You are on page 1of 5

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt.

Các yếu tố chính của nó là cao độ


(điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên quan của nó: nhịp độ, tốc độ), âm điệu, và
những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Là âm thanh thanh nhạc hoặc công cụ
âm thanh (hoặc cả hai) kết hợp theo cách như vậy để tạo ra vẻ đẹp của hình thức, sự hài hòa và biểu
hiện cảm xúc.

Sự sáng tạo, hiệu quả, ý nghĩa, và thậm chí cả định nghĩa của âm nhạc thay đổi tùy theo bối cảnh văn
hóa và xã hội. Âm nhạc thay đổi từ các sáng tác thính phòng được tổ chức chặt chẽ (cả trong sáng
tác lẫn trình diễn), đến hình thức âm nhạc ngẫu hứng với các hình thức aleatoric. Âm nhạc có thể
được chia thành các thể loại và thể loại con, mặc dù các phân chia và các mối quan hệ phân chia giữa
các thể loại âm nhạc thường rất nhỏ, đôi khi phụ thuộc vào sở thích cá nhân, và gây nhiều tranh cãi.
Trong nghệ thuật, âm nhạc có thể được phân loại như một nghệ thuật biểu diễn, một nghệ thuật
tinh vi, và nghệ thuật thính giác. Nó cũng có thể được phân chia thành âm nhạc nghệ thuật và âm
nhạc dân gian. Giữa âm nhạc và toán học có mối liên hệ khá chặt chẽ.[1] Âm nhạc có thể được chơi
và nghe trực tiếp, có thể là một phần của một tác phẩm sân khấu hay phim ảnh, hoặc có thể được
ghi lại.

Nó được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát
thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc
cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng.

Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các
đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy và môn xướng
âm là đọc lên những ký hiệu âm nhạc (đã được ký âm) đúng cao độ và trường độ của chúng. Có các
ký hiệu âm nhạc và khoá nhạc dùng để quy định cao độ, trường độ, cường độ cho bản nhạc. Có
nhiều khoá nhạc khác nhau nhưng khoá sol là phổ biến nhất. Đôi khi cần thiết, người ta thường
"dịch" một bản nhạc của ngôn ngữ khoá sol sang những koá nhạc khác và ngược lại.

Đối với nhiều người ở nhiều nền văn hóa, âm nhạc là một phần quan trọng trong cách sống của họ.
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ xác định âm nhạc là giai điệu theo chiều ngang và hòa âm
theo chiều dọc. Câu nói phổ biến như "sự hài hòa của vũ trụ" và "đó là âm nhạc rót vào tai tôi" đều
cho thấy rằng âm nhạc thường có tổ chức và dễ nghe. Tuy nhiên, nhà soạn nhạc thế kỷ XX John Cage
nghĩ rằng bất kỳ âm thanh có thể là âm nhạc. Ông nói rằng "Không có tiếng ồn, chỉ có âm thanh."[2]
Nhà âm nhạc học Jean-Jacques Nattiez tóm tắt quan điểm hậu hiện đại về âm nhạc: "Các biên giới
giữa âm nhạc và tiếng ồn luôn luôn xác định văn hóa-điều đó có nghĩa rằng, ngay cả trong một xã hội
đơn giản thì khoảng cách giữa nhạc và tiếng ồn này không phải lúc nào cũng giống nhau, rất hiếm khi
có một sự đồng thuận về định nghĩa âm nhạc... bởi không có khái niệm đơn giản và phổ quát về âm
nhạc của bất kỳ nền văn hóa nào.

Thời kỳ tiền sử

Âm nhạc thời tiền sử chỉ có thể đoán định dựa trên những phát hiện từ các khu khảo cổ thời kỳ đồ
đá cũ. Các nhà khảo cổ thường phát hiện thấy sáo, được khắc từ xương, trong đó lỗ bên đã được
khoét để thổi; sáo này được cho là đã được thổi một đầu như shakuhachi của Nhật Bản. Sáo Divje
Babe được chạm khắc từ xương đùi của gấu, được đánh giá có tuổi thọ tối thiểu 40.000 năm tuổi.
Dụng cụ như sáo bảy lỗ và các loại nhạc cụ dây, chẳng hạn như Ravanahatha, đã được khai quật từ
các địa điểm khảo cổ của nền văn minh Indus Valley.[4] Ấn Độ là một trong những nơi có truyền
thống âm nhạc lâu đời nhất trong thế giới - các tài liệu tham khảo về âm nhạc cổ điển Ấn Độ (marga)
được tìm thấy trong kinh Vệ Đà, kinh sách cổ truyền của truyền thống Ấn Độ giáo.[5] Các bộ sưu tập
đầu tiên và lớn nhất của nhạc cụ thời tiền sử đã được tìm thấy ở Trung Quốc, với niên đại giữa 7000
và 6600 trước Công nguyên.[6] Bài hát Hurrian, được ghi lại trên sách bằng đất sét niên đại khoảng
1400 trước Công nguyên, là ký hiệu cổ nhất của âm nhạc loài người biết được cho đến nay.

Ai Cập cổ đại

Các danh ca Amun, hình vẽ trong lăng mộ Nakht, triều đại thứ 18, phía tây Thebes

Người Ai Cập cổ đại cho rằng một trong những vị thần của họ, Thoth đã phát minh ra âm nhạc, và
Osiris sử dụng nó như một phần của nỗ lực phát triển văn minh thế giới. Các tài liệu bằng chứng sớm
nhất và đại diện của các nhạc cụ Ai Cập có niên đại ở thời kỳ Predynastic, nhưng bằng chứng rõ ràng
được phát hiện ở Anh là đàn hạc (harp), sáo và clarinet đôi đã được trình diễn.[7] Nhạc cụ bộ gõ,
đàn lia và đàn lute đã được thêm vào dàn nhạc trong thời kỳ Trung Cổ. Chũm chọe thường xuyên
được đi kèm với âm nhạc và trong khiêu vũ,[8] giống như ở Ai Cập ngày nay. Âm nhạc dân gian của
Ai Cập, trong đó có các nghi lễ truyền thống dhikr của đạo Sufi, là thể loại âm nhạc đương đại gần gũi
nhất với âm nhạc Ai Cập cổ đại. Âm nhạc hiện đại Ai Cập đã lưu giữ được nhiều tính năng, nhịp điệu
và nhạc cụ của âm nhạc thời cổ.[9][10]

Châu Á cổ đại

Âm nhạc cổ điển Ấn Độ là một trong những truyền thống âm nhạc lâu đời nhất trên thế giới.[11] Nền
văn minh Indus Valley có tác phẩm điêu khắc cho thấy khiêu vũ[12] và các nhạc cụ cổ như sáo bảy lỗ.
Các loại nhạc cụ dây và trống đã được khai quật từ Harrappa Mohenjo Daro và các khai quật được
Sir Mortimer Wheeler thực hiện.[13] Rigveda có yếu tố của âm nhạc Ấn Độ hiện tại, với một ký hiệu
âm nhạc để biểu thị đồng hồ và hát bè.[14] Âm nhạc cổ điển Ấn Độ (marga) là đơn âm, dựa trên một
giai điệu đơn hoặc raga theo nhịp thông qua talas.Silappadhikaram và Ilango Adigal cung cấp nhiều
thông tin về khung nhạc mới có thể được hình thành nhờ sự thay đổi phương thức của các nốt nhạc
từ cao độ chuẩn.[15] Âm nhạc Hindu bị ảnh hưởng bởi các hoạt động tại Ba Tư của triều đại Mughal
Afghanistan. Âm nhạc Carnatic phổ biến ở các bang miền Nam Ấn Độ, phần lớn là các bài cầu nguyện
tôn giáo; Các bài hát chủ yếu tôn vinh các vị thần Hindu. Ngoài ra có rất nhiều bài hát nói đến tình
yêu và các vấn đề xã hội khác.

Âm nhạc châu Á bao gồm các nền văn hóa âm nhạc của các nước A Rập, Trung Á, Đông Á, Nam Á và
Đông Nam Á. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc, âm nhạc nghệ thuật hoặc âm nhạc truyền thống của
Trung Quốc có một lịch sử kéo dài trên khoảng ba ngàn năm. Nó có hệ thống ký hiệu âm nhạc độc
đáo riêng biệt, cũng như hệ điều chỉnh nhạc và cao độ riêng, dụng cụ âm nhạc riêng, phong cách và
thể loại âm nhạc riêng. Âm nhạc Trung Quốc là nhạc ngũ âm, có thang điểm mười hai nốt cho một
quãng tám (5 + 7 = 12) giống như âm nhạc châu Âu. Âm nhạc Ba Tư là âm nhạc của Ba Tư và các quốc
gia nói tiếng Ba Tư: musiqi, khoa học và nghệ thuật của âm nhạc, và muzik, âm thanh và trình diễn
âm nhạc (Sakata 1983).

Hy Lạp cổ đại

Văn hóa phương Tây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của âm nhạc. Lịch sử của âm nhạc phương
Tây có thể truy gốc từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại.

Âm nhạc là một phần quan trọng của đời sống xã hội và văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nhạc sĩ và ca sĩ đã
đóng một vai trò nổi bật trong nhạc kịch Hy Lạp.[16] Các hợp xướng có cả nam và nữ được thực hiện
để giải trí trong lễ kỷ niệm và trong các nghi lễ tâm linh.[17] Nhạc cụ bao gồm các aulos đôi và một
nhạc cụ dây gảy, đàn lia, với một biến thể là đàn kithara. Âm nhạc là một phần quan trọng của giáo
dục, và các bé trai được dạy âm nhạc từ năm sáu tuổi. Khả năng phổ cập tri thức âm nhạc này ở Hy
Lạp đã tạo ra một sự phát triển âm nhạc rực rỡ tại đây. Lý thuyết âm nhạc Hy Lạp bao gồm các chế
độ âm nhạc Hy Lạp, các luật này cuối cùng đã trở thành cơ sở cho âm nhạc tôn giáo và cổ điển
phương Tây. Sau đó ảnh hưởng của đế chế La Mã, Đông Âu, và Đế chế Byzantine làm thay đổi âm
nhạc Hy Lạp. Các văn bia Seikilos là ví dụ lâu đời nhất của một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh, bao
gồm cả ký hiệu âm nhạc, từ bất cứ nơi nào trên thế giới.

Thời kỳ Trung cổ

Léonin hoặc Pérotin

Breves dies hominis

Thời đại Trung cổ (476-1400) bắt đầu với việc giới thiệu các bài tụng vào các tổ chức Giáo hội Công
giáo La Mã. Âm nhạc phương Tây sau đó bắt đầu trở nên nghệ thuật hơn với những tiến bộ trong ký
hiệu âm nhạc. Chỉ có các tác phẩm thời trung cổ châu Âu tồn tại từ trước năm 800 là các bản nhạc
thánh ca đơn âm của Giáo hội Công giáo La Mã, truyền thống được gọi là Gregorian chant. Cùng với
những truyền thống âm nhạc thánh ca và nhà thờ tạo ra một phong trào sôi động của âm nhạc thế
tục. Ví dụ về các nhà soạn nhạc từ thời kỳ này là Léonin, Pérotin và Guillaume de Machaut.

Tác dụng của âm nhạc

Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc
giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não.[cần dẫn nguồn] Do đó người ta khuyên
cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng. Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như
một sức mạnh tinh thần cho đồng đội: "tiếng hát át tiếng bom". Chỉ trong giây lát, âm nhạc có thể
làm cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, ví dụ như vui, buồn, phấn
chấn... Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tinh thần. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng
kết hợp cho các bệnh nhân tâm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh
vào trạng thái buồn ngủ.

Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc
nhạc mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao
tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sĩ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn
dập để các chiến binh xông lên.

Đó là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm
của con người. Âm nhạc gồm hai thể loại chính là thanh nhạc và khí nhạc.

Thanh nhạc: Âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả, thể hiện ý tưởng, cảm xúc, tâm tư tình cảm.

Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ. Vì thế, thanh nhạc khá
trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thính giả.

Các khái niệm liên quan đến âm nhạc là gì?

Ký hiệu âm nhạc: Đó là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được sử dụng để ghi lại âm thanh với
những đặc tính của chúng.

Môn học ký âm chính là ghi lại âm thanh bằng những ký hiệu âm nhạc trên trang giấy. Ngược lại,
môn học xướng âm là đọc lên các ký hiệu âm nhạc đã được ký âm đúng cao độ, trường độ.

Có nhiều ký hiệu âm nhạc và khóa nhạc để quy định cao độ, cường độ và trường độ cho bản nhạc.
Khóa nhạc có nhiều khóa khác nhau nhưng phổ biến nhất là khóa sol. Đôi khi cần thiết thì người ta
dịch một bản nhạc ngôn ngữ khóa sol sang các khóa nhạc khác hoặc ngược lại.
Bản quyền âm nhạc là một trong các lĩnh vực phức tạp liên quan đến luật pháp. Những người làm
nghệ thuật, tất cả những thứ liên quan đến pháp luật, bản quyền thường không mấy hấp dẫn. Chính
vì thế mà thường tránh né hoặc bỏ qua. Mặc dù bản quyền âm nhạc phức tạp nhưng nếu nắm rõ
được thì người làm nghệ thuật sẽ tránh được những rắc rối không mong muốn.

Âm nhạc đem lại cho con người các cảm xúc về thẩm mỹ và sự tinh tế . Ảnh: TEDSAIGON

Tác dụng của âm nhạc trong cuộc sống

Giải trí, sự hình thành, phát triển của con người

Hiện nay âm nhạc là một trong những nguồn giải trí tối ưu và không thể thiếu của con người. Đặc
biệt, âm nhạc còn có thể tác động lớn đến quá trình hình thành phát triển của con người.

Chính vì thế, lời khuyên được đưa ra: Phụ nữ mang thai nên cho bé nghe nhạc ngay từ trong bụng
mẹ để bé hình thành và phát triển tư duy tốt hơn.

Phương diện hiệu quả để giáo dục con người phát triển toàn diện

Âm nhạc có tác dụng phản ánh trí tuệ, tư tưởng, cũng như tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến cảm
xúc của con người.

Nó làm rung động tình cảm lắng đọng trong tâm hồn.

Chắp cánh cho sức tưởng tượng được bay bổng.

Giúp mọi người nhận thức, yêu đời và yêu cuộc sống hơn.

Đem lại cho con người các cảm xúc về thẩm mỹ và sự tinh tế.

Là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người

Nếu không có âm nhạc, thế giới sẽ rất buồn tẻ. Âm nhạc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hạnh
phúc của con người. Nó giúp xua tan nỗi đau khổ, mang lại niềm vui sướng, sự tươi trẻ, tràn đầy sức
sống. Thưởng thức những ca khúc yêu thích giúp con người thư thái và có rất nhiều trải nghiệm thú
vị.

Tăng cường trí nhớ, hiệu quả học tập và làm việc

Chơi piano giúp tăng khả năng tư duy và ghi nhớ. Ảnh: TEDSAIGON

Lựa chọn những bản nhạc phù hợp như nhạc piano không lời, nhạc cổ điển, nhạc Baroque… giúp con
người tập trung, tăng khả năng ghi nhớ, thậm chí tăng IQ… Nhờ vậy mà, chúng ta có thể tập trung
ghi nhớ tốt hơn trong học tập và làm việc.

“Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc”

Con người không thể nghe, nhìn, ngửi, chạm, nếm được cảm xúc mà chỉ có thể cảm nhận. Đôi khi,
chúng ta yêu thích một ca khúc nào đó không chỉ vì giai điệu, ca từ mà còn bởi cảm giác mà bài hát
đó mang lại. Chúng ta có thể chìm đắm vào bài hát như kể lại câu chuyện cuộc đời mà ta đã từng trải
qua và tưởng chừng như đã lãng quên.

Hòa mình trong những giai điệu, ca từ của bản nhạc cũng sẽ giúp xoa dịu được những nỗi thống khổ
của mình trong cuộc sống. Đây chính là phương diện truyền tải cảm xúc trọn vẹn và tuyệt vời nhất.
Âm nhạc giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất trong tâm hồn.

Có tác dụng tốt đối với sức khỏe


Âm nhạc không chỉ giải trí, tác động vào cảm xúc mà còn rất tốt đối với sức khỏe. Nghiên cứu của các
nhà khoa học, âm nhạc là thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người. Các bản nhạc có tiết
tấu nhanh như disco, chachacha, pop… giúp chúng ta tỉnh táo, năng động và nhạy bén hơn. Những
bản nhạc không lời, piano, Baroque … còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Đây chính
là nguyên nhân khiến con người có nguy cơ cao bị mắc cách bệnh về tim mạch, huyết áp

You might also like