You are on page 1of 2

SOẠN VĂN 10

BẢN HÒA ÂM NGÔN TỪ TRONG “TIẾNG THU” CỦA LƯU TRỌNG LƯ

B. Đọc hiểu văn bản


3.

*Cảm nhận của em và tác giả Chu Văn Sơn về âm điệu, ngôn từ, cấu trúc của
“Tiếng thu”

Cảm nhận của em

- Về âm điệu:

+ “Tiếng thu” tựa như một ca khúc vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao
ngấm ngầm trong lòng tạo vật

+ Sự lặp lại của vần và nhịp: Hiệp vần bằng cả hai hệ thống: vần bằng và vần trắc.

- Về ngôn từ: Tác giả tập trung phân tích khía cạnh của bài thơ: Phân tích ngôn từ
mang tính nhạc, phân tích thứ tiếng của mùa thu: tiếng thổn thức, tiếng rạo rực,
tiếng lá thu xào xạc, và âm hưởng của toàn bài thơ: âm bằng.

- Về cấu trúc: Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung tương
ứng với ba câu hỏi.

*Giải thích nhan đề “Tiếng thu”

- Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”: Trình tự của bài viết đi từ
“tiếng thơ”, dẫn dắt đến “tiếng thu” rồi lại “tiếng thơ”, có sự đan xen không tách
rời riêng biệt.

- Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:

+ Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập
hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người
và tiếng xao xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền.
+ Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao
ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn
thi nhân.
4. Sự khác biệt giữa Thơ mới và Thơ cổ điển
Sự khác biệt lớn nhất:
- Thơ cổ điển: thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn, yên bình, thanh vắng. Bởi họ xem,
tĩnh là gốc của động.
- Thơ Mới: thiên nhiên có âm thanh, tiếng xôn xao. Họ khám phá sự sống bí mật
đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên, chất chưa bao biến thái tinh vi và bí mật.
Nguyên nhân: cái nhìn của các thơ đã khác đi. Các nhà thơ mới không nhìn thiên
nhiên tĩnh đầy an nhiên minh triết như các thi nhân xưa nữa, ngược lại, họ nhìn
thiên nhiên đan xen giữa tâm hồn cá nhân và tâm hồn tạo vật để khám phá sự sống
xôn xao.

5. Thao tác trong bài viết và cách đọc thơ hiệu quả

- Khi phân tích ngôn từ trong bài “Tiếng thu”, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn
thường xuyên sử dụng thao tác phân tích, chứng minh và bình luận.

- Thao tác phân tích giúp nhà thơ phân tách nhỏ đối tượng thành các luận điểm:
nhạc tính, cấu trúc, gieo vần, nhịp điêu. Thao tác chứng minh giúp nhà thơ lựa
chọn những dẫn chứng, từ ngữ phù hợp để chứng minh cho các luận điểm. Và
thao tác bình luận giúp nhà thơ đưa ra những đánh giá, nhận định sâu sắc về luận
điểm đó. Đây đều là những thao tác lập luận vô cùng quan trọng khi cảm thụ giá
trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ.

=> Cách đọc thơ hiệu quả: Phải đi sâu vào từng câu chữ, phân tích cụ thể, chi tiết
từng câu, dấu câu, cách dùng từ, âm điệu,… thì mới hiểu được, bởi lẽ, nếu chỉ
nhìn bề mặt chữ thì khó lòng có thể hiểu được hết nội dung của người làm thơ
truyền tải. Người viết đã chứng minh những lời bình của mình trên phương diện
khách quan qua kết quả của sự phân tích kĩ lưỡng. Do vậy, để cảm thụ giá trị thẩm
mĩ của ngôn từ thơ, không cách nào khác ngoài việc đi sâu phân tích, khám phá
nó.

You might also like