You are on page 1of 2

Nghệ thuật sân khấu:

- Phát triển với nhiều loại hình đa dạng hư:


+Hát chèo: Hát Chèo là nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam phát triển mạnh mẽ tại miền
Bắc, Bắc Trung Bộ mang đậm bản sắc dân tộc, thường được biểu diễn trong những lễ hội hoặc
những dịp đặc biệt. Nghệ thuật hát Chèo có nguồn gốc lâu đời và đi sâu vào đời sống xã hội của
người Việt Nam và được đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2021. Bà tổ của nghệ thuật hát chèo là
bà Phạm Thị Trân.

+Hát tuồng:là những cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam. Khác với các
loại hình nhạc kịch khác như chèo, cải lương, v.v., tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với
những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử
của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, Lối hát tuồng du nhập vào
Việt Nam vào thời điểm nào chưa được minh xác. Sử sách ghi rằng vào thời Tiền Lê năm 1005,
một kép hát người Hoa tên là Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành
bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát
trong cung.

+ Hát xẩm là một dòng dân ca của nước ta phát triển mạnh và phổ biến tại đồng bằng Bắc Bộ và
trung du miền núi phía Bắc. Ban đầu hát xẩm là một hình thức mưu sinh của những người dân
nghèo khổ tại các chợ, đường phố và nơi đông người qua lại. Hát xẩm được coi là loại hình nghệ
thuật cổ truyền của Việt Nam ra đời từ rất lâu và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá
phi vật thể quốc gia cần được bảo tồn. Ông tổ của nghệ thuật hát xẩm là Trần Quốc Đĩnh.
Ngoài ra còn có những hình thức sân khấu âm nhạc khác như: hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo
thuyền, hát ả đào,…

You might also like