. Từng từ, từng chữ trong lời ca
thường chỉ ứng với một đến hai, ba nốt nhạc.Giai điệu không sử dụng nhiều nốt luyến láy. Kiểu
giai điệu hát nói mộc mạc giản đơn nhưng dõng dạc, khoẻ khoắn.

Giai điệu của các bài Hát phú, Gài hoa theo kiểu ngâm ngợi. Đặc điểm của kiểu giai điệu hát
ngâm ngợi thường mềm mại. uyển chuyển, nhịp tự do thể hiện tình cảm trữ tình sâu lắng. Dấu
giọng lời ca hầu hết đồng nhất với độ cao giai điệu. Giai điệu của hát kiểu hát ngâm ngợi có
nhiền nốt luyến láy hơn giai điệu của điệu hát nói .

NHỊP ĐIỆU

Hát Xoan là hình thái sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian, được hình thành bởi xúc cảm
thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người Việt vùng Phú Thọ. Nằm trong tổng thể nguyên
hợp của một hiện tượng phônclo, nhịp điệu Hát Xoan cũng như các thành tố khác của Hát Xoan
đều có mối tương quan logic. Với những bài ở chặng nghi thức: Giáo trống, Giáo pháo, Thơ
nhang và các bài có gắn với múa minh hoạ như : Bỏ bộ, Đánh cá, Bợm gái nhịp điệ mạch lạc,
khúc triết. Nhịp tương ứng với loại nhịp 2/4 được sử dụng rất nhiều trong âm nhạc Hát Xoan.
Loại nhịp tưng ứng hỗn hợp cũng có xuất hiện( Thơ nhang, Đóng đám) nhưng số lượng ít.
Những bài hát ngâm ngợi( Gài hoa, Hát phú) nhịp tự do. Một đặc điểm khá tiêu biểu trong nhịp
điệu Hát Xoan là kiểu nhấn lệch, sử dụng ở nhiều bài Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Xin
hoa- đố chữ.

GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA HÁT XOAN


Hồ sơ hát xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO để được công nhận là:

Tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác,..

Sức sống mạnh mẽ của hát xoan cũng như các cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến
mất trong đời sống hiện đại.
Đây là một số ít những hồ sơ nhận được toàn bộ sự ủng hộ của hội đồng tư vấn khoa học xét
duyệt sơ khảo trước đó.

Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan
Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật
như nhạc, hát, múa...Hát xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị, đạo lý của Việt
Nam, khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Ngày 24/11/2011, Hát Xoan
được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là một thành công rất lớn.

You might also like