You are on page 1of 27

 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô ThS. Đào Thị
Nhu Mì, đã tận tình hướng dẫn trong suốt môn học .

Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá
trình nghiên cứu tiểu luận mà còn là hành trang quý báu để chúng em hiểu biết thêm về
con đường mà mình đã chọn.

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, giữ gìn
những nét đặc trưng của âm nhạc truyền thống Việt Nam để ngày nay chúng em được
hiểu biết nhiều hơn thông qua các công trình nghiên cứu. Mà chắc chắn rằng trong một
thời gian ngắn, chúng em không thể nào có thể tìm hiều được nếu như không có các tài
liệu để lại.

Cuối cùng em kính chúc Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao
quý.

Tập thể nhóm 3

Page 1
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU ..........................................................................................................3

PHẦN II : NGUỒN GÔC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN.............................................4

PHẦN III : CÁC LỐI HÁT

3.1 Hát Thờ ( hát Cửa đình )..............................................................................................9

3.2 Hát Chơi ....................................................................................................................12

3.3 Hát Thi.......................................................................................................................14

PHẦN 4 : ÂM NHẠC CA TRÙ

4.1 Các thể hát ................................................................................................................18

4.2 Âm luật trong Ca Trù.................................................................................................21

4.3 Dàn nhạc Ca Trù........................................................................................................23

KẾT LUẬN ....................................................................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................27

Page 2
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích

Tìm hiểu thêm về âm nhạc truyền thống Việt Nam nói chung và âm nhạc thính
phòng miền Bắc-Ca Trù .

Bồi dưỡng thêm vốn kiến thức và để phục vụ cho môn học .

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đặc trưng về âm nhạc , dàn nhạc trong Ca Trù miền Bắc

1.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Do thời lượng môn học ngắn nên chúng em chỉ nghiên cứu tìm hiểu một cách sơ
lược về những nét đặc trưng của các lối hát , các thể hát , giới thiệu một số nhạc cụ dung
trong dàn nhạc Ca trù .

Page 3
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

Phần II : NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT


TRIỂN
 NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:

Hát Ca Trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam , kết hợp
hát với một số nhạc cụ dân tộc. Ca Trù khởi nguồn từ lối hát Đào Nương, lối hát lấy
giọng nữ làm trọng. Lối hát ấy đã xuất hiện trong đời sống người Việt từ rất lâu đời.

Ca Trù thịnh hành từ thế kỉ XV thời kỳ được nhận thấy có nhiều tư liệu gọi thể hát
này là nghệ thuật ca - múa - nhạc hoàn chỉnh gắn liền với cây đàn Đáy, phách và trống
chầu . Ca Trù được hình thành từ lối hát, múa dân gian dâng cúng đình làng trong những
dịp lễ , tết, hội làng…Dần về sau, Ca Trù trở thành hình thức hát dâng cung đình và hình
thức giải trí trong dân gian.

Tên gọi Ca Trù cũng đã được tài liệu cổ ghi nhận. Trên các tài liệu Hán Nôm, chữ
“trù” là thẻ làm bằng tre, trên thẻ có ghi số tiền (hoặc quy định ngầm với nhau là mỗi thẻ

Page 4
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

tương ứng với một khoản tiền), dùng để thưởng cho ca nhi thay cho tiền cuối chầu hát sẽ
căn cứ vào số thẻ mà tính tiền trả cho đào và kép hoặc giáo phường. Người quyết định
việc thưởng này chính là vị quan viên (khách nghe hát), sử dụng trống chầu (gọi là cầm
chầu). Đó là nguồn gốc của tên gọi ca trù; cũng là thuật ngữ sử dụng trong bài viết này.
Tuy nhiên ca trù, với ý nghĩa là một lối hát có dùng thẻ để thưởng như đã nói ở trên thì
chỉ có ở hát ca trù ở đình đền, tức là hát thờ. Hát ca trù ở ca quán hoặc ở các tư gia về sau
không thấy có việc thưởng thẻ nữa.

Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư, đến thời Lý ( 1010-1224), Ca Trù xuất thân từ
nền ca vũ nhạc của triều đình. Tiền thân của Ca Trù là ban nhạc nữ trong cung. Khi hát ở
các đền thờ thì gọi là Hát Cửa Đình( Khúc Đình Môn). Khi hát ở nhà quan thì gọi là Hát
Nhạc Ty hoặc Hát Cửa Quyền. Ngoài tên gọi là Ca Trù người ta còn gọi là Hát Ả Đào ,
Hát Cô Đầu, Hát Cửa Quyền. Tên gọi Hát Ả Đào là xuất hiện sớm nhất .

Page 5
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

Ngay từ xa xưa, Hát Ả Đào còn được dùng vào loại hát thờ thần mà thường gọi là
hát “cửa đình”. Trong những ngày lễ hội, bên trong đình, đền, các viên quan tiến hành
cuộc tế lễ còn ngoài cửa đình thì các phường cứ múa hát. Ngày xưa các đào hát phải biết
múa và cuộc hát này không chỉ phục vụ cho thần linh mà còn phục vụ cho cả người xem.
Cuộc hát cũng phải có bài bản để ăn nhập với nội dung của cuộc tế, thể hiện được sự
thành kính của con người đối với các vị thần linh thiêng. Chính vậy mới thể hiện được
thần - người hòa hợp, thần gắn bó mật thiết với con người.

Cùng với tên gọi Ca Trù còn có tên gọi khác là Hát Ả Đào. Trong dân gian vẫn
còn nhắc tới giai thoại một đào hát dùng tiếng hát của mình để giết chết kẻ thù xâm lược.
Đó là vào đầu thế kỷ XV,cuối đời nhà Hồ( 1400-1407) có người con gái Cao Nhị, họ
Đào, quê ở làng Đào Đặng , huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là người đàn hay hát giỏi. Bà
mở ca quán cùng tửu quán.Được long tin của quân giặc Minh, giao cho việc thắt bao cho
quân Minh chui vào ngủ tránh muỗi. Đào Thị lập mưu đàn hát, chuốc rượu cho chúng
uống say. Giọng hát tiếng đàn quyến rũ cùng với những hũ rượu ngon tẩm độc đã khiến
cho quân giặc gục ngã hàng loạt. Nhân lúc quân giặc say Đào Thị thắt chặt bao sau đó
cùng dân làng khiêng bỏ xuống sông. Giặc tan, bà được nhà vua khen thưởng và khi mất

Page 6
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

bà được dân lập đền thờ, triều đình còn ban cấp ruộng đất để quanh năm hương khói,
phong bà làm phúc thần, gọi thôn nàng ở là thôn Ả Đào.

Một tên gọi khác là Hát Cô Đầu là do những ả đào danh ca dạy con em thành
nghề, mỗi khi đi hát đình , hát đám, đệ tử phải trích ra một món tiền để cúng dưỡng thầy
gọi là “ tiền đầu”

Dựa trên truyền thuyết liên quan tới “ Sự tích Tổ Cô Đầu”. Đời nhà Lê, có người
tên Đinh Lễ, tự là Nguyên Sinh ở làng Cổ Đạm, huyện Hàm Nghi, tỉnh Hà Tĩnh, con nhà
gia thế , tính tình phóng khoáng , thích đàn ca. Một hôm Sinh ôm đàn vào rừng gặp được
2 người trong Bát Tiên là Lý Thiết Quài và Lã Đồng Tân ( tức Lã Đại Tiên ) ban cho gỗ
quý dạy cho cách làm đàn đáy và tiếng đàn có thể chữa lành bệnh cho con người, làm
người buồn hóa vui , trừ được ma quỷ…Đinh Lễ chữa bệnh cho con gái vị quan châu là
Đinh Bạch Sa tên là Bạch Hoa. Nghe tiếng đàn nàng bỗng hết câm mà còn cầm đũa gõ
theo nhịp và cất tiếng hát. Đinh Lễ kết duyên cùng Bạch Hoa rồi cùng nhau đặt ra nhiều
ca khúc mới, dạy đệ tử, đời sau tôn làm Tổ Cô Đầu.

Thế kỷ XVII và XVIII, tổ chức giáo phường đã tương đối hoàn chỉnh, dưới sự
quản lý của Ty giáo phường. Ty giáo phường là tổ chức hoạt động ca xướng tương đương
cấp huyện , đứng đầu là ông Trùm. Giáo phường các xã đều thuộc Ty, mỗi xã có nhiều
giáo phường, được phép biểu diễn tại đình làng hoặc đình của làng bạn theo lời mời. Giáo
phường là hình thức tổ chức các “ nhóm hát” theo “ Họ”. Vua Lê- chúa Trịnh rất chuộng
Ca Trù nên nhiều cô đào được yêu và dời vào cung. Các chúa đã bày ra điệu “ Hát nói”
và lối hát “ Thỏng”, điển hình như bài “Thỏng Thiên Thai”…Về hình thức trình diễn, hòa
nhạc của Ca Trù giai đoạn này ngoài đàn đáy và phách còn có các nhạc khí khác như sáo,
chum chọe, trống cơm….

Thế kỷ XIX ghi dấu sự hoàn thiện và thịnh hành của cách “ Hát nói”. Hát nói có
cấu trúc phức tạp về mặt nội dung lẫn hình thức biểu đạt, là thể loại thường hát chung với
thể “Mưỡu”.

Page 7
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

Cuối thế kỷ XIX, khi Pháp đô hộ nước ta, hát Ca Trù bắt đầu suy tàn sau khi để
cho yếu tố sắc dục thâm nhập vào. Đầu thế kỷ XX, các ca quán trở thành nơi hoạt động
nghệ thuật của giới văn nghệ sĩ. Nhưng đến khi ca quán có những sinh hoạt biến tướng
của nó, Ca Trù bị tàn lụi.

Sau năm 1945, trong một thời gian khá dài sinh hoạt ca trù vốn tao nhã và sang
trọng trước đây đã bị hiểu lầm và đánh đồng với các sinh hoạt thiếu lành mạnh ở một số
ca quán đô thị khiến cho xã hội chối bỏ và quyết loại sinh hoạt ca trù ra khỏi đời sống văn
hóa. Ca trù đã không được nuôi dưỡng và phát triển một cách tự nhiên, không được tôn
vinh đúng mức, phải chịu tồn tại thiếu sinh khí và làn lụi. Nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã
phải cố quên đi nghiệp đàn hát và giấu đi lai lịch của mình. Khoảng chục năm trở lại đây
dư luận xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí đã từng lên tiếng về nguy cơ thất truyền
của ca trù. Nguy cơ mai một dần và vĩnh viễn mất đi ca trù là một nguy cơ có thực, bởi lẽ
giới trẻ ngày nay quen thưởng thức loại hình âm nhạc mới mẻ, trẻ trung, có rất ít người
nghe, hoặc rất ít nghệ sĩ nào theo nghề hát ca trù truyền thống… đòi hỏi chúng ta phải
nhanh chóng sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn ca trù như một vốn quý văn hóa của dân tộc.
Do vậy việc cung cấp những hiểu biết sâu hơn và có căn cứ về một số vấn đề của ca trù,
không những góp phần đáp ứng yêu cầu cấp thiết ấy mà còn góp phần vào việc phục hồi
và chấn hưng nghệ thuật và sinh hoạt ca trù.

Năm 1976 , GS.TS. Trần Văn Khê về nước và đã ghi âm, giới thiệu nghệ thuật Ca
Trù với thế giới. Từ đây, cùng với nhiều thể loại âm nhạc khác, Ca Trù được tôn vinh,
bảo tồn , đầu tư và phát triển.

Page 8
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

Phần III : CÁC LỐI HÁT


Ca trù được tổ chức và có chức năng văn hóa-xã hội thể hiện trong ba lối hát :

- Hát Thờ

- Hát Chơi

- Hát Thi

3.1 Hát Thờ ( Hát Cửa đình )

Là lối hát thờ thần ,vào ngày thần đản(hát thờ Thành Hoàng trong các đình làng
,hát thờ thần trong các đền miếu ),người ta mời cô Đầu về hát ở đình làng để dâng
cúng ,hoặc hát thờ tổ.

Hát Cửa Đình ngoài những khúc do đào hát còn có những khúc do kép hát và
múa .Hát Cửa Đình còn gọi là “hát Giai “ do kép hát câu .Mưỡu rồi đến Hát Nói,còn Đào
khi hát câu Mưỡu rồi đến Hát Nói thì gọi là “Hà Liễu “.Khi hát phải trang nghiêm và có ý
tứ .Thường hát về sử ,về kinh truyện và sự tích danh nhân .

Page 9
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

Có 12 thể hát trong Hát Thờ -Cửa Đình :

-Giáo Trống :thể hát chỉ có trong Hát Thờ ,kép gióng trống ,dạo đàn rồi đứng trước
hương án hát thờ có nhan đề “giáo trống ‘’.

-Giáo Hương :chỉ có trong hát thờ . Kép hát bốn câu thơ có nhan đề ‘’giáo hương “xin
lên dâng hương .

-Dâng Hương :chỉ có trong hát thờ,Đào dâng hương lên bàn thờ rồi ngâm và hát hai khổ
thơ thất ngôn bát cú nhan đề ‘’dâng hương “.

-Thét nhạc :có trong cả ba lối hát là khúc ‘’thiết nhạc ‘’ sau đọc lại thành thét nhạc do
đời nhà Lê khi cúng trời đất quan Thái Thường cho nhạc công bày biện nhạc khí và cho
tiếng ca của các ca sĩ hòa cùng tiếng nhạc.

-Hát Giai : hát có nhiều điệu ,hát lên nhiều bài thơ khác nhau với nội dung ca ngợi dất
nước ,tôn vinh thần linh ...trong hát thờ và hát thi .

-Đọc Phú :là hát ngâm có trong cả ba lối hát.

-Ngâm thơ ,Thổng ,Dồn :hát ,ngâm ,ngẫm ,nhiều làn điệu hát ngâm ,ngẫm ,hát ngâm bài
thất ngôn bát cú bằng chữ Hán ;Thổng gồm hai cặp lục bát chữ Nôm ,và cuối là đoạn
Dồn gồm bốn đến năm cặp lục bát .

-Gửi thư :có trong ba lối hát,là điệu hát trữ tình bậc nhất của Ca Trù .

-Đại Thạch :tiết mục hát múa có trong hát thờ ,hát chơi ,thường được hát má vào lúc gần
sáng ...Mở đàu ;,một cô đào ngâm sáu câu thơ lục bát với phách khoan ,sau đó phách mau
để chuyển sang đoạn mới ,âm điệu dồn dập (dồn Đại Thạch ).

-Bỏ Bộ :chỉ có trong hát thờ ,là khúc hát mà vừa hát vừa ra bộ điệu cho phù hợp với bài
hát .

-Hát Múa Bài Bông :chỉ có trong hát thờ ,hát Cửa Quyền nơi cung đình .

Page 10
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

-Tấu nhạc và múa Tứ Linh :chỉ có trong hát thờ .Khi có đại lễ tế thần thì lối hát Cửa
Đình được cúng tế ngoài sân đình .

-Khi hát thờ ở đền Ca Công ,đào kép thường mở đầu bằng hai bài do các vị tổ sư giáo
phường đặt ra chuyên dành cho việc thờ tổ nghề đào kép nên chỉ được hát ở đền thờ tổ .

Non mai : thể ngâm mở đầu cho Hát thờ ở đền Ca Công .

Hồng hạnh : tiếp sau non mai,ca ngợi đất nước .

Trong hát thờ ,ngoài những tiết mục được trình diễn bộ ba người (một Đào ,một
láp ,một quan viên ),còn có những tiết mục khác do nhiều người cùng đàn hát ,ở những
tiết mục này,các đào nương vừa hát vừa làm một số động tác nhẹ nhàng và đôi khi múa .

Page 11
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

2.2 Hát Chơi :

 Hát chơi là gì?

- Là lối hát để thưởng thức. Chia ra hát Khuôn và hát Hàng Hoa:

+ Hát Khuôn: lối hát theo khuôn mực, uốn nắn cho tròn vành rõ chữ, hát không ra ngoài
tiếng đàn. Là lối hát rất công phu.

vd: Ca trù đàn hát khuôn "Phó thị Kim Đức" - ca nương Nguyễn Khánh Linh.

+Hát Hàng Hoa: phong thái phóng túng, bay bướm, thường hát những bài tả tình, tả
cảnh ngụ ý phong lưu , tình tứ.

 Các thể trong hát chơi ?

- Có 15 thể:

+ Bắc Phản : âm điệu hòa hoãn, thong thả, giọng Nam chuyển sang giọng Bắc, lời ca
thường dựa trên thể lục bát.

Page 12
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

+Mưỡu : khoan thai, chậm rãi, lên xuống giọng Nam giọng Bắc rõ ràng, thể hiện trên 2
hoặc 4 câu thơ lục bát.

+Hát nói: có đào và kép cùng hát nói, ngày nay chỉ có cô đầu hát. Là điệu hát chính trong
ca trù, phỏng theo khúc Hà Nam hoặc Hát Giai Cửa Đình

vd : "Gặp đào Hồng đào Tuyết" của Dương Khuê.

+Gửi thư: điệu hát trữ tình bật nhất ca trù, giọn ghát bóng bẩy, mượt mà, làn điệu thiết
tha, nồng ấm., dựa trên thể song thất lục bát.

+ Đọc thư: hát ngâm, dùng để đọc thơ đường ( thường là thơ của Tạo Đường và Lí
Bạch).

+Đọc phú: hát ngâm, dùng để đọc Hán Văn hoặc bằng quốc âm.

+Chừ khi: gần giống điệu Gửi thư nhưng giọng não nuột hơn, bắt đầu là ngâm thơ, sau
đó vào phách để hát.

+Hát ru: có láy giọng, ngân rung đặc biệt, dùng để hát xen kẽ trong mục biểu của lối Hát
chơi.

+Cung Bắc: điệu hát trước chậm, sau nhanh. Có 3 chỗ đổi nhịp. Giọng chen lẫn cung
Bắc và Nam, sau đó sang cung Pha.

+Tỳ Bà: dùng để hát Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, trước đó thường có ngâm sa mạc bài
Thu Hứng của Đỗ Phủ, hát đủ 5 cung (nam, bắc, huỳnh,nao,pha)

+Kể chuyện: thể hát ngâm, dựa trên những câu lục bát trích chủ yếu từ Truyện Kiều, hát
bằng điệu Sa Mạc và Bồng Mạc.

+Hãm: hát để chúc thọ hoặc mời rượu. Âm hưởng chào mời, tình tứ, dí dỏm.

+Ngâm Vọng: khúc hát cổ, ban đầu chậm rãi, giọng thấp, bằng phẳng rồi vào phách
khoan để hát. Sau đó dồn phách, giọng lên cao dần, dùng luyến láy công phu.

Page 13
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

+Xẩm Huê Tình : là điệu hát Huê Tình của hát Cô Đầu, nội dung viết theo thể lục bát
biến thể.

+Ả Phiền: đặc điểm của điệu này là đang ở điệu này ngã sang điệu khác nhưng phách
vẫn liên tục, gồm 15 điệu chính và 17 khổ nối tiếp nhau nên cỏn gọi là ba mươi sáu
giọng.

2.3. Hát thi:


Là lối hát để khảo sát trình độ của đào kép. Ngày xưa, vào mùa xuân, các làng nào được
mùa, sung túc...thường mở cuộc thi cho ca nhi để có những đào nương. Cuộc thi thường
được tổ chức trước cửa đình làng, Hát thi phải hát đủ các thể của Ca Trù, không được
thiếu sót. Do vậy, mỗi kỳ thi thường kéo dài nhiều ngày (10-12 ngày). Hát thi có những
bài chúc tụng vua chúa, thần và dân, có vũ bộ cùng các trò vui.

Hát thi cũng có điều lệ rõ ràng và trong các điều lệ này, một số quy định khá phức tạp:

- Các chữ “huý” phải kiêng, phải tránh.

- Cấm chồng đàn, vợ hát, anh đàn cho em hát...

• Cuộc thi có 4 giai đoạn:

- Vãn: để giám khảo sát hạch tài năng, để chọn người vào chầu thi.

- Chầu thi: là vòng 2, sau khi qua được vòng 1 Vãn.

- Chầu Cầm: là vòng 3, vòng thi có nhiều tiết mục dành cho đào.

- Thi Lại: vòng này để “ban giám khảo” cân nhắc và xếp hạng.

• Cơ cấu giải thưởng xưa thường là:

- Giải nhất: Thủ khoa.

- Giải nhì: Á nguyên.

Page 14
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

- Giải 3-10: gọi Bình thường.

- Giải khuyến khích: Thiêm Thủ.

Tiết mục biểu của lối Hát thi trùng với Hát thờ (Dâng hương, Thét nhạc, Hát giai, Gửi
thư, Đọc phú, Hát múa Đại thạch..) hoặc lối Hát chơi (Bắc phản, Mưỡu, Hát nói, Gửi thư,
Chừ khi, Đọc phú, Nhịp ba cung Bắc, Hãm, Ngâm vọng..) và một số mục biểu chỉ có
trong Hát thi như:

-Giáo đầu: kép đọc to câu “thơ cách lên cho đủ phép Chầu thi”

-Thơ cách: kép ngâm những bài thơ được viết theo các thể thơ khác nhau, đây giống như
trình diễn các mô hình giai điệu phù hợp với từng thể thơ.

-Ca đàn: kiểu hát bắt buộc đối với kép tham dự Chầu thi. Ca đàn là hát lên các khổ đàn
đáy hoặc một bài đàn bằng những tiếng tượng thanh như: tùng, tính, tênh, tang; rênh,
rang, nông, nênh; xoè....

-Hát giai câu một : điệu hát có trong Chầu thi và Chầu cầm. Kép hát 2 câu thơ lục bát
hai câu thất ngôn để chuẩn bị vào điệu Hát giai. Nhưng điệu hát này cũng được trình bày
độc lập.

-Giáo thơ phòng : câu giáo đầu chỉ có ở Chầu thi. Đào ngâm 4 câu lục bát thể hiện khả
năng ngâm thơ rồi vào phách và hát hai câu lục bát theo kiểu Thơ Phòng.

-Hà liễu : câu một: điệu hát có trong Chầu thi và Chầu cầm. Đào hát 2 câu lục bát, hát 2
câu thất ngôn theo hơi Hát giai. Hà liễu câu một dùng để mở đầu cho điệu Nói Hà Liễu.

-Nói hà liễu: điệu hát có trong Chầu thi và Chầu cầm. Đào hát điệu Hát nói theo hơi Hát
giai thì gọi là Hà liễu.

-Trở tay ba: bài hát có trong Chầu thi và Chầu cầm. Đào hát bài thơ lục bát dài, lời ca
chúc tụng..

Page 15
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

- Hà nam câu một : điệu hát có trong Chầu thi. Kép hát ba câu lục bát (6-8-6) theo hơi
Hà Nam. Hà nam câu một dùng để nở đầu cho điệu Nói Hà Nam.

- Nói hà nam: điệu hát có trong Chầu thi. Kép hát điệu Hát nói theo hơi Hà nam thì gọi
là Nói Hà Nam.

- Đóng chinh phu: bài hát-ngâm chỉ có ở Chầu thi. Đây là cảnh vợ tiễn chồng do đào
nương hát theo kiểu ngâm. Lời thơ song thất lục bát.

- Dựng huỳnh: điệu hát có trong Chầu thi và Chầu cầm. Lời ca gồm 4 câu lục bát ở đầu,
2 câu thất ngôn giữa và 4 câu lục bát ở cuối. Đào nương hát ở cung Huỳnh, theo hơi
Dựng. Đây là điệu hát khó.

- Phản huỳnh: bài hát-ngâm chỉ có ở Chầu cầm. Kép ngâm những bài thơ thất ngôn tứ
tuyệt hoặc thất ngôn bát cú theo cung Huỳnh nhưng không hẳn ở cung Huỳnh nên gọi là
Phản huỳnh.

-Ngâm sang Hát Giai : bài hát chi có ở Chầu Cầm . Kép ngâm thơ , sau vào phách và
hát tiếp bốn câu thơ theo hơi Hát Giai . Bài không dài , âm hưởng theo điệu Hát Giai .

-Hát Nói Giai : điệu hát có ở Chầu Thi và Chầu Cầm . Kép hát điệu Hát Nói theo hơi Hát
Giai , là đặc điểm của hát Thi .

-Xướng tầng : bài hát chỉ có ở Chầu Cầm . Đây là cách xướng lên từng câu thơ với nội
dung chúc tụng . Kép vừa hát , vừa gõ mã la , có đàn phách phụ họa , tạo không khí vui
vẻ đằm ấm .

-Màn đầu hát gái : bài hát chỉ có ở Chầu Cầm , lời thơ lục bát , nội dung ngợi ca cảnh
đẹp đất nước . Đào nương mở đầu ngâm thơ sau phách vào và hát , đây là tiết mục đầu
tiên sau những tiết mục dài do kép diễn nên gọi là Màn đầu hát giai .

-Màn đầu hát chuyện : bài hát chỉ có ở Chầu Cầm , Đào hát bốn câu lục bát mở đầu tiết
mục hát chuyện .

Page 16
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

-Chúc Tam Thanh : điệu hát có ở Chầu Thi , lời ca gồm 8 câu lục bát , nội dung chúc
tụng vua quan và những người tài . Thường do 4 cô đào vừa hát vừa múa.

-Mã thượng kiều : bài hát có ở Chầu Cầm , là một bài hát do đào và kép đồng ca . Trước
khi hát vào lời , có một đoạn hát bằng những tiếng tượng thanh giống như tiết mục Ca
Đàn trong Chầu Thi .

-Đào luồn , kép vói : bài hát có ở Chầu Thi , gồm 3 khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt , nội dung
là mẩu chuyện thời Tam Quốc-Trung Hoa .

Ngoài hát , múa , Chàu cầm còn có nhiều tiết mục làm trò vui . Có thể chia làm 2
loại :

-Trai thi mạnh : một số trò diễn giống như làm xiếc , kép trổ tài khéo léo với động tác
mạnh mẽ .

-Gái thi mềm : cũng giống như trò xiếc nhưng động tác mềm mại , nhiều khi là những
điệu múa uốn lượn đẹp mắt .

Ngoài những điệu hát trong các lối hát kể trên, còn 1 số điệu hát cổ mà ngày nay
các đào nương không còn biết sử dụng nữa. Như thể: Bát Đoạn Cẩm, Luật Duong Kiều,
Luật Âm Kiều và Cung Hoàng Chung (nhiều người gọi là Cung Huỳnh)... Nhìn chung,
lời hát trong Ca Trù được viết bằng thể thơ Đường luật và những thể thơ Việt Nam do
những thi sĩ lỗi lạc sáng tác như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến,
Dương Khuê.. mà thời nay còn giữ lại nhiều tuyệt tác. Ca Trù đã sản sinh cho nền văn
hoá của chúng ta một thể thơ đặc biệt Việt Nam là thể “Hát nói”. Hát nói cũng là điệu hát
chính của Ca Trù.

Page 17
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

Phần IV : ÂM NHẠC CA TRÙ


4.1 Các thể hát

Nói tới Ca Trù là phải nói tới các thể,các điệu với những cách thức biểu diễn của
chúng thông qua các bài trong các tiết mục biểu.

Các tiết mục trong Ca trù trước hết được phân chia theo thể tài (nội dung),thể loại
(hình thức) và thể cách (phương pháp thể hiện); và những quy định về nơi và lúc sử dụng
tác phẩm,do đó mà gọi là thể hát ,nói gọn là thể. Thể hát nhiều khi trùng với tiết mục. Về
mặt âm nhạc,một thể có lúc chỉ là một điệu hát nhưng cũng có khi bao hàm nhiều điệu
hát. Chẳng hạn,thể Gửi thư chỉ là một điều hát,còn thể Hát giai (cửa đình) thì có nhiều
điệu hát. Điệu hát,nói gọn là điệu ,được xác định bởi điệu tính,điệu thức và làn điệu, tức
một hệ thống âm trong đó có âm chủ,âm khách và cách thức nối tiếp các âm đó để lập
thành giai điệu nhằm toát lên tính chất của một loại tác phẩm âm nhạc, giúp ta phân biệt
nó với những loại tác phẩm âm nhạc khác.

Một điệu có thể là một bài hát ,nói gọn là bài hoặc ngược lại ,ví dụ: bài Thét nhạc
là một điệu .Nhưng một điệu cũng có thể bao gồm nhiều bài ,ví dụ : điệu Gửi thư có đến
mấy bài. Hát nói là điệu với nhiều bài khác nhau, nhiều lời hát trên điệu. Trường hợp một
bài nhưng chứa đựng nhiều điệu duy nhất ở bài “Ả Phiền”, còn gọi là Ba mươi sáu giọng
(nhiều giọng).

Tóm lại, mỗi “bài” chỉ có một lời ca với tên gọi riêng; thể hay điệu lại gồm nhiều
bài ca (nhiều bản lời) và tên gọi khác nhau được thể hiện trên một khung giai điệu...

Các thể hát trong Ca Trù (kể cả Hát chơi,Hát cửa đình,Hát thi) còn lưu giữ ngày
nay gồm:

1. Bắc phản. 3. Hát nói.

2. Mưỡu. 4. Gửi thư.

Page 18
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

5. Đọc thư,thổng,dồn. 25. Múa tứ linh.

6. Đọc phú. 26. Ca đàn.

7. Chừ khi. 27. Thơ cách.

8. Hát ru. 28. Hát giai câu một.

9. Nhịp ba cung Bắc. 29. Giáo thơ phòng.

10. Tỳ bà. 30. Thơ phòng.

11. Kể chuyện. 31. Hà liễu câu một.

12. Hãm. 32. Trở tay ba.

13 Ngâm vọng. 33. Chúc tam thanh.

14. Xẩm cô đầu. 34. Hà nam câu một.

15. Ả phiền. 35. Dóng chinh phu.

16. Giáo trống. 36. Hà nam câu một.

17. Giáo hương. 37. Ngâm sang hát giai.

18. Dâng hương. 38. Xướng tầng.

19. Thét nhạc. 39. Ngâm phú.

20. Hát giai. 40. Màn đầu hát gái.

21. Đại thạch. 41. Mã thượng kiều.

22. Bỏ bộ (múa). 42. Hát sử và Dã sử.

23. Múa bài bông (múa). 43. Màn hát đầu truyện.

24. Chúc hỗ. 44. Phản huỳnh.

Page 19
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

45. Nom mai. 46. Hồng hạnh.

Mỗi bài hát, các tiết mục Ca Trù đều được trình diễn gồm 3 phần:

-Phần mở đầu: hầu hết đều mở đầu bằng 1 đoạn đàn-phách-trống. Ngoài ra,có một
số bài được mở đầu bằng mấy nét nhạc của đàn đáy để dẫn giọng cho người hát.

Đầu tiên, trống đánh ba tiếng trống gọi đều đặn và dõng dạc (khổ trống liên châu). Tiếp
theo, đàm lần lượt tấu lên các khổ đàn (mô hình giai điệu), nếu đủ là 5 khổ đàn. Đoạn
nhạc mở đầu này là sự kết hợp chính xác nhưng đầy biến hoá, ngẫu hứng sinh động giữa
các khổ đàn, khổ phách và khổ trống.

-Phần hát: khi tiếng hát cất lên thì vai trò dẫn dắt được chuyển từ kép đàn sang đào
nương. Trong lúc hát, đào nướng vẫn gõ các phách sao cho khớp với từng câu của bài.
Khổ phách được biến hoá nhưng vẫn trong khuôn khổ, tiếng đàn có nhiệm vụ tòng theo
tiếng hát để hỗ trợ và vừa tự tạo giai điệu riêng. Mỗi hết câu, đàn lại chơi những nét nhạc
nối ngắn và khi dứt khổ thì tấu đoạn nhạc dài. Trống dõng dạc chấm câu, dứt khổ hoặc
khen, chê...

-Phần kết: không dài và được bắt đầu ngay lúc hết câu cuối của bài. Câu cuối cũng
có thể đã được đào nương hát giãn nhịp để dẫn vào phần kết nên cũng là một phần của
kết. Có 2 kiểu dứt câu:

+ Đào nương hát hết câu cuối thì phách, đàn, trống vào khổ sòng cuối để tiến tới kết bài
như lúc kết thúc phần mở đầu.

-+Đào nương hát câu cuối giãn nhịp rồi róc phách để trống điểm một tiếng kết thúc.

Ca Trù vốn nhiều luật lệ, nhưng người trình diễn không chỉ biết tuân thủ một cách
nghiêm ngặt mà còn phải biết sáng tạo, biến hoá, bộc lộ cảm xúc của bài và thể hiện tài
năng của bản thân.

Page 20
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

4.2 Âm luật trong Ca Trù :

 Âm luật trong ca trù:

Âm luật trong Ca Trù gồm có 5 cung chính (Luật này áp dụng cho giọng hát và hơi
đàn):
1. Cung Nam: điệu nhanh , thể hiện bằng giọng điệu bằng phẳng, xuống thấp.
2. Cung Bắc: thể hiện bằng giọng điệu rắn rỏi, quyết đoán,
lên cao.
3. Cung Huỳnh: giọng đọc dính vào nhau, nhanh .
4. Cung Pha: thể hiện bằng giọng điệu ai oán , giọng đọc chệch lơ lớ.
5. Cung Nao: đang ở Cung này chuyển sang cung kia nên có cảm giác hơi chênh chênh
Thang âm được sử dụng trong những điệu hát chính thống như sau:

 Luật hát:

Điều kiện cho một đào nương là giọng phải đẹp tự nhiên, âm sắc trong sáng, vang
rền, có nhạc cảm và điều khiển được giong hát. Ngoài ra đào nương còn phải là những
người am hiểu về chữ Hán, Nôm và có kiến thức về thơ ca để có thể hiểu y nghĩa lời hát
và trình diễn luyên láy tinh tế.
Có 8 tiêu chuẩn cho giọng hát:
+ Quán: tiếng hát hợp nhịp phách gõ
+ Xuyến: tiếng tròn chữ, vững vàng
+ Dằn: tiếng mượt mà, đều đặn, gằn tiếng đúng lúc
+ Thét: Tiếng hát mạnh mẽ
+ Khuôn: hát bằng phẳng, đúng khuôn bậc.

Page 21
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

+ Rẫy: tiếng hát ngân vang rền


+ Diệu: tiếng hát tự nhiên, linh hoạt
+ Vợi: tiếng hát cao vớt, trong trẻo
Các lỗi cần tránh trong ca trù:
+ Hát không an nhịp với đàn (Lỏi)
+ Hát chênh phô, không đúng cung (Ngang)
+ Hát sai giọng bằng trắc (Cản)
+ Giọng mờ yếu, không rỏ lời (Chặn)
+ Hát nhanh trước nhịp (Hụt)
+ Hát chậm sau nhịp (Sa)

 Cách sử dụng và vai trò Phách, Đàn và Trống trong ca trù:


- Cách đánh phách:

Bộ phách sẽ do ca nương sử dụng vừa hát vừa gõ. Bộ phách gồm bàn phách và hai dùi
trong đó một dùi xẻ dọc hay gọi là dùi kép, dùi còn lại là dùi đơn, vì có một dùi được xẻ
dọc nên đã tạo cho bộ phách một âm sắc đặc trưng của tiếng phách trong ca trù.

Có hai đơn vị phách cơ bản:

 Phách con: tiếng tượng thanh “Dục phách phách”


 Phách cái: tiếng tượng thanh “phách phách chát”

Vai trò: Bộ phách sẽ giúp cho ca nương và đàn giữ được nhịp vs nhau làm sinh
động âm sắc.

- Cung đàn:

Giữ một vai trò phụ họa tiếng hát và làm chỗ dựa cho đào nương. Đàn sẽ chơi một
loạn khúc diễn tấu đã được quy ước trước để chấm câu, dứt khổ, kết bài và giang tấu hoặc
mở đầu.

Cung đàn đáy chủ yếu có 5 khổ đàn:

Page 22
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

+ Khổ song đầu: diễn tấu mở đầu, giới thiệu trục âm của thang âm và làn điệu (hai quãng
5 đúng) và ấn đinh tốc độ của bài bằng cách nhấn mạnh liên tiếp 3 lần.
+ khổ giữa: dài hơn, có những nét nhạc nhấn nhá nắn nót, trữ tình, xuất hiện thêm âm
quãng 3 trong thang âm
+ Khổ xiết nhanh: hoạt bát, rộng mở âm vực. Cuối nhịp hơi giãn ra để vào khổ lá đầu tiếp
theo
+ Khổ lá đầu: trở lại ổn định, phong thái đĩnh đạc, có thể tạo giai điệu ngẫu hứng thể hiện
tài năng.
+ Khổ song cuối: tiếng phách của đào nương dẫn dắt và trống đi dần vào kết của toàn
phần nhạc mở đầu với ba tiếng sòng cuối mạnh mẽ.

- Trống:

Những người như Quan viên, những người có địa vị xã hội, danh sĩ, người am hiểu,
biết thưởng thức, không phải thành viên ban nhạc sẽ đảm nhậm vai trò đánh trống. Cầm
trống là hiệu lệnh điều khiển buổi hát, tiếng khen tiếng chê đào kép.
Mở đầu sẽ là 3 tiếng “Tom” trống liên châu đều đặng và dõng dạc báo hiệu đào
nương sẽ tập trung trình diễn.
Tùy vào từng phân đoạn của tác phẫm sẽ sử dụng khổ trống khác nhau như:
+ Chính Diện: sử dụng vào những câu bằng phẵng, đĩnh đạc.
+ Xuyên Tâm: sử dụng ở những chỗ nối hai câu hoặc gõ để đào nương tạm ngưng hát lấy
hơi.
+ Thượng mã: được dung vào những đoạn hát dồn
+ Hạ mã: dùng đoạn hát trầm ngâm.

4.3 Dàn nhạc ca trù :

Do các giai đoạn phát triển và tham gia vào nghệ thuật ca vũ nhạc cung đình
nên ở mỗi giai đoạn khác nhau thì dàn nhạc trong Ca Trù cũng có các nhạc cụ khác
nhau.

Page 23
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

Biên chế ban nhạc Ca Trù từ cuối thế kỷ 19 về trước khi lối hát thờ còn là phương
thức tổ chức chủ yếu của Ca Trù, các tiết mục bao gồm hát múa diễn trò và hòa tấu
nhạc là Ban nhạc Giáo Phường, không hạn chế về số lượng, không có biên chế cố
định, miễn là dàn nhạc gồm mỗi thứ nhạc khí một chiếc.

- Phách lớn bằng tre già.


- Sênh (sanh)
- Sinh tiền
- Bộ phách nhỏ
- Trống đan diện cổ (trống nhỏ một mặt da)
- Trống cơm dài hai mặt có dính cơm dẻo.
- Trống lớn
- Chiêng đồng
- Đàn đáy
- Sáo ngang
- Sáo đôi..

Có nhiều ban nhạc còn thêm Nhị, Hồ, Nguyệt, Tranh….

Đến cuối thế kỷ 19, Đào Nương vừa hát vừa múa với dàn nhạc gồm:

- Đàn Nhị
- Đàn Đáy
- Trống
- Phách

Đến đầu Thế kỷ 20, dàn nhạc đệm của Ca Trù gồm:

- Phách cô đầu do Đào Nương vừa hát vừa gõ nhịp theo


- Đàn Đáy: nhạc sĩ đệm cho Ca Nhi hát
Page 24
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

- Trống Con: do một quan viên vừa thưởng thức vừa đánh điểm câu, khen,
chê.

Page 25
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

KẾT LUẬN
Đến tháng 10 năm 2009, Ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể nhưng cần
phải bảo vệ khẩn cấp. Đây là một Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng
lớn với phạm vi tới 16 tỉnh, thành phố ở phía Bắc Việt Nam. Ca trù đã trải qua một quá
trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa
dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có
tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức
giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo
nên nét đặc trưng cho Ca trù. Trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội những Ca trù vẫn
có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với văn hóa Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng và có sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế
trong việc bảo vệ Ca trù song sức sống của Ca trù hiện nay vẫn chưa phải ở mức cao và
vẫn cần phải được bảo vệ hơn nữa để phát triển khả năng tồn tại. Việc duy trì thường
xuyên và chất lượng nghệ thuật là vấn đề đặt ra đối với công việc bảo vệ Ca trù. Cần phải
nâng cao nhận thức về Ca trù để Ca trù có thêm nhiều công chúng, có vị thế trong xã hội
bởi vì đã từng bị quên lãng từ những năm 1950 - 1980. Cần hỗ trợ các nghệ nhân lớn tuổi
truyền dạy và khuyến khích những ca nương, kép đàn trẻ học hỏi và tham gia truyền
dạy… có như vậy thì trong tương lai môn nghệ thuật ca trù - di sản văn hóa phi vật thể
này mới hy vọng tồn tại và phát triển.

Page 26
 m nhạ c thính phò ng miền Bắ c-Ca trù

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Âm nhạc truyền thống Việt Nam , PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Liêm.
2. vietnamhoc.the-talk.net
3. petruspaulusthong.wordpress.com
4. www.vanhoanghean.com.vn

5. http://www.le-vietnam.net/ca-tru/

6. http://www.folkways.si.edu

Page 27

You might also like