You are on page 1of 21

ÂM NHẠC THÍNH PHÒNG MIỀN BẮC-

CA TRÙ
PHẦN I : NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

• Hát Ca Trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía


Bắc Việt Nam

• Ca Trù khởi nguồn từ lối hát Đào Nương, lối hát lấy giọng
nữ làm trọng

• Chữ “trù” là thẻ làm bằng tre, trên thẻ có ghi số tiền (hoặc
quy định ngầm với nhau là mỗi thẻ tương ứng với một
khoản tiền), dùng để thưởng cho ca nhi thay cho tiền cuối
chầu hát sẽ căn cứ vào số thẻ mà tính tiền trả cho đào và
kép hoặc giáo phường
MỘT BUỔI TRÌNH DIỄN CA TRÙ
• Thế kỷ XIX ghi dấu sự hoàn thiện và thịnh hành của cách “
Hát nói”
• Cuối thế kỷ XIX, khi Pháp đô hộ nước ta, hát Ca Trù bắt
đầu suy tàn sau khi để cho yếu tố sắc dục thâm nhập vào.
• Năm 1976 , GS.TS. Trần Văn Khê về nước và đã ghi âm,
giới thiệu nghệ thuật Ca Trù với thế giới. Từ đây, cùng với
nhiều thể loại âm nhạc khác, Ca Trù được tôn vinh, bảo tồn ,
đầu tư và phát triển.
ĐÀO NƯƠNG QUÁCH THỊ HỒ
PHẦN II : CÁC LỐI HÁT

• Ca trù được tổ chức và có chức năng văn hóa-xã hội thể hiện trong ba
lối hát : Hát Thờ , Hát Thi , Hát Chơi .

• Hát Thờ ( Hát Cửa đình ) Là lối hát thờ thần ,vào ngày thần đản(hát thờ
Thành Hoàng trong các đình làng ,hát thờ thần trong các đền
miếu ),người ta mời cô Đầu về hát ở đình làng để dâng cúng ,hoặc hát
thờ tổ.

• Hát Chơi là lối hát để thưởng thức , được chia ra là lối hát Khuôn và hát
Hàng Hoa . ( XEM VIDEO)
• Hát Thi : Là lối hát để khảo sát trình độ của đào kép. Ngày xưa, vào
mùa xuân, các làng nào được mùa, sung túc...thường mở cuộc thi cho ca
nhi để có những đào nương. Cuộc thi thường được tổ chức trước cửa
đình làng, Hát thi phải hát đủ các thể của Ca Trù .
PHẦN III : ÂM NHẠC CA TRÙ

• 3.1 Các Thể Hát

• Nói tới Ca Trù là phải nói tới các thể,các điệu với những cách thức biểu
diễn của chúng thông qua các bài trong các tiết mục biểu.

• Các tiết mục trong Ca trù được phân chia theo thể tài (nội dung),thể loại
(hình thức) và thể cách (phương pháp thể hiện); và những quy định về
nơi và lúc sử dụng tác phẩm,do đó mà gọi là thể hát ,nói gọn là thể .

• Các thể hát trong Ca Trù (kể cả Hát chơi,Hát cửa đình,Hát thi) còn lưu
giữ ngày nay gồm: 46 thể
PHẦN III : ÂM NHẠC CA TRÙ
3.2 Âm luật trong ca Trù

Âm luật trong Ca Trù gồm có 5 cung chính (Luật này áp dụng cho
giọng hát và hơi đàn):
• Cung Nam: điệu nhanh , thể hiện bằng giọng điệu bằng phẳng, xuống
thấp.
• Cung Bắc: thể hiện bằng giọng điệu rắn rỏi, quyết đoán,

lên cao.
• Cung Huỳnh: giọng đọc dính vào nhau, nhanh .

• Cung Pha: thể hiện bằng giọng điệu ai oán , giọng đọc chệch lơ lớ.

• Cung Nao: đang ở Cung này chuyển sang cung kia nên có cảm giác
hơi chênh chênh
Thang âm được sử dụng trong những điệu hát chính thống như sau:
3.3 Dàn nhạc ca trù
• Mỗi giai đoạn khác nhau thì dàn nhạc trong Ca Trù cũng có các nhạc cụ
khác nhau.
• Biên chế ban nhạc Ca Trù từ cuối thế kỷ 19 , khi lối hát thờ là chủ yếu .
Dàn nhạc không hạn chế về số lượng , không cố định biên chế , miễn
dàn nhạc mỗi nhạc khí một chiếc .
• Gồm : Phách lớn bằng tre già , Sênh (sanh) ,Sinh tiền ,Bộ phách nhỏ ,
Trống đan diện cổ (trống nhỏ một mặt da) , Trống cơm dài hai mặt có
dính cơm dẻo. , Trống lớn , Chiêng đồng , Đàn đáy , Sáo ngang , Sáo
đôi…Có nhiều ban nhạc còn thêm Nhị, Hồ, Nguyệt, Tranh….
BÀN PHÁCH VÀ DÙI
ĐÀN ĐÁY

• Đàn đáy có tên gốc là "đàn không đáy" tức "vô đề cầm", vì nó không có
đáy (hậu đàn). Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ngày thành tên
chính thức như hiện nay
• Đến cuối thế kỷ 19, Đào Nương vừa hát vừa múa với dàn nhạc gồm:
Đàn Nhị , Đàn Đáy , Trống , Phách .

• Đến đầu Thế kỷ 20, dàn nhạc đệm của Ca Trù gồm:

- Phách cô đầu do Đào Nương vừa hát vừa gõ nhịp theo

- Đàn Đáy: nhạc sĩ đệm cho Ca Nhi hát

- Trống Con: do một quan viên vừa thưởng thức vừa đánh điểm câu,
khen, chê.
CÂU HỎI ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG

Câu 1 : Có mấy lối hát trong ca trù ?


1. 18+
2. 3+
3. 2+
4. 4+
Câu 2 : Có bao nhiêu thể hát còn lưu giữ đến ngày
nay ? Kể tên một số loại ?
Câu 3 : Dàn nhạc Ca Trù cuối thế kỷ 19 gồm :
1. trống con , đàn đáy , phách
2. Trống , đàn đáy , đàn nhị , phách và một số
nhạc cụ khác
3. Phách lớn , sênh , sinh tiền , trống lớn , đàn đáy
và một số nhạc cụ khác .
4. Các đáp án trên đều đúng .
Câu 4 : Âm luật trong Ca Trù có mấy cung chính ?
Và kể tên ?
1. 5 cung
2. 7 cung
3. 9 cung
4. 11 cung
Câu 5 : tên gọi các giai đoạn của thi Hát ?
1. Vãn , chầu Thi , chầu Cầm , thi lại
2. Vãng , chầu Thy , chầu đàn , xếp hạng
3. Bình thường , thiêm thủ , á nguyên , thủ khoa
4. Vòng 1 , vòng 2 , vòng 3 , vòng 4 .
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI !

You might also like