You are on page 1of 1

Chào mừng các bạn đã đến với buổi thuyết trình của tổ 1.

Chủ đề của nhóm mình là dân


ca quan họ. Đây là bảng phân công nhiệm vụ và mức độ hoàn thành của nhóm mình.
Theo các bạn thấy thì đây là tất cả chủ đề chính trong buổi thuyết trình ngày hôm nay.
Chủ đề thứ nhất là nguồn gốc của dân ca quan họ đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh.
Chủ đề thứ hai là đặc điểm của dân ca quan họ Bắc Ninh. Sang phần tiếp theo tổ 1 sẽ cho
các bạn xem một số nghệ sĩ nổi tiếng trong làng dân ca quan họ Bắc Ninh. Và phần cuối
cùng tổ 1 sẽ cho các bạn nghe 1 đoạn nhạc ngắn về quan họ Bắc Ninh. Đến với phần đầu
tiên là nguồn gốc của dân ca quan họ, sự phát triển của dân ca quan họ Bắc Ninh. Thời
Lý, Trần (1010-1400) với những thành tựu rực rỡ của việc xây dựng văn hoá văn minh
Đại Việt, nhất là sự nở rộ của những thành tựu văn hoá, nghệ thuật dân gian, dân tộc, sự
trân trọng yêu quý am hiểu văn hoá nghệ thuật của các triều Lý, Trần cùng ý thức tự tôn
dân tộc phát triển, tất cả, đã ảnh hưởng trực tiếp đến bước tiến của Quan họ từ hình thức
giao duyên cổ sơ chuyển sang một sinh hoạt ca hát có lề lối, qui củ và trình độ nghệ thuật
mới. Tiếp đến thời Lê, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) trở đi, thời thịnh trị,
trong đó có những bước tiến trong lĩnh vực văn học của đất nước, lại thêm đội ngũ trí
thức ngày càng đông đảo trên quê hương Quan họ, khiến đội ngũ sáng tạo đối với Quan
họ ngày càng được bổ sung với những trình độ mới đến thế kỷ XVIII trở đi, khi nghệ
thuật thơ ca trong hệ thống truyện nôm tiến tới những đỉnh cao, thì dân ca Quan họ mới
mang vào trong mình nó những ngôn hình tượng thực đẹp, thực tế nhị và một nội dung
trữ tình thực sâu sắc."Về mặt làn điệu âm nhạc, sau thế kỷ XVIII, cũng mở ra sự giao lưu
rộng rãi Bắc Nam..."nên các nhạc điệu, ca hát miền Nam, miền Trung, các điệu Lý, Dặm,
phường Vải... được dịp đến Bắc Ninh nhiều hơn trước và có nhiều ảnh hưởng đến Dân
Ca Quan Họ. Phần tiếp theo là đặc điểm của dân ca quan họ trong đó tổ 1 đã chia làm 3
phần bao gồm: trang phục, dụng cụ âm nhạc, làn điệu và thể loại. Trong phần trang phục:
Trang phục trong hát Quan họ Bắc Ninh Trai thường mặc áo lụa, áo the, quần sớ, khăn
xếp; gái thì mặc mớ bảy mớ ba, áo tứ thân nhiều điều nhiều tía, yếm đào xẻ con nhạn,
thắt lưng hoa đào, hoa lý, đeo khuyên vàng xà tích. Kho hát ở ngoài trời, nam thường che
ô còn nữ che nón thúng quai thao để tăng thêm vẻ lịch sử duyên dáng. Trong phần dụng
cụ âm nhạc: Thực ra nếu là quan họ cổ thì không cần nhạc cụ. Người Quan Họ xưa hát
không nhạc đệm, chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị, họ chỉ ngồi hoặc đứng một
chỗ, người nghe sẽ cảm nhận thông qua cách hát, lắng nghe lời bài hát nhiều hơn. Trong
phần làn điệu, thể loại: Làn điệu trong quan họ là vô cùng phong phú : la rằng, đường bạn
kim loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, lên núi, xuồng song, cái hồ, gió
mát trăng thanh, tứ quý,… Một cuộc hát quan họ hay một canh hát bao giờ cũng có ba
chặng. Chặng mở đầu thuộc về giọng lề lối, hát chừng mười bài giọng lề lối họ chuyển
sang giọng sổng để vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là
giọng giã bạn. Như các bạn đã thấy trên slide thì đây là một số nghệ sĩ nổi tiếng trong
làng dân ca quan họ. Và phần cuối cùng tổ 1 bọn mình sẽ cho các bạn xem 1 ca khúc
ngắn về quan họ bắc ninh.

You might also like