You are on page 1of 25

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

CHỦ ĐỀ
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
2 Ở TỈNH AN GIANG

KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HOÁ Ở


BÀI 1 TỈNH AN GIANG

MỤC TIÊU
• Nêu được khái niệm, phân loại và ý nghĩa của di sản văn hoá;
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
• Lập được bảng xếp loại di sản văn hoá ở tỉnh An Giang;
MỤC
• Giải thíchTIÊU
được giá trị của các di sản văn hoá trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục,
duKHỞI
lịch tại ĐỘNG
tỉnh An Giang.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
KHÁM PHÁ
KHỞI ĐỘNG
LUYỆN TẬP
KHÁM PHÁ
Em đã từng nghe nói về một nền văn hoá lớn thời kì cổ đại, gắn với lịch sử
VẬN DỤNG
quê hương An Giang hay chưa? Dựa vào hình 1, hãy kể những điều em biết
về diLUYỆN
sản văn TẬP
hoá này.

VẬN DỤNG

Hình 1. Hình ảnh di tích và di vật khảo cổ ở tỉnh An Giang


(Nguồn: ditichquocgia.angiang)
14
KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ
1 Khái niệm, phân loại di sản văn hoá
a.LUYỆN
Khái niệmTẬP
Theo dòng chảy lịch sử của một dân tộc hoặc một cộng đồng người, những giá
VẬN
trị văn hoá cả DỤNG
về vật chất và tinh thần đã không ngừng được sáng tạo ra và tích luỹ,
bồi đắp trong một quá trình lâu dài.
Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước, được giữ gìn, chuyển giao cho thế hệ
sau và tại thời điểm hiện tại lại tiếp tục bảo tồn, phát huy với mong muốn tiếp tục
lưu truyền cho thế hệ tương lai.
Theo đó, Di sản văn hoá là hệ thống những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần,
mang tính đặc trưng của một nền văn hoá cụ thể, được bảo tồn và trao truyền qua
các thế hệ, được gìn giữ và phát huy.
b. Phân loại
Theo UNESCO, toàn bộ di sản thế giới được chia làm ba loại, bao gồm: di sản
thiên nhiên, di sản văn hoá và di sản hỗn hợp. Luật Di sản Việt Nam (văn bản hợp
nhất – 2013) phân loại di sản văn hoá thành di sản văn hoá phi vật thể và di sản
văn hoá vật thể:

DI SẢN VĂN HOÁ

DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ

• Là sản phẩm tinh thần; • Là sản phẩm vật chất;


• Có giá trị lịch sử, văn hoá, • Có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học; khoa học;
• Được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác;
• Gồm: tiếng nói, chữ viết; • Gồm: di tích lịch sử – văn
ngữ văn dân gian; nghệ hoá, danh lam thắng cảnh, di
thuật trình diễn dân gian; vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
tập quán xã hội và tín
ngưỡng; lễ hội truyền
thống; nghề thủ công
truyền thống; tri thức
dân gian.

Hình 2. Sơ đồ phân loại di sản văn hoá


15
Hình 3. Một số quyển Kinh lá Buông Hình 4. Tượng Phật 4 tay
(Xatra Slấkrít) của người Khmer chùa Linh Sơn (huyện Thoại Sơn)
(Nguồn: Chau Râm) (Nguồn: Thuý An)

Em có biết?
Khi chưa có giấy viết, người Khmer vùng Bảy Núi đã ghi chép kinh Phật, truyện cổ,
trò chơi, bài giáo huấn dân gian trên lá cây buông phơi khô, rồi dùng nước than gỗ hoặc
nước trái cau non để lau sạch và cất giữ. Kinh Phật được người Khmer viết trên lá của
cây buông, gọi là Kinh lá Buông (Xatra Slấkrít). Đây là loại thư tịch cổ quý hiếm, viết
bằng tiếng Khmer cổ hay tiếng Bali. Mỗi bộ kinh có từ 4 – 10 cuốn (quyển), mỗi cuốn
có 20 – 60 lá kinh, mỗi mặt lá có 5 dòng, với khoảng 150 chữ. Kinh lá buông chứa đựng
giá trị về kĩ thuật, mĩ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh,
tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer.

– Em hãy nêu khái niệm Di sản văn hoá.


– Luật Di sản Việt Nam phân loại di sản văn hoá như thế nào? Em hãy cho
ví dụ minh hoạ.

2 Xếp loại Di sản văn hoá trên vùng đất An Giang


Tỉnh An Giang là một vùng đất cổ, nơi lưu lại nhiều dấu tích lịch sử – văn hoá
trong thời kì phát triển rực rỡ của nền văn hoá Óc Eo và vương quốc cổ Phù Nam.
Nằm hai bên bờ sông Hậu với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lại là nơi cộng
cư của nhiều dân tộc cùng sinh sống, vùng đất An Giang có nhiều di sản thiên
nhiên, di sản lịch sử – văn hoá đa dạng, độc đáo.
Tính đến tháng 3 năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 88 di sản văn hoá được xếp loại,
trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích quốc gia, 58 di tích cấp tỉnh và 4 di
sản văn hoá phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia:

16
Di tích quốc gia đặc biệt có 2 di tích: Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật
Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn), Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (thành phố
Long Xuyên).

Em có biết?
Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ
thuật Óc Eo – Ba Thê nằm trên địa bàn
thị trấn Óc Eo, thuộc huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang. Nền văn hoá Óc Eo hình
thành và phát triển mạnh trong khoảng
từ thế kỉ I đến thế kỉ VII. Các di vật, di
chỉ của nền văn hoá Óc Eo được khai
quật hết sức phong phú. Nhiều loại hình
của nền văn hoá Óc Eo như tôn giáo, cư
trú, kiến trúc, mộ táng, đặc biệt là các di
tích kênh đào cổ, đường nước cổ, lung
cổ,… đã cho thấy được rõ nét diện mạo
của nền văn hoá Óc Eo và vương quốc
Hình 5. Di vật tại di tích Óc Eo – Ba Thê Phù Nam.
(Nguồn: Trần Quang Khải)

Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia gồm có 4 di sản: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi
Sam (thành phố Châu Đốc), Hội đua bò Bảy Núi, Tri thức và Kĩ thuật viết chữ trên
lá buông của đồng bào dân tộc Khmer (huyện Tri Tôn và Tịnh Biên), Lễ hội Kỳ Yên
ở đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn).

Em có biết?
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là một
lễ hội lớn, mang đậm bản sắc văn hoá của cư
dân vùng Tây Nam Bộ diễn ra từ ngày 22 đến
27 – 4 âm lịch hằng năm, tại phường Núi Sam
(thành phố Châu Đốc). Trong tín ngưỡng của
người Kinh, Bà Chúa Xứ nằm trong hệ thống
Thánh Mẫu, được tôn thờ trong điện thần và
Hình 6. Lễ phục hiện rước tượng
tổ chức các hoạt động liên quan như lễ hội, tế
Bà Chúa Xứ Núi Sam
lễ và các hình thức diễn xướng dân gian khác. (Nguồn: Thu Thảo)
Theo truyền thuyết, Bà Chúa Xứ là người được Ngọc Hoàng sai xuống cứu
dân độ thế, canh giữ bờ cõi. Bà cũng là 1 trong 6 nữ thần bất tử theo tín ngưỡng
dân gian (Bà Chúa Bầu, Bà Chúa Liễu, Bà Chúa Tó, Bà Chúa Kho, Bà Chúa
Ngọc, Bà Chúa Xứ). Lễ hội thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người
Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hoá với người Hoa, Khmer, Chăm.

17
Di tích quốc gia có 28 di tích, gồm: Núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu,
Chùa Tây An, Chùa Hang, Đình Châu Phú, Đình Vĩnh Nguơn (thành phố Châu Đốc);
Nhà mồ Ba Chúc, Chùa Tam Bửu, Chùa Phi Lai, Đồi Tức Dụp, Chùa Xvayton, Căn cứ
cách mạng Ô Tà Sóc, Gò tháp An Lợi (huyện Tri Tôn); Thánh Đường Hồi Giáo Mubarak,
Chùa Giồng Thành (thị xã Tân Châu); Chùa Bà Lê, Cột Dây Thép (huyện Chợ Mới);
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, Đình Bình Mỹ (huyện Châu Phú); Bắc Đế Miếu,
Đình Mỹ Phước (thành phố Long Xuyên); Hai bia đá và tượng Phật bốn tay, Đình
Thoại Ngọc Hầu và Bia Thoại Sơn, Nam Linh Sơn Tự, Gò Cây Thị (huyện Thoại Sơn);
Chùa Hoà Thạnh (huyện Tịnh Biên) và Đình Đa Phước (huyện An Phú).
Di tích cấp tỉnh có 58 di tích phong phú với nhiều loại hình: di tích khảo cổ, di tích
kiến trúc, nghệ thuật có các di tích như Hố Thờ (huyện Tri Tôn), Chùa Phước Điền,
Đình thần Thới Sơn (huyện Tịnh Biên), Phủ thờ Nguyễn tộc (Dinh Ba quan Thượng
đẳng (huyện Chợ Mới), Miếu Hội (thị xã Tân Châu),…; di tích lịch sử cách mạng tiêu
biểu có Hầm bí mật Văn phòng huyện Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), Địa điểm thành
lập Đội Biệt động Long Xuyên (thành phố Long Xuyên); di tích lịch sử và thắng cảnh
có Núi Nổi – Phù Sơn Tự (thị xã Tân Châu),…
Em có biết?
Chùa Tây An nằm dưới chân núi Sam (thành phố Châu Đốc). Đây là một ngôi chùa
có lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hoà với cảnh trí thiên nhiên. Điểm nhấn
ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ theo
phong cách kiến trúc Ấn Độ, bố cục hài hoà với lối kiến trúc chữ tam theo mô típ chùa
Việt ở Nam Bộ. Chùa Tây An được xếp hạng là “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc
gia”, được Trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc kết
hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ của dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

Hình 7. Chùa Tây An, thành phố Châu Đốc


(Nguồn: Minh Tú)

18
Em có biết?
Thánh đường Hồi giáo Mubarak nằm
bên bờ sông Hậu thuộc ấp Châu Giang,
xã Châu Phong, thị xã Tân Châu được
xây dựng từ năm 1750. Đây là một trong
những nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất của
cộng đồng người Chăm do kiến trúc sư
người Ấn Độ Mohamed Amin thiết kế.
Từ ngoài nhìn vào là cổng chính hình
vòng cung, tiếp đó là khoảng sân rộng
rồi đến toà thánh đường chính. Trên nóc, Hình 8.
phía trước có tháp lớn 2 tầng, nóc tháp Thánh đường Hồi Giáo Mubarak
hình bầu dục. Trong tháp là biểu tượng ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu
trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Bốn góc có (Nguồn: Trần Quang Khải)
bốn tháp nhỏ, giữa có hai tháp bầu tròn.
Các vòm cửa chính có hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên hông có 12 vòm hình vòng cung
bọc quanh hành lang. Thánh đường Mubarak được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hoá
quốc gia (năm 1989).

Hình 10. Di tích lịch sử cách mạng


Hình 9. Di tích khảo cổ Gò Cây Tung, Giồng Trà Dên, thị xã Tân Châu
huyện Tịnh Biên
(Nguồn: Khái Hưng)
(Nguồn: Gia Lạc)

– Hãy kể tên một di sản văn hoá đã được xếp hạng ở tỉnh An Giang và
phân tích những nét đặc trưng của di sản đó.
– Theo em, việc xếp hạng di sản có ý nghĩa gì?

3 Giá trị của các di sản văn hoá trên vùng đất An Giang
Trải qua sự biến thiên của lịch sử, vùng đất An Giang yên bình, mộc mạc với
nhiều thắng cảnh độc đáo, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá cùng
các di sản văn hoá phi vật thể phong phú, đa dạng. Giá trị của các di sản này thể
hiện trên các lĩnh vực như lịch sử, văn hoá, giáo dục, du lịch,…

19
a. Giá trị về lịch sử, văn hoá
Các di sản văn hoá được lưu truyền qua nhiều thế hệ, phản chiếu bức tranh quá
khứ và ghi đậm bản sắc văn hoá của cộng đồng theo dòng chảy của thời gian.
Hệ thống các di sản văn hoá của Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê (huyện
Thoại Sơn) gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của vương quốc Phù Nam cổ.
Những di chỉ, di vật cho thấy vùng đất An Giang xưa kia là một trong những trung
tâm của nền văn hoá Óc Eo – một nền văn hoá lớn trong lịch sử Việt Nam, phát triển
rực rỡ ở vùng châu thổ sông Mê Công và khu vực Nam Bộ.

Hình 11. Tượng Bra-ma Giồng Xoài Hình 12. Bộ Lin-ga – I-ô-ni Linh Sơn
(Nguồn: Trần Quang Khải) (Nguồn: Trần Quang Khải)

Em có biết?
Bảo tàng tỉnh An Giang hiện là nơi trưng bày 5 bảo vật quốc gia gồm: Tượng Bra-ma
Giồng Xoài (niên đại: Thế kỉ VI – VII); Bộ Lin-ga – I-ô-ni Đá Nổi (niên đại: Thế kỉ V – VI);
Tượng Phật đá Khánh Bình (niên đại: Thế kỉ VI – VII); Tượng Phật gỗ Giồng Xoài
(niên đại: Thế kỉ IV – VI) và Bộ Lin-ga – I-ô-ni Linh Sơn (niên đại: Thế kỉ VII). Ngoài ra,
có 2 hiện vật là Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc (niên đại thế kỉ III – IV) và Nhẫn Nandin
Giống Cát (niên đại thế kỉ V) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày
25 – 2 – 2021. Hai bảo vật quốc gia này được tìm thấy và lưu giữ tại Ban Quản lí
di tích văn hoá Óc Eo (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Đây là những tư liệu rất
quý, hiếm, có giá trị quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử văn hoá Óc Eo, lịch sử
vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là lịch sử trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hoá của vùng đất
Nam Bộ với thế giới bên ngoài trong thiên niên kỉ I, nhất là với Ấn Độ, Trung Quốc,
các nước khu vực Đông Nam Á và Địa Trung Hải.

20
An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn
giáo, có kho tàng di sản văn hoá vật thể
và phi vật thể rất đặc sắc, đa dạng của
cộng đồng các dân tộc. Với trên 160 lễ hội
truyền thống, nhiều công trình kiến trúc
nghệ thuật chứa đựng những giá trị khoa
học, lịch sử, văn hoá,... tạo thành nét độc
đáo, đặc sắc riêng của mỗi dân tộc và của
cả vùng đất An Giang. Nhiều di sản đã ghi
dấu ấn của thời kì mở mang đất đai, xây Hình 13. Lễ hội đình Châu Phú,
dựng và phát triển quê hương An Giang thành phố Châu Đốc
theo suốt chiều dài lịch sử. (Nguồn: Minh Tú)

b. Giá trị về giáo dục


Mỗi di sản văn hoá đều chứa đựng trong đó tâm hồn và trí tuệ của các thế hệ đi
trước, được truyền lại cho các thế hệ sau. Vì vậy, di sản văn hoá có giá trị giáo dục,
đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Nhà trường ở tỉnh An Giang đưa
giáo dục di sản vào trường học, cho
học sinh trải nghiệm thực tế tại các di
sản ở địa phương, cảm thụ được giá
trị di sản. Tìm hiểu và chiêm nghiệm
các di sản, học sinh sẽ thấy quá khứ
hào hùng của lịch sử hình thành và
phát triển vùng đất An Giang. Mỗi di
Hình 14. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tích lịch sử cách mạng cũng đều ghi lại
(Nguồn: Trần Quang Khải) những trang sử kiêu hùng của mảnh
đất An Giang kiên cường, vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh để dựng xây cuộc
sống hoà bình, ấm no của ngày hôm nay. Qua đó, học sinh được giáo dục lòng biết
ơn, tự hào, biết trân quý, giữ gìn những giá trị truyền thống, góp sức trong công tác
bảo tồn và phát huy di sản lịch sử – văn hoá của quê hương.
Em có biết?
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm ở Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hoà Hưng,
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Khu lưu niệm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là
địa điểm lưu niệm danh nhân cách mạng. Hiện nay, Khu lưu niệm Bác Tôn đã trở thành
một địa điểm lưu niệm quan trọng về Bác, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ
– thể dục thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước,.... Những hoạt
động diễn ra ở đây mang tính chất thường kì, có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục truyền
thống sâu sắc, nhất là đối với thế hệ trẻ.

21
c. Giá trị về du lịch
Các di sản thiên nhiên và di sản văn hoá – lịch sử ở tỉnh An Giang có giá trị cao
để thúc đẩy ngành du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Mang
dấu ấn đặc trưng về lịch sử, văn hoá của cộng đồng các dân tộc, hệ thống các điểm
đến của vùng đất An Giang luôn thu hút du khách quốc tế và trong nước. Dòng sản
phẩm du lịch văn hoá gắn với các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, trải
nghiệm các làng nghề,… mang lại nhiều lợi ích và giá trị kinh tế, góp phần hỗ trợ
cho công tác bảo vệ di sản, môi trường sinh thái và giúp cho người dân xoá đói,
giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

MỤC TIÊU
Hình 15. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, Hình 16. Khám phá Rừng tràm Trà Sư,
GIỚI THIỆU
thành CHỦ
phố Châu ĐốcĐỀ huyện Tịnh Biên
(Nguồn: Trúc Giang) (Nguồn: Nguyễn Nhậm)

KHỞI ĐỘNG
Em hãy chọn một di sản văn hoá của quê hương An Giang và phân tích
MỤC
KHÁM
những TIÊU
giá trị PHÁ
tiêu biểu của di sản đó.

GIỚI
LUYỆNTHIỆU
TẬP CHỦ ĐỀ
Em hãy liệt kê các di sản văn hoá ở tỉnh An Giang theo bảng sau:
KHỞI ĐỘNG
VẬN DỤNG Di sản văn hoá vật thể
Di sản văn hoá phi vật thể
KHÁM
quốcPHÁ
gia
Di tích quốc gia
Di tích quốc gia Di tích cấp tỉnh
đặc biệt

LUYỆN? TẬP ? ? ?

VẬN DỤNG
1. Trong vai trò một hướng dẫn viên du lịch, em hãy thuyết trình một di sản văn hoá
vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương đã được xếp hạng.
2. Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê được lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh
là Di sản văn hoá thế giới. Em hãy tìm hiểu và thuyết trình những giá trị nổi bật
toàn cầu của di tích này.

22
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
BÀI 2 VĂN HOÁ Ở TỈNH AN GIANG

MỤC TIÊU
• Nêu được khái niệm bảo tồn và phát huy di sản văn hoá;
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
• Trình bày được những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn các di sản
văn hoá tại tỉnh An Giang;
MỤC
KHỞI
• Liên TIÊU
ĐỘNG
hệ được hoạt động bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hoá tại tỉnh
An Giang.
KHÁM
GIỚI PHÁ CHỦ ĐỀ
THIỆU

LUYỆN
KHỞI TẬP
ĐỘNG

KHÁM PHÁ
VẬN DỤNG

LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG

Hình 1. Ngày hội đua bò truyền thống của quê hương An Giang
(Nguồn: Lâm Minh Nhựt)

Em đã từng tham dự ngày hội này chưa? Hãy kể những điều em biết và
nêu cảm nghĩ của em về ngày hội này.

23
KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ
1 Khái niệm bảo tồn và phát huy di sản văn hoá
LUYỆN TẬP
Bảo tồn di sản văn hoá là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức
vốn có của nó, đồng thời tìm giải pháp phù hợp cho việc gìn giữ, phát huy và khai
thác cóVẬN DỤNG
hiệu quả giá trị của di sản nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Hình 2. Hình ảnh cuộc khai quật di tích Óc Eo lần đầu tiên vào năm 1944
(Nguồn: Ảnh tư liệu)

Luật Di sản văn hoá của Việt Nam xác định công tác bảo tồn các di sản văn hoá
quốc gia liên quan tới việc bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử – văn hoá,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để không làm thay đổi những
yếu tố nguyên gốc của di sản.

Hình 3. Cây buông Hình 4. Sư cả Chau Ty (chùa Svay-xo)


(Nguồn: Quốc Phong) hướng dẫn cách viết kinh trên lá buông
(Nguồn: Phan Tín)

24
Em có biết?
Tri thức và kĩ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer tỉnh An Giang là
một loại tri thức dân gian, bên trong ẩn chứa một kho tàng vô giá của tri thức
nhân loại đó chính là Kinh Phật. “Tri thức và kĩ thuật viết chữ trên lá buông của
người Khmer” được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào năm
2017, sư cả Chau Ty được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì duy trì loại
hình nghệ thuật độc đáo này. Tỉnh An Giang đang thực hiện kế hoạch tư liệu
hoá và số hoá các di sản chữ viết, xây dựng mới các dị bản phục vụ giáo dục
và du lịch, xây dựng hồ sơ đăng kí công nhận di sản tư liệu tri thức và kĩ thuật
viết chữ trên lá buông của người Khmer ở tỉnh An Giang thuộc Chương trình
Kí ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Phát huy giá trị di sản văn hoá là những hoạt động nhằm khai thác những giá trị
tiềm ẩn của di sản, đưa di sản văn hoá vào trong thực tiễn đời sống xã hội, xem đó
là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đem đến những giá
trị vật chất và tinh thần cho con người.
Bảo tồn di sản văn hoá thành công thì mới phát huy được các giá trị văn hoá, ngược
lại, phát huy tốt các giá trị di sản văn hoá cũng là cách để bảo tồn di sản văn hoá, nâng
cao ý thức trách nhiệm của xã hội đối với việc bảo vệ di sản văn hoá dân tộc.
Di sản văn hoá không dễ hình thành, lại rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy
cơ bị biến mất. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá vừa là
nhiệm vụ cấp thiết, vừa mang tính lâu dài, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội.

Thế nào là bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá? Hãy lấy ví dụ để
chứng minh.

2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hoá ở tỉnh An Giang
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản phong phú và
đa dạng của tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
a. Thuận lợi
Nhà nước đã xây dựng được hành lang pháp luật về di sản văn hoá. Tỉnh An Giang
đã xác định rõ nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong việc quản lí, bảo vệ, phát huy
giá trị di tích văn hoá từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời thực hiện một số giải pháp bảo tồn
và phát huy thế mạnh, đặc trưng văn hoá của từng địa phương.

25
Hình 5. Hội nghị tổng kết công
tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích
ở huyện Châu Phú năm 2020
(Nguồn: Mỹ Ngân – Tú Trang)

– Hệ thống di sản từng bước được kiểm kê, xây dựng hồ sơ xếp hạng và có kế
hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản dựa trên thành tựu của các ngành khoa học
– công nghệ hiện đại. Đặc biệt, các di sản của tỉnh An Giang được xếp hạng quốc
gia đều nhận được sự quan tâm, đầu tư nguồn kinh phí để bảo tồn, trùng tu, phục
hồi các giá trị nguyên bản của di tích, di vật.

Hình 6. Kiến trúc bên trong đình thần Hình 7. Chạm khắc trên đình Bình Mỹ,
Châu Phú, thành phố Châu Đốc huyện Châu Phú
(Nguồn: Trọng Tín) (Nguồn: Trọng Tín)
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân An Giang luôn
ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản tạo nguồn lực xã hội hoá, góp sức cùng chính
quyền kịp thời trùng tu, phục hồi di tích và thực hiện các dự án bảo tồn nhằm gìn
giữ các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương.
Nhờ được tôn tạo thường xuyên, các di sản văn hoá ở An Giang đã phát huy
có hiệu quả giá trị di sản. Trong khi đó, việc tổ chức các tour, tuyến du lịch, lễ hội
không những giúp giải quyết việc làm tại chỗ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế –
xã hội của tỉnh mà còn góp phần quan trọng vào việc quảng bá các giá trị văn hoá
truyền thống.

26
Hình 8. Gia đình nghệ nhân Châu Men Saray và Néang Ok – người góp sức
lưu giữ nghệ thuật Dì Kê ở tỉnh An Giang
(Nguồn: Lương Định)
Em có biết?
Dì Kê là một loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ,
mang sắc thái riêng, hầu như chỉ phổ biến ở các huyện miền núi như:Tri Tôn,
Tịnh Biên (An Giang). Dì Kê là nghệ thuật diễn xướng dân gian, kết hợp các
yếu tố: diễn xuất, ca, vũ, kết hợp với nhạc cụ, chuyển tải kịch bản sân khấu.
Loại hình nghệ thuật truyền thống này đang đứng trước nguy cơ bị mai một,
thất truyền.

b. Khó khăn
Các di sản văn hoá vật thể thường chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, cùng
các hành động vô thức hay có ý thức của con người, các mặt trái của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá,… Nhiều khu di tích có quy mô lớn, phân bố lẫn trong
khu dân cư và ngoài cánh đồng thấp trũng nên công tác bảo tồn gặp rất nhiều khó
khăn. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật, mĩ quan công trình chưa phù hợp.
Bảo tồn các di tích khảo cổ nằm sâu dưới lòng đất là vấn đề khó khăn, đòi hỏi
người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Di tích
khảo cổ Óc Eo từ khi được phát hiện cho đến nay, mặc dù được xây mái che nhưng
vẫn bị xuống cấp do độ ẩm, rong rêu, muối, acid,… xâm hại. Nhiều di tích cấp tỉnh
(đình, đền) thường có kết cấu bằng gỗ, tồn tại qua hàng trăm năm, ở vùng khí hậu
nóng ẩm có nhiều loại vi sinh, côn trùng phá hoại, lại thêm tình trạng ngập lụt hằng
năm nên đang đứng trước nguy cơ bị xuống cấp.
Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích nhiều chỗ còn thiếu quy hoạch
đồng bộ, thiếu kinh phí; việc bảo tồn và phát huy giá trị một số di tích và lễ hội truyền
thống ở địa phương nhiều lúc bị lệch lạc, bị “hiện đại hoá”, làm giảm đi giá trị chân
thực, ảnh hưởng tới bản sắc của di sản. Trong bối cảnh thúc đẩy du lịch mạnh mẽ,

27
có những lễ hội bị lấn át bởi yếu tố thương mại, làm giảm đi những giá trị văn hoá
nhân văn và giá trị cộng đồng.
Sự hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận dân cư, tình trạng
các di vật bị thất thoát, di tích bị lấn chiếm khiến công tác bảo vệ di tích gặp khó
khăn. Nhiều địa phương công tác bảo tồn còn thiếu sự gắn kết với cộng đồng.

Hình 9. Khu di tích Óc Eo được


xây mái che để bảo quản
(Nguồn: Bảo tàng An Giang)

– Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn các di sản
văn hoá tại tỉnh An Giang.
– Theo em, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò như thế nào trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá?

3 Phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh An Giang


Di sản văn hoá là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá, tạo nên những giá trị lịch
sử và bản sắc của đất và người An Giang. Trong công cuộc xây dựng và phát triển
tỉnh An Giang thời kì mới, di sản văn hoá được xem là nguồn lực to lớn để phát
triển kinh tế – xã hội bền vững. Việc phát huy giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên
nhằm bảo tồn các giá trị đặc sắc của di sản, đồng thời thúc đẩy kinh tế du lịch của
địa phương, đẩy mạnh giao lưu văn hoá.
a. Di sản văn hoá phi vật thể
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là
Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013, có vùng ảnh hưởng
lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam, trong đó có tỉnh An Giang.
Đờn ca tài tử hình thành từ cuối thế kỉ XIX, vừa có tính bác học, vừa mang âm
sắc dân gian, gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của dân cư Nam Bộ, được cải biên
từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò
vè của vùng đất phương Nam.

28
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật truyền thống phổ biến ở tỉnh An Giang,
gắn với sinh hoạt cộng đồng của bà con từ xa xưa cho đến nay. Tỉnh An Giang phát
huy giá trị đặc sắc của Đờn ca tài tử trong các hoạt động quần chúng như thành lập
các câu lạc bộ Đờn ca tài tử ở các huyện, thị xã, thành phố, câu lạc bộ dành riêng
cho công nhân viên chức; tổ chức các kì hội diễn, liên hoan; đưa loại hình nghệ
thuật này vào trường học.
Tỉnh An Giang đã tổ chức được 2 kì liên hoan Đờn ca tài tử và trích đoạn cải
lương với chủ đề “Thất Sơn hoà điệu” (2018, 2020). Các hoạt động nhằm mục đích
giao lưu, nâng cao trình độ biểu diễn nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn
hoá tinh thần của người dân, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ
thuật được truyền lưu trong dân gian, làm động lực phát triển văn hoá của người
An Giang.

Hình 10. Giao lưu câu lạc bộ thiếu nhi Hình 11. Liên hoan Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử của tỉnh An Giang tại tỉnh An Giang năm 2020
(Nguồn: Mỹ Hạnh) (Nguồn: Lê Quang Trạng)
Hội đua bò Bảy Núi
Hội đua bò Bảy Núi là một dạng thức lễ hội nông nghiệp độc đáo của đồng bào dân
tộc Khmer vùng Bảy Núi gồm hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không
chỉ thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào dân tộc
Khmer, ngày hội còn là một sân chơi thể thao, giải trí mang tính đại chúng đầy ý nghĩa
cho người nông dân Khmer các phum, sóc sau những giờ lao động vất vả trên đồng
ruộng. Qua lễ hội, bà con gặp gỡ, nuôi dưỡng những tình cảm cộng đồng tốt đẹp,
nhân văn, tôn vinh tinh thần thượng võ và ý chí quả cảm trong cuộc sống.
Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trong dịp lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà) của dân
tộc Khmer Nam Bộ, từ ngày 29 – 8 đến ngày 1 – 9 âm lịch hằng năm (theo lịch âm
của người Khmer khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch), mang đậm dấu
ấn văn hoá truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Đó là thời
gian mà người Khmer bắt đầu chuẩn bị cho vụ lúa mới.

29
Em có biết?
Hội đua bò được tổ chức lần đầu
tiên tại xã Ô Lâm năm 1989, đến
năm 1992, hội tổ chức định kì mỗi
năm một lần tại huyện Tri Tôn và
huyện Tịnh Biên và dần trở thành lễ
hội văn hoá truyền thống của tỉnh.
Năm 2016, Hội đua bò Bảy Núi được
công nhận là Di sản văn hoá phi vật
thể quốc gia.
Hình 12. Cảnh đua bò
(Nguồn: Nguyễn Hồng)

Đến năm 2019, Hội đua bò đã trải qua 26 lần tổ chức (không kể vòng đua cấp
xã, huyện), đã trở thành nét văn hoá độc đáo của cộng đồng vùng Bảy Núi ở hai
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thu hút sự quan tâm của du khách. Việc phát huy giá trị
di sản văn hoá trong Hội đua bò Bảy Núi ở tỉnh An Giang được thực hiện với vai trò
của cộng đồng cư dân Khmer tại địa phương. Người dân thực hành di sản tại cộng
đồng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách có hiệu quả nhất.
Hội đua bò Bảy Núi đang được xây dựng thành điểm đến trong chuỗi du lịch theo
tuyến khép kín, đầu tư vào cơ sở vật chất, đáp ứng khách du lịch trong và ngoài
nước. Đặc biệt, tỉnh An Giang cũng chuẩn bị lộ trình, xây dựng đề án tổ chức Hội
đua bò Bảy Núi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xa hơn là nâng tầm thành Hội đua
bò quốc tế trong tương lai với sự tham gia của đồng bào Khmer Campuchia và các
nước trong khu vực Đông Nam Á.

Em có biết?
Năm 2019, tỉnh An Giang đã cho
xây dựng sân đua hồ Soài Check ở
xã Núi Tô, huyện Tri Tôn làm nơi tổ
chức Hội đua bò hằng năm.

Hình 13. Biểu tượng đua bò


ở huyện Tri Tôn
(Nguồn: Thiện Nhân)

30
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc
phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là lễ hội tâm linh mang
đậm nét giao thoa văn hoá giữa các cộng đồng người Việt, Hoa, Chăm, Khmer vùng
Nam Bộ. Lễ hội tôn vinh Bà Chúa Xứ cũng là dịp người dân thể hiện tâm thức “uống
nước nhớ nguồn”, sự tri ân, tôn kính đối với Bà.

Hình 14. Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam


(Nguồn: Thu Thảo, Thảo Uyên)
Hằng năm, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam thu hút hàng triệu lượt khách đến
hành hương, dâng lễ và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất Châu Đốc.
Cùng với hệ thống chùa, đình, miếu và lễ hội, lễ cúng liên quan, thành phố Châu Đốc trở
thành địa điểm hành hương, du lịch văn hoá tâm linh. Trong đó, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ
Núi Sam đóng vai trò quan trọng, vừa phục vụ nhu cầu tâm linh, sinh hoạt văn hoá – văn
nghệ của cộng đồng vừa là tài nguyên vô giá phát triển kinh tế, du lịch bền vững.

Hình 15. Du khách tham


gia đông đảo tại Lễ hội
Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
(Nguồn: Ngọc Minh)

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống
đương đại, đảm bảo sức sống của lễ hội, phổ biến những giá trị nhân văn, giá trị
đạo đức và giáo huấn cho thế hệ mai sau. Đồng thời, nâng cao nhận thức và lòng

31
tự hào của cộng đồng người dân, ý thức trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ
trẻ trong việc gìn giữ, thực hành và trao truyền Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.
Tỉnh An Giang đang đặt mục tiêu lập hồ sơ khoa học Di sản văn hoá phi vật thể
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam để trình tổ chức UNESCO ghi danh vào danh sách
Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ Kỳ Yên
Lễ Kỳ Yên là lễ cầu an và lễ tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm của một
số ngôi đình thần ở Nam Bộ. Đình làng ở Nam Bộ mỗi năm có 2 lệ cúng: Thượng
điền (khi thu hoạch xong) và Hạ điền (khi bắt đầu xuống ruộng), Kỳ Yên có thể gộp
chung với Thượng điền hoặc Hạ điền, cũng có thể một lễ riêng biệt tuỳ theo từng
địa phương, có thời gian tổ chức khác nhau.
Lễ Kỳ Yên Đình Thần Thoại Ngọc Hầu – Thoại Sơn được tổ chức trong 3 ngày
(10, 11, 12 tháng 3 âm lịch hằng năm). Người được người dân An Giang tôn vinh
trong nghi lễ là ông Thoại Ngọc Hầu và các danh thần có công đào kênh Vĩnh Tế và
kênh Thoại Hà dẫn nước về ruộng cho người dân.

Hình 16. Lễ hội Kỳ Yên


Đình Thần Thoại Ngọc Hầu
(Nguồn: Minh Tú)

Lễ Kỳ Yên Đình Thần Thoại Ngọc Hầu gắn liền dấu ấn lịch sử thời kì di cư, khai
phá đất đai, lập làng, hình thành cộng đồng cư dân ở vùng đất An Giang. Lễ hội
này đã góp thêm các cứ liệu lịch sử – văn hoá để minh chứng cho vị thế lịch sử của
vùng đất Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong tiến trình mở mang
bờ cõi và giao lưu văn hoá của người Việt với các cộng đồng khác. Thực hành lễ
hội thể hiện tính gắn kết cộng đồng, giữ gìn và giao lưu văn hoá truyền thống giữa
các cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa,…
Nhằm phát huy những giá trị tiêu biểu của di sản văn hoá truyền thống của quê hương
Thoại Sơn, từ năm 2002 cho đến nay, ngoài việc tổ chức nghi lễ cúng Đình Thoại Ngọc
Hầu, huyện Thoại Sơn tổ chức “lễ hội văn hoá truyền thống” của địa phương.

32
Lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống của lễ hội đình làng Nam Bộ, thu hút đông
đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến chiêm bái. Lễ hội còn là tiềm năng phục vụ
cho việc phát triển kinh tế du lịch bền vững ở địa phương. Với những giá trị tiêu
biểu, lễ hội Kỳ Yên Đình Thần Thoại Ngọc Hầu được đưa vào Danh mục di sản văn
hoá phi vật thể quốc gia (ngày 16 – 10 – 2020).
Em có biết?
Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại là một vị tướng đã có công khai hoang,
lập ấp, mở mang vùng đất An Giang xưa và giữ yên bờ cõi phía tây nam. Tưởng
nhớ công lao to lớn của ông, nhân dân tôn ông là thần Thành hoàng bổn cảnh
và lập đình thờ ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Hình 17. Sân khấu hoá tưởng nhớ công đức danh thần Nguyễn Văn Thoại
(Nguồn: Phương Lan)

b. Di sản văn hoá vật thể


Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng:
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng toạ lạc tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Hoà Hưng,
thành phố Long Xuyên được thành lập sau khi di tích này được xếp hạng là Di tích
lịch sử quốc gia năm 1984. Đây là nơi Bác Tôn đã sinh ra, trưởng thành, là nơi hình
thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của người
lãnh tụ của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Khu lưu niệm rộng khoảng 6 ha, nằm trong một tổng thể không gian cảnh quan
thoáng mát như bao nhiêu làng quê Nam Bộ, bao gồm nhiều hạng mục: nhà sàn,
khu mộ chí, vườn cây, nhà làm việc, đền tưởng niệm, nhà trưng bày,… Nơi đây còn
lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu và hiện vật thể hiện một tấm gương sáng về phẩm
chất đạo đức của một chiến sĩ cộng sản dũng cảm, kiên trung vì nước vì dân. Khu
lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá, du lịch.
Ngày 10 – 5 – 2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu lưu niệm
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Di tích quốc gia đặc biệt.
33
Hình 18. Nhà trưng bày và hiện vật được lưu gửi bên trong
(Nguồn: Gia Khánh)

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã trở thành một địa điểm tìm hiểu danh
nhân cách mạng quan trọng, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ – thể dục
thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước,… Những hoạt động
diễn ra ở đây mang tính chất thường kì nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống,
nhất là đối với thế hệ trẻ.

Hình 19. Chương trình văn nghệ trong Lễ kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng,
năm 2017
(Nguồn: tuyengiaoangiang.vn)

Em có biết?
Những năm gần đây, ngành giáo
dục tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều
hoạt động ngoại khoá để các thế hệ
học sinh gần gũi hơn với di sản, từ
đó có ý thức bảo vệ di sản, nâng niu
Hình 20. Hội thi vẽ tranh thiếu nhi cho
giá trị của di sản.
học sinh Tiểu học tại Khu lưu niệm Chủ tịch
Tôn Đức Thắng
(Nguồn: Trường Giang)
34
Khu di tích Lịch sử – Văn hoá Óc Eo
Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo –
Ba Thê toạ lạc trên địa bàn thị trấn Óc Eo,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là một
trong những di sản vô giá trong kho tàng di
sản văn hoá của dân tộc. Độc đáo về kiến
trúc, nghệ thuật và lịch sử, Óc Eo – Ba Thê
vừa là minh chứng cho một nền văn hoá
cổ đại tiêu biểu, vừa góp phần tích cực
vào sự phát triển của vùng. Với những giá
trị lịch sử và văn hoá tiêu biểu đó, ngày
Hình 21. Di tích khảo cổ và kiến trúc 27 – 9 – 2012, Thủ tướng Chính phủ chính
nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê
thức công nhận Khu di tích Óc Eo – Ba
(Nguồn: Cảnh Toàn)
Thê là Di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Để phát huy những giá trị của Khu di tích Óc Eo – Ba Thê, tỉnh An Giang đang
chú trọng bảo tồn, tôn tạo, đưa Óc Eo – Ba Thê trở thành khu nghiên cứu khảo cổ
học, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, văn hoá, du lịch của huyện Thoại Sơn
và tỉnh An Giang. Qua đó, kết nối các điểm quan trọng của tỉnh An Giang và vùng
Đồng bằng sông Cửu Long để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù về lịch sử
– văn hoá, sinh thái sông nước, đồng quê, nông nghiệp và du lịch chuyên đề khảo
cổ học văn hoá Óc Eo.
Tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các
bước xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO xem
xét, ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới.

Hình 22. Hội thảo Khoa học bảo tồn di tích và di vật văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ
được tổ chức tại tỉnh An Giang năm 2019
(Nguồn: Cẩm Nang – Kim Cương)

35
Núi Sam
Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Học Lãnh Sơn cao 284 m có chu vi 5 200 m, là
một núi nằm trong vùng Bảy Núi, thuộc xã Vĩnh Tế – nay là phường Núi Sam, thành
phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một cụm di tích phức hợp gồm nhiều di tích
lịch sử văn hoá được xếp hạng như miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại
Ngọc Hầu, chùa Hang (Phước Điền Tự),… Nơi đây được xem là trung tâm du lịch
văn hoá tâm linh, lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Núi Sam được công nhận là Khu du lịch quốc gia vào năm 2018, có diện tích
khoảng 1 500 ha, gồm nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn cùng các quần
thể di tích lịch sử văn hoá đặc sắc. Đặc biệt, Khu du lịch núi Sam gắn với các di tích
quốc gia và di sản phi vật thể quốc gia, với những giá trị văn hoá tâm linh tín ngưỡng
mang bản sắc văn hoá của vùng đất An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Tỉnh An Giang định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam trở thành
điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao, tạo nên sự khác biệt, đặc
trưng về sản phẩm du lịch. Ngành du lịch tỉnh An Giang tăng cường hợp tác, liên kết
trong phát triển sản phẩm du lịch giữa Khu du lịch quốc gia Núi Sam đến các điểm
du lịch nổi bật trên địa bàn tỉnh An Giang như cửa khẩu Tịnh Biên, rừng tràm Trà
Sư, Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), Khu di tích Óc Eo (huyện Thoại Sơn), Khu di tích
lịch sử đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn), Búng Bình Thiên (huyện An Phú),...; các khu,
điểm du lịch quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tạo ra những
sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng có sức hấp dẫn,… Trong tương lai, Khu
du lịch quốc gia Núi Sam có thể trở thành trung tâm du lịch văn hoá tâm linh,
vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước.

Hình 23. Một góc Khu du lịch


quốc gia Núi Sam
(Nguồn: An Giang online)

36
Đồi Tức Dụp
Tức Dụp là tên một ngọn đồi của núi Tô nằm trong vùng Thất Sơn thuộc xã
An Tức, huyện Tri Tôn. Lòng đồi gồm những hang đá tạo địa hình hiểm trở nên đã
trở thành căn cứ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều
địa danh lịch sử trên đồi Tức Dụp đã được ghi nhận, gìn giữ, tôn tạo và khai thác
như: Hang C6, Hang Quân y, Hang Thanh niên, Hội trường Tỉnh uỷ, Hang của Ban
Chỉ huy quân sự, Hang của Ban Tuyên huấn,…

Hình 24. Lịch sử hào hùng


được phục dựng trong
hang Tức Dụp
(Nguồn: Bảo Ngọc)

Năm 1985, Đồi Tức Dụp đã được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch xếp hạng là
Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và trở thành điểm du lịch sinh thái lí tưởng
của người dân khắp cả nước.
Tức Dụp đang dần trở thành một điểm đến thu hút du khách, kết hợp tìm hiểu di
tích lịch sử hào hùng và thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình. Tỉnh An Giang đầu tư
các công trình phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí nhưng không mất đi những
giá trị về lịch sử của nơi này: khu giải trí thể thao quốc phòng để bắn bia bằng đạn
thật; khu vườn thú, đặc biệt có loài đà điểu châu Phi; khu dịch vụ giải trí như: tàu
lượn trên không, thuyền hải tặc, du thuyền mặt hồ, câu cá sấu,… Du khách thoả
thích hoá trang thành đồng bào Tây Nguyên, bộ đội, du kích,… và thưởng thức
những món ăn đặc sản, những trò chơi dân gian của vùng Thất Sơn.
Với sự đầu tư như vậy, di tích lịch sử cách mạng Đồi Tức Dụp thực sự đã được
thổi hồn, mang sức sống hiện đại, phát huy được giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục,
kinh tế của di tích trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

37
MỤC TIÊU

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

KHỞI
Hình ĐỘNG
25. Xuân về trên đồi Tức Dụp Hình 26. Thưởng ngoạn núi non hữu tình
(Nguồn: Bảo Ngọc) trên đồi Tức Dụp
KHÁM PHÁ (Nguồn: angiangquetoi.com)

LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
VẬN DỤNG
Theo em, việc phát huy những giá trị của di sản nhằm mục đích gì?
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Cho ví dụ chứng minh.

KHỞI
1. Em hãy nêuĐỘNG
vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị
di sản ở tỉnh An Giang.
KHÁM PHÁ
2. Chọn một di sản văn hoá của tỉnh An Giang và cho biết di sản đó đã được bảo
tồn và phát huy như thế nào.
LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG

Đóng vai một nhà nghiên cứu di sản văn hoá, em hãy xây dựng một báo cáo giới
thiệu giá trị của một di sản văn hoá trên quê hương em, đề xuất giải pháp bảo tồn
và phát huy những giá trị ấy.

38

You might also like