You are on page 1of 5

HỌC PHẦN: NHẬP MÔN LÍ LUẬN VĂN HỌC

Đề tài: Tương quan giữa văn học và nghệ thuật âm nhạc trong các tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu

Tóm tắt: Qua sự tìm hiểu về các tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu, tôi thấy được một số tác phẩm của ông ngoài mang
lại những giá trị của văn học nó còn có các giá trị khác tạo nên nét riêng của ông. Nét riêng đó chính là sự khác biệt giữa
các tác phẩm của ông với các tác phẩm khác. Thơ Tố Hữu in đậm chất nhạc, chất nhạc đó kết hợp với những câu thơ của
ông tạo ra nét hấp dẫn của tác phẩm. Để làm rõ được nhạc điệu trong thơ ông tôi sử dụng phương pháp thống kê và phân
loại, phân tích miêu tả. Và từ đó cho thấy được tính nhạc và văn học có mối quan hệ như thế nào và nó ảnh hưởng như nào
đến nền văn học Việt Nam. Đọc bài nghiên bạn đọc có thể thấy được nó có những điểm giống và bên cạnh đó có những
điểm riêng biệt so với các bài nghiên cứu cùng đề tài trước đây.
Từ khóa: Tố Hữu, chất nhạc, văn học.

1.Mở đầu
Tố Hữu là ngọn cờ đầu của nền văn học hiện thực, ông cũng chính là người đi tiên phong trong nền thơ
ca hiện đại. Chính những lẽ đó mà ông đóng một vai trò rất lớn cho nền văn học Việt Nam. Bên cạnh việc hoạt
động cách mạng rất xuất sắc thì những tác phẩm của ông cũng rất ấn tượng và từ đó ông được người đọc rất
yêu mến và quý trọng. Thơ của ông thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và từ đó thể hiện niềm tin yêu vào cuộc
sống, vào sự chiến thắng của cách mạng không bao giờ vơi cạn.
Thơ Tố Hữu chính là tiếng nói của nhân dân, quần chúng. Để có được sự yêu mến của bạn đọc thì trong
thơ ông đã có những nét riêng. Tôi đã từng đọc được câu: “ Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ
sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn.
Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức
người bằng ý ”. Thật vậy, trong thơ Tố Hữu có sự kết hợp giữa nhạc điệu và rất giàu nhạc điệu. Tố Hữu đã cảm
nhận bằng tâm hồn mình những âm hưởng của cuộc sống thường ngày để đưa vào thơ ca của mình. Đó là sự
kết hợp hài hòa giữa ngôn từ và âm thanh, nhịp điệu. Đi sâu vào nghiên cứu một trong những khía cạnh nghệ
thuật âm nhạc trong thơ Tố Hữu chính là để từ đó hiểu được nét đẹp khi kết hợp văn học với tính nhạc điệu, âm
nhạc, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Tương quan giữa văn học và nghệ thuật âm nhạc trong các tác phẩm
của nhà thơ Tố Hữu”.
Cho đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ của Tố Hữu trên cả hai phương diện về
nội dung và nghệ thuật. Các công trình nghiên cứu rất nhiều cả trong và ngoài nước, một số công trình nghiên
cứu về tính nhạc điệu trong thơ của ông, tiêu biểu là: “ Nhạc điệu trong thơ Tố Hữu của Nguyễn Trung Thu
( 1968), Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử ( 1987) ... Đã có rất nhiều bài nghiên cứu nói về tính nhạc
điệu, rồi thơ Tố Hữu có nhạc nhưng lại ít có tác giả nào nói về mối quan hệ giữa văn học và âm nhạc.
Bởi vậy bài nghiên cứu này tôi đã đặt đề tài “ Tương quan giữa văn học và nghệ thuật âm nhạc trong các
tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu ” để có thể nói một cách đầy đủ nhất về văn học và tính âm nhạc trong thơ ông.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, đối tượng mà tôi hướng đến chính là nghệ thuật âm nhạc trong các tác phẩm
văn học của nhà thơ Tố Hữu. Để từ đó thấy được mối tương quan giữa văn học và âm nhạc. Làm được điều đó
thì phải hướng đến các câu, vần, nhịp điệu, các đơn vị từ vựng trong câu thơ, bài thơ của Tố Hữu. Từ đó, thấy
được âm nhạc và văn học có mối qua hệ như thế nào.
2.2. Phương pháp nghiên cứu và phương tiện nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, để làm nổi bật nên tính âm nhạc và mối tương quan giữa văn học và âm nhạc
thì tôi chọn phương pháp phân tích miêu tả để từ đó chỉ ra những nét đặc sắc. Bên cạnh đó, tôi còn dùng
phương pháp thống kê phân loại để chọn lọc các ý liên quan, các vấn đề liên quan để rồi phân loại ra cho bạn
đọc dễ hiểu.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
Để làm rõ mối quan hệ giữa văn học và âm nhạc thì tôi đã chọn một số các tập thơ của nhà thơ Tố Hữu
đó là: Việt Bắc ( 1946-1954 ), Từ ấy ( 1937- 1946 ).

3. Nội dung nghiên cứu


3.1. Định nghĩa
Văn học được hiểu là sự tổng hợp học thuật cùng đi nghiên cứu về tác phẩm bảo gồm viết và truyền khẩu
ca hát thơ văn của các văn gia nghệ sĩ nổi tiếng cùng các tài năng về trí tuệ của con người trong dân gian. Văn
học chính là một hình thức được các nhà văn sáng tác, tái hiện lại các vấn đề, sự vật, hiện tượng trong đời sống
xã hội – con người.
Còn về âm nhạc thì âm nhạc được hiểu là một môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của con
người. Các yếu tố quan trọng nhất trong âm nhạc đó là nhịp điệu, cao độ, âm sắc, các kết cấu của bản nhạc.
Âm nhạc và văn học lướt qua tưởng như chúng không có mối quan hệ gì, không có mối liên hệ gì với
nhau mà chỉ là hai môn khác hẳn nhau không có sự gắn kết với nhau. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ về cả hai ta sẽ
phát hiện ra sự tương quan giữa chúng và thật ra, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sẽ ra sao khi các
tác phẩm văn học có tính nhạc, liệu có sự góp mặt của âm nhạc thì văn học sẽ hay hơn chăng, hay là sẽ là một ý
khác ?
3.2. Mối liên hệ giữa âm nhạc và văn học đặc biệt là trong các tác phẩm thơ
Trong các tác phẩm văn học, để sáng tác ra các tác phẩm hay, xuất sắc thì các tác giả đã phải mất rất
nhiều công sức, tâm huyết của mình. Bởi vậy, mỗi tác phẩm đều có ý nghĩa riêng, nội dung tư tưởng được gửi
gắm hết vào đó. Các tác phẩm đó, người đọc nếu đi tìm hiểu kĩ sẽ thấy được đó là các tác phẩm chứa đựng bao
tư tưởng, cảm xúc, ý nghĩa mà tác giả gửi vào đó. Vậy các tác phẩm đó liệu có phải chỉ là những lời văn mà khi
đọc sẽ đem lại sự khô khan, nhàm chán cho bạn đọc ?
Không chỉ là thế, theo như sự tìm hiểu của mình, tôi đã thấy rằng nghệ thuật âm nhạc có xuất hiện trong
các tác phẩm âm nhạc đặc biệt là qua các bài thơ được thấy rất rõ. Âm nhạc trong thơ được biểu hiện ở các yếu
tố về vần, thanh, nhịp điệu... và điều đó chính là khởi nguồn cảm xúc của các nhà thơ. Nhạc điệu có trong bài
thơ chính là nhạc điệu trong tâm hồn của tác giả, là cảm hứng khi tác giả sáng tác ra bài thơ đó. Để bài thơ có
sức hấp dẫn, không bị khô khan, nhàm chán thì âm nhạc đã kết hợp với thơ tạo nên sức hấp dẫn thật riêng biệt
cho bài thơ đó.
Trong một bài thơ có xuất hiện âm nhạc, bài thơ đó vừa có sự kết hợp giữa ý nghĩa, tư tưởng của tác giả,
vừa có âm nhạc, tính nhạc thì chắc hẳn sẽ rất cuốn hút người đọc, người nghe. Thơ vừa có sự kết hợp của âm
nhạc để tạo ra sự hấp dẫn riêng, làm đắm say lòng người bên cạnh đó còn tránh khỏi sự khô khan của các câu từ
văn học – cái mà một số người không thích bởi nó chứa đựng các ý nghĩa, câu từ khô khan thì khi kết hợp với
âm nhạc nó đem tới sự hấp dẫn hơn. Nhưng không vì thế mà nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm văn học bị
phai mờ đi. Một bài thơ hay, xuất sắc thì tác phẩm ấy vừa kết hợp được âm nhạc trong đó lại vừa mang môt nội
dung, ý nghĩa nhất định và qua đó gửi gắm thông điệp sâu sắc về cuộc sống tránh nông cạn.
3.3. Tương quan giữa văn học và âm nhạc trong các tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu
Trong các tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu người đọc có thể nhận thấy rằng nhà thơ đã có thể kết hợp hài
hòa giữa nghệ thuật âm nhạc và cũng đồng thời gửi gắm ở các bài thơ những nội dung tư tưởng của mình. Thơ
Tố Hữu khi đọc tưởng chừng như ru con người ta trong âm nhạc, nhưng một bài thơ thành công nhất chính là
trong đó thức người bằng nội dung, bằng tư tưởng của tác giả. Chất nhạc trong thơ Tố Hữu là lay động lòng
người đọc nó vừa ngọt ngào, tha thiết lại còn dễ đi vào lòng người. Nhưng đồng thời thơ của ông không những
dễ đi vào lòng người đọc mà còn là lay động cảm xúc của bạn đọc bằng những ý thơ sâu sắc mà chứa đựng tình
cảm rất lớn.
3.3.1. Qua bài thơ Việt Bắc
Qua bài thơ Việt Bắc trong đoạn thơ bức tranh tứ bình đặc sắc xuất hiện trong bài của ông:
“ Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. ”
Ở đoạn này thật là trọn vẹn, ta có thể thấy rõ hình ảnh thơ rõ ràng, cảm xúc trong đoạn thơ thì dào dạt.
Không những thế để làm nên sức hấp dẫn của đoạn thơ này, không chỉ là sự kết hợp của câu từ mà bên cạnh đó
có cả sự đóng góp của âm nhạc tạo ra nhạc điệu cho đoạn thơ. Nhạc điệu của đoạn thơ êm ái, du dương đi thẳng
vào trái tim người đọc. Khi tìm hiểu về thơ Tố Hữu chúng ta sẽ hiểu hơn vì sao mà thơ của ông trở thành những
câu hát du dương, những bài hát ru cho bao thế con người Việt Nam.
Đến với bài thơ Việt Bắc ta thấy đây như là một bản nhạc anh hùng ca về một giai đoạn lịch sử vô cùng gian
lao mà lại hào hùng của dân tộc Việt Nam với những nét đẹp chân thực về con người và một vùng quê cách
mạng. Nơi đây hiện nên một vẻ đẹp thiên nhiên thanh bình, thơ mộng nhưng cũng rất anh hùng ngày kháng
chiến. Con người nơi đây thì mang cho người ta cảm giác bình dị, mộc mạc của những con người cách mạng.
Nó để lại dấu ấn trong lòng những con người qua nơi đây. Bởi vậy, chất nhạc được thể hiện trong bài thơ chính
là nhịp điệu của cảm xúc trong lòng người, nó còn là tâm trạng của người thi nhân. Đọc bài thơ ta thấy rằng,
cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ. Bài thơ còn được kết hợp với lối đối đáp, hô ứng đồng thời còn được
kết hợp với cặp đại từ “ mình- ta ” làm cho cuộc chia tay trở nên sâu lắng mà còn đem lại cho bài thơ thấy được
chất nhịp điệu thường thấy trong âm nhạc.
Trong bài thơ Việt Bắc ta thấy rõ nhịp thơ của bài có sự thay đổi. Sự thay đổi đó phù hợp với cảm xúc
của con người. Lúc thì chậm rãi, da diết, sâu lắng với giọng điệu tâm tình, tự nhiên ở trong đó là hoài niệm về
cảnh thiên nhiên và con người vùng đất anh hùng Việt Bắc. Nhưng lúc thì lại biến đổi nhanh, mạnh, rất hối hả,
gấp gáp khi tái hiện những ngày tháng của cuộc kháng chiến hào hùng và niềm vui của mọi người khi chiến
thắng. Và từ đây ta thấy được Việt Bắc hiện lên là một bản nhạc đa dạng về tiết tấu, có lúc thì nhẹ nhàng, sâu
lắng, có lúc thì lại cao trào, trào dâng và hân hoan.
Bài thơ Việt Bắc là một bài thơ mang tính lịch sử, chính trị của đất nước vốn nó sẽ khó và nếu như chỉ
viết theo văn học nó sẽ rất khô khan, khó viết. Những bài thơ như thế rất ít được sự yêu thích của mọi người và
sẽ khó tiếp cận bạn đọc. Nhưng Tố Hữu đã sử dụng tài năng của mình để kết hợp được ý thơ của mình với các
yếu tố âm nhạc đem đến cho mọi người một bài thơ đi sâu vào trái tim người đọc. Những vần thơ ấy vừa mang
những ý nghĩa nhất định, vừa là để nói đến thiên nhiên, con người Việt Bắc, vừa để ca ngợi kháng chiến hào
hùng, những chiến thắng của dân tộc nhưng lại tha thiết, da diết, mang tính âm nhạc. Kết hợp của Tố Hữu thật
hài hòa mang đến sự thành công của tác phẩm. Và từ bài thơ ta cũng thấy được Tố hữu chính là đỉnh cao của
thơ trữ tình chính trị bởi trong tác phẩm của ông có chất văn học lại vừa mang âm hưởng của âm nhạc.
3.3.2. Qua tác phẩm Từ ấy
Bài thơ Từ ấy cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu. Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu cất lên
như một khúc hát ngợi ca lý tưởng cao đẹp của cách mạng đồng thời thể hiện sự khẳng định về quyết định của
mình trong con đường đã chọn. Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong những
buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cách mạng. Sự vận động tâm trạng của Tố Hữu được thể hiện trong bài thơ một cách
rất sinh động, hấp dẫn. Và đặc biệt một yếu tố để tạo ra sự thành công của bài thơ đó chính là ngôn ngữ giàu
nhạc điệu. Nếu chỉ là ngôn ngữ bình thường, khô khan liệu có tạo lên một bài thơ như vậy ? Đặc biệt trong bài
thơ còn có tính nhạc điệu.
Nhạc điệu của bài thơ trước hết tạo ra từ thể thơ thất ngôn – đây vốn là thể thơ mang âm điệu trang trọng.
Không những thế còn phải kể đến cách ngắt nhịp của bài thơ tạo ra âm hưởng cho bài thơ:
“ Từ ấy / trong tôi / bừng nắng hạ” theo nhịp 2 / 2 / 3
Khi thì 2 / 5 “ Hồn tôi / là một vườn hoa lá”
Khi lại “ Gần gũi nhau / thêm mạnh khối đời”
Bên cạnh đó còn có cả sự kết hợp của hệ thống vần cuối của các câu thơ rất phong phú, có sức vang ngân,
bởi nó chủ yếu là các âm mở, tiêu biểu như: “ hạ - lá, người – nơi – đời, nhà – pha, ...”
Tính nhạc trong thơ Tố Hữu thể hiện phong cách riêng biệt của ông. Tố Hữu đã có cách tạo ra nhạc điệu
vô cùng độc đáo, điều đó làm cho các tác phẩm dễ đi đến trái tim người đọc hơn. Ông luôn đề cao và biết vận
dụng tính nhạc vô cùng phong phú trong tiếng Việt để tạo ra các tác phẩm văn học xuất sắc của mình. Bên cạnh
đó ông còn tạo ra tính nhạc từ chiều sâu, từ bên trong tâm hồn của con người đặc biệt phải nói đến là những
người chiến sĩ. Để tạo ra sự vui sướng, trào dâng của người chiến sĩ cách mạng Tố Hữu đã kết hợp được những
yếu tố có trong văn học với tính âm nhạc để từ đó làm rõ nét, chân thực nhất hình ảnh ấy. Có thể nói Tố Hữu
quả là một nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng tài năng. Trong kháng chiến ông đã đóng góp công sức của mình.
Trong văn học ông đã sáng tác ra những tác phẩm hay và xuất sắc đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Những
bài thơ của ông lại mang nét riêng của mình. Ông đã kết hợp văn học với âm nhạc làm cho những người đi tìm
hiểu sâu tác phẩm của ông thấy được mối quan hệ giữa chúng. Ý thơ của ông không phai mờ mà ngược lại với
sự kết hợp của ông thì các tác phẩm đi sâu và mãi lưu giữ trong lòng người đọc.
3.4. Kết quả nghiên cứu
Nói đến nhạc điệu trong thơ trước tiên chúng ta phải kể đến nhạc điệu trong tâm hồn của nhà thơ. Nhạc
điệu tâm hồn chính là thứ nhạc điệu bên trong cái mà chúng ta dễ cảm thấy, nhận thấy nhưng để mà nói ra thì
lại rất khó, không phải nói ra thì người khác sẽ hiểu mà để thể hiện được cho người khác hiểu thì lại là phải rất
tinh tế và giỏi. Nhạc điệu tâm hồn của nhà thơ là sự kết tinh hiện thực phản ánh trong thơ, những suy nghĩ,
tưởng tượng của nhà thơ. Đây được coi là thứ nhạc điệu rất tinh vi ở trong tâm hồn của nhà thơ mà qua các tác
phẩm nhà thơ gửi gắm vào đó đưa thẳng đến đọc giả.
Tố Hữu chính là một tâm hồn thơ lớn, một tâm hồn đầy áp nhiệt huyết và trí tuệ. Ông mang trong mình
những lý tưởng to lớn mà cao đẹp điều đó làm cho tâm hồn thơ Tố Hữu thật trong sáng, giàu có lại rất đa dạng.
Thơ của ông mang đến nhiệt huyết tuổi trẻ, khi thì lại yêu thương da diết, lúc thì thể hiện tình yêu to lớn đến
đất nước, con người. Ông giống như những con ong ngoài kia, âm thầm, lặng lẽ hút mật ngọt cho đời, những
thứ mật ngọt ấy ông không giữ làm của riêng mà truyền tải tới mọi người bằng ngôn ngữ thơ giàu chất nhạc
điệu. Nét đặc sắc này không chỉ là truyền tải qua câu, từ, chữ nghĩa mà còn thể hiện vô cùng nổi bật qua các
hình tượng âm nhạc của thơ.
Nhạc điệu chính là phương tiện để truyền tải cảm xúc mà nhà thơ muốn đạt được. Nhạc để hỗ trợ ý làm
cho ý không bị khô khan, nhàm chán, còn ý lại đưa nhạc đi đến những cung bậc khác nhau của cảm xúc, của
tâm hồn. Chúng kết hợp với nhau sẽ mang đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ hơn. Văn học không chỉ
là sự khô khan, chứ đựng triết lý hay ý nghĩa, âm nhạc không phải là xáo rỗng. Văn học và âm nhạc là hai
trường phái khác nhau, nhưng khi kết hợp với nhau nó sẽ đem đến cho người đọc những khúc ca sống mãi với
thời gian.
Qua hai bài thơ “ Việt Bắc” và “ Từ ấy” của Tố Hữu ta đã thấy được thơ ông giàu nhạc điệu. Tuy nhiên,
Nhạc thơ của ông không hề rời bỏ ý thơ mà chúng song hành, kết hợp với nhau để là lên những bài thơ toàn
vẹn về cả ngữ nghĩa về cảm xúc. Điều đó làm cho các tác phẩm của ông sâu sắc mà không khô khan, thơ nhưng
lại làm say đắm lòng người mà không hề nông cạn. Nhạc điệu trong thơ Tố Hữu là nhạc điệu của cuộc sống,
trong trẻo, náo nức, hồn nhiên. Chính cái nhạc điệu ấy đã đem lại sức hấp dẫn trong thơ ông.

4. Kết luận
Qua phương pháp phân tích miêu tả và thống kê phân loại tôi đã hoàn thành được bài nghiên cứu . Đây là
hai phương pháp nghiên cứu chính của bài để làm rõ nên “Tương quan giữa văn học và nghệ thuật âm nhạc
qua các tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu”. Từ hai phương pháp này tôi đã rút ra được kết quả của bài. Trong các
tác phẩm văn học thì âm nhạc và văn học có mối quan hệ tương quan. Sự tương quan giữa nhạc và ý trong tác
phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn. Ý của bài thơ sẽ đem đến cho người đọc những ý nghĩa, nội dung của bài thơ,
còn âm nhạc toát ra từ nội dung của ý sẽ bổ trợ cho ý, hỗ trợ cho sự cảm thụ nội dung. Nhạc điệu làm mắt xích
cho thơ, nó chính là cái biểu đạt cũng chính là cái được biểu đạt trong thơ. Dẫu vậy, cái lớn lao của thơ chính là
chiều sâu của cảm xúc, sự rộng lớn và bay bổng của hồn thơ. Do đó, không nên chạy theo to vẽ hình thức, coi
nhẹ nội dung sẽ dẫn đến sự nông cạn của tác phẩm. Một tác phẩm thành công chính là một tác phẩm kết hợp
được hài hòa cả hai yếu tố. Âm nhạc và văn học khi kết hợp với nhau cũng cần chau chuốt, tỉ mỉ cả hai vì nếu
coi trọng một bên hơn thì tác phẩm ấy sẽ không thực sự hay.
Âm nhạc đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học của nhà thơ Tố Hữu, vì thế khi đi nghiên cứu và cảm
thụ các tác phẩm của ông chúng ta không thể bỏ qua yếu tố nhạc trong đó. Qua nhạc điệu chúng ta sẽ hiểu hơn
về thơ, về cả tác giả, hơn hết chính là về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời, hiêu hơn về
tính nhạc trong thơ ông sẽ giúp chúng ta thấy được cái hay, cái ở hay cái đúng của thơ ông.
Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu đến văn học. Văn học không chỉ là tương quan với âm nhạc mà
còn có mỗi liên hệ với nhiều môn nghệ thuật khác. Với những bạn muốn tìm tòi, hiểu biết hơn thì hãy tự tạo
nên một bài nghiên cứu về tác phẩm của mình. Chúng ta có thể hướng văn học đến rất nhiều chủ đề khác nhau.
Bởi nói đến văn học ta thấy nó như một thế giới rộng lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Văn Hạnh, 1970. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Tạp chí Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Nội san NCKH, Số. 3
[2] Thơ Tố Hữu. NXB Văn hóa Thông tin, H. 2002
[3] Nguyễn Trung Thu, 1968. Nhạc điệu thơ Tố Hữu. Văn học, số 11
[4] Chế Lan Viên, Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu

ABSTRACT
Correlation between literature and musical art in the poet's To Huu
Through my study of the poet's works, I found that some of his works not only bring the values of
literature but also have other values that make him unique. That particular feature is the difference between his
works and other works. The poetic element is bold in the music, that music combined with his verses creates
the attractiveness of the work. I use statistical methods to clarify the melody in his poetry and classify, analyze
and describe it. and thus show how music and literature are related and how it affects Vietnamese literature.
Reading the research paper, readers can see that it has similarities and besides, there are differences compared
to previous research papers on the same topic.
Keywords: keyword: The poet, music, literature.

You might also like