You are on page 1of 3

Nghệ thuật xoè Thái

Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại

1 .Thông tin chung.

- Nghệ thuật Xòe Thái được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013.

-Ngày 15/12, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức ghi danh
Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với sự kiện này, những ngày
cuối năm 2021, văn hóa Việt một lần nữa tỏa sáng cùng văn hóa thế giới.

- Nghệ thuật Xoè Thái là di sản thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

-Tối 24/9, tại sân vận động Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại.

-Đây là niềm tự hào của dân tộc Thái và của cả cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

2. Tiêu chí vinh danh

a, Có tính đại diện,thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.

- Xòe là một loại hình vũ đạo của Việt Nam, với những động tác biểu tượng cho các hoạt động của con người và được thực hành
trong nghi lễ, văn hóa, đời sống và công việc. Xòe được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh: Yên Bái, Lai Châu,
Sơn La và Điện Biên. Trung tâm của Xòe có thể được coi ở Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và Tp. Điện
Biên Phủ (Điện Biên), Thuận Châu (Sơn La).

--Nghệ thuật Xòe Thái là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, được hình thành và phát triển
cùng với cộng đồng người Thái. Thông qua đó phản ánh sự đa dạng văn hóa, mang thông điệp về sự cởi mở, thân thiện, đoàn
kết; là sợi dây gắn kết cộng đồng - cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở khu vực Tây Bắc.

b. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ

-Chẳng biết Xoè chính xác có từ bao giờ, chỉ biết xoè như dòng chảy tự nhiên cứ thế được trao truyền qua nhiều thế hệ và trở
thành một phần khoong thể thiếu trong tất cả các nghi lễ văn hoá, sinh hoạt cộng độngcuar người Thái. Từ những lễ hội của bản
làng đến những nghi lễ được thực hiện trong phạm vi gia đình đều có những điệu xoè uyển chuyển của những người phụ nữ Thái
trong trang phục áo cóm hoà cùng âm nhạc của tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu,mák hính...
kết hợp những âm thanh đặc biệt phát ra từ trang sức bạc đeo quanh thắt lưng của họ.
-- Các điệu xòe nghi lễ và xòe biểu diễn thường kết hợp với các đạo cụ và được gọi theo tên đạo cụ như xòe khăn, xòe nón, xòe
quạt, xòe sạp, xòe nhạc, xòe gậy, xòe hoa…

c.Hồ  sơ  Nghệ  thuật  Xòe  Thái  đã  đáp  ứng  toàn  bộ  5  tiêu  chí  do  UNESCO  đề  ra: 

- Xòe  Thái  là  di  sản văn hóa phi  vật  thể  theo  định nghĩa tại  Điều  2  của  Công ước 2003

-Việc ghi  danh sẽ góp phần  bảo  đảm tính  phổ  biến của Xòe  Thái  và  nhận thức  về tầm  quan trọng  của  di  sản văn hóa phi  vật 
thể

-Các biện  pháp bảo tồn  được  đề xuất  có khả năng  bảo  tồn và phát  huy  di  sản
- Xòe  Thái  đã  được  đề cử với  sự  tự nguyện  và  đồng thuận của cộng đồng  có liên  quan

- Xòe  Thái  đã  được  đưa  vào  một danh  mục  kiểm kê  di  sản văn hóa phi  vật  của  Quốc  gia thành viên đề  cử  di  sản,  như được 
quy định  tại Điều 11 và 12 của Công  ước  2003.

3,Thực trạng hiện nay

- Người Thái có 6 điệu xòe cổ, là khởi nguồn của nghệ thuật dân vũ đồng bào Thái:

+Điệu xòe cơ bản nhất là “Khắm khăn mơi lẩu”- nghĩa là “nâng khăn mời rượu”. Đây là điệu xòe thể hiện nét văn hóa trong
giao tiếp ứng xử của đồng bào dân tộc Thái. Theo quan niệm của người Thái thì bất cứ ai đến chơi nhà đều được đón tiếp rất
trân trọng và hết sức chân tình.

+Điệu xòe thứ hai là điệu “Phá xí”, nghĩa là xòe bổ bốn, điệu múa thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng người Thái. Điệu xòe này
có ý nghĩa biểu hiện tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng, dù có đi 4 phương trời nhưng không bao giờ quên được nguồn
cội.

+Điệu Xòe tưng bừng và rộn rã nhất là điệu “Nhôm khăn”, hay còn gọi là điệu Tung khăn. Ra đời cùng với sự phát triển của
nghề trồng bông dệt vải, xòe Nhôm khăn có ý nghĩa biểu hiện niềm vui của con người trước những thành qua lao động của mình,
đồng thời thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay các thiếu nữ dân tộc Thái bằng những nét hoa văn tinh tế trên các sản phẩm của
nghề dệt thổ cẩm truyền thống. …

+Điệu xòe thứ 4 là “Khắm khen” nghĩa là cầm tay nhau, nắm tay cùng xòe. Đây là điệu xòe cơ bản trong nghệ thuật dân vũ của
dân tộc Thái, được hình thành trong quá trình lao động từ thuở sơ khai. Khi săn được con thú, mỗi khi có niềm vui trong gia
đình, cộng đồng mọi người nắm tay nhau nhảy quanh đống lửa. Đây cũng là những động tác cơ bản đầu tiên làm tiền đề để phát
triển thành những điệu xòe tiếp theo và phát triển thành những tác phẩm múa dân gian đặc sắc. Đồng thời có ý nghĩa là biểu
hiện sự gắn kết cộng đồng mỗi khi có niềm vui cùng nhau nhảy múa và cả khi gặp khó khăn hoạn nạn, cộng đồng vẫn nắm chặt
tay nhau cùng chung sức vượt qua.

+Điệu xoè thứ 5 là “Đổn hôn”, nghĩa là Xòe bước tiến lùi. Điệu xòe đổn hôn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cho dù cuộc sống
có lúc buồn, lúc vui, có khi chao đảo trước sóng gió, khó khăn. Song mọi người vẫn chung lòng hướng tới một niềm tin son sắt,
cho dù vật đổi sao dời nhưng lòng người không bao giờ thay đổi.

+Điệu xoè cuối cùng là “Ỏm lọm tốp mư” (Đi vòng tròn vỗ tay). Xòe "Ỏm lọm tốp mư" kết thúc mỗi cuộc vui. Khi mọi người đã
trao nhau những tình cảm chân thành, thì điệu xòe này biểu hiện niềm hân hoan, sự thỏa mãn, đó cũng là những bước chân
chếnh choáng men say của rượu nồng và tình người ngây ngất, tiếng vỗ tay cũng nhỏ dần, thưa dần cùng ánh lửa le lói báo hiệu
đêm sắp tàn, mọi người chia tay và chào đón một ngày mới.

-Số lượng đội văn nghệ sinh hoạt Xòe Thái ở cộng đồng: Yên Bái có khoảng 180 đội, Điện Biên có 1.273 đội, Lai Châu có hơn
100 đội, và Sơn La có khoảng 1.700 đội. Các thành viên của những đội văn nghệ này là lực lượng nòng cốt trong việc trình diễn,
trao truyền và sinh hoạt Xòe Thái.

You might also like