You are on page 1of 2

NHẠC TÍNH TRONG THƠ CA.

I. Nhạc tính là gì?


Cảm xúc biểu lộ mạnh mẽ ở thanh điệu, nhịp điệu của lời nói (ngôn từ).
Tính nhạc là đặc thù cơ bản của việc phô diễn tình cảm của thơ ca.
Âm thanh và nhịp điệu làm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều từ
ngữ không thể nói hết.
Nhạc điệu trong thơ thể hiện nhịp vận động của đời sống, của nhịp đập trái tim,
bước đi của tình cảm con người.
 Tất cả làm nên nhạc tính của một bài thơ.
Nhạc tính trong thơ là nhạc điệu được thi sĩ sáng tạo, lấy chất liệu là tính chất
của ngơn từ như nhịp, vần, thanh, thủ pháp nghệ thuật,… Từ khi ra đời, thơ đã
gắn liền với âm nhạc, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau. Bởi
vậy, thi nhân xưa có câu “Thi trung hữu nhạc” (phương Đông).
Người ta vẫn nhắc đến nhạc trong thơ, nhưng đó là âm nhạc đặc biệt tạo bởi sự
trùng điệp của điệp âm, điệp vần, niêm, luật, vần, đối
II. Biểu hiện của nhạc tính
+ Thứ nhất là sự kết hợp thể thơ tự do với cách ngắt nhịp tự do phóng túng,
không đều, phân bố câu thơ dài ngắn khác nhau, tỉnh lược tối đa về ngôn từ phù
hợp với việc biểu hiện dòng chảy cảm xúc của người viết trước những sự kiện
cuộc đời
+ Thứ hai là từ thủ pháp láy từ, điệp cấu trúc cú pháp
+ Tính nhạc còn biểu hiện ở dáng dấp ca khúc và lối diễn tấu trong hình thức
văn bản không mở đầu, không kết thúc trong hình thức sử dụng dấu câu
 Nhịp điệu như là sự rung động tâm hồn, là mạch cảm xúc được thể hiện
ngoài lớp vỏ ngôn từ, tạo tác động, ấn tượng lên tâm thức người tiếp cận
tác phẩm để thực hiện chức năng thông tin thẩm mỹ
 Nhịp điệu thay đổi tạo nên cảm giác lời thơ vận động nghệ thuật theo quy
luật chủ quan của chủ thể sáng tác đồng thời tác động đến tâm lý tình
cảm của chủ thể tiếp cận theo chức năng thông tin thẩm mỹ.
III. Vai trò của nhạc tính
Mạch cảm xúc có thể vô tận trong đời thơ của nhà nghệ sĩ nhưng lại có giới hạn
trong bài thơ. Người ta không thể đọc bài thơ liên tục từ những từ ngữ đầu tiên
đến kết thúc mà không ngừng nghỉ. Nhịp điệu gắn liền với chỗ ngừng, chỗ ngắt
được phân bố hợp lý theo mạch cảm xúc để diễn đạt nội dung thẩm mỹ.
Nhà thơ P.Êluya nói: “Thơ ca trước tiên là ngôn ngữ cất thành tiếng hát… ngôn
ngữ hát lên, ở nó tràn đầy hi vọng, ngay cả khi nó hát những điều thất vọng”.
Đó chính là tính nhạc trong thơ ca, nó bộc lộ những tâm tư, tình cảm và ước
mướn khát vọng của con người và của nhà thơ.
Theo Trần Thiện Khanh trong Nguyên lý cấu trúc của thơ (nguồn google.com)
cho rằng: “Nhịp điệu trở thành ngôn ngữ đặc biệt của thơ, nó biểu hiện được
bao ý tình mà từ ngữ không thể nói hết được. Nhịp điệu – một khi được cảm
xúc hoá, cá tính hoá sẽ mài sắc cảm nhận, cảm giác của người đọc. Đọc bài thơ
giàu tính nhạc, người đọc như được sống trong cảm giác mới mà trước đó chưa
từng biết”. Cảm nhận được nhịp điệu của thơ sẽ tạo nên sự khám phá mới, thú
vị.
Nhạc tính trong tác phẩm có thể được xem như một dạng từ đa nghĩa, một dạng
từ đặc biệt không tồn tại trên cơ sở vỏ vật chất của từ ngữ, không tồn tại trong
lớp vỏ âm thanh mà vẫn có nghĩa. Nhạc tính trong câu thơ là khoảng lặng không
lời mà lại diễn đạt nhiều cảm xúc
Nhạc tính còn thể hiện thế giới nội tâm của nhà thơ, thể hiện những cảm xúc
được dấu kín, dè nén, mà không thể tìm thấy trong ngôn từ, trong âm thanh

You might also like