You are on page 1of 62

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TẬP BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: ÂM NHẠC 2


TRÌNH ĐỘ: Đại học
(Ghi đúng tên học phần trong chương trình đào tạo đã ban hành)
- Số tín chỉ : 2
- Tổng số tiết quy chuẩn: 30
(Bài giảng là cụ thể hóa nội dung mục 5 trong đề cương chi tiết học phần; cần thể
hiện rõ phần vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn).
I. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
A. PHẦN THỨ NHẤT: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ GIỚI
CHƯƠNG 1: ÂM NHẠC THỜI NGUYÊN THỦY – CỔ ĐẠI
1 tiết (1-0-0-0-0-0)
A. Mục tiêu
- Kiến thức: nắm được những nét chính về quá trình hình thành âm nhạc của
loài người ở thời nguyên thuỷ, Những bước phát triển đầu tiên với một số đặc điểm,
thành tựu ở thời cổ đại và ý nghĩa của những thành tựu đó trong lịch sử âm nhạc thế
giới.
- Kỹ năng: Xác định, phân biệt được giai kỳ lịch sử nghệ thuật nói chung và âm
nhạc nói riêng của thời kỳ Nguyên thủy và Cổ đại.
- Thái độ: Hiểu biết và trân trọng những tri thức văn hóa âm nhạc của nhân loại,
nhất là những di sản vẫn còn hiện hữu trong đời sống văn hóa xã hội đương đại.
B. Chuẩn bị
- Sinh viên: Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp
- Giảng viên
- Thiết bị: Máy tính, projector, máy nghe và tư liệu nghe – nhìn;
- Tài liệu: Giáo trình Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam, Đề cương bài giảng...
C. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình
D. Nội dung
1.1. Âm nhạc thời nguyên thủy
1.1.1. Khái quát chung
1
- Ngay từ thời nguyên thuỷ âm nhạc đã ra đời và gắn liền với cuộc sống của con
người.
- Âm nhạc thời kỳ này rất thô sơ và đơn giản. Nó mới chỉ là một sản phẩm tự
biên tự diễn nhằm phục vụ những nhu cầu của cuộc sống lao động, các sinh hoạt cộng
đồng cũng như các ma thuật và nghi lễ tín ngưỡng…
- Ngoài thanh nhạc thì người nguyên thủy dần dần bắt đầu biết chế tác những
nhạc khí sơ khai.
1.1.2. Hiện trạng âm nhạc trong thời nguyên thủy
- Âm nhạc ở thời nguyên thủy ra đời như một thành phẩm chung của toàn thể cộng
đồng, do tập thể cùng chung sức sáng tạo, hoàn thiện dần qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau.
Nó cũng phục vụ cho toàn thể cộng đồng.
- Nhạc khí thời kỳ này cũng đã xuất hiện, song nó còn rất thô sơ, đơn giản với
các loại nhạc khí sơ khai thuộc các họ hơi, dây, thân vang và màng rung.
1.2. Âm nhạc thời cổ đại
1.2.1.Khái quát chung
- Ở thời kỳ Nguyên thuỷ, âm nhạc phục vụ cuộc sống của toàn bộ cộng đồng con
người, ở đây chưa có khái niệm về âm nhạc chuyên nghiệp mà chỉ có âm nhạc tự biên,
tự diễn. Khi xã hội phát triển và chuyển sang một giai đoạn mới, đó là thời kỳ cổ đại
với chế độ chiếm hữu nô lệ, trong đó có giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Điều đó
đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của âm nhạc.
- Sự xuất hiện giai cấp trong xã hội và sự xuất hiện gia tăng các loại hình tôn
giáo, tín ngưỡng trong thời cổ đại đã là tiền đề và nguyên nhân cơ bản để âm nhạc
được phân chia thành nhiều mảng như: âm nhạc chuyên nghiệp, âm nhạc chuyên
nghiệp quý tộc cung đình; âm nhạc chuyên nghiệp tôn giáo.
- Tuy nhiên âm nhạc tôn giáo ở thời kỳ này chiếm một vị trí khiêm tốn và hạn
hẹp. Địa vị thống trị thuộc về nhạc thế tục bao gồm nhạc dân gian, nhạc chuyên nghiệp
bình dân, nhạc chuyên nghiệp quý tộc và cung đình.
1.2.2.Một số trung tâm văn minh- âm nhạc thời kỳ cổ đại
1.2.2.1.Trung tâm Ai Cập

2
- Ở Ai cập cổ đại, tôn giáo giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh
thần của dân cư đất nước này, vì tôn giáo thâm nhập vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của xã
hội.
- Người Ai cập cổ đại thờ rất nhiều vị Thần khác nhau, từ những vị Thần mang
hình súc vật đến những vị Thần mang hình người, từ những vị Thần địa phương cho
đến những vị Thần quốc gia, từ những Thần tầm thường đến Thần vũ trụ. Một trong
những hình thức tôn giáo sơ khai còn khá thịnh hành ở Ai cập là sùng bái động vật và
sùng bái tự nhiên.
- Trong việc thờ các vị Thần như vậy, người Ai cập cổ đại luôn có những bài hát,
bài thơ để ca tụng những vị Thần đó. Trong những ngày hội hè, tế lễ, thanh niên nam
nữ thường hát tình ca. Vì thế tình ca ở Ai cập thường được hát theo tiếng đàn và một
số nhạc khí khác.
1.2.2.2. Trung tâm Lưỡng Hà:
- Ngoài Ai cập, nền văn minh Lưỡng hà cổ đại cũng để lại cho nhân loại những
trang sử vẻ vang. Cũng như Ai cập, tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần của người Lưỡng Hà cổ đại.
- Nền âm nhạc Lưỡng hà chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn học cùng thời với
nó. Văn học của Lưỡng hà lại chịu sự chi phối của tôn giáo, thường lấy đề tài từ tôn
giáo và phục vụ tôn giáo. Nhiều tác phẩm là những truyền thuyết tôn giáo, những bài
thánh ca ca ngợi sức mạnh và uy quyền tuyệt đối của các Thần linh.
1.2.2.3. Trung tâm Hy Lạp:
- Hy lạp được nhắc đến không chỉ riêng một lĩnh vực nào đó mà có thể nói ở tất
cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Không chỉ riêng về âm nhạc, toàn bộ nền nghệ
thuật nói chung của Hy lạp đã để lại cho nhân loại một trang sử hiển hách. Đó là
những toà kiến trúc đồ sộ, những pho tượng tuyệt đẹp, những áng thơ ca, những vở bi
kịch nỗi lạc, những luận án khoa học uyên bác và khoảng mươi ca khúc có cả lời lẫn
nhạc đã được phát hiện và nghiên cứu chuyên ghi theo lối nhạc ngày nay.
- Riêng về phần âm nhạc, Hy Lạp cổ đại cũng gây được ảnh hưởng sâu sắc tới
toàn bộ sự phát triển âm nhạc của thế giới, đáng tiếc là sự phá huỷ của các cuộc chiến
tranh trong lịch sử (sự xâm lược của người La Mã đối với Hy Lạp) và của tự nhiên
khắc nghiệt hàng nghìn năm chỉ cho phép chúng ta nghe lại một phần hết sức nhỏ bé

3
của nền âm nhạc này. Hình dáng cây đàn Lia vẫn được dùng làm biểu tượng âm nhạc,
và còn bao nhiêu thuật ngữ âm nhạc ngày nay chúng ta đang dùng cũng đều bắt nguồn
từ thuật ngữ của người Hy Lạp cổ đại.
- Âm nhạc có một vai trò to lớn trong đời sống xã hội và cá nhân của người Hy
Lạp cổ đại. Ở các trung tâm của các thành phố, âm nhạc trở thành môn học bắt buộc
đối với toàn dân (trừ nô lệ ) vì nó có tác dụng giáo dục đạo đức cao đẹp và tinh thần
thượng võ.
- Âm nhạc cổ đại Hy Lạp về cơ bản là âm nhạc đồng ca một bè (thường là đồng
ca nam) nên giai điệu và lời thơ gắn bó với nhau rất chặt chẽ.
- Bộ phận âm nhạc dân gian của Hy Lạp cổ đại không để lại cho chúng ta một
bản ghi chép xác thực nào. Ngày nay chúng ta chỉ căn cứ vào tác phẩm điêu khắc,
những tác phẩm hội hoạ, những áng thơ ca cổ xưa của người Hy Lạp cổ đại để thấy
được sự miêu tả rất sinh động nhiều loại nhạc dân gian khác nhau : nhạc yêu đương;
nhạc cưới hỏi; nhạc than khóc; nhạc hội hè…
- Về âm nhạc chuyên nghiệp, trước hết chúng ta phải kể đến các Aedon (người
hát) và Rhapsodos (người hát). Họ là những ca sỹ lang thang cất lên tiếng hát ngợi ca
các anh hùng bất tử, ngợi ca quê hương vinh quang. Đó là những bài Epikos (sử thi),
lúc đầu còn mang chất ngâm vịnh tự do, nhưng càng về sau càng có giai điệu rõ rệt
hơn để cuối cùng định hình ra những bài Nômos (quy luật). Người hát tự đệm đàn cho
mình bằng đàn Phomic hay đàn Kipha.
- Nói tóm lại, nền văn minh Hy Lạp cổ đại nói chung và nền âm nhạc Hy Lạp cổ
đại nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn trong lịch sử nhân loại, trong đó âm
nhạc đóng góp vào đó một vai trò quan trọng.
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy trình bày hiểu biết của mình về vai trò và hiện trạng của âm nhạc trong thời
nguyên thủy?
2. Hãy trình bày hiểu biết của mình về vai trò và hiện trạng của âm nhạc trong thời cổ
đại?

4
CHƯƠNG 2: ÂM NHẠC THỜI TRUNG ĐẠI
5.5 tiết (lt: 3; th:2; hdth: 0,5)
A. Mục tiêu
- Kiến thức: nắm được những nét chính về đặc điểm âm nhạc trong thời trung
đại ở một số nước tây Âu, tập trung vào những khía cạnh những đặc trưng cơ bản cũng
với thành tựu âm nhạc trong thời Phục hưng tại một số nước như Italia, Pháp…Làm
quen với một vài nhạc sĩ tiêu biểu như Henden, Bach.
- Kỹ năng: Qua việc được nghe giới thiệu về tác giả và một số tác phẩm của họ,
sinh viên hình thành được những kỹ năng cơ bản trong việc nghe, đánh giá tác phẩm
âm nhạc theo những quan điểm thẩm mỹ của mỗi thời đại
- Thái độ: Sinh viên biết nâng niu, trân trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật
hiện hữu về nghệ thuật âm nhạc tây Âu thời trung cổ.
B. Chuẩn bị
- Sinh viên
- Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp
- Giảng viên
- Thiết bị: Máy tính, projector, máy nghe và tư liệu nghe – nhìn; Giáo trình: Lịch sử
âm nhạc thế giới và Việt Nam, Đề cương bài giảng...
C. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình
D. Nội dung
2.1. Âm nhạc thời Trung cổ (lt: 1)
2.1.1. Khái quát chung
- Thời kỳ Trung cổ với chế độ phong kiến và các kỷ cương tôn giáo đã để lại cho
nhân loại nhiều trang sử đen tối.
- Nhà thờ Thiên chúa giáo thời kỳ này có một ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội, nó là
chỗ dựa vững chắc cho chế độ phong kiến thực hiện chế độ cai trị dân chúng bằng
những luật lệ hà khắc và cổ hủ.
- Ảnh hưởng của nhà thờ bao trùm lên mọi mặt đời sống xã hội trong đó có âm
nhạc.

5
- Trong gần 1000 năm của thời kỳ Trung cổ, âm nhạc tuy có phát triển chậm
chạp nhưng vẫn có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng các chủ đề, nội dung
và chất liệu hình thức, tạo nên vốn quý báu cho sự phát triển nhanh hơn về sau này.
- Về mặt địa dư âm nhạc so với thời kỳ Cổ đại đã được mở mang thêm nhiều.
Ngoài những trung tâm âm nhạc mà thời kỳ Cổ đại đã có
2.1.1.1 Âm nhạc của người Xlavơ thời Trung cổ
- Người Xlavơ Trung cổ sống rải rác ở nửa phía đông châu Âu, đất đai phì
nhiêu, rừng vàng biển bạc, con người cần cù, yêu lao động, giầu tình cảm được biểu
hiện trong những phong tục độc đáo.
- Âm nhạc của người Xlavơ bao gồm những bài hát dân gian thuộc đủ mọi thể
loại như: lao động, hội hè, cưới hỏi, chuốc rượu, ma chay…
2.1.1.2.Âm nhạc Tây âu thời Trung cổ
- Âm nhạc Tây âu thời Trung cổ có những khác biệt so với âm nhạc của người
Xlavơ và đặc biệt là so với âm nhạc của người phương Đông do ảnh hưởng bởi những
bản tính tâm lý, các tập quán truyền thống riêng làm cho họ có những quan niệm về
cái đẹp trong âm nhạc khác nhau; hoặc về hoàn cảnh địa lí, điều kiện lịch sử…
- Các nước Tây âu có ngôn ngữ cùng gốc và địa dư liền sát với Hy Lạp, mà
những thành tựu trong nền văn minh rực rỡ…Tất cả những yếu tố và điều kiện đó đã
kích thích âm nhạc nhanh chóng mở rộng các chất liệu diễn cảm về giai điệu, hoà âm,
phối khí và hình thức.
- Các nước Tây âu cùng chịu ảnh hưởng bởi một thứ tôn giáo đó là đạo Thiên
chúa – yếu tố có ảnh hưởng to lớn tới nền âm nhạc đương thời.
2.1.3. Thành tựu
- Âm nhạc thế tục trong thời kỳ này vẫn chiếm một ưu thế rõ rệt và có ảnh hưởng
lớn trong xã hội, nhất là có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến mảng âm nhạc nhà thờ.
- Âm nhạc dân gian với sự phong phú về nội dung và hấp dẫn về thể loại, thể
thức, điệu thức, tiết tấu…vẫn có một sức sống mãnh liệt.
- Thành tựu đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu âm nhạc là việc phát minh và
hoàn thiện lối ghi, lối đọc nhạc và công việc hệ thống hoá các điệu thức.
2.2. Âm nhạc thời Phục hưng (lt: 1)
2.2.1. Khái quát chung

6
- Thời kỳ này chính thức kéo dài suốt 3 thế kỷ: XIV- XV- XVI.
- Về mặt ý nghĩa thì thời kỳ Phục hưng trong nghệ thuật Tây Âu là nhằm mục đích
khôi phục lại những giá trị nghệ thuật đặc sắc, những thành tựu to lớn, vĩ đại trong mà
thời Cổ đại con người đã sáng tạo được, đặc biệt là những thành tựu về nghệ thuật của
Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.
2.2.1.1 Âm nhạc Phục hưng của Ý
- Âm nhạc Phục Hưng bắt đầu từ thế kỷ XIV và chỉ đạt được những thành tựu
xuất sắc ở mức độ ngang hàng với các lĩnh vực nghệ thuật khác ở các thế kỷ XVII và
XVIII.
- Nước Ý gần nhất với những giá trị của nền văn minh Hy Lạp Cổ đại và có điều
kiện thuận lợi nhất về mặt tiếp thu và phát huy những truyền thống văn minh đó.
- Âm nhạc Phục hưng Ý bắt đầu từ thế kỷ XIV nhưng chỉ đạt được thành tựu to
lớn, xuất sắc vào các thế kỷ XVII và XVIII.
a. Một số trường phái nhạc kịch và các nhạc sĩ tiêu biểu
- Ở Phloren, có một số trí thức rất tầm đắc với văn học Hy Lạp cổ đại. Họ
thường tụ tập với nhau để bàn luận về triết học Platon, họ gọi nhóm của mình là nhóm
“Hàn lâm viện”. Họ bài xích âm nhạc phức điệu, chỉ tin vào nhạc chủ điệu kết hợp với
thơ và hành động sân khấu như các cổ nhân thời Hy Lạp cổ đại đã làm.
- V.Galilây (1561-1633) - một thành viên của nhóm đã thử lấy một đoạn thơ
trong “Thần khúc” của Đan-tê để phổ nhạc, có đàn Luyt đệm.
- Nhà thơ Rinutrini mới phỏng theo cách làm của V.Galilây mà soạn ra cái gọi là
kịch phổ nhạc.
- Tiếp theo ca sĩ Peri (1561-1633) phổ nhạc cho kịch bản “Đaphnơ” (truyện cổ
Hy Lạp) và ra mắt khán giả vào năm 1594.
- Năm 1600, vở “Ơriđicơ” đã đi vào lịch sử âm nhạc thế giới như là năm ra đời
của thể loại opera mà Galilây, Rinutrini và Peri, chính là cha đẻ.
- Tiếp sau này là các trường phái nhạc kịch ra đời với các tên tuổi như:
Monteverdi (1567-1643) với trường phái nhạc kịch ở Mantui; Nhạc sĩ Scarlatti (1659-
1780) với trường phái nhạc kịch Napoli; Nhạc sĩ Pecgoleri (1710-1736) với trường
phái nhạc hài kịch Napoli.
b. Một số thể loại âm nhạc khác

7
* Thanh xướng kịch
- Thanh xướng kịch - Oratorio là một thể loại âm nhạc cổ điển quy mô lớn viết
cho dàn nhạc giao hưởng, ca sĩ solo và dàn hợp xướng.
- Oratorio được ra đời từ trong các buổi diễn kinh Thánh, với mục đích dùng âm
nhạc để kể lại những tích Thánh cho việc truyền đạo được hấp dẫn hơn.
- Oratorio thường dùng để miêu tả một câu chuyện kịch nhưng khác với một vở
opera là nó không có các hành động kịch, không dùng phục trang biểu diễn và trang trí
sân khấu.
* Cantata: hay còn gọi là đại hợp xướng - là một thể loại thanh nhạc cổ điển với
đặc điểm trang trọng hoặc có tính anh hùng, tính trữ tình; gồm một số tiết mục hoàn
thiện viết cho hợp xướng, độc xướng và dàn nhạc giao hưởng. Thể loại cantata có sự
gần gũi với thể loại oratorio.Tuy nhiên giữa hai thể loại này cũng có những điểm khác
biệt, đó là khuôn khổ của cantata không lớn lắm và không diễn tả một câu chuyện
kịch, mà chỉ có một số tiết mục dựa trên một đề tài. Cantata xuất hiện sau Oratorio gần
nửa thế kỷ.
c. Khí nhạc
- Trường phái Organ của Frescobaldi (1583-1643) với các thể loại Fantasia,
Toccata, Capriccio...
- Sự phát triển của các nhạc khí thuộc bộ dây (violon; viola; violon cell; contra
bassi) với các đại biểu:
+ Nhạc sĩ Vitali (1644-1692) người đã viết nhiều Mexa và Cantat cho giáo
đường.
+ Nhạc sĩ A.Corelli (1655-1713). + Nhạc sĩ Vivaldi (1680-1741).
+ Nhạc sĩ D.Tartini (1692-1770). + Nhạc sĩ D.Scarlatti (1685-1757)
2.2.2. Thành tựu
- Âm nhạc dân gian phát triển mạnh. Âm nhạc dân gian từng có sứ mệnh vinh
quang trong thời cổ đại, từng vật lộn để bảo tồn và sinh sôi trong bóng tối thời Trung cổ,
để tới lúc này bừng dậy nẩy lộc, nở hoa, đơm trái dưới ánh sáng của thời Phục hưng.
- Việc sử dụng các bài hát, bản nhạc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp bắt đầu hình
thành trong đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

8
- Âm nhạc nhà thờ cũng phát triển rộng rãi. Trước đây nó chỉ được sử dụng hạn
hẹp trong khuôn khổ nhà thờ, thì nay nó dần trở thành ngôn ngữ quen thuộc của quảng
đại quần chúng nhân dân lao động.
- Hệ thống nhạc tự đã trở lên tương đối hoàn chỉnh và kỹ thuật in nhạc được hoàn
thiện vào thế kỷ XVII.
- Âm nhạc thế tục được đẩy mạnh.
- Âm nhạc chuyên nghiệp phát triển mạnh.
- Âm nhạc phức điệu được phát triển ở trình độ cao hơn và có thể nói đã đạt ở
trình độ rực rỡ nhất . Nó được thể hiện bằng những tác phẩm của nhạc sĩ thiên tài
người Đức J.S Bach.
- Nhạc đàn được phát triển với các loại nhạc cụ như : Violin; Viola; Organ;
Clavơxanh...
- Các trường phái âm nhạc dân tộc được hình thành.
- Địa dư âm nhạc Phục hưng được mở rộng rất nhiều so với nền âm nhạc thời kỳ
Trung cổ như Italian; Pháp; Tây Ban Nha; Xlavơ; Anh; Đức…

2.3. Giới thiệu một số nhạc sỹ tiêu biểu (3.5)


2.3.1.Nhạc sĩ J.F Hendel (lt: 0.5; th: 1)
2.3.1.1. Vài nét về tiểu sử
- Handel xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động; bố ông làm thợ
tóc giả, mẹ là một người đảm đang cùng chồng tần tảo nuôi sống cả gia đình. Cậu bé
Handel sinh ngày 23 tháng 2 năm 1685 tại Halơ, một thành phố phía nam nước Đức.
Năm lên mười Handel đã thử sức bằng một loạt sáng tác nhỏ cho kèn oboe, Năm 12
tuổi, Handel đi biễu diễn ở Beclin, Buổi biễu diễn của cậu bé 12 tuổi đã làm cho cả
triều đình xôn xao và nhà vua có nhã ý đưa Handel sang Ý để học nhạc.
- Năm 1706, Handel tới Ý để học nhạc và lưu lại đó bốn năm.
- Năm 1710 Handel trở về Đức làm việc tại Hanôvơ cho đến năm 1716.
- Năm 1717, ông đã quyết định sang Anh - một nước có nền công nghiệp tiên
tiến nhất châu Âu để hoạt động âm nhạc và ông đã hoàn toàn gắn cuộc đời của mình
với lịch sử của nước Anh.

9
- Kể từ năm 1749 đến nay, các Oratorio của ông chưa bao giờ vắng mặt trong các
chương trình hòa nhạc ở Anh, cũng không phải ngẫu nhiên mà khi ông từ trần vào
ngày 14 tháng tư năm 1759, người Anh đã đưa tiễn ông theo nghi lễ đối một nghệ sĩ
dân tộc vĩ đại và chôn ông tại một nghĩa trang lớn ở London.
2.3.1.2.Đặc điểm nghệ thuật và sự nghiệp âm nhạc
Trong cuộc đời sáng tác của Handel ông chú ý đến hai thể loại đó là nhạc kịch và
Oratorio (Thanh xướng kịch). Tuy nhiên với nhạc kịch thì Handel không được thành
công lắm mà lĩnh vực ông thành công hơn cả và có nhiều đóng góp đó là Oratorio. Về
hình thức Handel đã “nhạc kịch” hóa Oratorio, khiến cho nó có tầm vóc chứa đựng
những vấn đề nội dung lớn lao chưa từng có không những từ trước đó mà cả về sau
này nữa. Đề tài chủ yếu trong Oratorio của Handel vẫn là lời kêu gọi mọi người xông
lên đấu tranh vì chính nghĩa, là sự ca ngợi chiến công và lên án ách nô lệ mù quáng
vào tôn giáo, là chủ nghĩa anh hùng, là tấn bi kịch hùng tráng...
Sự nghiệp của ông, nằm vào giai đoạn giữa hai cuộc cách mạng Anh và Pháp, đã
phản ánh được một số mặt cơ bản nhất của giai đoạn lịch sử đó.
2.3.1.3. Cấu trúc và chức năng của dàn nhạc và hình thức biểu diễn của nhân vật
trong thể loại Oratorio (thanh xướng kịch).
Dùng cho Oratorio là dàn nhạc giao hưởng: gồm 4 bộ nhạc khí (Dây – String; Gỗ
- Wood; Đồng- Brass và Gõ – A percussion).
Dàn nhạc cho thanh xướng kịch có 2 chức năng quan trọng đó là: Nhạc nền có
mục đích tạo lên ấn tượng về không gian sân khấu; Nhạc đệm có mục đích đệm cho
các aria (phần đơn ca của diễn viên)
Hình thức biểu diễn của diễn: Các nhân vật chỉ đứng tại chỗ (trên bục) hát kể nội
dung phần thoại của nhân vật do mình đảm nhiệm. Không có hành động sân khấu và
trang phục theo nội dung kịch bản.
2.3.1.4. Giới thiệu tác phẩm Oratorio Samxon (th:1,0 )
Là một vở đại hợp xướng của Handel viết theo nội dung từ một câu truyện trong
kinh thánh. Truyện kể là: Samson được Thiên chúa ban cho sức mạnh siêu nhiên, sức
mạnh này ẩn chứa trong mái tóc dài của ông, ông ta đã dùng sức mạnh này đánh nhau
một con sư tử châu Á và dùng tay không xé xác con vật. Sau đó Samson đã lập nhiều

10
chiến công cho người Israel, trong đó có một lần đã giết rất nhiều
quân Philistine bằng xương hàm của con lừa.
Người Philistine chuyển sử dụng chiến thuật bằng việc dùng mỹ nhân kế, cho
nàng Delilah một phụ nữ Philistine sống ở thung lũng Sorek quyến rũ Samson và
Samson đã gục ngã trước sắc đẹp của Delilah, Sau khi ăn nằm với người đẹp và say
ngủ, người đẹp đã cắt mái tóc dài của ông này và qua đó đã tước bỏ sức mạnh siêu
nhiên của chàng dũng sĩ khiến sau này Samson lọt vào tay quân Philistine. Quân
Philistine đã trả thù bằng cách chọc mù mắt và bắt Samson lao động khổ sai ở Gaza.
Vì không chịu được vất vả, khó nhọc, Samson đã cầu nguyện Thượng đế để xin
phục hồi sức mạnnh, sau khi cầu nguyện thượng đế khôi phục lại sức mạnh lần cuối và
toại nguyện, Samson đã phá sập đền thờ Dagon, giết nhiều quân Philistine trước khi
bị giết chết.
Xem tư liệu: https://www.youtube.com/watch?v=hWPNRbBL7h8

2.3.2. Johan Sebachien Bach 1685 – 1750 2(lt: 0,5; th: 1,5)
2.3.2.1.Sơ lược tiểu sử
- J.S. Bach là một nhạc sĩ vĩ đại của Đức và của thế giới. Một bậc thầy về âm
nhạc phức điệu. Là một nhạc sĩ gắn liền với nước Đức.
- Ông sinh ngày 31- 3- 1685 ở Aydenac một thị trấn nhỏ của nước Đức. Mồ côi
cha từ khi còn nhỏ, ông phải sống với người anh trai Johan Crixtop.
- Gia đình Bach thuộc dòng họ nhạc sĩ. Với khoảng thời gian trên 200 năm, họ
hàng nhà Bach đã cung cấp liên tục các nhạc sĩ cho hầu hết các thành phố ở Đức và
nhiêù nước Tây Âu lúc bấy giờ. Vì vậy ông được gọi riêng là “Bach vĩ đại”
- Năm 15 tuổi Bach tham gia trong dàn hợp xướng ở Hambuốc.
- Năm 23 tuổi lấy cô em họ Maria Babara và chuyển tới thành phố lớn Vâyma để
sinh sống. Thời kỳ này ông vừa là người chơi đàn Organ, vừa sáng tác âm nhạc và viết
được rất nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật.
- Sau thời gian ở Vâyma, gia đình Bach lui về Côten- một tỉnh lẻ của Đức sinh
sống, Thời kỳ này, ông phụ trách một dàn nhạc nhỏ và viết những Concertto cho dàn
nhạc này. Bach kiếm sống thêm bằng việc dạy nhạc.

11
- Những năm cuối đời Bach và gia đình sinh sống ở Laizich- một trung tâm văn
hoá có ý nghĩa với cả nước Đức. Tại đây Bach đã phát huy hết năng lực sở trường tài
ba của mình trong nghệ thuật biểu diễn cây đàn Organ.
- Ngoài nghề dạy học, Bach còn là một nhà lí luận âm nhạc, nhà nghiên cứu cải
tiến khoa học trong âm nhạc. Trong suốt cuộc đời, Bach luôn dành nhiều thời gian đề
nghiên cứu và cải tiến nhạc cụ, và ông luôn thực hiện được những cải tiến ấy của mình
(Cải tiến cây đàn Clavơxanh thành đàn Piano; Cải tiến hệ thống âm nhạc…).
2.3.2.2. Những ảnh hưởng của Bach
- Ông được nhắc tới trong mọi lĩnh vực của âm nhạc. Là tác giả của những tác
phẩm đầu tiên trong chương trình thi cử từ lớp nhạc của trẻ em, cho tới phòng thi quốc
tế của các nhạc sĩ biểu diễn tài ba khắp hoàn cầu. Là danh hiệu của nhiều Viện nghiên
cứu, nhiều tổ chức âm nhạc.
- Bach là người hoàn chỉnh lối nhạc phức điệu lên tới đỉnh tột cùng (tiêu biểu là
Fugue). Nhưng trong khi hoàn chỉnh lối nhạc phức điệu, Bach đồng thời cũng đưa lên
đỉnh cao nhất cho một số lối nhạc chủ điệu mà về sau nó sẽ thay thế cho nhạc phức điệu.
- Bach sử dụng có nghệ thuật các điệu thức trung cổ và điệu thức trưởng thứ
trong các tác phẩm của mình. Ông đã đặt cơ sở vững chắc cho hòa âm cổ điển, đi xa
hơn nữa là hòa âm lãng mạn và cả hòa âm cận đại.
- Nội dung âm nhạc của Bach hết sức phong phú. Âm nhạc của Bach có tính trữ tình
đậm đà, những nỗi buồn man mác, những tình cảm say sưa nồng cháy và nhất là những
suy tư sâu sắc về đất nước ông, bởi cả cuộc đời và sự nghiệp của Bach đã gắn liền với
nước Đức, ông đã cùng đau với nỗi đau của nhân dân đất nước ông, cùng chịu những nỗi
khổ trong một xã hội với sự thống trị hà khắc, tàn bạo của giai cấp bóc lột phong kiến.
2.3.2.3. Những sáng tác chính
Sáng tác phẩm của Bach gồm:
- 15 Invention 2 bè và 15 Invention 3 bè (Symphony): một thể loại âm nhạc nhỏ
mang tính sư phạm.
- Hai tập bình quân luật gồm 48 Prelude và Fugue (tập đầu viết vào năm 1722 và tập
sau viết vào năm 1744, sáu năm trước khi Bach mất).
- 16 Concerto cho đàn phím chuyển biên từ các tác phẩm của Vivaldi, Telemann...

12
- 2 Concerto cho Violon và dàn nhạc; Concerto cho 2 Violon; 5 Ouverture; Concerto
cho Flutte; 7 Concerto cho 2 đàn phím và dàn nhạc...
- Tác phẩm thính phòng: 6 Sonate cho Violon và đàn phím, 3 vở Oratorio, Cantate..
2.3.2.4. Giới thiệu về bàn phím đàn Clavecin và luật bình quân
a. Vài nét về luật bình quân trong âm nhạc
Trước đó trong âm nhạc, hệ âm được áp dụng là hệ âm tuyệt đối. Hệ âm này quy định
khoảng cách giữa hai âm cách nhau một cung là 9 Croma. Xen kẽ giữa hai âm này là có hai
âm hoá, một âm thăng và một âm giáng. Âm thăng cao hơn âm cơ bản đứng trước nó là 5
Croma, và một âm giáng thấp hơn âm cơ bản đứng trước nó là 5 Croma. Ví dụ giữa hai âm
Đô và Rê sẽ có âm Đô thăng (cao hơn Đô thường 5 Croma ), và có âm Rê giáng (thấp hơn
Rê thường 5 Croma ), và đương nhiên Đô thăng và Rê giáng sẽ không phải là một âm mà là
hai âm riêng biệt chênh nhau 1 Croma. Chính vì vậy hệ thống bàn phím của các nhạc cụ
phím như Organ và Clevecin không phải có hai hàng phím đen và trắng như ngày nay mà
có tới 3 hàng phím. Một loại phím dành cho âm cơ bản, một loại dành cho các âm thăng và
một loại dành cho các âm giáng. Hệ thống này xét về mặt vật lí là tốt, chính xác vì nó thể
hiện được những nốt thăng giáng một cách cụ thể. Nhưng hệ thống này xét về mặt kỹ thuật
biểu diễn của các nhạc cụ thì nó làm cho chúng bị hạn chế rất nhiều (vì phải chơi với 3 hàng
phím), mà hiệu quả thì không lớn lắm (vì nốt thăng và nốt giáng chênh nhau 1 Croma tai
người khó phát hiện ra sự chênh lệch này). Xuất phát từ thực tế đó, Bach đã nghiên cứu và
đề xuất, thực hiện việc chia đều một cung thành hai nửa cung bằng nhau, và một quãng tám
sẽ được chia thành 12 phần bằng nhau, gọi là luật bình quân 12 âm. Với việc chia này, âm
thăng và âm giáng nằm giữa hai âm cơ bản cách nhau một cung sẽ chỉ là một âm. Để chứng
minh cho việc làm của mình là cần thiết và khoa học, Bach đã viết hai tập Bình quân, mỗi
tập gồm 2 cặp Prêluýt và Phuga vào tất cả 24 giọng điệu khác nhau của âm nhạc, lấy tên là:
“Những sáng tác cho đàn clavecin theo luật bình quân nghe vẫn tốt”1
b. Vài nét về thể loại Preluyt và fuga
Preluyt (khúc nhạc dạo đầu); Fuga, fugue, là loại tác phẩm phức điêu nhiều bè, xây
dựng và phát triển theo những nguyên tắc đối vị rất phức tạp. Preluyt và fuga thực chất là
một tác phẩm có hai phần có quan hệ hữu cơ với nhau, preluyt có vai trò khởi động, dạo
ngón trước khi nhạc công chơi vào phần fuga. Sở dĩ Bach chọn thể loại này để làm minh

1
nguyên văn tiếng nga: “Композиции для среднего стада закона клавесина услышать еще хорошо”
13
chứng cho luật bình quân một phần cũng bởi vì tính phức tạp về kỹ thuật của chúng. Trước
Bach, nhiều nhạc sĩ sáng tác thường tránh viết ở các giọng có nhiều dấu hóa, nhưng sau ông
thì có rất nhiều nhạc sĩ cũng viết những tuyển tập preluyt và fuga với nhiều dạng cấu trúc
phức tạp khác nhau như A. Sedrin; P. Hindemithm…
c. Giới thiệu Preluyt và fuga số 1, tập 1 của J.S.Bach (th:1)
- Preluyt (khúc dạo đầu), sáng tác theo mô hình “âm hình hóa hòa âm”, toàn bộ là
sự tiếp nối của những hợp âm, triển khai triên một mô hình tiết tấu cố định.Ví dụ:

- Fuga: là phần chính của tác phẩm, một dạng tác phẩm viết theo ngôn ngữ phức điệu
nhiều bè (4 bè), đây là một trong những hình thức âm nhạc phức điệu phức tạp nhất,
đòi hỏi cả người nghe và người chơi đàn phải có trình độ âm nhạc nhất định.

2.3.3. Hướng dẫn sinh viên nghe một số tác phẩm (hdth:0.5)
Nghe và tìm hiểu tác phẩm theo những tiêu chí sau:
- Có ý kiến chủ quan về cảm xúc khi nghe tác phẩm
- Tự sưu tầm những thông tin liên quan đến tác giả và tác phẩm được nghe.
14
- Tự sưu tầm thông tin về nhạc khí biểu diễn
Tư liệu nghe:
- J.F Hendel: tác phẩm opera Mesiah (chương thứ nhất)
https://www.youtube.com/watch?v=VI6dsMeABpU
- J.S. Bach:Toccata and Fugue
https://www.youtube.com/watch?v=Zd_oIFy1mxM
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy cho biết những ảnh hưởng về mặt chế độ xã hội đối với sự phát triển của âm
nhạc thời trung cổ?
2. Trình bày những hiểu biết về ảnh hưởng của xã hội đối với sự phát triển âm nhạc
thời phục hưng?
3. Trình bày vài nét về thành tựu âm nhạc thời phục hưng?
4. Trình bày một số nét cơ bản về sự hình thành của loại hình nhạc kịch Italia thời
phục hưng?
5. Trình bày những hiểu biết về một số thể loại khí nhạc đã hình thành ở Italia thời
phục hưng?
6. Trình bày những hiểu biết về thể loại đại hợp xướng (Oratorio) và tác phẩm Samxon
của J.F Hendel?
7. Trình bày vài nét về đặc điểm, vai trò và giá trị của tác phẩm Bình quân luật của J.
S. Bach?
8. Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản của nhạc phức điệu và nhạc chủ điệu? Nhận xét
về cách cấu tạo tác phẩm cơ bản của tác phẩm thanh nhạc âm nhạc Việt Nam?

15
Chương 3: MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC THẾ KỶ XVIII - XIX
(14,5 tiết)
A. Mục tiêu
- Kiến thức: Nắm được những nét chính về quá trình hình thành, nội dung tư
tưởng và phương pháp nghệ thuật của các trường phái âm nhạc Cổ điển Viên, trường
phái âm nhạc Lãng mạn tây Âu và trường phái âm nhạc Nga thế kỉ XIX.
- Kỹ năng: Biết nghe và phân biệt sự khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng,
những chuẩn mực thẩm mỹ của một số trường phái âm nhạc châu Âu thế kỷ XIX.
- Thái độ: Biết nâng niu, trân trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật và những
thành tựu của những trường phái âm nhạc châu Âu, thế kỉ XIX.
B. Chuẩn bị
- Sinh viên
- Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp
- Giảng viên
- Thiết bị: Máy tính, projector, máy nghe và tư liệu nghe – nhìn; Giáo trình:
Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam, Đề cương bài giảng...
C. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình
D. Nội dung
3.1.Trường phái Cổ điển Viên (lt: 1)
3.1.1. Khái quát chung
- Thế kỷ XVIII là một thế kỷ đầy biến động, phức tạp của quá trình phát triển
lịch sử ở châu Âu. Sau cuộc cách mạng đại tư sản Anh ( 1640-1660 ).
- Nền âm nhạc Cổ điển Viên nửa sau thế kỷ XVIII là sự tổng hợp thế giới quan và
những khuynh hướng mới nẩy nở trong nghệ thuật âm nhạc. Nó có mối quan hệ chặt chẽ
với cuộc cách mạng đại tư sản Pháp năm 1789, với chủ nghĩa duy lí trí của phái “Bách
khoa thế kỷ ánh sáng”. Những ý niệm về lòng nhân đạo, tinh thần lạc quan và tính dân
chủ. Tất cả những điều đó được thể hiện qua câu nói của nhà triết học nổi tiếng Deurcat:
“Chỉ cần một tia ánh sáng của lí trí là màn đêm có thể bị xuyên thủng”.
- Thời gian này, Áo là một nước quân chủ phong kiến chuyên chế. Dân chúng ở
đây vừa là người Đức, Áo, vừa là người Hung, người Xlavơ và nhiều dân tộc khác với

16
tình trạng nhiều dân tộc như thế nên nghệ thuật của nước này (nhất là âm nhạc) được
nẩy nở và phát triển rất phong phú, rộng rãi.
- Những bài dân ca thành thị, những khúc Valse, vũ điệu Lendler, những bản
Serenade (khúc nhạc chiều), Nocture (bản nhạc về đêm) ...là những món ăn tinh thần
không thể thiếu đốì với mỗi người dân thành Viên yêu âm nhạc.
- Bên cạnh những hình thức sinh hoạt âm nhạc của quần chúng, từ trong những
lâu đài sang trọng, với phong cách âm nhạc “hàn lâm viện”, các nhà soạn nhạc trình
bày những tác phẩm mới, các nhạc sĩ tài năng biễu diễn, tất cả đã tạo nên những hình
thức hoạt động trên lĩnh vực âm nhạc muôn màu, muôn vẻ.
3.1.2. Nội dung và phương pháp nghệ thuật
- Nội dung những tác phẩm của họ thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng của lí trí,
tinh thần lạc quan nhân đạo, thể hiện những khát vọng cháy bỏng của quần chúng nhân
dân lao động đó là: mong muốn có một xã hội công bằng, bình quyền, dân chủ. Tác
phẩm của các nhạc sĩ cổ điển Viên thực sự là những hồi chuông thức tỉnh hàng triệu
triệu người đấu tranh cho một ngày mai tốt đẹp hơn, và cho đến nay giá trị những tác
phẩm ấy vẫn là vĩnh cửu. Có thể tóm tắt cơ bản những nội dung và phương pháp nghệ
thuật của trường phái Cổ điển Viên như sau:
- Kế thừa những nhạc sĩ tiền bối, các nhạc sĩ cổ điển Viên đã hoàn thiện hình
thức âm nhạc, đặc biệt là hình thức xônát (Sonata).
- Chủ đề của các nhạc sĩ cổ điển Viên trong sáng, giản dị có sức truyền cảm sâu sắc,
chính vì vậy đã đọng lại trong trí nhớ của người nghe một cách lâu dài. Chủ đề của các
nhạc sĩ cổ điển Viên thường lấy chất liệu dân ca để thể hiện.
- Các nhạc sĩ Viên rất chú trọng đến tính cân đối và sự khúc triết của tác phẩm âm
nhạc. Các câu trong các đoạn ổn định thường gồm một số nhịp chẵn (4 hay 8 nhịp). Một
đoạn đơn thường gồm 2 câu, câu một câu kết ở công năng D, câu hai kết ở công năng T.
- Về hoà thanh: giai đoạn này là đỉnh cao của sự tổng kết công năng hoà thanh T-
S-D-T, công năng kép, chuyển điệu, chuyển giọng.
- Thay thế một phần âm nhạc phức điệu (Polyphonic). Họ hướng vào phương
pháp hoà âm chủ điệu (Homephonic) để soạn nhạc. Sự phổ cập hoà thanh chủ điệu đã
giúp cho các sáng tác của họ vững vàng, có mầu sắc giầu hình tượng, độc đáo.

17
- Các điệu thức trung cổ được dần thay thế bằng các điệu thức trưởng tự nhiên và
thứ hòa thanh. Việc sử dụng các điệu thức này đã làm cho hòa thanh công năng được
phát triển rộng rãi.
- Trong lĩnh vực nhạc kịch, các nhạc sĩ Cổ điển Viên cũng đạt được những thành tựu
hết sức rực rỡ. Trước hết là nhạc sĩ Gluc (1714- 1787 ) đã làm sống lại của nhạc kịch
nghiêm chỉnh sau một thời gian khủng hoảng; Mozart- người đã thành công trong nhiều
nhạc kịch và những đề tài đa dạng; Beethoven trong nhạc kịch Phidelio ông đã kết hơp
chặt chẽ giữa những nhân tố cách mạng và anh hùng. Những thanh xướng kịch của Haydn
là những tác phẩm mẫu mực của sự liên kết giữa thanh nhạc và khí nhạc.
- Trong quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc từ xưa đến nay, sự xuất hiện của
trường phái âm nhạc cổ điển Viên là một hiện tượng mới mẻ. Trường phái này không
sinh ra một cách ngẫu nhiên, nó được trực tiếp kế thừa từ sự hưng thịnh của nền âm
nhạc Ý thế kỷ XVII
3.2. Các nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái âm nhạc Cổ điển Viên (lt: 1)
3.2.1. Joseph Haydn (1732-1809)
3.2.1.1.Vài nét về tiểu sử
- Haydn sinh ngày 1 tháng giêng năm 1732 tại Rohrao, một làng nhỏ thuộc miền Nam
nước Áo. Ngay từ khi còn ít tuổi, Haydn đã tỏ ra là một cậu bé có năng khiếu âm nhạc,
được tham gia vào đội hợp xướng, tập Violon, đàn phím trong khoảng thời gian ba năm tại
thành phố Hainburg. Sau đó tham gia dàn hợp xướng ở Viên.
- Năm 23 tuổi Haydn tham gia trong dàn nhạc của một ông hoàng yêu thích âm nhạc.
- Năm 27 tuổi, ông hoàng lại giới thiệu nhạc sĩ cho một ông hoàng khác tên là
Morxin, Haydn bắt đầu phụ trách một dàn nhạc gồm 10 người. Nhạc sĩ đã viết những
bản nhạc vui vẻ cho dàn nhạc này và bắt đầu viết tác phẩm giao hưởng đầu tiên.
- Năm 59 tuổi, Haydn bước vào một thời kỳ mới, có nhiều biến đổi lớn lao trong
cuộc đời nhạc sĩ, đó là lúc ông đoạn tuyệt với cảnh sống làm thuê để vững bước trên
con đường của một nhà soạn nhạc.
- Vào năm 1794, theo lời mời của nhiều người hâm mộ, Haydn lại sang Anh lần thứ
hai. Trong chuyến đi này Haydn được đón tiếp rất nồng nhiệt, trường đại học Oxford đã
tặng ông học vị tiến sĩ âm nhạc. J. Haydn từ trần vào Ngày 31 tháng 5 năm 1809.
3.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác

18
- Haydn là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho thể loại giao hưởng (Symphonie),
ông được mệnh danh là “cha đẻ của giao hưởng”. Sự nghiệp sáng tạo của Haydn thật
vĩ đại, với hàng trăm bản nhạc muôn hình muôn vẻ mang hơi thở của thời đại, của quê
hương và nhân dân, ông xứng đáng được lịch sử ghi lại như một nhà sáng lập giao
hưởng và là một nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái âm nhạc cổ điển Viên.
- Các tác phẩm giao hưởng của ông thường có bốn chương, các chủ đề chính và
phụ được Haydn nhấn mạnh, các chương tương phản nhau về tốc độ, tính chất, hình
tượng cũng như nội dung âm nhạc.
- Sáng tác phẩm của Haydn: Gồm 104 giao hưởng; 20 Concerto; Hòa tấu thính
phòng; 33 Sonate cho Piano; 24 nhạc kịch; Thanh xướng kịch.
3.2.1.3. Giới thiệu nghệ thuật giao hưởng của J. Haydn (th:1)
a. Dàn nhạc giao hưởng
Đây là loại dàn nhạc có quy mô đồ sộ nhất cho đến thời điểm hiện nay, bao gồm
4 bộ âm thanh đặc trưng, được đặt tên theo đặc điểm cấu tạo của nhạc khí và nguyên
tắc phát âm. Bộ dây (String), là những nhạc khí có nguồn phát âm là dây đàn và
phương thức kích âm cơ bản là dùng vĩ (archi) kéo, Ví dụ:

Các nhạc khí trong bộ dây

19
Bộ gỗ, là những nhạc khí hơi được chế tác bằng gỗ hoặc các chất liệu khác
nhưng có âm hưởng giống bộ gỗ, ví dụ:

Các nhạc khí trong bộ kèn gỗ: Cor – Clarinet – Flute – Oboe – Fagotto
Bộ đồng, là những nhạc khí hơi được chế tác bằng đồng, có âm hưởng mạnh mẽ,
sáng chói, ví dụ:

Các nhạc khí trong bộ kèn đồng - Brass


Bộ gõ, là những nhạc khí được diễn tấu bằng cách dùng dùi gõ vào thân nhạc khí,
ví dụ: Một số nhạc khí gõ trong dàn nhạc giao hưởng

20
Một số nhạc khí trong bộ gõ - Trống định âm

b. Tác phẩm giao hưởng


Là cấu trúc tác phẩm âm nhạc gồm nhiều chương (thường là 3 hoặc 4 chương),
trong đó có ít nhất một chương được viết ở hình thức sonata (thường là chương đầu).
Cấu trúc này còn gọi là liên khúc sonata giao hưởng.
c. Xem tư liệu minh họa
+ Haydn - Symphony No. 104 – London (Vienna Philharmonic Orchestra -
Haydn & R. Strauss Haydn - Symphony No. 104 in D major, 'London')

Giao hưởng số 104 cung Rê trưởng hay còn gọi là Giao hưởng London là bản giao hưởng cuối cùng
trong 12 bản giao hưởng London của nhà soạn nhạc người Áo Joseph Haydn, cũng là bản giao hưởng cuối
cùng trong sự nghiệp của nhà soạn nhạc này. Tác phẩm này được sáng tác vào năm 1795. Đây là bản giao
hưởng duy nhất trùng tên với chùm các bản giao hưởng. Bản này gồm 4 chương:

 Chương 1: Adagio-Presto. Chương đầu này được mở đầu với những tiết tấu chậm, bùng lên ở một số
khoảnh khắc, sau đó là các tiết tấu nhanh hơn.
 Chương 2: Andante. Chương này là chương chậm như ở nhiều bản giao hưởng khác.
 Chương 3: Menuetto. Đây là chương thể hiện một điệu nhảy của Pháp. Có khi là cả dàn nhạc giao
hưởng, có khi là flute thể hiện một mình rồi được các nhạc cụ bộ dây nối tiếp.
 Chương 4: Finale-Spiritoso. Chương kết tiết tấu nhanh, thể hiện niềm lạc quan của tác giả. Dù là
chương kết của bản giao hưởng cuối cùng trong đời mình, Haydn vẫn viết nó với tâm trạng vui vẻ
thấm dần trong từng nốt nhạc.

https://www.youtube.com/watch?v=OitPLIowJ70
+ Beethoven Cycle - Symphony No. 9, 'Choral'Symphony No. 9 in D minor, Op. 125
21
https://www.youtube.com/watch?v=sJQ32q2k8Uo
+ Giao hưởng Carmen: Baden-Württemberg Youth Wind Orchestra and The
Philharmonic Winds in Concert
https://www.youtube.com/watch?v=c4QnVrbstXQ
+ Dvořák Symphony No 9 "New World" Celibidache, Münchner
Philharmoniker, 1991.
https://www.youtube.com/watch?v=_9RT2nHD6CQ

3.2.2. Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)


3.2.2.1. Vài nét về tiểu sử
- Mozart sinh ngày 27 tháng giêng năm 1756 tại thành phố Salzburg, đó là một
thành phố gần dãy núi Anpơ thuộc miền tây nước Áo. Cha của nhạc sĩ là một nhà sư
phạm âm nhạc có tài, ông còn là nghệ sĩ độc tấu Violon của dàn nhạc hoàng cung.
- Từ nhỏ Mozart được mệnh danh là “thần đồng” âm nhạc, cậu bé có một năng
khiếu âm nhạc hết sức đặc biệt.
- Khi 3 tuổi, cậu đã nghe được chuẩn xác những âm thanh và có thể bắt chước
những gì cậu nghe được. Lên 4 tuổi, Mozart đã sáng tác, thuộc lòng nhiều tác phẩm,
thị tấu nhanh và ứng tác tại chỗ rất hay những chủ đề thính giả yêu cầu.
- 7 tuổi Mozart đã soạn xong bốn bản Sonate cho Violon và Clevecin.
- 10 tuổi Mozart đã trở thành một thiên tài âm nhạc, một nhạc sĩ nổi tiếng thế
giới.
- 14 tuổi ông được viện hàn lâm âm nhạc ở Bologna Italy tặng học vị viện sĩ.
- 10 năm cuối đời Mozart chủ yếu sống ở Viên thời gian này là giai đoạn Mozart
đã đưa nghệ thuật của mình lên đỉnh cao với những vở nhạc kịch “DonJuan”, “Đám
cưới Figaro”, “Cuộc đột nhập vào hoàng cung”,“Cây sáo thần” và bản “Khúc cầu
hổn”.
- Mozart từ trần vào ngày 5 tháng chạp năm 1791.
3.2.2.2. Đặc điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác
- Âm nhạc của Mozart nổi bật lên những làn điệu của dân ca Áo kết hợp với những
chất liệu âm nhạc dân gian độc đáo của các nước châu Âu. Trong tác phẩm của ông,
chất liệu âm nhạc ấy đã hiện lên với vẻ kiều diễm, nồng nhiệt, giàu chất thơ, mỏng nhẹ

22
và tinh tế. Mozart rất quan tâm đến sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, vì thế
những tác phẩm của ông rất tự nhiên, không gượng gạo, dễ đi vào lòng người.
- Giai điệu của Mozart đóng một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm của nhạc sĩ.
Sự sáng sủa, đơn giản, giàu hình tượng, xuất phát từ nguồn gốc âm nhạc dân gian Áo,
Đức và các bài hát du dương của Ý đã làm cho giai điệu của Mozart trở nên tuyệt diệu,
có tính nghệ thuật cao, có chiều sâu nội tâm phong phú và sức biểu hiện mạnh mẽ.
- Trong lĩnh vực hòa thanh, Mozart đã vận dụng công năng TSD một cách sáng
tạo bởi sự kết hợp liên tiếp và xen kẽ những hợp âm chính phụ cùng với sự chuyển
điệu mạnh bạo, vì thế đã tạo nên giai điệu của Mozart một sự tiến hành thoải mái, tự
nhiên, có sức lôi cuốn.
- Mozart đã để lại cho hậu thế một di sản âm nhạc vô cùng quý báu. Vươn lên từ
cuộc đời của một nhạc sĩ nghèo, ông đã cống hiến cho nhân loại biết bao bài học quý
giá trong lĩnh vực sáng tác âm nhac cũng như những tác phẩm bất hủ của ông. Những
tác phẩm của ông trước đây đã có chỗ đứng trong cuộc đấu tranh cho xã hội, ngày nay
nó còn vang lên khắp nơi, cổ vũ loài người đi lên giành một tương lai tươi đẹp.
- Sáng tác của Mozart: 41 bản Giao hưởng; 23 vở nhạc kịch. nhiều Concerto, gần
80 bản hòa tấu thính phòng.
3.2.2.3. Giới thiệu giao hưởng số 40 của V.A.Mozart (th: 1)
a. Vài nét về tác phẩm
Trong thời của trường phái âm nhạc Cổ điển Viên, giao hưởng là một trong
những tiêu chí quan trọng để được thừa nhận của một nhạc sĩ. Đây là một trong những
thể loại âm nhạc thể hiện đầy đủ nhất năng lực nghệ thuật của một nghệ sĩ, bản giao
hưởng số 40 của Mozart chính là một trong những viên ngọc quý trong kho tàng nghệ
thuật âm nhạc của nhân loại. Tác phẩm được viết ở giọng Sol thứ, K.550 2. Tác phẩm
này được viết vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu
tuần lễ, ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã là một
trong 3 tác phẩm đó.
b. Cơ cấu dàn nhạc
Ông bố trí nhạc cụ cho tác phẩm Symphony số 40 này với khối đàn dây tiêu biểu
bao gồm violin, viola và cello, cộng thêm kép đôi contrabass

2
Ký hiệu K (hoặc KV) là viết tắt của Köchel (hoặc Köchel Verzeichnis) – Người lập lại danh mục các tác phẩm của Mozart; số 550 là số trang trong niên
giám..

23
Khối kèn gỗ sử dụng hai flute, hai kèn oboe và hai kèn bassoon.
Khối kèn đồng chỉ có hai kèn Cor, không có trumpet hoặc trombone (Mozart sử
dụng kèn trombone trong các opera, nhưng không bao giờ dùng trong symphony,
Cũng không có clarinet trong tổng phổ nguyên bản, về sau các nhạc sĩ phối khí, hoặc
chỉ huy mới thêm vào). Bộ gõ gồm hai bộ timpani.
c. Cấu trúc tác phẩm
Những giao hưởng vào thời Mozart thông thường bao gồm những ba hoặc bốn
chương. Chương thứ nhất, thường được ghi allegro, được trình tấu ở tốc độ nhanh,
mãnh liệt và kịch tính. Chương này thông thường được viết ở hình thức sonat. Chương
thứ hai thường là một chương chậm, và có thể là ở hình thức rondo, hoặc hình thức
biến tấu. Chương thứ ba (nếu chưa phải là chương kết) thì thường sẽ là một chương vũ
khúc nhẹ nhàng kiểu Minueto, có tính chất duyên dáng theo nhịp ba. Chương kết thúc
thông thường luôn có mặt trong thể loại sonat, nhưng cũng có thể được viết theo thể
loại rondo hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Nó thường được chơi rất mãnh liệt, đôi khi
có tính cách hài hước, và nhất là bằng một tốc độ nhanh.
Bản giao hưởng số 40 là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Mozart, một
bản giao hưởng giàu tính kịch, bởi thế mà người ta không gọi là bản giao hưởng trữ tình
mà gọi là bản giao hưởng bi thương trữ tình, và cũng là một tác phẩm của Mozart được
người Việt Nam biết đến nhiều nhất. Bởi sự gần gũi, giản dị của các chủ đề; phương thức
sáng tác kinh điển, mẫu mực cùng những giá trị nghệ thuật khác, giao hưởng số 40 của
Mozart đã được tất cả các dàn nhạc giao hưởng trên thế giới lựa chọn biểu diễn.
Về phía khán thính giả Việt Nam, đối với nhiều người, âm nhạc kinh viện vẫn là
một đối tượng không thực sự gần gũi, tuy nhiên tác phẩm vẫn tạo được cho họ sức hấp
dẫn đặc biệt.
Chương I: Allegro được viết theo hình thức Sonate, chủ đề chính là một nét giai
điệu trữ tình đượm vẻ bi thương bởi các quãng hai đi xuống, ví dụ

Chủ đề phụ là môt giai điệu tương phản với chủ đề chính bằng môt nét bán cung
đi xuống, ví dụ:
24
Sang phần phát triển, chủ đề chính được phát triển với kịch tính cao độ và chuyển điệu
liên tiếp. Sang phần tái hiện các chủ đề lại được nhắc lại không nguyên vẹn…
d. Nghe tác phẩm: Dàn nhạc giao hưởng Boston (Boston Symphony Orchestra) và
chỉ huy Leonard Bernstein.
https://www.youtube.com/watch?v=qzBwa2jI1Oc&t=139s

3.2.3. Ludwig Van Beethoven (1770-1827)


3.2.3.1. Vài nét về tiểu sử
- Ludwig Van Beethoven sinh ngày 16 tháng 12 năm 1770 tại thành phố Bonn, miền
tây nước Đức. Ông một trong những nhà văn hóa vĩ đại của thế giới, ông sống trong một
giai đoạn lịch sử đầy rẫy những biến động về chính trị và xã hội, một thời đại có nhiều
mâu thuẫn phức tạp. Đó là thời kỳ mà giai cấp tư sản cùng đông đảo quần chúng đứng lên
đánh đổ vua quan phong kiến qua cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
- Năm lên 13 tuổi Beethoven đã làm việc trong dàn nhạc hoàng cung.
- Năm 1789 ở Pháp nổ ra cuộc cách mạng tư sản, cũng năm ấy, Beethoven vào học
tại khoa triết của trường đại học tổng hợp Bonn.
- Cuối năm 1792, Beethoven đến Viên. Mới đầu ông hoạt động với tư cách là một
nghệ sĩ dương cầm, sau đó ông nổi tiếng với những sáng tác.
- Ở Viên, Beethoven đã sớm đạt được những thành tựu rực rỡ.
- Giai đoạn 1796 - 1801 Beethoven lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề nhưng
cũng là giai đoạn sáng tác hết sức vững vàng, chắc tay, đi theo khuynh hướng mới với
kịch tính cao, chủ đề anh hùng, âm hình chủ đạo, tiết tấu phức tạp và hình thức đồ sộ.
Những tác phẩm lỗi lạc ấy đã mở ra một thời kỳ sáng tao mới trong sự nghiệp sáng tác
của Beethoven.
- Từ năm 1813 đến năm 1816, ông hoàn thành 5 bản Sonata cho Piano cuối cùng, 5
tứ tấu dây và đặc biệt là bản giao hưởng số 9, một tuyệt tác kết thúc sự nghiệp sáng tác
của Beethoven. Bản nhạc này đã chiếm vị trí đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác giao
hưởng của Beethoven. Đó là một tác phẩm vĩ đại của kho tàng văn hóa thế giới.
25
- Beethoven từ trần vào ngày 26 tháng 3 năm 1827 trong lúc ông đang còn dự định
viết bản giao hưởng số 10. Hàng vạn người ở Viên đã đưa tiễn người nhạc sĩ nghèo đến
nơi an nghỉ cuối cùng.
3.2.3.2. Đặc điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác
- Beethoven có nhiều đóng góp lớn cho hai thể loại đó là Sonate và giao hưởng. Nếu
ở Sonate đó là những trang nhật ký của nhạc sĩ ghi lại những cảm xúc của chính mình thì
ở thể loại giao hưởng đôi với Beethoven như là một vũ khí lợi hại, nói lên những tư tưởng
lớn lao của thời đại. Những tác phẩm giao hưởng của Beethoven thật vô cùng quý giá, nó
sánh ngang với bi kịch của Shakespeare, thơ ca của Goethe và tiểu thuyết của Victohuygo.
- Âm nhạc của Beethoven vừa mang tính trữ lại đậm chất anh hùng ca. Ý nghĩa
triết học sâu sắc của cuộc cách mạng tư sản đã được phản ánh thông qua thế giới quan
và sự cảm xúc nhạy bén của nhạc sĩ, đó là con đường đấu tranh từ bóng tối vươn ra
ánh sáng đi đến thắng lợi của các dân tộc giải phóng, đến quyền sống tự do của con
người. Trong đó như có một sợi chỉ hồng xuyên suốt bằng các chủ đề: Đấu tranh - Anh
hùng và Chiến thắng trong các tác phẩm của Beethoven. Những hình tượng đấu tranh
người người lớp lớp của quần chúng được khắc họa một cách đậm nét, là đề tài có ý
nghĩa xã hội rất rộng lớn đã được xuất hiện lần đầu tiên trong âm nhạc của Beethoven,
nó phản ánh trực diện không khí đấu tranh sôi sục của quần chúng như những khát
vọng lớn lao của họ. Bởi thế tính hiện thực trong các tác phẩm của Beethoven càng
cao và giá trị của nó càng lớn. Chính vì thế mà Stasov - một nhà phê bình âm nhạc
Nga đã gọi ông là “Shakespeare của quần chúng”.
- Sáng tác phẩm của Beethoven gồm có: 9 Giao hưởng; 5 Cocerto; 32 Sonate cho
Piano. 1 Opera: “Fidelio”; rất nhiều tác phẩm thính phòng và thanh nhạc.
3.2.3.3.Giới thiệu bản sonat N0 14, cho Piano của L.W.Beethoven (th:2)
a. Vài nét về thể loại sonata
Thể sonat hay còn được gọi là liên khúc sonat là một loại tác phẩm âm nhạc có cấu trúc
nhiều chương, trong đó có ít nhất một chương (thường là chương đầu) được viết ở hình thức
sonat. Hình thức sonat là một hình thức âm nhạc phức tạp, gồm ba phần: trình bày; phát triển và
tái hiện của nhiều chủ đề tương phản. Hình thức và thể loại này được định hình trong sáng tác
của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên, đặc biệt là Bethoven.
b. Bản sonata N0 14

26
Là một trong 32 tác phẩm viết ở thể sonat cho đàn piano của L.W.Bethoven. Bản nhạc
gồm 3 chương, trái với thông lệ của liên khúc sonat, chương đầu của tác phẩm được viết ở hình
thức ba đoạn phức (A – B – A’), giọng đô thăng thứ, nhịp độ chậm (Adagio sostennuto), tính
chất trữ tình lãng mạn, êm dịu. Với đặc điểm đó người đời đặt cho chương này tên gọi Ánh
trăng – “Moonlight Sonata”.

Chương thứ 2 của tác phẩm cũng được viết ở hình thức ba đoạn phức, nhưng tính chất
vui nhộn hài hước với nhịp độ nhanh Alegretto, giọng rê giáng trưởng,

27
Chương thứ 3 trở lại giọng đô thăng thứ, nhịp độ nhanh (presto agitato), hình thức
sonat, rất tương phản với 2 chương trước. Nếu như chương 1 chúng ta có cảm giác đi giữa
đêm trăng thanh bình với khung cảnh hết sức trữ tình, lãng mạn; chương thứ 2, âm nhạc
rộn ràng vui nhộn như trong một vũ hội, thì chương thứ ba là sóng gió và bão táp.

Bản giao hưởng số 5

Bản giao hưởng Số 5 có một quá trình thai nghén lâu dài. Những phác thảo đầu
tiên cho nó được Beethoven bắt tay vào thực hiện vào năm 1804 và và hoàn thành vào
năm 1808. Buổi biểu diễn ra mắt tác phẩm nhận được rất ít phản hồi do diễn ra trong
điều kiện khó khăn. Trước đó, dàn nhạc giao hưởng chưa có thời gian luyện tập – chỉ
tập được một buổi duy nhất – và khi một nhạc công mắc lỗi trong lúc biểu diễn Đồng
ca Fantasia, Beethoven đã phải cho ngừng toàn bộ dàn nhạc và biểu diễn lại từ đầu.
Khán phòng hôm đó cực kỳ lạnh và khán giả đã kiệt sức vì buổi biểu diễn quá dài. Tuy
nhiên, một năm rưỡi sau đó, nhạc phổ của bản nhạc được xuất bản do tác động của
một bài phê bình ca ngợi cuồng nhiệt do một tác giả ẩn danh viết (mà thực chất chính
là E.T.A. Hoffmann) đăng trên tờ san Allgemeine musikalische Zeitung. Ông đã mô tả
bản nhạc với những hình ảnh đầy kịch tính:

Ánh sánh rực rỡ chiếu xuyên qua màn đêm thăm thẳm, và lúc ấy ta mới nhận ra
bóng tối khổng lồ đang lắc lư tới lui đã bao trùm lên ta, huỷ diệt mọi thứ bên trong ta
chỉ trừ nỗi đau của niềm khắc khoải vô tận – cái khắc khoải mà trong đó mọi sự khoái
lạc ngân lên trong cung bậc hân hoan đều bị dìm xuống và chết lịm, và chỉ qua nỗi đau
ấy – cái thống trị nhưng không huỷ diệt tình yêu, hy vọng và niềm vui – ngực ta như
28
muốn nổ tung bởi hơi thở dồn dập trong những hoà âm tràn ngập âm thanh của niềm
đam mê, chúng ta bám lấy cuộc sống và trở thành người nắm giữ linh hồn.

Hoffman dành phần lớn nhất trong bài ngợi ca nồng nhiệt này để phân tích chi
tiết bản giao hưởng, nhằm cho độc giả thấy được cách thức Beethoven sử dụng để
nhấn mạnh những hiệu ứng đặc biệt đối với thính giả. Trong một bài luận mang tên
"Nhạc không lời của Beethoven", kết hợp bài phê bình này cùng một bài viết khác vào
năm 1813 về tác phẩm tam tấu đàn dây Op. 70, xuất bản trong ba số vào tháng 12 năm
1813, E.T.A. Hoffman ngợi ca thêm "bản giao hưởng cung Đô thứ kỳ diệu, sâu sắc
không bút nào tả xiết."

Bản giao hưởng tuyệt diệu này, trong một cao trào cứ lên cao mãi, cao mãi, đã
đưa đẩy thính giả rơi vào thế giới tâm linh của sự vô tận mới thật mãnh liệt!… Không
nghi ngờ rằng toàn bộ làn sóng nhu động giống như một khúc Rhasody cuồng tưởng
đã tinh tế đã đi qua bao người, nhưng tâm hồn của mỗi một thính giả am tường chắc
chắn đã bị khuấy động một sâu sắc và mật thiết bởi cảm giác rằng không có một địa
hạt tâm linh nào khác nơi nỗi buồn và niềm vui lại có thể ôm ấp lấy anh ta bằng những
âm thanh…

Bản giao hưởng sớm đạt được vị trí như một tác phẩm trung tâm trong sự
nghiệp của Beethoven. Như một biểu tượng của nhạc cổ điển,

Chương 1: Allegro con brio

Chương đầu mở màn với mô típ 4 nốt đã đề cập ở trên, một trong những mô tip
nổi tiếng nhất của âm nhạc phương Tây. Có khá nhiều tranh cãi giữa các nhạc trưởng
về nhịp điệu để chơi bốn nốt mở màn này. Một số nhạc trưởng tuân thủ chặt chẽ theo
nhịp allegro (nhịp nhanh khoảng 120-168 nhịp trên phút); một số khác nhằm nhấn
mạnh sự nặng nề của tiếng gõ cửa định mệnh lại chơi bốn nốt mở đầu với nhịp điệu rất
chậm và trang nghiêm; một số khác thì chơi theo nhịp molto ritardando (chơi mỗi nhịp
bốn nốt chậm dần), cho rằng dấu lặng trên nốt thứ tư đóng vai trò cân bằng. Một số
nhà phê bình nhấn mạnh điều quan trọng là phải thể hiện được tinh thần của nhịp hai-
một và cho rằng nhịp một-hai-ba-bốn thường bị chơi sai.

Chương đầu được viết theo hình thức sonata truyền thống mà Beethoven thừa
hưởng từ những nhà soạn nhạc cổ điển tiền bối Haydn và Mozart (trong đó ý tưởng
29
chính được thể hiện ngay từ những trang đầu tiên và được tiếp tục đưa đẩy và phát
triển lên qua rất nhiều nốt nhạc, với sự lặp lại kịch tính của đoạn mở đầu – dấu tóm tắt
– ở quãng ba phần tư của toàn bộ chương). Nó bắt đầu với hai đoạn kịch tính cực
mạnh, một mô tip nổi tiếng nhằm thu hút sự chú ý của thính giả. Tiếp theo bốn nhịp
đầu Beethoven sử dụng biện pháp lặp và tiếp nối để phát triển chủ đề. Bốn nốt lặp lại
ngắn gọn như xô đầy lên nhau với nhịp độ đều đặn tạo nên một giai điệu đơn nhất liên
tục trôi chảy. Ngay sau đó, một đoạn nối được chơi bằng kèn cor với âm hưởng nhanh
mạnh thế chỗ trước khi chủ đề thứ hai được giới thiệu. Chủ đề thứ hai này được chơi
ở cung Mi giáng, giọng trưởng tương đương, và nó trữ tình hơn, được viết cho piano
và với bốn nốt mô típ được chơi phụ hoạ bởi bộ vỹ. Phần tái hiện một lần nữa lại dựa
trên bốn nốt mô típ. Sự phát triển của phân đoạn tiếp tục sử dụng biện pháp chuyển
giọng, tiếp nối và lặp lại và đoạn nối. Trong đoạn lặp lại này, có một phần độc tấu
ngắn dành cho oboe theo phong cách gần như ngẫu hứng, và toàn bộ chương đầu kết
thúc với coda (đoạn kết của một chương nhạc) mãnh liệt.

Chương hai: Adante con moto

Chương hai chơi ở cung La trưởng mang đậm tính trữ tình với hình thức chủ đề
kép biến tấu, tức là hai chủ đề cùng xuất hiện và biến đổi luân phiên nhau. Tiếp theo
những đoạn biến tấu là một phần coda dài.

Chương này mở đầu với sự lên tiếng của chủ đề thứ nhất, một giai điều được
đồng tấu bằng viola và cello với double bass phụ hoạ. Chủ đề thứ hai ngay lập tức theo
sau bằng hoà âm tạo ra bởi clarinet, basson, violin, với giải âm ba nốt cho viola và
bass. Ở đoạn biến tấu tiếp theo chủ để thứ nhất lại xuất hiện và tiếp nối nó là chủ để
thứ ba, 32 nốt chơi bằng viola và cello với một đoạn đối chọi chơi bởi sáo, oboe và
basson. Tiếp theo một khúc chuyển tiếp toàn bộ dàn nhạc cùng hoà tấu với nhịp điệu
cực mạnh, dẫn tới một đoạn cao trào mạnh dần, và đoạn coda để kết thúc chương.

Chương ba: Scherzo. Allegro

Chương ba có cấu trúc ba lớp, bao gồm scherzo và trio được viết theo khuôn
mẫu của chương ba trong nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển, trong đó đoạn scherzo
chính được chơi liên hoàn, rồi đến một phần trio đối lập, và đoạn scherzo sẽ lặp lại, và
đến coda kết thúc. Tuy nhiên trong khi nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển thông thường

30
sử dụng minuet và trio cho chương ba thì Beethoven lại có cách tân bằng cách sử dụng
cấu trúc scherzo và trio.

Chương ba này lại quay lại chơi ở cung Đô thứ ở đoạn mở đầu và bắt đầu với
chủ đề được chơi bằng cello và double bass.

Chủ đề mở màn được đáp lại bằng một chủ để tương phản chơi bằng nhạc cụ bộ
hơi, và đoạn này được lặp lại. Sau đó kèn cor lên tiếng mạnh mẽ để tuyên bố chủ để
chính của chương và phần nhạc phát triển từ đây.

Phần trio chơi ở cung Đô trưởng và được viết theo lối đối âm. Khi đoạn scherzo
trở lại lần cuối cùng, nó được chơi bằng bộ dây hết sức nhẹ nhàng với kỹ thuật
pizzicato.

"Phần scherzo tạo sự đối lập tương tự như những giai điệu chậm trong đó chúng
phát triển từ những đặc điểm cực kỳ khác biệt giữa scherzo và trio… Scherzo đối lập
hình ảnh này với mô tip (3+1) nổi tiếng của chương đầu, cái có tính quyết định xuyên
suốt toàn bộ chương."

Chương 4: Allegro

Âm điệu hân hoan và hồ hởi của chương kết ngay lập tức theo sau scherzo mà
không hề bị ngắt quãng. Nó được viết theo hính thức sonata biến thể khác lạ: ở phần
cuối của đoạn phát triển chủ đề, các nhạc cụ tạm ngưng ở phách át, chơi cực mạnh, và
âm nhạc được tiếp tục chơi sau đoạn ngừng với điệp khúc nhẹ nhàng của "chủ đề kèn
cor" trong điệu scherzo. Phần tóm tắt sau đó được giới thiệu bằng nhịp điệu mạnh dần
phát ra từ những nhịp cuối cùng của phần scherzo thêm vào, giống hệt nhạc của phần
mở đầu chương. Đưa phần tạm ngưng vào chương cuối với chất liệu từ ‘vũ điệu’ thứ
ba này lần đầu tiên được Haydn sử dụng trong tác phẩm Giao hưởng số 46 cung Si của
ông vào năm 1977. Không ai biết liệu có phải Beethoven học tập từ tác phần này hay
không.

Chương cuối Bản giao hưởng Số 5 kết thúc bằng một coda rất dài, trong đó
những chủ đề chính của chương được chơi theo hình thức cô đọng về nhịp điệu. Càng
tới cuối nhịp điệu chuyển dần về presto (rất nhanh). Bản giao hưởng kết thúc bằng 29
nhịp ở hợp âm Đô trưởng, chơi cực mạnh. Charles Rosen trong The Classical Style cho

31
rằng kết thúc này thể hiện cảm nhận Beethoven về tính thương quan trong nhạc thời kỳ
Cổ điển: đoạn "kết dài đến khó tin" hoàn toàn ở cung đô trưởng là cần thiết "để kết lại
sự căng thẳng tột độ của tác phẩm đồ sộ này."

3.3. Trường phái âm nhạc Lãng mạn châu Âu thế kỷ XIX (lt: 1)
3.3.1.Hoàn cảnh ra đời
- Năm 1789 cuộc cách mạng tư sản Pháp thành công, cách mạng đã mang lại
bình quyền và đẳng cấp cho quần chúng, và nhân dân tin vào sự chiến thắng của tự do,
bình đẳng, dân chủ.
- Giai cấp tư sản phản động đã đoạt lại chính quyền từ tay phái Giacobanh cách
mạng dân chủ, để hình thành chính quyền của mình, đến đây một thời kỳ biến động bắt
đầu xảy ra và hàng loạt các sự kiện đã làm thay đổi cơ bản diện mạo của xã hội châu Âu
nói chung và nước Pháp nói riêng.
- Tuy nhiên những tư tưởng cao cả của cuộc cách mạng năm 1789 không thể bị
dập tắt, trái lại nó có tiếng vang mạnh mẽ trên toàn châu Âu. Những khuynh hướng
yêu tự do, dân tộc đã tạo sự thúc đẩy mạnh mẽ cho những phong trào giải phóng dân
tộc chống chế độ phong kiến.
- Lịch sử trong giai đoạn này là lịch sử đấu tranh cho tự do, nhân đạo, dân chủ,
bình quyền xã hội. Trong tình hình đó nghệ thuật hình thành dòng mới đó là chủ
nghĩa Lãng mạn.
3.3.2. Nội dung tư tưởng
- Các nghệ sĩ của trưởng phái nghệ thuật Lãng mạn dường như phủ nhận tư
tưởng “ánh sáng” của thời đại tiền cách mạng. Niềm tin của con người vào những
điều tốt đẹp đã bị lung lay. Con người sống trong giai đoạn này luôn có tư tưởng chán
ngán, bất mãn, hoài nghi.
- Sự giãi bày thế giới nội tâm trước hết là thể hiện khuynh hướng tự do cá nhân.
Chủ nghĩa Lãng mạn đề cao những yếu tố khác thường và sự chân thật trong thế giới
tình cảm. Các chủ đề tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, sự sống và cái chết, những ý
tưởng không đạt được trong cuộc sống, những ước mơ nhân đạo cao cả.
- Các nhạc sĩ Lãng mạn rất quan tâm đến tính dân tộc trong sáng tạo. Sự quan
tâm này nảy sinh từ ý thức độc lập dân tộc qua các cuộc đấu tranh, tạo điều kiện cho
việc phục hồi nền văn hoá dân tộc.

32
3.3.3. Phương pháp nghệ thuật
- Vì những lí do mang tính khuynh hướng đã nêu ở trên, nội dung thay đổi cho nên
dẫn đến có sự thay đổi về hình thức, phạm vi cấu trúc và thể loại âm nhạc. Các thể loại
âm nhạc mới được xuất hiên. Một thể loại mang ý nghĩa dẫn dắt có liên quan đến truyền
thống, phong tục đó là ca khúc.
- Các thể loại mang tính sinh hoạt dân gian được phát triển mở rộng như các bản
Valse, Mazuôcca...
- Âm nhạc có tiêu đề được các nhạc sĩ Lãng mạn khai thác và phát triển mạnh,
bởi vì tính tiêu đề giúp cho sự trần thuật tư duy âm nhạc có tính tự do và rõ ràng hơn.
3.4. Một số nhạc sĩ tiêu biểu (lt: 1)
3.4.1. Frank Chubert (1797- 1828)
3.4.1.1. Vài nét về tác giả
- F.Chubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797, là một nhạc sĩ thiên tài người Áo-
Người đại biểu đầu tiên của trường phái Lãng mạn châu Âu- Người mở đầu thời đại
Lãng mạn trong các lĩnh vực khác nhau của âm nhạc như giao hưởng; nhạc thính phòng;
tác phẩm cho đàn phím cũng như cả lĩnh vực ca khúc.Trong cuộc đời ngắn ngủi của
ông, Chubert đã viết rất nhiều, có thể nói ông có tác phẩm ở hầu hết các thể loại.
- Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Chubert đã lao động sáng tác với khối
lượng tác phẩm rất lớn. Riêng mảng ca khúc ông viết trên 600 tác phẩm, Ngoài ra, ông
còn viết rất nhiều tác phẩm ở những thể loại khác nữa như: Giao hưởng ( 9 bản, nổi
tiếng là bản số 8- “Giao hưởng bỏ dở” ); Nhiều Fantasia ( nổi tiếng là Phantadi “Kẻ
lưu lạc” ); Nhiều hợp xướng, Overture, Serenat; xônat cho Piano; tứ tấu…
3.4.1.2.Giới thiệu tác phẩm Serenade (th: 1)
a. Vài nét về thể loại serenade
Trong âm nhạc, một serenade (hay đôi khi là serenata) với ý nghĩa phổ biến nhất
của nó là một tác phẩm âm nhạc hoặc là một buổi biểu diễn âm nhạc để thể hiện sự
kính trọng, tôn vinh ai đó. Một trong những ý nghĩa của serenata, đó là một dạng tác
phẩm được biểu diễn cho một người được yêu chuộng, người bạn hay một người nào
đấy được tôn vinh, với thời gian đặc trưng là vào chiều tối và thường ở dưới cửa sổ
nhà người đó. Phong tục chơi serenade theo kiểu này bắt đầu từ thời Trung cổ hoặc
Phục. Âm nhạc được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó

33
được một người hát tự đệm đàn bằng nhạc cụ có thể mang theo được. Theo ý nghĩa
này, serenata thường có tính chất nhẹ nhàng, êm dịu, man mác buồn ví như không gian
êm ả, thơ mộng lúc hoàng hôn ở một miền quê yên tĩnh.
Thể loại âm nhạc này vốn dành cho các nhạc cụ diễn tấu, nhưng sang thế kỷ 19,
F. Subert là người đầu tiên viết thể loại serenata ở dạng một tác phẩm thanh nhạc.
Cùng thời với F. Subert, cũng có nhiều nhạc sĩ sáng tác serenata, trong tuyển tập bài ca
không lời F. Mendensohn cũng có tác phẩm mang tên này.
Serenata của F. Subert là một tác phẩm thanh nhạc có cấu trúc kiểu hai đoạn a và
b. Phần giữa (câu thứ nhất của đoạn b) chứa đựng yếu tố tương phản về điệu tính và
tiết tấu; Câu thứ hai là phần tái hiện. Tác phẩm còn có thêm một phần kết (coda).
Như rất nhiều các ca khúc của mình, F. Subert luôn có phần dạo đầu cho tác
phẩm. Phần dạo ở đây là dạng âm hình hóa hòa âm trên nền hòa thanh công năng khá
đơn giản, nhưng rất xúc tích, cô đọng và đầy cảm xúc.
b. Tác phẩm serenade

t/ Dmoll tsVI sII65 D


Chủ đề tác phẩm là một nét giai điệu rất đẹp, hết sức trữ tình với tính chất tự sự.

Tác phẩm này được coi là một mẫu mực có tính chất kinh điển của ca khúc
nghệ thuật lãng mạn của thế kỷ XIX, ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã coi
đây không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một bài tập, một ngưỡng trình độ
34
trong quá trình đào tạo thanh nhạc tại các trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Serenata
đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và chuyển soạn thành tác phẩm khí nhạc
cho nhạc cụ độc tấu và hòa tấu.
c. Nghe tác phẩm
-Nghe tác phẩm serenade theo nguyên mẫu của F. Subert (tiếng Đức)
-Nghe tác phẩm với phần lời tiếng Việt
-Nghe tác phẩm đã chuyển soạn cho nhạc cụ độc tấu hoặc hòa tấu
3.4.2. Frederic Chopin ( 1810- 1849)
3.4.2.1.Vài nét về tác giả
- Chopin sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810, là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu
nhất của chủ nghĩa lãng mạn.
- Chopin đã đưa vào âm nhạc lãng mạn những mầu sắc mới của dân tộc, sự đặc
sắc với tính nồng cháy và tính trữ tình để thể hiện nỗi xúc động nội tâm của con người
thời đại, qua phương tiện của một nhạc cụ là cây đàn Piano.
- Làm phong phú cho nền âm nhạc Tây Âu với những chủ đề tư tưởng có ý nghĩa
lớn lao, liên quan đến cuộc đấu tranh của nhân dân cho sự giải phóng dân tộc, và chủ
đề về nỗi xúc cảm yêu nước, cách mạng Chính vì vậy, Chopin được coi là người mở
rộng giới hạn tư tưởng nghệ thuật âm nhạc cho đàn piano và còn được mọi người gọi
là “Nhà thơ” của cây đàn Piano.
- Cuộc đời thật ngắn ngủi nhưng Chopin đã để lại cho đời một khối lượng sáng
tác đồ sộ và quý giá. Trong đó có những thể loại âm nhạc mới như Etuyt; Mazuôcka;
Polone; Nocture…Và đặc biệt thông qua những tác phẩm đó, Chopin đã khai thác
được những khía cạnh khác nhau của cây đàn Piano để thể hiện những mô típ cách
mạng trong những loại hình sẵn có như: Rondo; Biến tấu; Xônát; Concertto…
3.4.2.2.Giới thiệu tác phẩm Fantasia Impromtu (th: 1)
a. Vài nét về thể loại Fantasia
Được mệnh danh là nhà thơ của cây đàn piano, thực sự “chất thơ” có thể tìm
thấy trong hầu hết tác phẩm của Chopin từ những bản nhạc có quy mô lớn như
concerto cho tới những bản Valse, preluyt hay etude. Nét độc đáo trong sáng tác
của Chopin chính là sự khai thác tuyệt đối tính năng và kỹ thuật của cây đàn

35
piano để làm lên sức biểu cảm sự phong phú và sinh động trong mỗi tác phẩm.
Fantasia Impromtu là một trong những tác phẩm như vậy.
Fantasia hay Fantaisie là khúc nhạc tùy hứng, là tác phẩm một chương không
lớn lắm.Fantaisie được xây dựng trên một số chủ đề không ấn định. Các chủ đề đó
tương phản với nhau và đôi khi chúng có thể phát triển thành các đoạn độc lập.
Đó là kết quả của sự tưởng tượng đầy sáng tạo của các nhà soạn nhạc và từ đó mà
có tên gọi là Fantaisie và trở thành một thể loại âm nhạc. Trong thể loại này, chủ
đề được trình bày tùy hứng không theo quy luật nghiêm ngặt như các hình thức
mẫu mực khác như Fugue hay Sonate. ở thế kỷ 16-17, Fantaisie thường được viết
cho Lute, Organ và Clavecin với cấu trúc phức điệu. Đến thể kỷ 18, Fantaisie vẫn
chủ yếu là một chương trong các hình thức Liên khúc haylà phần trình bày trước
các Fugue. Sau đó, Fantaisie dần trở thành một thể loại độc lập3.
b. Tác phẩm Fantasia Impromtu
Fantasia Impromtu của F. Chopin, có cấu trúc 3 phần kiểu A – B – A, tuy
nhiên cấu trúc này không hoàn toàn giống với hình thức ba đoạn phức Cổ điển…
sau phần dạo đầu (4 ô nhịp), phần A của tác phẩm được viết với nhịp độ rất nhanh
(presto), giọng đô thăng thứ, đi cùng với nhịp độ đó là sự đan xen giai điệu của 2
bè với tiết tấu rất phức tạp (bè trên cố định với tiết tấu móc kép; bè dưới là những
chùm 6 nốt móc đơn). Ẩn trong những âm thanh trì tục đó là những nét giai điệu
mềm mại mang tính chất tự sự, lo âu.

Phần B của tác phẩm, âm nhạc thay đổi chất liệu hoàn toàn tương phản với
phần A, giọng rê giáng trưởng, nhịp độ vừa phải (moderato cantabile), tính chất âm
nhạc khoan thai, khoáng đạt, tươi sáng…

3
Thể loại âm nhạc - PGS Nguyễn Thị Nhung-Nhạc viện Hà nội-NXB Âm nhạc 1996
36
c. Nghe tác phẩm
3.4.3. Johames Brahms (1833- 1897)
- J. Brahms sinh ngày 7 tháng 5 năm 1833, là nhạc sĩ Đức cuối thế kỷ XIX.
Trong khi các nhạc sĩ khác đi sâu vào âm nhạc có tiêu đề thì Brahms lại có những
quan điểm và những hướng đi riêng của mình. Đó chính là phong cách âm nhạc lãng
mạn trong những cấu trúc tác phẩm kiểu Baroco và cổ điển. Với đặc điểm đó Ông
được coi là một trong những đại biểu của theo chủ nghĩa “cổ điển mới”.
- J.Brahms là người chơi Piano đại tài, là người chỉ huy điêu luyện và đồng thời
cũng là soạn nhạc lừng danh.
- Những tác phẩm đáng chú ý và có giá trị nghệ thuật cao của ông đó là: Giao hưởng
số 1; số 2; số 3; số 4; Nhạc thính phòng: Bộ 3, bộ 4, bộ 5 sonat cho cello; Concertto cho
Violin và dàn nhạc; Concertto số 2 cho Piano và dàn nhạc; Xônát cho Violin; Một số hòa
tấu bộ 3, bộ 4; một số khúc nhạc cho Piano và Vũ khúc Hungari...
3.4.4. Franz Litx 1811- 1886
- F. Litx là nhạc sĩ vĩ đại của Hungari và của thế giới. Ông sinh ngày 22 tháng 10
năm 1811. Ông có một năng khiếu âm nhạc bẩm sinh, đã từng biểu diễn âm nhạc trước
công chúng từ năm mới 9 tuổi.
- Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông thành công nhất trên hai lĩnh vực là những
tác phẩm viết cho Piano và Giao hưởng, thơ giao hưởng và các sáng tác cho piano, đặc
biệt là những bản Rapsodie mang phong vị Hungari.
- Trong lĩnh vực giao hưởng chúng ta phải kể đến đó là bản giao hưởng thơ
“Những khúc dạo đầu”. Toàn bộ tác phẩm như một bài ca trữ tình, thể hiện những tình
37
cảm đẹp đẽ, những ước vọng của tuổi trẻ mơ ước một ngày mai hạnh phúc, một tình
yêu chung thủy và chân thành.
3.4.5. Eva Gric 1843 - 1907
- Gric sinh ngày 15 tháng 6 năm 1843 ở Na Uy. Bố gốc người Scotland, mẹ là
nghệ sĩ biểu diễn Piano có tài. Ngay từ nhỏ, ông đã được mẹ dạy chơi đàn Piano và
đến năm 12 tuổi ông đã chơi tương đối thành thạo Piano và đã có những sáng tác đầu
tay. Gric được coi là người đại diện và làm cho thể giới biết đến nền âm nhạc cổ điển
của Na Uy. Với những tác phẩm của mình, Ông thực sự là người khai phá và làm rạng
rỡ nền âm nhạc của dân tộc mình.
- Đặc điểm quan trọng nhất trong âm nhạc của E. Gric là tính đơn giản, nhẹ nhàng vì
thế âm nhạc của ông rất gần gũi, dễ hiểu, dễ phổ cập với công chúng, với nhân dân.
- Ông đã viết rất nhiều các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau như: Xô nát;
Concertto cho nhiều loại nhạc cụ và dàn nhạc; Tổ khúc…Một trong những tác phẩm
của Gric được rất nhiều người biết đến đó là tổ khúc Peer Gynt, là tác phẩm được
chuyển thể từ vở kịch nói cùng tên của nhà văn Na Uy- Ipxon.
3.5. Trường phái âm nhạc Nga thế k XIX (lt: 1)
3.5.1. Đặc điểm chung
- Thế kỷ XIX là thời kỳ nền âm nhạc Nga đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất.
Phải nói rằng nền nghệ thuật Nga nói chung trong thời kỳ này đều phát triển và đạt đến
độ già dặn của nó. Ngay từ năm 1830 nền âm nhạc Nga đã được thế giới biết đến thông
qua những tác phẩm của Glinka, và nửa thế kỷ sau đó với sự nở rộ của các nhạc sĩ nổi
tiếng đó là: Traicôpxki; Muxooxki; Borodin và Rimxkicoocxacốp. Trong khoảng gần
100 năm, nền âm nhạc Nga đã có những bước nhảy khổng lồ và nhanh chóng, có thể
sánh vai với các quốc gia có nền âm nhạc phát triển trước đó ở châu Âu.
- Tính từ Glinka là người khởi đầu cho đến những nhạc sĩ tiếp theo sau đó, họ đã
làm rạng rỡ nền âm nhạc Nga bằng các tác phẩm nổi tiếng. Hầu hết những tác phẩm đó
đều được xây dựng trên chất liệu của âm nhạc dân gian, chúng được nâng cao và phát
triển trong những hình thức hoàn thiện của chủ nghĩa Cổ điển một cách hài hoà, tinh tế.
- Điều kiện mới của lịch sử xã hội Nga thế kỷ XIX là thời kỳ của chế độ phong kiến
nông nô lạc hậu, và sự lớn mạnh không ngừng phong trào cách mạng của quần chúng nhân

38
dân lao động. Nghệ thuật Nga được hình thành trong mối liên quan của tư tưởng giải phóng,
trong sự liên kết với những khuyng hướng tiến bộ nhất của nền văn hoá dân tộc Nga.
- Bắt đầu từ những năm 30 và 40 của thế kỷ XIX, âm nhạc Nga đã đáp ứng được
những nhu cầu, những mong muốn rộng rãi của đại bộ phận dân chúng yêu nghệ thuật.
Bắt đầu từ Glinka cho đến những nhạc sĩ trong nhóm “hùng mạnh” (Balakirep;
Borodin; Muxoocxki; Rimxki Corxakốp) và Traicôpxki, nghệ thuật âm nhạc Nga đã
phản ánh được hiện thực và quay trở lại phục vụ nhân dân.
- Quá trình hình thành chủ nghĩa Lãng mạn trong nghệ thuật âm nhạc Nga cũng
có mối liên hệ mật thiết tới cuộc đấu tranh vệ quốc, phong trào cách mạng của quần
chúng nhân dân để tiến tới một xã hội dân chủ, bình quyền hơn. Vì vậy, nghệ thuật âm
nhạc Nga thời kỳ này có thể nói đó là dòng nghệ thuật Lãng mạn cách mạng tích cực
được sinh ra trong phạm vi của tư tưởng giải phóng.
3.5.2. Một số nhạc sĩ tiêu biểu
3.5.2.1. Mikhain Ivanovic Glinca
- M.I. Glinka sinh ngày 20.6.1804 ở vùng Xmolen, khi còn nhỏ, ông đã có điều
kiện để tiếp xúc với âm nhạc chuyên nghiệp. Thường xuyên được nghe những buổi
hoà nhạc của một dàn nhạc do những người nhạc công nông nô biểu diễn.
- Lớn lên trong thời kỳ của không khí các cuộc cách mạng, Glinka luôn giữ
những hình ảnh đó trong trái tim mình về sau này, và chính đó là những yếu tố quyết
định ảnh hưởng trực tiếp và căn bản đến thế giới quan, quan điểm của ông trong những
sáng tác của mình.
- Glinka mất ngày 3/2/1857 tại Beclin.
3.5.2.2. Nhóm Hùng mạnh
- Nhóm khoẻ hay “Nhóm năm người” là tên gọi của nhóm nhạc sĩ “Trường phái
âm nhạc Nga mới”, bao gồm các nhạc sĩ Balakirev, Cesar Cui, Borodin, Rimsky-
Korsakov và đặc biệt là Mussorgsky.
- Từng làm nhiều nghề khác nhau và sống ở nhiều nơi trên đất nước Nga, những
thành viên của nhóm đã tập hợp ở Petersburg dưới sự lãnh đạo của Balakirev, do đó
còn gọi là “Nhóm Balakirev” (tên gọi “Nhóm khoẻ” là do nhà lý luận âm nhạc Nga
Stasov đặt cho). Nhờ sự nỗ lực tự học và sáng tạo, chẳng bao lâu họ đã xây dựng được
một trường phái âm nhạc nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc thế giới, có ảnh hưởng lớn

39
không những đối với nền âm nhạc Nga và Xô viết sau này, mà cả nền âm nhạc Pháp
và các dân tộc khác, đặc biệt là trường phái ấn tượng.
- “Nhóm khoẻ” cộng tác với nhau trên cơ sở cùng một chí hướng, nhằm tập hợp
các lực lượng của mình để đấu tranh cho những tư tưởng tiến bộ và những nguyên tắc
nghệ thuật dân chủ, đề cao tính hiện thực và tính nhân dân trong sáng tác của mình.
- “Nội dung của nghệ thuật là cuộc sống” đó là khẩu hiệu quán triệt đường lối
nghệ thuật của họ. Chủ đề tổ quốc và chủ đề nhân dân là chủ đề quán xuyến của nhóm.
Nhân vật trung tâm trong các sáng tác của họ là người nông dân lao động do đó các
nhạc sĩ trong “Nhóm khoẻ” đã dựa trên âm nhạc dân gian nhất là âm nhạc dân gian
nông thôn làm cơ sở để sáng tác.
3.5.2.3. Pyotr Ilyich Tchaicopxky (lt:1)
a. Vài nét về tác giả
- Tchaikovsky là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ XIX, là một nhà
soạn nhạc lớn theo chủ nghĩa dân tộc của nền văn hóa Nga.
- Tchaikovsky sinh Ngày 6 tháng 5 năm 1840 tại thị trấn Vokinsk thuộc tỉnh
Vyaka (nay là Kirov) thuộc nước Nga. Cha ông là một kỹ sư tài năng, một người tốt và
có lòng vị tha, sống cởi mở, vốn xuất thân từ dòng dõi quí tộc. Cha của Tchaikovsky
có hiểu biết về âm nhạc, từng hát trong dàn hợp xướng và chơi được đàn Piano. Mẹ là
một người Pháp, cũng chơi được đàn Piano, có văn hóa cao, trầm tính và là người thầy
đầu tiên của Tchaikovsky.
- Năm 8 tuổi gia đình của Tchaikovsky dời về Moscow, sau đó tiếp tục dời về
Saint Petersburg. 10 tuổi được cha gửi vào học ở trường luật tại St.Petersburg, nhưng
không chú ý đến học luật mà lại ham tập đàn Piano và đi nghe nhạc.
- Năm 1859, năm 19 tuổi, Tchaikovsky tốt nghiệp trường luật và về công tác tại Bộ tư
pháp trong thời gian 4 năm, nhưng vẫn say mê và học tập âm nhạc tại Hội âm nhạc Nga.
- Năm 1862, sau ba năm thì ông rời bỏ công việc của một luật sư để vào học tại
Nhạc viện St.Petersburg (Nhạc viện đầu tiên của Nga), lúc ông 22 tuổi. Mặc dù ông
chỉ học trong thời gian 2 năm nhưng kiến thức âm nhạc của ông nắm được rất chắc,
ông tốt nghiệp đứng hạng nhì, với tác phẩm tốt nghiệp là bản Đại hợp xướng và dàn
nhạc “Ca ngợi niềm vui”.

40
- Năm 1866 Tchaikovsky là giảng viên chính thức các môn hòa âm, phôi khí và
sáng tác tại Nhạc viện Moscow.
- Năm 1887 ở Petersbug, Tchaikovsky đã chỉ huy một số vở Opera của ông rất
thành công.
- Năm 1891 ông tham dự đại nhạc hội ở Mỹ và cũng đã chỉ huy một số tác phẩm
của mình.
- Năm 1893 ông đi thăm và biễu diễn ở Anh hết sức thành công, ông được trường
đại học tổng hợp Cambridge trao tặng danh hiệu tiến sĩ nghệ thuật.
- Ngày 25 tháng 10 năm 1893 Tchaikovsky từ giã cõi đời.
b. Đặc điểm nghệ thuật và sự nghiệp âm nhạc
- Âm nhạc của Tchaikovsky mang tính dân tộc sâu sắc. Các tác phẩm của ông là
hình ảnh của thiên nhiên, con người và đất nước Nga. Âm nhạc của ông mang tâm lý
hiện thực tinh tế, tính nhân đạo sâu sắc, luôn luôn có sự đấu tranh chống lại những thế
lực đen tối trong cuộc sống. Âm nhạc của Tchaikovsky luôn tạo một ấn tượng mạnh
mẽ đốì với người nghe, bởi nó mang một tính chất dân chủ, một lý tưởng trong sáng để
đạt đến một sự chính thống hoàn mỹ.
- Trong 23 năm sáng tạo nghệ thuật, Tchaikopvsky đã để lại 11 Opera, 7 giao
hưởng, 1 Concerto cho Violon và dàn nhạc, 3 Concerto cho Piano và dàn nhạc, 6
Ouverture, Variation theo chủ đề “Rococo” cho Cello và dàn nhạc giao hưởng - một tác
phẩm khó về kỹ thuật và hết sức xuất sắc của Tchaikovsky viết cho Cello, 3 vở Ballet,
một số tổ khúc giao hưởng và các tác phẩm thanh nhạc, thính phòng... Trong đó đáng
chú ý là các tác phẩm tiêu biểu: Opera “Evgene Onegin”, “Con đầm Pich” (viết theo vở
kịch cùng tên của nhà thơ Puskin), giao hưởng No6 “Pathétique” (Bi thương), Ballet
“Hồ Thiên Nga” (1876), “Người đẹp ngủ trong rừng” (1889), “Kẹp hạt dẻ” (1892)...
- Tchaikovsky là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ XIX, là một nhà
soạn nhạc lớn theo chủ nghĩa dân tộc được nền văn hóa Nga. Sáng tác của ông giới
thiệu một thời đại lịch sử của nền văn hóa Nga và thế giới. Âm nhạc của Tchaikovsky
có một quyền lực kỳ lạ đối với nhân dân Nga. Sức mạnh to lớn của nó được ẩn chứa
trong một nội dung sâu sắc và súc tích trong tính biểu hiện. Giai điệu của Tchaikovsky
đẹp, tha thiết, trữ tình mang tính chất dân chủ và dễ hiểu. Những giai đệu đó sẽ còn
mãi mãi vang lên qua mọi thế hệ, mọi thời đại, và nó đã trở nên bất tử

41
c. Tổ khúc Bốn Mùa và Tác phẩm Baccarolle (th: 2.5)
+ Tổ khúc Bốn mùa (four seasons)
Tổ khúc Bốn mùa là một tác phẩm lớn, trong đó bao gồm 12 tác phẩm viết cho
đàn piano của Tchai copxki. 12 tác phẩm được viết dựa trên ý thơ của các bài thơ về
các tháng trong năm của một số nhà thơ Nga ví dụ như:
- January: At the Fireside, - July: Song of the Reapers,
thơ của A. Pushkin thơ của A. Koltsov
- February:Carnival, - August: Harvest,
thơ của P. Vyazemsky thơ của A. Koltsov
- March: Song of the Lark, - September: Hunting
thơ của A. Maykov thơ của A. Pushkin và G. Nulin
- April: Snowdrop, - October: Autumn Song,
thơ của A. Maykov thơ của A. N. Tolstoy
- May: Starlit Nights, - November: Troika,
thơ của A. Fet thơ của N. Nekrasov
- June: Barcarolle, - December: Christmas,
thơ của A. Pleshcheyev thơ của V. Zhukovsky
Đây là những bài thơ mô tả những nét đặc trưng về văn hóa phong tục của người
dân nước Nga.
+ Tác phẩm Barcarolle
Tác phẩm Barcarolle, còn được gọi là bản nhạc tháng 6, mang đến cho người
nghe một khung cảnh thanh bình, trữ tình, của thú chơi chèo thuyền trên sông của nước
Nga. Tác phẩm có hình thức ba đoạn phức (A – B – A), có thêm phần mở đầu, nối tiếp
và kết thúc. Phần A, được viết ở giọng Son thứ, hình thức hai đoạn đơn phát triển.

42
Phần dạo đầu Đoạn a/ A

Phần B, tương phản bởi sự thay đổi nhịp độ, giọng điệu, tiết tấu..

Đoạn a/ B

3.5.3. Hướng dẫn sinh viên nghe một số tác phẩm (hdth:0.5)
Nghe và tìm hiểu tác phẩm theo những tiêu chí sau:
- Có ý kiến chủ quan về cảm xúc khi nghe tác phẩm
- Tự sưu tầm những thông tin liên quan đến tác giả và tác phẩm được nghe.
- Tự sưu tầm thông tin về nhạc khí biểu diễn
Tư liệu nghe:
- F. Chopin: Valse No 10
- P. Tchaicopxki: Giao hưởng số 6 (chương thứ nhất)

43
Câu hỏi ôn tập

1. Hãy trình bày những hiểu biết về nội dung tư tưởng trong tác phẩm của các nhạc sĩ
trường phái âm nhạc cổ điển Viên?
2. Trình bày phương pháp nghệ thuật trong tác phẩm của các nhạc sĩ trường phái âm nhạc
cổ điển Viên?
3. Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản trong sự nghiệp nghệ thuật của các nhạc sĩ J.
Haydn?
4. Trình bày những hiểu biết về cấu trúc dàn nhạc và tác phẩm giao hưởng theo những
nguyên tắc nghệ thuật của J. Haydn?
5. Hãy trình bày hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ W.A.Mozart?
6. Hãy trình bày hiểu biết về cơ cấu dàn nhạc và cấu trúc tác phẩm serenade số 13 của
V.A.Mozart?
7. Hãy trình bày hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ L.W.Beethoven?
8. Trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm giao hưởng số 9 của L.W. Beethoven?
9. Trình bày những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của trường phái âm nhạc Lãng mạn châu
Âu thế kỷ XIX?
10. Trình bày vài nét về nội dung tư tưởng và phương pháp nghệ thuật của trường phái âm
nhạc Lãng mạn châu Âu thế kỷ XIX?
11. Trình bày vài nét về sự nghiệp âm nhạc của các nhạc sĩ F. Subert?
12. Trình bày hiểu biết của mình về tác phẩm Serenade của nhạc sĩ F. Subert?
13. Hãy trình bày cảm nhận chủ quan của mình về tác phẩm Fantasia impromtu, đã được
nghe?
13. Kể tên và trình bày vài nét về các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc Nga, thế kỉ XIX?
14. Trình bày những nét cơ bản về đặc điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ
P.I. Tchaikovsky?
15. Hãy trình bày cảm nhận chủ quan của mình về tác phẩm Tháng sáu – tổ khúc Bốn
mùa của nhạc sĩ P. Tchaicopxki?
16. Hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về một trong những tác phẩm đã nghe (ở
nhà)?

44
B. PHẦN THỨ HAI: ÂM NHẠC MỚI VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG
LÃNH ĐẠO CHO ĐẾN NAY
8 tiết: (lt: 2; th: 6)
A. Mục tiêu
- Kiến thức: Nắm được những đặc điểm cơ bản về âm nhạc mới (là loại nhạc do
các thế hệ nhạc sĩ sử dụng phương thức sáng tác âm nhạc phương Tây) Việt Nam ở
các giai đoạn 1930 – 1945; 1945 – 1954; 1954 – 1975; và từ 1975 đến nay. Qua đó có
những nhận thức đúng đắn về vai trò và những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật âm nhạc
mới Việt Nam.
- Kỹ năng: Có được những kỹ năng cơ bản trong việc nghe và cảm thụ nghệ
thuật âm nhạc mới Việt Nam, từ khi hình thành cho đến nay.
- Thái độ: Học viên hiểu biết về những giá trị văn hóa, nghệ thuật của các thời
đoạn lịch sử, biết trân trọng những giá trị nghệ thuật đích thực trong những tác phẩm
âm nhạc của những giai đoạn lịch sử đó.
B. Chuẩn bị
- Sinh viên
- Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp
- Giảng viên
- Thiết bị: Máy tính, projector, máy nghe và tư liệu nghe – nhìn; Giáo trình: Lịch sử
âm nhạc thế giới và Việt Nam, Đề cương bài giảng...
C. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình
D. Nội dung
4.1 Âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (lt: 0.5; th: 1,5)
4.1.1. Khái quát chung
- Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp ở nước ta gây nên nhiều biến động lớn trong
toàn xã hội Việt nam. Những thay đổi lớn về kinh tế để thực hiện công cuộc khai thác
thuộc địa, những phương thức sản xuất mới…Một số mới hình thành đã tạo tiền đề
cho sự ra đời của các giai cấp mới.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất vì có sự thay đổi trong chính sách dẫn đến
công thương nghiệp phát triển, tư sản và tiểu tư sản thành phố tăng đông dẫn đến có
những nhu cầu gia tăng về văn hoá, văn nghệ. Những nhu cầu đó mang nhiều dáng vẻ

45
khác nhau. Người thì muốn giữ lại những cốt cách, những giá trị văn hoá truyền thống
của dân tộc, người thì muốn kết hợp giữa truyền thống và cái mới…Dẫn đến một
phong trào cải cách nghệ thuật trong đó có âm nhạc. ở Nam bộ có phong trào “Cải
lương hát hội”; ở Bắc kỳ có phong trào “Canh tân sân khấu tuồng”.
- Cùng với sự ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài ngày càng mạnh, tầng lớp trí
thức thành thị ngày càng xa dần với các loại hình văn hoá âm nhạc dân tộc cổ truyền.
Thời kỳ này nẩy sinh rầm rộ trong giới trí thức thành thị và tầng lớp trẻ tuổi thành phố
một phong trào đó là dùng các bài hát của nước ngoài và đặt lời Việt (Chỉ lấy giai điệu
của các bài hát đó và đặt lời với nội dung mới theo tiếng Việt).
- Năm 1938 một phong trào sáng tác mới ra đời, đánh dấu một bước ngoặt, bước
phát triển mới của âm nhạc Việt nam. Nó bỏ qua những xu hướng ngoại lai, nó biết
chọn lựa những cái hay, cái đẹp của âm nhạc nước ngoài để làm giầu vốn văn hoá âm
nhạc dân tộc. Người có công đi đầu trong phong trào này là nhạc sĩ Nguyễn Xuân
Khoát (Ông được coi là người anh cả của nền tân nhạc Việt nam, và ông cũng là chủ
tịch hội nhạc sĩ Việt nam đầu tiên).
4.1.2. Một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu
4.1.2.1. Tác phẩm âm nhạc lãng mạn
Một kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên
- Nguyễn Văn Tuyên vốn là một ca sĩ, rất nổi tiếng với những tác phẩm nhạc nhẹ
của Pháp lời tây và lời ta. Ông là người đã khởi xướng ra phong trào lấy nốt nhạc theo
phương Tây để chép nhạc, đồng thời sáng tạo ra những bài bản mới thể hiện được tính
dân tộc trên cơ sở bám sát vào thanh điệu của tiếng nói Việt Nam. Một Kiếp Hoa, sáng tác
năm 1938, lời của Nguyễn Văn Cổn là một trong những tác phẩm đầu tiên của ông viết
theo nguyên tắc đó.
Bài hát là cảm xúc của người nghệ sĩ về thân phận của một kiếp hoa, qua đó muốn
thổ lộ tâm tư trước những cảnh đời ngang trái, éo le, cho thân phận những người con gái
trong kiếp nghề kỹ nữ.
Nghe tư liệu: https://www.youtube.com/watch?v=LZ3MGjjCygs
(Bản ghi âm trong clip này được trích từ buổi hội thảo và triễn lãm về để tài
"Báo Phong Hóa-Ngày Nay" và nhóm “Tự Lực Văn Đoàn" trong hai ngày 6 và 7
tháng 7 năm 2013 tại tòa soạn báo Người Việt, Nam California, Hoa Kỳ.)

46
- Con Thuyền Không bến, sáng tác năm 1941 của nhạc sĩ Đặng Thế Phòng.
- Khúc Yêu Đương, sáng tác của nhạc sĩ Thẩm Oánh.
4.1.2.2. Một số tác phẩm mang tính chất hùng ca yêu nước
- Bình Minh, sáng tác năm 1938, nhạc của Nguyễn Xuân Khoát – thơ Thế Lữ.
- Lời Cha Gìa, sáng tác năm 1940, của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Tiếng Gọi Thanh Niên, sáng tác năm 1941, của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Cùng nhau đi hùng binh, sáng tác năm 1930, của nhạc sĩ Đinh Nhu.
- Tiến quân ca, sáng tác năm 1944, của nhạc sĩ Văn Cao
- Diệt phát xít, sáng tác năm 1945, của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi
Giới thiệu tác phẩm Tiếng gọi thanh niên
Đây là tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Hoàng Mai Lưu, sáng tác năm
1941- năm đánh dấu sự ra đời của mặt trận Việt Minh chính thức ra đời, phất cao cờ
đỏ sao vàng, hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân đánh Pháp,
đuổi Nhật. Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ động và tổ chức nhân dân vào các đoàn
thể cứu quốc. Bài hát chính là một trong những động thái của các văn nghệ sĩ yêu
nước cùng đứng lên hưởng ứng lời kêu gọi của Bác.
Bài hát được viết ở giọng pha trưởng, tiết tấu hành khúc, tính chất âm nhạc mạnh
mẽ, thôi thúc, ca từ đơn giản, dễ hiểu, dễ thuộc, rất phù hợp với đại đa số tầng lớp
nhân dân lao động đương thời. Do đó có sức hiệu triệu, cổ động rất mạnh mẽ.

47
48
4.2. Âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1945-1954 (lt: 0.5)
4.2.1. Khái quát chung
- Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt nam dân chủ cộng hoà được thành lập,
chấm dứt những tháng năm đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng không khí độc lập không kéo
dài được bao lâu, thực dân Pháp phản bội lại “hiệp định sơ bộ” đã ký giữa chính phủ hai
nước, vì vậy dẫn đến tháng 12 năm 1946 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân kháng chiến chống
thực dân Pháp. Kháng chiến chống Pháp toàn quốc bùng nổ, kể từ đây toàn dân tộc Việt nam
bước vào cuộc chiến đấu mới trường kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Đất nước thời kỳ này tạm bị chia thành hai vùng đó là: Vùng tự do và vùng tạm chiếm.
- Tại vùng tạm chiếm, tình hình âm nhạc phát triển một cách lộn xộn. Âm nhạc
mới bị kéo trở về tình trạng như thời kỳ đầu trước khi giành được chính quyền. Âm
nhạc đồ truỵ phản động phát triển mạnh. Âm nhạc truyền thống dân tộc bị hạn chế và
bị vùi dập, chỉ giữ được ở mức độ cầm cự chứ không phát triển lên được.
- Tại vùng tự do, nội dung “Đề cương văn hoá” năm 1943 của Đảng với nguyên
tắc: Dân tộc- Khoa học - Đại chúng ngày càng được phổ biến sâu rộng.
- Từ năm 1950-1951 trở đi, âm nhạc Việt nam bước vào giai đoạn chuyển mình.
Thời kỳ hồi sinh của nền âm nhạc cổ truyền và thời kỳ lột xác của bộ phận âm nhạc cải
cách theo cách mạng chính thức được mở ra.
- Nghệ thuật ca kịch dân tộc được phát triển trở lại một cách nhanh chóng với sức
sống mới. Những loại hình âm nhạc như Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch dân ca bài
chòi, Ca kịch Huế tìm lại được đất sống và khán giả của mình trong sự phát triển lành
mạnh. Các bài dân ca, những điệu múa cổ được thu thập, bảo tồn đã trở thành vốn quý
cho việc xây dựng một nền nhạc múa Việt nam mới.
- Nhiều văn –nghệ sĩ đi theo tiếng gọi của Đảng, Bạc Hồ tham gia kháng chiến.
- Tuy hầu hết các nghệ sĩ và các nhạc sĩ của chúng ta chưa được đào tạo một cách
bài bản về âm nhạc ở các trường chính quy nào. Tuy nhiên họ đã tạo nên nhiều tác
phẩm bất hủ, có giá trị cao về mặt nghệ thuật, có sức động viên, cổ vũ một cách kịp
thời và là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của chiến sĩ ta.
- Ngoài giá trị nghệ thuật, những tác phẩm âm nhạc thời kỳ này còn có giá trị về
mặt lịch sử phản ánh một cách sinh động và trung thực cuộc trường kỳ kháng chiến vĩ
đại chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của toàn dân tộc Việt Nam.

49
- Nhiều đoàn văn công chiến khu được thành lập và những nhạc sĩ, ca sĩ trong đó
thực sự là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoán văn nghệ. Họ đã cống hiến hết mình
cho công cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân tộc. Nhiều người trong số họ đã trở
thành những nòng cốt, nền tảng cho một nền âm nhạc cách mạng Việt nam sau này.
4.2.2. Những tác giả và những tác phẩm tiêu biểu

Từ năm 1945, tân nhạc Việt Nam bắt đầu có sự phân tách. Đa số các nhạc sĩ rời bỏ
thủ đô và những thành phố lớn để tham gia kháng chiến. Nhưng một số vẫn ở lại trong
vùng kiểm soát của Pháp hoặc có những nhạc sĩ theo kháng chiến rồi lại quay trở lại
thành phố.

Với đề tài kháng chiến, ở miền Bắc, Đỗ Nhuận viết Du kích sông Thao, Nhớ
chiến khu, Hoàng Vân có Hò kéo pháo, Văn Chung viết Quê tôi giải phóng, Lê Yên
viết Bộ đội về làng... Ở miền trung có Bình Trị Thiên khói lửa của Nguyễn Văn
Thương, Lời người ra đi của Trần Hoàn, Đoàn vệ quốc quân, Có một đàn chim của
Phan Huỳnh Điểu, Du kích Ba Tơ của Dương Minh Viên...

Ở miền Nam, một lớp nhạc sĩ trẻ hơn như Hoàng Việt với Lên ngàn, Nhạc
rừng, Nguyễn Hữu Trí với Tiểu đoàn 307, Trần Kiết Tường với Anh Ba Hưng, Con
kênh xanh xanh của Ngô Huỳnh.

Một đề tài sáng tác mới nữa của các nhạc sĩ là ca ngợi Hồ Chí Minh và Đảng
Lao động Việt Nam. Lưu Hữu Phước đã viết Chào mừng Đảng lao Động Việt Nam,
Lưu Bách Thụ viết Biết ơn Cụ Hồ. Tham gia kháng chiến, Văn Cao đã sửa lời Bến
xuân thành Đàn chim Việt và viết Trường ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ tịch. Các ca
khúc này đánh dấu sự ra đời thực sự của nhạc kháng chiến, hay "nhạc đỏ".

Ca khúc lãng mạn và được xếp vào dòng nhạc tiền chiến như Sơn nữ ca của
Trần Hoàn, Dư âm của Nguyễn Văn Tý, Nụ cười sơn cước của Tô Hải, Tình quê
hương của Việt Lang.

Tham gia kháng chiến, Phạm Duy cũng có Chiến sĩ vô danh, Quê nghèo, Bà mẹ
Gio Linh. Nhưng ông cũng viết Bên cầu biên giới và bài hát bị coi là không hợp với
hoàn cảnh chiến đấu khi đó và về sau ông rời bỏ miền Bắc vào Nam. Ở các vùng đô thị
thuộc kiểm soát của Pháp, những nhạc sĩ vẫn sáng tác nhạc lãng mạn như Văn Giảng
với Ai về sông Tương, Lâm Tuyền với Tiếng thời gian, Văn Phụng với Mơ khúc
50
tương phùng... Lê Thương vào miền Nam viết các bản nhạc hài hước, trào phúng Hòa
bình 48, Liên Hiệp Quốc. Ở Hà Nội, năm 1947 Nguyễn Đình Thi viết ca khúc Người
Hà Nội. Trong giai đoạn này, tại Pháp trong những năm 1949 tới 1951, hãng đĩa Oria
đã thu một số đĩa nhựa 78 vòng tiếng hát của các ca sĩ Hải Minh, Bích Thuận, Hoàng
Lan, Văn Lý những ca khúc Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước, Chiến sĩ vô
danh của Phạm Duy, Tiếng thùy dương, Hòa bình 48 của Lê Thương, Trách người đi
của Đan Trường...

- Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là khoảng thời gian lịch
sử chói lọi của dân tộc Việt nam, đồng thời nó cũng đánh dấu và ghi nhận những đóng
góp to lớn, những cố gắng vượt bậc của giới nghệ sĩ cách mạng nói riêng và giới nghệ
sĩ âm nhạc nói riêng. Đây cũng là thời kỳ đã xuất hiện nhiều tác giả và tác phẩm tiêu
biểu, đã đi vào lịch sử của nền âm nhạc cách mạng Việt nam.
- Những tác phẩm của họ không chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà còn mang trong
mình giá trị lịch sử to lớn. Chúng ta có thể liệt kê ra đây một số những tác phẩm và tác
giả tiêu biểu sau:
4.2.3. Giới thiệu tác phẩm Sông Lô của nhạc sĩ Văn Cao
Sông Lô, hay còn được gọi là: Trường ca Sông Lô, sáng tác năm 1948, khi cuộc
kháng chiến chống Pháp đang dần đi vào giai đoạn ác liệt.
Trường đoạn thứ nhất âm nhạc chậm rãi, tình cảm, được viết ở giọng rê trưởng.
Nội dung mô tả cảnh sắc hùng vĩ của dòng sông Lô.

51
Trường đoạn thứ hai, âm nhạc trở lên nhanh vừa, tính chất âm nhạc mạnh mẽ
hào hùng như một khúc ca khải hoàn, viết ở giọng son trưởng.

Trường đoạn thứ 3, giọng xi trưởng, nhịp 2/4, âm nhạc mạnh mẽ, tính hành khúc…

Trường đoạn thứ 4 rất ngắn, giọng xi thứ, tính chất âm nhạc uy nghi mặc tưởng.

Trường đoạn thứ 5, âm nhạc chuyển sang nhịp C, giọng son trưởng. Tính chất
âm nhạc nhanh, vui tươi, rộn ràng, mô tả cuộc sống vui tươi lạc quan.

52
Trường đoạn cuối mang chức năng của một tái hiện cho tác phẩm, âm nhạc
chuyển về giọng rê trưởng, tính chất âm nhạc trở lại giống như trường đoạn đầu tiên.

Thể loại trường ca là một dạng tác phẩm thanh nhạc có một đề tài được thể hiện
với nhiều chủ đề, hình tượng âm nhạc khác nhau. Tên gọi trường ca không được quyết
định bởi độ dài của tác phẩm, mà là do cấu trúc phức tạp bởi sự kết hợp của nhiều
trường đoạn gắn với những đặc điểm của nội dung. Trường ca được cấu trúc tự do theo
lối kể chuyện, đi liền mạch, không ngắt nghỉ giữa các phần. Tùy thuộc vào nội dung và
kết cấu của tác phẩm mà tác giả sử dụng phần nhắc lại mô típ của chủ đề cho phù hợp.
Tuy nhiên ngôn ngữ âm nhạc của mỗi khúc được phân định rõ ràng bởi sự thay đổi về
giọng điệu, cường độ, trường độ âm sắc và tiết tấu.
Nghe tác phẩm
https://www.youtube.com/watch?v=tcxux-sLkj0

4.3.Âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 (lt: 0.5)
4.3.1. Khái quát chung

Hiệp định Genève năm 1954 tạm chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự
để chờ tổng tuyển cử toàn quốc năm 1956. Chính quyền Quốc gia Việt Nam do Đảng
cộng sản Việt nam lãnh đạo và Việt Nam Cộng Hòa do chính quyền Ngụy quyền Sài
Gòn, từ chối thi hành tổng tuyển cử theo hiệp định, hành động này đã chia Việt Nam
thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam.

Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với sự lãnh đạo của Đảng Lao
động Việt Nam, tân nhạc cũng như điện ảnh, Các ca khúc nhạc đỏ để cổ vũ tinh thần
chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ chiến tranh, truyền đạt những chính sách của nhà
nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể

53
hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng. Dòng nhạc Cách
mạng chiếm vị trí độc tôn, các nhạc sĩ lãng mạn như Văn Cao, Đoàn Chuẩn hầu
như không còn sáng tác. Song song với lớp nhạc sĩ đầu như Lưu Hữu Phước, Đỗ
Nhuận, Lương Ngọc Trác, sau đó tới Doãn Nho, Tô Hải, Hồ Bắc, Huy Thục, đã xuất
hiện một số nhạc sĩ trẻ hơn Trọng Bằng, Cao Việt Bách...

Việc một số nhạc sĩ được gửi đi học ở các nước xã hội chủ nghĩa như Liên
Xô, Trung Quốc... và nhiều đoàn ca múa chuyên nghiệp của các quốc gia Liên Xô
và Đông Âu tới Hà Nội trình diễn đã tạo nên sự ảnh hưởng tới tân nhạc Việt Nam.
Bốn chủ đề sáng tác chính của các nhạc sĩ miền Bắc thời kỳ này là:

 Hồ Chí Minh
Ca ngợi hình ảnh lãnh tụ được thể hiện qua nhiều bài hát như Việt Bắc nhớ Bác
Hồ của Phạm Tuyên, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của Trần Kiết Tường, Ðôi dép
Bác của Văn An, Nhớ ơn Hồ Chí Minh của Tô Vũ, Lời ca dâng Bác của Trọng
Loan, Trồng cây lại nhớ đến Người của Ðỗ Nhuận, Ca ngợi Hồ chủ tịch của Văn
Cao, Tình Bác sáng đời ta của Lưu Hữu Phước...

 Phong cảnh và tâm hồn Việt Nam


Một số ca khúc như Quảng Bình quê ta ơi của Hoàng Vân, Vàm Cỏ
Ðông của Trương Quang Lục, Tây Nguyên bất khuất của Văn Ký, Bài ca Hà
Nội của Vũ Thanh, Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây của Hoàng Hiệp, Một khúc
tâm tình của người Hà Tĩnh của Nguyễn Văn Tý, Những cô gái đồng bằng sông Cửu
Long của Huỳnh Thơ, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn của Lư Nhất Vũ...

 Dân tộc thiểu số


Do hoàn cảnh chiến tranh, một số nhạc sĩ có những tiếp xúc với các dân tộc
thiểu số và đã viết các ca khúc như Tiếng đàn ta lư (Huy Thục), Cô giáo Tày cầm đàn
lên đỉnh núi (Văn Ký), Bản Mèo đổi mới (Trịnh Lai), Em là hoa Pơ Lang (Ðức
Minh), Bóng cây kơ nia (Phan Huỳnh Ðiểu)...Người mèo ơn Đảng – Nguyễn Tài Tuệ

 Kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam

54
Tân nhạc với nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, đây là đề tài chính của nhiều bài
hát: Anh vẫn hành quân (Huy Du), Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân), Lời anh
vọng mãi ngàn năm (Vũ Thành), Bài ca năm tấn (Nguyễn Văn Tý), Lá thư hậu
phương (Phạm Tuyên), Trai anh hùng, gái đảm đang (Ðỗ Nhuận), Bài ca may
áo (Xuân Hồng), Hành khúc giải phóng (Lưu Nguyễn Long Hưng, tức Lưu Hữu
Phước), Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng, tức Lưu Hữu Phước)... trong đó
bài Giải phóng miền Nam được dùng làm bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1960 tới năm 1975.

Ngoài các ca khúc phổ thông, nhiều thể loại khác cũng được các nhạc sĩ thể
nghiệm. Ảnh hưởng bởi các màn hợp xướng do các đoàn văn nghệ Liên Xô và Đông
Âu trình diễn ở Hà Nội, một số nhạc sĩ Việt Nam đã soạn các ca khúc cho nhiều bè
như năm 1955 có Hò đẵn gỗ của Đỗ Nhuận, Sóng cửa Tùng của Doãn Nho, Chiến sĩ
biên phòng của Huy Thục, năm 1956 và 1957 có Ta đã lớn, Hò kiến thiết của Nguyễn
Xuân Khoát, Tiếng chim của Lưu Cầu, Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy của Tô
Hải năm 1958...

Một số vở thanh xướng kịch cũng xuất hiện: Vượt sông Cái của Nguyễn Xuân
Khoát viết năm 1955, Nguyễn Văn Trỗi của Đàm Linh theo lời thơ Chu Điền
năm 1965. Một vài thể loại nữa là các ca kịch nhỏ (như Tục lụy của Lưu Hữu Phước),
kịch hát nói (Căn nhà màu hồng ngọc của Hoàng Vân).

Sự xuất hiện các bộ phim điện ảnh cách mạng cũng dẫn tới nhiều ca khúc cho
phim được sáng tác. Tác giả nhạc phim đầu tiên là Nguyễn Đình Phúc với phim Chung
một dòng sông và Lửa trung tuyến. Tiếp đó tới các nhạc sĩ khác như Trọng
Bằng với Cù Chính Lan, Biển lửa, Hồng Đăng với Hà Nội mùa chim làm tổ, Hoàng
Vân với Con chim vành khuyên...

Miền Nam

Khác với miền Bắc, ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 các nghệ sĩ về cơ bản được
tự do sáng tác các loại nhạc, trừ nhạc phản chiến, nhạc cách mạng, và các nhạc phẩm
thân Cộng hoặc có xu hướng chống Mỹ nói chung. Cũng như điện ảnh, tân nhạc ở
miền Nam thời kỳ này hình thành một thị trường sôi động. Các dòng nhạc tiến
chiến, tình khúc, nhạc vàng đều có đông đảo người nghe và các nghệ sĩ riêng.

55
Dòng nhạc tiền chiến được các giọng ca hàng đầu như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu,
Hà Thanh, Duy Trác tiếp tục. Nhạc vàng của các nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Trần Thiện
Thanh, Lam Phương được các ca sĩ Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Thúy, Thanh
Tuyền thể hiện. Các tình khúc mới của Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Từ Công
Phụng, Vũ Thành An được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt qua các tiếng hát Khánh Ly,
Lê Uyên, Lệ Thu. Một số ca sĩ, nhạc sĩ, ban nhạc trẻ xuất hiện đánh dấu sự ra đời của
dong nhạc trẻ như Elvis Phương, Nguyễn Trung Cang, Quốc Dũng, Lê Hựu Hà. Các
hãng băng nhạc Sơn Ca, Trường Sơn, Shotguns... được phát hành đều đặn.

- Năm 1956 thành lập trường âm nhạc Việt nam (Nay là Nhạc viện Hà nội).
- Năm 1957 thành lập hội nhạc sĩ Việt nam. (Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát được
bầu làm chủ tịch ).
- Năm 1960- 1961 nhà hát giao hưởng; hợp xưóng; nhạc vũ kịch được thành lập.
Sau đó tiếp đến là các nhà hát Chèo; Tuồng; Cải lương; Nhà hát tuổi trẻ cũng được
thành lập.
- Các thể loại âm nhạc trong thời kỳ này là rất đa dạng và phong phú. Ngoài
mảng ca khúc sẵn có, bên cạnh đó những thể loại lớn như : Giao hưởng; Nhạc vũ
kịch; Thanh xướng kịch; Hợp xướng; Xônát; Concertto…được xuất hiện.
4.3.2. Những tác giả và những tác phẩm tiêu biểu (th: 1,5)
- Giao hưởng “Quê hương” của Hoàng Việt ( Bản Giao hưởng đầu tiên của Việt
nam ).
- Nhạc kịch “Cô Sao” của Đỗ Nhuận (Nhạc kịch đầu tiên của Việt nam ).
- Hợp xướng “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hồ Bắc, sáng tác năm 1960.
- Nhiều ca khúc thời kỳ chống Mỹ cứu nước như: “Tiếng chày trên sóc BomBo”,
“ Xuân chiến khu” của Xuân Hồng; “ Câu hò bên bến Hiền lương” của Hoàng Hiệp; “
Nhạc rừng”, “ Tình ca” của Hoàng Việt; “Cô gái Sài gòn đi tải đạn” của Lư Nhất vũ…
4.3.3. Giới thiệu tác phẩm: Ca ngợi tổ quốc của nhạc sĩ Hồ Bắc
4.3.3.1.Vài nét về tác giả
Là một nhạc sĩ tự học, Hồ Bắc không ham số lượng. Ông viết thật chắt chiu, thật
kỹ càng. Nhưng nếu kể gần hết những tác phẩm ấy, cũng thấy giai điệu Hồ Bắc đã thật
thân thuộc với người mến mộ âm nhạc nhiều thế hệ đến thế nào. Từ “Dòng nước mát”
có bà mẹ bao năm vất vả, đến “Gửi anh chiến sĩ thông tin trên đảo” có người lính hải

56
quân quả cảm. Từ “Giữ biển trời Xô Viết Nghệ An” đến “Tiếng cồng Plây girăng”,
“Sài Gòn quật khởi”, “Trên đường Hà Nội”, “Gửi Việt Trì thành phố ngã ba sông” và
đặc biệt với nhịp điệu công nghiệp ở “Bến cảng quê hương tôi”. Những năm sau thống
nhất, Hồ Bắc vẫn được ghi nhận trân trọng ở “Tổ quốc yêu thương”, “Hoa hồng trên
điểm tựa”, “Tôi nghe khúc hát về thành phố Leningrat” nhói nhức như tuyết ném kể về
một huyền thoại chống phát xít. Nhiều năm làm công tác biên tập âm nhạc ở Đài Tiếng
nói Việt Nam, Hồ Bắc lặng lẽ, không khoa trương ồn ào trong sáng tác. Với anh, âm
nhạc là chính đạo. Và anh chỉ còn biết dâng hiến hết mình.
Hợp xướng “Tổ quốc ta” được Hồ Bắc viết vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập
nước (1960). Không có một tình yêu nồng nàn và chân thành với Tổ quốc mình thì dù
có tài năng đến mấy cũng chỉ là để phô phang, khoe mẽ, hợm mình. Hồ Bắc thật tha
thiết khi tả thiên nhiên, sông núi đất nước: “Kìa dải Trường Sơn uốn mình quanh ven
bờ biển xanh...” hay “Hồng Hà, Cửu Long nước hoà chung vào biển Đông...”. Bốn bè
hát cứ lúc phân tách lúc hoà hợp khiến cho tình yêu cứ dào dạt lên như biển sóng:
“Tình quê hương tha thiết dừa xanh bên bóng cau đất nước ta ngàn năm lịch sử dài
lâu”. Song bút pháp Hồ Bắc còn đầy cảm xúc khi tả về người dân Việt: “Non sông yêu
dấu có những người dân cần lao yêu thương - Đã bao máu xương đổ xuống quê hương
cho đồng lúa tốt...”. Và 40 năm trước, Hồ Bắc đã mơ ước một tương lai rực rỡ của một
Tổ quốc VN điện khí hoá-công nghiệp hoá-hiện đại hoá: Kìa nhà sàn chênh vênh trên
núi cao ánh sáng điện soi - quê nghèo tăm tối - nay đổi mới - tiếng ca rộn rã bước chân
thoắt nhanh chợ ta áo hoa noọng cười với ta...”. Bức hoành tráng bằng âm thanh về Tổ
quốc đã được bao thế hệ tuổi trẻ hát những năm hoà bình ở miền Bắc, hát những năm
chống chiến tranh phá hoại ác liệt, hát giữa Trường Sơn thời “xẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước”. Đã bao người từng hát bài này rồi vĩnh viễn ngã xuống như những người
dân trong giai điệu Hồ Bắc.
Nghe tác phẩm: https://www.youtube.com/watch?v=-LnMNnfIHuM

4.4.Âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1975 cho đến nay (lt: 0.5)
4.4.1. Khái quát chung
- Đất nước được hoàn toàn thống nhất sau thắng lợi lịch sử của chiến dịch Hồ
Chí Minh vĩ đại. Toàn đất nước lúc này chỉ còn lại một dòng âm nhạc duy nhất đó là

57
dòng âm nhạc cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, trong sự
phát triển cân đối, nhịp nhàng, toàn diện ở tất cả các khâu: Đào tạo- Phê bình- Nghiên
cứu- Sáng tác- Biểu diễn.
- Các trường đạo tạo chính quy được mở rộng thêm như: Nhạc viện thành phố Hồ
Chí Minh; Cao Đẳng Sư Phạm Nhạc- Hoạ Trung ương; Các trường Trung cấp văn hoá
nghệ thuật địa phương.
- Củng cố các nhà hát và các đoàn nghệ thuật
- Đào tạo và hình thành một số đội ngũ nhạc sĩ trẻ, tài năng như Đỗ Hồng Quân;
Đặng Hữu Phúc; Trọng Đài...
- Ở lĩnh vực biểu diễn, nhiều nghệ sĩ đã đạt được những thành tựu rực rỡ cả ở trong
và ngoài nước, và được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú,
trong đó nổi bật là nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn đã đạt giải nhất cuộc thi âm nhạc
mang tên Chopin tổ chức tại Vacssava- thủ đô Ba Lan năm 1980.
- Bên cạnh những dòng nhạc chính thống kể trên, cùng với dòng chảy thời gian, nền
âm nhạc Việt nam ngày nay cũng có nhiều sự đổi khác. Có thể nói rằng vào thời điểm cuối
thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trong âm nhạc xuất hiện nhiều trào lưu và thị hiếu khác nhau.
4.4.2. Vài nét về đặc điểm sáng tác (th: 1,5)
4.4.2.1. giai đoạn 1975 – 1985
Sau ngày thống nhất đất nước, Đường lối xây dựng, phát triển văn hoá giai đoạn
1955 - 1986 bị chi phối bởi tư duy chính trị "nắm vững chuyên chính vô sản" mà thực
chất là nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đấu tranh "ai thắng ai" giữa hai con đường, đấu
tranh 2 phe, đấu tranh ý thức hệ.
Mục tiêu, nội dung cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá giai đoạn này cũng bị quy
định bởi cuộc cách mạng quan hệ sản xuất mà tư tưởng chỉ đạo là triệt để xoá bỏ tư hữu,
xoá bỏ bóc lột càng nhanh càng tốt, là đưa quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi trước một
bước, tách rời trình độ phát triển thực tế của lực lượng sản xuất.
Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp và
tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm giảm động lực phát triển văn hoá, giáo dục; kìm hãm
năng lực tự do sáng tạo.
Công tác tư tưởng văn hoá thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Việc xây dựng thể
chế văn hoá còn chậm, sự suy thoái về đạo đức lối sống có chiều hướng phát triển. Đời

58
sống văn hoá nghệ thuật còn nhiều bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng
với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Một số công trình văn hoá
vật thể và phi vật thể truyền thống có giá trị không được quan tâm bảo tồn, lưu giữ,
thậm chí bị phá huỷ, mai một.
Tuy nhiên niềm hân hoan của chiến thắng lịch sử cũng để lại trong lòng nhân dân
Việt Nam, trong đó có các nghệ sĩ những ấn tượng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc cũng
như niềm tin về tương lai huy hoàng của đất nước. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự ra
đời của nhiều tác phẩm bất hủ, ví dụ như:
- Đường bốn mùa xuân, sáng tác trong thời gian 1975 – 1976, của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận.
- Bài ca thống nhất, sáng tác năm 1975, của nhạc sĩ Võ Văn Di.
- Cung đàn mùa xuân, sáng tác năm 1981, của nhạc sĩ Cao Việt Bách
4.4.2.2. Giai đoạn 1986 đến nay
- Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, văn hóa Việt
Nam, trong đó có âm nhạc, đang bước vào giai đoạn mới trong bối cảnh trong nước cũng
như thế giới đang có nhiều thay đổi.
- Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và của cuộc cách mạng khoa học,
kỹ thuật và công nghệ bên cạnh những mặt tích cực, cũng đem đến những tiêu cực trên lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ. Sự bùng nổ về
thông tin, truyền thông đi liền với quá trình mở cửa, đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế
về văn hóa, áp lực từ việc du nhập các văn hóa phẩm vào nước ta ngày càng gia tăng và khó
kiểm soát, trong khi trình độ quản lý và phương diện kỹ thuật để quản lý những vấn đề mới
mẻ này còn hạn chế, dẫn đến lúng túng, bị động trong tổ chức thực hiện.
- Công tác nghiên cứu lý luận còn bất cập. Chưa đưa ra được những dự báo và định
hướng chuẩn xác. Chưa làm rõ nhiều vấn đề lý luận về phát triển văn hóa và nghệ thuật
trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Thể chế văn hóa Việt Nam chưa đủ mạnh để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và vững bước hội nhập quốc tế.
- Trong hơn 30 năm đó, một mặt chúng ta có thể thấy nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
âm nhạc của người dân đã được đáp ứng một cách tối đa từ những trung tâm văn hóa,

59
phương tiện truyền thông hiện đại, ở đó người dân không chỉ được thưởng thức mà còn có
nhiều cơ hội để phát triển năng lực nghệ thuật của mình.
- Nhịp sống mới cũng góp phần tạo nên những nguy cơ cho nhiều loại hình nghệ thuật
khác đứng bên bờ vực của sự thất truyền khi không tạo cho mình lý do để tồn tại.
4.4.3.Thành tựu nghệ thuật
- Mặc dù vậy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, âm nhạc mới Việt Nam cũng
đạt được những thành tựu nhất định.
- Về phương diện âm nhạc kinh viện, chúng ta đã xây dựng và kiện toàn lại nhà hát
và dàn nhạc giao hưởng Việt Nam (1984); dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, thành lập năm
1997; dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh (2009). Cùng với sự hoạt
động của các nhà hát, dàn nhạc giao hưởng đó là hàng trăm tác phẩm khí nhạc của các
nghệ sĩ, giảng viên và sinh viên.
- Ở lĩnh vực nhạc nhẹ, chúng ta cũng có một thị trường âm nhạc hết sức phong phú
và sinh động từ những thể loại âm nhạc cổ truyền được chuyên nghiệp hóa trên sân khấu
cho tới những tác phẩm đương đại mang âm hưởng dân gian, âm nhạc mang phong cách
thính phòng, phong cách nhạc hiện đại phương tây như Jazz, rock, pop…
4.4.4. Nghe một số tác phẩm
4.4.4.1. Một số tác phẩm thuộc loại thanh nhạc thính phòng
- Thuật ngữ “thính phòng” ở đây chỉ những tác phẩm mang nội dung ca ngợi quê
hương, đất nước hoặc những người anh hùng. Hình thức biểu diễn thông thường: Ca sĩ
mang trang phục lịch sự (nam mặc comple, nữ áo dài truyền thống). Dàn nhạc đệm
thường là dàn nhạc thính phòng (một số nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng, không dùng
các nhạc khí có âm hưởng lớn như kèn đồng, trống định âm...)
- Những tác phẩm trong giai đoạn này hầu hết là hướng về đề tài liên quan đến
chủ chương của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng kiến thiết và bảo về đất
nước, ví dụ:
- Con kênh ta đào; Thành phố mười mùa hoa; Chiến đấu vì độc lập tự do...của nhạc
sĩ Phạm Tuyên.
- Bài ca xây dựng, Tình yêu của đất và nước, Hát về cây lúa hôm nay…của nhạc sĩ
Hoàng Vân.
- Tàu anh qua núi của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa

60
4.4.4.2. Một số tác phẩm thuộc loại Pop – Rock
- Đây là những tác phẩm thường được gọi với cái tên là nhạc trẻ, nhạc thị trường.
Thể loại này chiếm một thị phần đáng kể trong thị trường âm nhạc hiện nay. Với chủ đề
hướng vào tình yêu trai gái, những suy nghĩ, hành động của lớp trẻ về thế giới xung
quanh. Hình thức biểu diễn thường thấy là ca sĩ mặc trang phục hiện đại, tập trung thể
hiện cá tính của bản thân hoặc của nôi dung tác phẩm được trình diễn. Dàn nhạc đệm là
dàn nhạc nhẹ với những nhạc khí điện tử như: Guitare bass; guitare solist; kèn saxophone;
trumpette; đàn organ điện tử; trống nhạc nhẹ...Sân khấu biểu diễn thường được trang
hoàng phức tạp với sự hỗ trợ của ánh sáng, khói màu... có thể kể tới một số tác phẩm:
- Thành phố trẻ; Mặt trời bé con; Tùy hứng qua cầu; Chị tôi...của nhạc sĩ Trần Tiến.
- Lối cũ ta về; Phố Biển; Em và tôi; giọt nắng bên thềm..của nhạc sĩ Thanh Tùng.
- Vẫn hát lời tình yêu; cho em một ngày; họa my hót trong mưa...của nhạc sĩ Dương Thụ
- Hà Nội phố; Điều giản dị, Nỗi nhớ mùa đông...của nhạc sĩ Phú Quang
4.4.4.3. Một số tác phẩm thuộc loại dân gian đương đại
Đây là những tác phẩm âm nhạc hiện đại, nhưng sử dụng một số chất liệu âm nhạc
dân gian như: điệu thức, tiết tấu và có thể một phần âm điệu điển hình của làn điệu dân
gian. Có thể kể tới một số tác phẩm như:
- Trên đỉnh phù vân; Một thoáng Tây hồ... của nhạc sĩ Phó Đức Phương
- Mái đình Làng Biển; thành phố miền Quan họ...của nhạc sĩ Nguyễn Cường
- Bà tôi của Nguyễn Vĩnh Tiến; Con Cò của Lưu Hà An...

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày vài nét về những khuynh hướng sáng tác trong phong trào âm nhạc mới
Việt Nam, giai đoạn 1930 – 1945?
2. Trình bày vài nét về những khuynh hướng sáng tác trong phong trào âm nhạc mới
Việt Nam, giai đoạn 1945 – 1954?
3. Trình bày hiểu biết của mình về tác phẩm Du kích sông Thao, của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?
4. Trình bày vài nét về những khuynh hướng sáng tác trong phong trào âm nhạc mới
Việt Nam, giai đoạn 1954 – 1975?
5. Trình bày hiểu biết của mình về nhạc sĩ Hoàng Việt và bản giao hưởng Quê Hương?

61
6. Phân tích những nét về đặc điểm xã hội Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 và những
ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của âm nhạc mới Việt Nam,?
7. Trình bày những cảm nhận thực tế về thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay?

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ


(Thi viết và thực hiện bài tập lớn)

Hải Phòng, ngày 27 tháng 4 năm 2017


Trưởng khoa Tổ trưởng bộ môn Người biên soạn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Văn Hải

62

You might also like