You are on page 1of 11

Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng đại và đa cảm.

Tính nhạc được tạonên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc
do sử dụng phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ… phù hợp với nội dung tư
tưởng, tình cảm được biểuđạt. Mỗi dân tộc, mỗi một ngôn ngữ đều có cách
hoà âm riêng.

1. Nhạc tính là gì?

Thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp cảm xúc, tình cảm của con người. Cảm xúc biểu lộ
mạnh mẽ ở thanh điệu, nhịp điệu của lời nói (ngôn từ). Tính nhạc là đặc thù cơ bản
của việc phô diễn tình cảm của thơ ca. Âm thanh và nhịp điệu làm tăng hàm nghĩa
cho từ ngữ, gợi ra những điều từ ngữ không thể nói hết. Nhạc điệu trong thơ thể
hiện nhịp vận động của đời sống, của nhịp đập trái tim, bước đi của tình cảm con
người. Tất cả làm nên nhạc tính của mọt bài thơ.

Vonte từng nói: “Thơ ca là nhạc của tâm hồn”. Còn Valery “Thơ là sự giao
động giữa âm thanh và ý nghĩa”, mỗi từ ngữ trong bài thơ chính là một nốt nhạc
âm vang tạo nên bản giao hưởng của tâm hồn

Nhạc tính trong thơ là nhạc điệu được thi sĩ sáng tạo, lấy chất liệu là tính chất của
ngơn từ như nhịp, vần, thanh, thủ pháp nghệ thuật,… Từ khi ra đời, thơ đã gắn liền
với âm nhạc, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau. Bởi vậy, thi nhân
xưa có câu “Thi trung hữu nhạc” (phương Đơng). Theo tiến trình phát triền, thơ
ngày càng độc lập với âm nhạc. Người ta vẫn nhắc đến nhạc trong thơ, nhưng đó là
âm nhạc đặc biệt tạo bởi sự trùng điệp của điệp âm, điệp vần, niêm, luật, vần, đối,
…. “Ý nghĩa của thơ tạo ra từ những nghĩa có sẵn ở hầu hết các từ, cịn tính nhạc
của thơ được tạo ra bằng âm thanh những từ được lựa chọn, sắp đặt cốt sao khn
theo những thi điệu có sẵn, bởi vậy, âm thanh và ý nghĩa bị tách rời”. Song, các
nhà thơ nhận thấy thế giới nội tâm của mình khơng chỉ biểu hiện bằng mặt ý nghĩa
của ngôn từ mà cần phải bộc lộ bằng cả âm thanh của từ ngữ (phương

2. Đặc điểm biểu hiện của nhạc tính trong thơ ca.

– Bài thơ tạo nhạc tính bởi các yếu tố:

+ Thứ nhất là sự kết hợp thể thơ tự do với cách ngắt nhịp tự do phóng túng, không
đều, phân bố câu thơ dài ngắn khác nhau, tỉnh lược tối đa về ngôn từ phù hợp với
việc biểu hiện dòng chảy cảm xúc của người viết trước những sự kiện cuộc đời.

+ Thứ hai là từ thủ pháp láy từ, điệp cấu trúc cú pháp. Chẳng hạn như: “Tây Ban
Nha, áo choàng, tiếng ghi ta, chàng ném…” và sự kết hợp ngẫu hứng của các từ
mang tính nhạc “lila lila lila” tạo nhạc tính dồi dào và độc đáo cho bài thơ. Nhạc
tính còn biểu hiện ở hình thức mô phỏng âm thanh tiếng đàn ghi ta “lila lila lila”.
Chuỗi âm thanh luyến láy “lila lila lila” gợi tiếng vang chùm hợp âm mở đầu ca
khúc và chuối “lila lila lila”kết thúc bài thơ như chum hợp âm sau khi bản nhạc đã
diễn tấu xong, ca khúc dừng lời. Âm thanh nhạc đệm “lila lila lila” tạo âm hưởng
bè trầm trong dàn giao hưởng mà tiếng ghi ta trở thành nhạc đệm.
+ Tính nhạc còn biểu hiện ở dáng dấp ca khúc và lối diễn tấu trong hình thức văn
bản không mở đầu, không kết thúc trong hình thức sử dụng dấu câu. Mở đầu là
tiếng đàn kết thúc là âm thanh của tiếng đàn ngân nga, vang vọng như 1 giai điệu
bất tận, vĩnh hằng. Cách tạo nhạc tính của Thành Thảo trong bài thơ này cũng biểu
hiện sự cách tân trong nghệ thuật đương đại của ông- một nổ lực tìm kiếm và thể
nghiệm mới của người nghệ sĩ.

– Nguyễn Đình Thi quan niệm: “Nhịp điệu (nhạc tính) của thơ không những là
nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm của tiếng đàn bên tai (…).
Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình
ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn (…). Đó là nhịp điệu thành hình của những
cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hòa hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những
ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng
cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động”.

Maiacốpxki cho rằng: “Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng của câu
thơ”… Vậy thì có thể hiểu một cách đơn giản nhịp điệu như là sự rung động tâm
hồn, là mạch cảm xúc được thể hiện ngoài lớp vỏ ngôn từ, tạo tác động, ấn tượng
lên tâm thức người tiếp cận tác phẩm để thực hiện chức năng thông tin thẩm mỹ.
Nói nhịp điệu trong thơ là sự chia cắt dòng âm thanh, sự phân đoạn câu thơ, dòng
thơ giúp người đọc cảm thụ một cách trực tiếp. Mở rộng ra thì nhịp điệu trong thơ
là một khái niệm chỉ một đơn vị ngôn ngữ nằm bên trong bản thân kiến trúc ngôn
từ và qui định kiểu kiến trúc ấy, được khu biệt về quy tắc tổ chức âm thanh, là
nhân tố vận động cả ở phương diện ngữ nghĩa và âm thanh. Nhịp điệu thay đổi tạo
nên cảm giác lời thơ vận động nghệ thuật theo quy luật chủ quan của chủ thể sáng
tác đồng thời tác động đến tâm lý tình cảm của chủ thể tiếp cận theo chức năng
thông tin thẩm mỹ.

3. Vai trò và chức năng của nhạc tính trong thơ.

Nếu không có nhịp điệu (nhạc tính), sẽ khó có sự nhận thức đúng, về nội dung ý
nghĩa của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn từ phát ra trong thời gian dài. Mạch cảm xúc
có thể vô tận trong đời thơ của nhà nghệ sĩ nhưng lại có giới hạn trong bài thơ.
Người ta không thể đọc bài thơ liên tục từ những từ ngữ đầu tiên đến kết thúc mà
không ngừng nghỉ. Nhịp điệu gắn liền với chỗ ngừng, chỗ ngắt được phân bố hợp
lý theo mạch cảm xúc để diễn đạt nội dung thẩm mỹ.

Nhạc tính trong thơ được quy định qui ước chung của thể loại, song mặt khác lại tự
vận động theo mạch cảm xúc riêng tạo nét chấm phá trong ý thơ. Ví dụ trong bài
thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, câu thơ thát ngôn bát cú Đường luật
thường ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, thế nhưng nếu tuân thủ lối nhịp điệu truyền thống
ấy thì câu thơ thứ nhất sẽ hạn chế về nét nghĩa, về tứ thơ mà chỉ giữ chức năng
thông tin về sự hội ngộ. Trong câu “Đã bấy lâu/nay bác tới nhà”, “lâu
nay” không còn là một từ ghép đẳng lập thông thường nữa mà được tách thành hai
khái niệm chỉ thời gian. “Lâu” là quá khứ, là niềm mong đợi thiết tha, “nay” là
hiện tại, là niềm vui mừng khôn xiết trong cuộc hội ngộ đầy bất ngờ tạo. Nhịp thơ
chuyển sang ¾ đầy sáng tạo. Nhịp 4 “nay bác tới nhà” như tiếng reo vang vừa hồ
hởi, vừa thú vị. Hình thái nhịp điệu hiện thực hoá cấu trúc ý thơ, tứ thơ, tạo nên
nhạc điệu. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bài thơ trong âm hưởng tự nhiên của
nó đã tạo nên nhạc điệu.

Trong bài thơ Ngậm ngùi của Huy Cận, chỉ đọc mấy câu thơ, người đọc chừng như
nghe được tiết tấu nhặt khoan, giai điệu trầm bổng du dương :

“Cây dài bóng xế ngẩn ngơ


Hồn em đã chín mấy mùa thương đau ?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi …”

(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, trang 131).

Hay đến với Phạm Thiên Thư trong Ngày xưa Hoàng Thị, những câu thơ bốn chữ
như nhịp guốc ai vang vọng, nhẹ nhàng sâu lắng, như tiếng nhạc giữa đường chiều:

“Em tan trường về


Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối”

(Phạm Thiên Thư)

Nhà thơ P.Êluya nói: “Thơ ca trước tiên là ngôn ngữ cất thành tiếng hát… ngôn
ngữ hát lên, ở nó tràn đầy hi vọng, ngay cả khi nó hát những điều thất vọng”. Đó
chính là tính nhạc trong thơ ca.

Theo Trần Thiện Khanh trong Nguyên lý cấu trúc của thơ (nguồn google.com) cho
rằng: “Nhịp điệu trở thành ngôn ngữ đặc biệt của thơ, nó biểu hiện được bao ý
tình mà từ ngữ không thể nói hết được. Nhịp điệu – một khi được cảm xúc hoá, cá
tính hoá sẽ mài sắc cảm nhận, cảm giác của người đọc. Đọc bài thơ giàu tính
nhạc, người đọc như được sống trong cảm giác mới mà trước đó chưa từng biết”.
Cảm nhận được nhịp điệu của thơ sẽ tạo nên sự khám phá mới, thú vị.

Nhạc tính trong thơ làm tăng thông tin thẩm mỹ của bài thơ. Nhạc tính của thơ bao
hàm các yếu tố giai điệu (trầm – bổng), tiết tấu (mau – thưa), nhạc điệu (tính nhạc
của thơ), ngắt trong câu, dấu câu, ngừng hết câu, dòng thơ, nhấn (từ láy, vần, từ
Hán -Việt, điệp từ, từ địa phương …). Nhạc tính trong tác phẩm có thể được xem
như một dạng từ đa nghĩa, một dạng từ đặc biệt không tồn tại trên cơ sở vỏ vật chất
của từ ngữ, không tồn tại trong lớp vỏ âm thanh mà vẫn có nghĩa. Đặc biệt là lớp
nghĩa tồn tại trong tư duy, trong cảm thức của người tiếp cận văn bản và mang giá
trị biểu cảm sâu sắc. Nhạc tính trong câu thơ là khoảng lặng không lời mà lại diễn
đạt nhiều cảm xúc. Nhạc tính không chỉ tách ý tách nghĩa mà còn thể hiện thế giới
nội tâm của nhà thơ, thể hiện những cảm xúc được dấu kín, dè nén, mà không thể
tìm thấy trong ngôn từ, trong âm thanh. Trong tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu có viết:
“Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Cách ngắt nhịp 3/3 – 3/5 phá vỡ giai điệu truyền thống 2/2/2 – 4/4 nhẹ nhàng êm ái
quen thuộc trong lục bát để tạo nên một nét nhấn, một phá cách độc đáo thể hiện sự
dằn xé, day dứt trong nội tâm người đi và kẻ ở trong cuộc chia ly, càng tô thêm nỗi
da diết luyến lưu để thể hiện tình cảm sâu lắng, khắng khít của người lính cụ Hồ
với đồng bào dân tộc trong những ngày tháng bên nhau nơi chiến trường Việt Bắc.
Đó là những cung bậc tình cảm không mô tả bắng lời, và chính người tiếp cận phải
có một khả năng tư duy văn học mới cảm nhận được dụng ý người viết.

Nhịp thơ không chỉ là yếu tố bên ngoài, một yếu tố của hình thức cụ thể cảm tính
mà còn là yếu tố bên trong tạo hình thức bài thơ. Nhạc tính nằm bên trong bản thân
kiến trúc ngôn từ và qui định kiểu kiến trúc ấy. Khám phá khoảng không vô hình
tạo ra nhịp thơ đòi hỏi khả năng cảm thụ của người đọc. Bởi lẽ không khéo lại rơi
vào trạng thái “thấy cây mà không thấy rừng” hoặc sẽ lạc vào “mê cung” của
ngôn từ mà không cảm nhận được giá trị thẩm mỹ của thơ ca.

5. Thơ là nhạc của tâm hồn

Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầyâm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu- nhịp
điệu của những âm thanh vật chất, củatiếng nói thực tế hoà với nhịp điệu cảm xúc
bên trong tâm hồn nhà thơ. Thơ lànhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng
đại và đa cảm. Tính nhạc được tạonên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh,
cảm xúc do sử dụng phối hợp âmthanh, nhịp điệu, từ ngữ… phù hợp với nội dung
tư tưởng, tình cảm được biểuđạt.

Mỗi dân tộc, mỗi một ngôn ngữ đều có cách hoà âm riêng. Trong ngôn ngữ,
thơ cóđặc điểm về tính nhạc, nhưng ngôn ngữ âm nhạc không phải là một bộ phận
củangôn ngữ thơ mà là một chỉnh thể tồn tại độc lập với nó. So với văn xuôi,
ngônngữ thơ giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hoà âm. Mối quan hệ giữa
nội dungvà hình thức trong ngôn ngữ và trong âm nhạc hoàn toàn khác nhau. Số
lượng từtrong ngôn ngữ rất lớn, trong khi phạm vi một khuông nhạc chỉ có 8 nốt
(mi, fa,sol, la, si ,đô, rê, mi), được nâng lên hạ xuống tối đa một quãng tám từ
mộtnốt nào đó. Như vậy, một nốt nhạc được dùng chung cho nhiều từ, cho nhiều
ngônngữ, tiếng nói khác nhau.

Đặc điểm tiếng Việt giàu nguyên âm,phụ âm, thanh điệu. Ngôn ngữ thơ
ca giàu nhịp điệu ,phong phú về cách hoà âm, tiết tấu, từ láy, tính tượng hình,
chính là thứ ngônngữ có cơ cấu dễ làm chỗ dựa cho các phương pháp diễn đạt âm
nhạc. Mang đặcđiểm đơn âm, độ dài âm tiết ngắn, tách rời, tiếng Việt có ưu thế
tính nhạc sovới các thứ tiếng có số lượng nguyên âm, phụ âm ít hơn và không
thanh điệu. Mộtâm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được biểu thị bằng một nốt nhạc
hoặc vài nốtnhạc luyến láy, làm cho ca từ “tròn vành rõ chữ” khi nhạc sĩ đặt lời.
Thơ và âm nhạc đều lấy trữ tình làmphương thức thể hiện. Thơ gợi cảm hứng,
khơi nhạc hứng cho nghệ sĩ. Nhờ phongphú về nhịp điệu, cách hoà âm, tiết tấu, từ
láy âm, tượng hình…ngôn ngữ thơ làngôn ngữ giàu tính nhạc hơn bất cứ ngôn ngữ
ở thể loại nào khác. Thơ để phổnhạc có những yêu cầu riêng, trong đó ca từ cần đạt
tới độ chuẩn.

Thơ và nhạc có những điểm tươngđồng. Nói như vậy, nhưng không có nghĩa
thơ của bất kỳ nhà thơ nổi tiếng nàocũng có thể phổ nhạc. Nhạc sĩ khá kén khi
chọn thơ phổ nhạc. Dẫu là nhà thơchính luận trữ tình có tên tuổi, nhưng thơ Chế
Lan Viên rất khó phổ nhạc, ítđược phổ nhạc , và nếu được phổ nhạc thì cũng khó
thành công.

Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh,tiếp nhận theo thời gian và cũng trôi đi
theo thời gian. Không tinh nhạy như thị giác, nhưng qua âm thanh của nhạc, hình
ảnh, hình tượng muôn màu cuộc sốnghiện lên trong tâm hồn con người, gợi giá trị
thẩm mỹ. Là tiếng nói tình cảm,phản ánh những cung bậc tình của con người, âm
nhạc tìm đến thơ như tìm đếnngười bạn tri âm, cùng phương thức thể hiện. Ca từ
của ca khúc phải nhờ có sứcgợi mở, lay thức thế giới nội tâm. Tiết nhịp của thơ có
quy luật trọng âm (GS.Dương Viết Á). Đó là cách ngắt nhịp dồn ở thanh điệu tiếng
cuối trong câu thơ.

Theo cách đó, nhạc sĩ Nguyễn VănThương nhờ độ cao thấp, nhịp nghỉ, ngắt, độ
dài, ngắn của bài thơ Vui thếhôm nay (Tố Hữu) đã phổ nhạc thành ca khúc Tổ quốc
tôi chưa đẹp thế baogiờ. Các nốt nhạc thể hiện niềm hân hoan trong ngày đại thắng
của dân tộc.

Một cách tự nhiên, Hoàng Nhuận Cầmluôn tiềm ẩn một sóng nhạc uyển chuyển
trong những vần thơ nhập trận: Chiếcnhạc trên cổ la rung rung/ Đã sáu năm là bài
hát của rừng/ Có những con đườnghoang dại lắm (Anh bộ đội và tiếng nhạc la).

Thanh điệu- yếu tố quan trọng tạonên nhạc điệu

Thanh nhạc là kết quả quá trình pháttriển của tiếng Việt, là một yếu tố góp phần
tạo nên ngữ điệu. Ngữ điệu trongngữ pháp tự nó ở ngoài nội dung của từ, ở
ngoài quan hệ của lời nói đối vớihiện thực; là nói giọng cất cao hay xuống thấp;
là không gian và thời gian củasự sống Cơ sở của ngữ điệu là sự xác định luân
phiên của giọng cất cao lên vàhạ thấp xuống, đem lại sắc thái tư tưởng của câu.
Quy luật của thanh điệu phảituân thủ nghiêm ngặt luật bằng trắc, niêm luật và
đối thanh, đối ý. Các dấuhuyền, sắc, nặng, hỏi, ngã và không dấu đã cố định cao
độ trong các từ tiếngViệt, thành những cung bậc nhất định. Thanh đóng góp vào
việc tổ chức ngữ điệuthơ Việt Nam. Trong các vế nhịp các thanh có sự luân
phiên đối xứng nhau về âmđiệu, đặc biệt ở những chữ cuối nhịp. Dực trên ba
cung bậc tiêu chuẩn của cácthanh trong tiếng Việt, nhạc sĩ Lê Yên ghi thành ba
nốt nhạc sau đây:

Âm khu cao Sắc, ngã


Âm khu trung Không dấu
Âm khu trầm Huyền, hỏi, nặng
Cách hoà âm trong thơ Việt Nam làcách hoà ph ối các thanh điệu, các cách kết
hợp âm thanh theo một kiểu nhấtđịnh. Có thể thấy, từ một bài thơ, nhưng cách
tổ chức âm thanh khác nhau sẽ chokết quả hoàn toàn khác nhau. Có thể kể đến
trường hợp bài thơTình em

(HồNgọc Sơn) đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ như: Hoàng Vân, Hoàng Việt, Phan HuỳnhĐiểu và
Huy Du, nhưng cuối cùng chỉ ca khúc do Huy Du phổ nhạc mới có sức sốnglâu bền trong đời
sống âm nhạc.
Dựa trên bài thơ Năm anh em trênmột chiếc xe tăng (Hữu Thỉnh) vốn được phối
xen bằng trắc nhịp nhàng, nhạcsĩ Doãn Nho đã tạo nên sóng nhạc hùng ca trong
ca khúc cùng tên.

Bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật) được nhạc
sĩHoàng Hiệp sử dụng nguyên vẹn cặp hình ảnh sóng đôi (anh/em,
lên/xuống,đông/tây) cùng cách phối thanh nhịp nhàng, cân đối vừa có chất tráng
ca, vừađậm chất trữ tình:
Anh lên xe trời đổ cơn mưa/ Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ/ Em xuống núi nắngvề
rực rỡ / Cái nhành cây toả mối riêng tư.

Nhờ sử dụng âm thanh hoà phối, câu thơ đã mang trong nó chất nhạc. Tuy
nhiên,không phải mỗi thanh điệu sẽ ứng với một nốt nhạc nhất định. Chính vì
khôngtrung nhau giữa nốt nhạc và thanh điệu, nên đã có hiện tượng giao thoa.
Mộtthanh điệu có thẻ ứng với một, hoặc vài nốt nhạc. Ngược lại , một nốt nhạc
cũngcó thể ứng với một thanh điệu hay một vài thanh điệu khác nhau. Như vậy,
độ cao(âm vực) của thanh điệu không phải là cái tương ứng với độ cao của âm
nhạc.

2. Thơ phổ nhạc giai đoạn 1954-1975

Trong hai cuộc kháng chiến, số lượngthơ được phổ nhạc nhiều nhất thuộc về
thơ chống Mỹ. Thơ vừa ra đời đã tạo cảmhứng cho âm nhạc cùng chung nhiệm
vụ Tiếng hát át tiếng bom. Thơ làm nền chonhạc, nhạc cất cánh cho thơ. Sự gặp
gỡ giữa thơ và nhạc là sự cộng hưởng củatình yêu. Những ca khúc ra đời trở
thành tiếng nói đồng điệu của hàng triệu contim nhiều thế hệ. Thơ đã làm sống
dậy những ca khúc ở chính thời điểm ấy, hoặcsau đó.

Gánh trên vai trách nhiệm “kép”:Nhạc sĩ- Thi sĩ, họ là người đã chắp cánh lịch
sử cách mạng bằng ca khúc. Nhữngca khúc ấy đã góp phần động viên, xốc dậy
tinh thần và làm nức lòng nhân dân 2miền Nam Bắc trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Đó là: Giải phóng miền Nam(Huỳnh Minh Siêng- bút danh của Lưu
Hữu Phước), Cùng hành quân giữa mùa xuân(Cẩm La), Chiếc gậy Trường
Sơn (Phạm Tuyên), Bước chân trên dãyTrường Sơn (Vũ Trọng Hối), Miền nam
nhớ mãi ơn Người (Lưu Cầu), HồChí Minh đẹp nhất tên Người ( Trần Kiết
Tường); Rừng xanh vang tiếngTalư (Phương Nam). Tiếng chày trên sóc Bom
Bo(Xuân Hồng), Tiếngđàn Talư (Huy Thục), Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Lư
Nhất Vũ). Hátmãi khúc quân hành (Diệp Minh Tuyền); Chào em cô gái Lam
Hồng (ÁnhDương), Cô gái mở đường (Xuân Giao)…Cùng với những ca khúc
ấy, thơ chốngMỹ đã được phổ nhạc trở thành những ca khúc đi cùng năm tháng
và có sức sốnglâu bền, vẫn ngân vang cho đến bây giờ.

Dựa trên lời thơ, bằng sự rung cảmnghệ thuật, các nhạc sĩ không ngừng sáng tạo
nên sức sống cho âm nhạc. Điều dễnhận thấy, các nhạc sĩ khá trung thành với
nguyên bản, tên bài thơ đồng thời làtên ca khúc. Có thể kể đến: Vàm Cỏ
Đông (Thơ Hoài vũ, nhạc Trương QuangLục), Ngọn đèn đứng gác (Thơ Chính
Hữu, nhạc Hoàng Hiệp), Đường ramặt trận (Thơ Chính Hữu, nhạc Huy
Du), Tháng ba Tây Nguyên (Thơ ThânNhư Thơ, nhạc Văn Thắng), Bước chân
trên dải Trường Sơn (Thơ Nguyễn ĐăngThực- Tào Mạt, nhạc Vũ trọng
Hối), Lá đỏ (Thơ Nguyễn Đình Thi, nhạcHoàng Hiệp), Bóng cây Kơ- nia (thơ
Ngọc Anh, nhạc Phan Huỳnh Điểu), Hạtgạo làng ta (thơ Trần Đăng Khoa, nhạc
Trần Viết Bính), Em bé Bảo Ninh(Thơ Nguyễn Văn Dinh, nhạc Trần Hữu
Pháp), Cô gái vót chông (thơMôlôyclavi, nhạc Hoàng Hiệp), Cùng anh tiến
quân trên đường dài (thơXuân Sách, nhạc Huy Du), Đất quê ta mênh mông (thơ
Dương Hương Ly, nhạcHoàng Hiệp), Đêm hành quân nhớ Bác(thơ Nguyễn
Trung Thu, nhạc Huy Du), TrườngSơn Đông, Trường Sơn Tây (Thơ Phạm Tiến
Duật, nhạc Hoàng Hiệp)…

Nhạc sĩ thường bắt được cái hồn củathơ, không lấy nguyên mẫu từng câu từng
chữ, mà chọn lựa sử dụng những câu,những đoạn phù hợp với ý tưởng của
mình. Bài hát Bài ca Trường SơncủaTrần Trung dựa trên bài thơ Trường
Sơn của Gia Dũng; ca khúc Lời rutrên nương của Trần Hoàn dựa trên bài
thơ Khúc hát ru những em bé lớntrên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm; ca
khúc Ta tự hào đi lên, ôi Việt Namdựa trên bài thơ Đầu sóng của Hoàng Trung
Thông; bài hát Nổi lửalên emdựa trên bài thơ Em vẫn hành quân của Giang
Lam; Bùi ĐìnhThảo dựa trên bài thơ Hương rừng của Hoàng Minh Chính sáng
tác ca khúc Đihọc… Có nhiều trường hợp phổ nhạc theo cách phỏng thơ, lấy cốt
từ tứ củathơ chuyển ca từ phù hợp: Anh vẫn hành quân (phỏng thơ Trần Hữu
Thung,nhạc Huy Du), Người lái đò trên sông Pô cô (phỏng thơ Mai Trung,
nhạcCẩm Phong)…

Có trường hợp nhạc sĩ lấy tứ thơ tiêu biểu làm sức sống cho cả ca khúc,
nhưtrường hợp Tiếng đàn bầu (thơ Lữ Giang), nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc
chỉlấy hai câu thơ tiêu biểu “Cung thanh là tiếng mẹ- Cung trầm là giọng
cha”làm nên giai điệu da diết của Tiếng đàn bầu. Nhiều trường hợp, nhạc sĩthay
đổi trật tự kết cấu thơ, như Dáng đứng Việt Nam ( thơ Lê Anh Xuân,nhạc
Nguyễn Chí Vũ). Có trường hợp nhạc sĩ không chỉ chọn một bài, riêng một
nhàthơ cho ca khúc của mình. Đường chúng ta đi- ca khúc đoạt giải thưởng Hồ
ChíMinh , được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc- vẫn vang lên hào hùng nhân dịp kỉ
niệmnhững ngày lễ lớn của đất nước: “Việt Nam! Trên đường chúng ta đi. Nghe
gióthổi đồng xanh quê ta đó. Nghe sóng biểm ầm vang xa tận tới chân trời.
Nghe ấmlòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói lên lời…” lấy
cả thơXuân Sách và Hoàng Trung Thông.

Nói về thơ phổ nhạc trong giai đoạnlịch sử- văn học này, không thể không nhắc
đến những bài thơ phổ nhạc trongphong trào đấu tranh chống Mỹ của SVHS ở
các đô thị miền Nam. Nổi tiếng nhất cólẽ là bài Bà mẹ Bàn Cờ của nhạc sĩ Trần
Long Ẩn (phổ thơ Nguyễn KimNgân). Xuất hiện cùng thời điểm (1970) là
bài Thừa Phủ ơi, lòng ta hồng biểnlửa của Nguyễn Phú Yên (phổ thơ Võ Quê).
Không phổ biến bằng, nhưng Mai cóhoà bình của Hải Hà (Tức BS Trương
Thìn- phổ bài thơ cuối cùng của nhà thơ-liệt sĩ Ngô Kha), và Mẹ vẫn chờ emcủa
nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên (phổ thơTần Hoài Dạ Vũ), với tiếng hát sôi nổi, truyền
cảm với Vương Thị Trai đã tạohiệu ứng nhất định trong phong trao SVHS ở
Huế những năm 1973-1974.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là nhạc sĩcó nhiều thành công trong việc “chắp cánh
cho thơ”. Nếu ở Trịnh Công Sơn “ lờivượt nhạc”, thì ở Phan Huỳnh Điểu “nhạc
vượt thơ” (nhận xét của nhạc sĩ PhongNhã). Ông đưa tình ca vào cả nhịp hành
khúc, điển hình là Hành khúc ngày vàđêm ( thơ Bùi Công Minh) và Cuộc đời
vẫn đẹp sao (thơ Dương HươngLy) với tâm niệm Hành khúc mà không lãng
mạn thì ngán chết!.

Xúc động trước hình ảnh La Thị Támvà những cô gái Ngã ba Đồng Lộc, năm
1970, trong lần hành quân qua Đồng Lộc,nhạc sĩ Doãn Nho đã gặp nhà thơ
Phương Thuý. Sau buổi trò chuyện ấy, ngồi lạivới cây đàn, chỉ hai giờ sau, bài
hát Người con gái sông La ra đời vớiâm hưởng bài hát hùng tráng, đầy da diết,
ngọt ngào, đã khắc sâu vào trái timbao người tri ân với những người con tình
nguyện dâng hiến tuổi xuân cho đấtnước.

Vốn là một nghệ sĩ tài hoa ở cả lĩnh vực thơ và nhạc, Nguyễn Đình Thi sáng tác Diệtphát
xít trong những ngày Cách Mạng Tháng Tám sục sôi và bài hát đã đượcchọn làm nhạc hiệu của
Đài Tiếng Nói Việt Nam; bài hát Người Hà Nội, viết từnăm 1947, thấm đẫm chất trữ tình của
người con Hà Nội; thơ ông thường được chọnphổ nhạc, bởi nhịp điệu của cảm xúc, nhịp điệu tổ
chức hình ảnh được sàng lọcqua tâm hồn nhà thơ. Thơ nói bằng hình ảnh, và hình ảnh chính là
điểm tựa chonhịp điệu thơ. Đặc biệt nhạy cảm về tính nhạc, nhiều câu thơ của Nguyễn ĐìnhThi
tự nó đã là câu hát, là nốt nhạc được “ký hiệu hoá” qua âm thanh ngôn ngữ.Bài Nhớ được nhạc sĩ
Hoàng Hiệp phổ nhạc năm 1974. Nhịp điệu của rừngTrường Sơn ào ào trút lá, đoàn quân ra trận
trong sương khói bàng bạc của bụiđất: Gặp em/ trên cao lộng gió/ Rừng lạ/ ào ào lá đỏ/ Em
đứng bên đường/ Nhưquê hương/ Vai áo bạc/ quàng súng trường. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp chỉ đổi
“rừnglạ” (thanh trắc) sang “rừng Trường Sơn”(thanh bằng) là tạo nên sức vang ngân,và ca khúc
ấy đã vang lên trong dịp mừng chiến thắng năm 1975.
Những ca khúc phổ nhạc thơ chống Mỹmang hình tượng đẹp, vừa hùng tráng,
vừa tha thiết, trữ tình. Đó là hình tượngTổ Quốc, nhân dân mang âm hưởng
hùng ca, tầm vóc, kích thước sử thi hoành tráng( Đường chúng ta đi. Ta tự hào
đi lên, ôi Việt Nam. Dáng đứng Việt Nam. Anhvẫn hành quân. Bước chân trên
dải Trường Sơn…)
Thơ gợi cảm hứng lớn, được chuyểnhoá từ đường nét, tiết tấu, giọng điệu để trở
thành đường nét, tiết tấu của âmnhạc có hiệu quả nhất, có sức sống lâu bền
trong đời sống thơ ca và âm nhạcnước nhà. Bằng sự sáng tạo nghệ thuật, bằng
quá trình hưng phấn và cảm xúc,nhạc sĩ đã hiện thực hoá thơ thành âm nhạc.
Những bài thơ được phổ nhạc trởthành những ca khúc bất tử hào hùng của thời
chống Mỹ, chiếm vị trí quan trọng,khích lệ, thôi thúc đồng bào, chiến sĩ trên
mỗi chặng đường cách mạng và mãimãi trường tồn cùng thời gian, cùng lịch sử.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nhiềuhãng băng đĩa vẫn sản xuất nhiều album ca
khúc cách mạng, với sự thể hiện củanhững ca sĩ sinh sau năm 1975 (Quang
Dũng, Đan Trường, Nam Khánh…). Những cakhúc ấy vẫn xuất hiện đều đặn
trên các kênh truyền hình, sân khấu, ca nhạc,trường học, lòng người và…cả
người hát lẫn người nghe vẫn còn tươi nguyên nhữngcảm xúc dạt dào về một
thời không thể nào quên.
TÍNH HỌA
I. KHÁI QUÁT.
- Tính hình tượng và tính phi vật thể của chất liệu ngôn từ giúp cho
tác phẩm văn học có thể tác động vào trí tưởng tượng của người đọc,
hình tượng văn học giao lưu với độc giả gián tiếp thông qua trí tưởng
tượng, chính ở trí tưởng tượng này mà văn học cho phép tái tạo trong
tâm trí người đọc những màu sắc, hình khối, đường nét, tái tạo trong tâm
trí họ những bức tranh tâm tưởng được “mã hóa” dưới lớp vỏ ngôn từ
mà nhà thơ gửi gắm.
- BIểu hiện màu sắc. Không chỉ là thể hiện từng màu, mà còn có thể
là sự phối hợp của nhiều màu tạo thành chỉnh thể thẩm mỹ hài hòa.
Đường nét. Gợi hình khối
- Tác dụng:Thể hiện một cách mạnh mẽ hơn tư tưởng, tình cảm gửi
gắm. Tạo hiệu ứng cảm xúc đặc biệt, làm rung động trái tim người đọc

TÍNH NHẠC
I. KHÁI QUÁT
- Chất liệu cấu tao của văn học là ngôn từ. Ngôn từ là hệ thống tín
hiệu, mỗi tín hiệu của ngôn từ có hai mặt: Phần nghĩa và phần âm. Chính
phần âm này, hay nói khác đi, chính những đặc trưng về ngữ âm của
chất liệu nghệ thuật ngôn từ đã làm nên tính nhạc cho tác phẩm thơ.
- Biểu hiện
o Phối thanh: bằng, trắc (thanh bổng – thanh trầm); phù bình thanh –
thanh cao (sắc, ngã, ngang), trầm bình thanh – thanh thấp (huyền- nặng-
hỏi) -> phối thanh trong bài thơ như phối các nốt trong một bản
nhạc. (Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa
xa khơi)
o Ngắt nhịp (Kỉ niệm trong tôi/rơi/như tiếng sỏi/trong lòng giếng cạn)
o Hiệp vần
o Điệp (ngữ, từ, câu, cấu trúc)
o Từ láy mô phỏng âm thanh ( Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm
rầm rập như là đất rung; li-la li-la li-la)
- Tác dụng:Tăng nhạc tính -> tăng tính gợi cảm, sức hấp dẫn của bài
thơ.
 Thể hiện một cách mạnh mẽ hơn tư tưởng, tình cảm gửi gắm. Tạo
hiệu ứng cảm xúc đặc biệt, rung động trái tim người đọc.

You might also like