You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÀI TIỂU LUẬN


NGHỆ THUẬT XOÈ THÁI

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thành Trung


Sinh viên thực hiện: Phạm Phương Anh
Mã sinh viên: 21090010
Lớp: QH2021.DS
HÀ NỘI, 2022
Chương 1: Khái quát về tộc người Thái
1. Nguồn gốc
Người Thái tên tự gọi là tãy, tay, tày tùy thuộc vào cách phát âm địa phương. Các
nhóm ngành lớn của người Thái tại Việt Nam bao gồm : Tày Khao, Tày Đón ( Thái
trắng), Tày Đăm ( Thái Đen ), Tày Đèng ( Thái Đỏ ), Tày Mười , Tày Thanh ( Man
Thanh, Tày Mường) Phu Thay – Thổ Đà Bắc. Hộ Đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt
Nam trên 1200 năm, là hậu duệ những người Thái đã di cư từ vùng đất thuộc tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc bây giờ.
2. Một số nét trong văn hóa tộc người Thái
2.1. Ngôn ngữ chữ viết.
Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã xếp
tộc người này vào Nhóm nói tiếng Thái ... ngữ hệ Nam Thái (Austro Thái) tức
Thái Ka-đai. Do có chung một cội nguồn, ngôn ngữ Thái có tỷ lệ thống nhất
cao. Đó là đặc điểm nổi bật mà khi tiếp xúc ai cũng nhận thấy. Đây là tiếng
đơn âm, có thanh điệu. Cấu tạo câu theo thứ tự: chủ ngữ vị ngữ các thành
phần khác. Trừ những câu mệnh lệnh thức, còn ít có trường hợp đảo ngược
thứ tự này.
2.2. Văn hóa dân gian.
Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của
văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là:
Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Khun Lú Nàng Ủa (Chàng Lú nàng Ủa)....
Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật tục, dân ca) được ghi
chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp tay.
Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa.
Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và
ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn
hóa nổi tiếng của người Thái.
2.3. Nhà cửa
Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là họ ở nhà
sàn. Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng. Vì khay
điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần
gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của
nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành
hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa
dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam.
2.4. Hôn nhân
Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà
chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó
khăn quá. Cô gái Thái khi lấy chồng phải búi tóc (tẳng cẩu) – tục lệ này thường chỉ
có ở nhóm Thái Đen.
2.5. Tục lệ ma chay
Người Thái quan niệm chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là
lễ tiễn người chết về “mường trời”.
Chương 2: Giới thiệu chung về Nghệ thuật Xoè Thái
1. Khái niệm
Là loại hình văn hóa dân gian của người Thái tại Việt Nam. “Xòe” có nghĩa là múa
với các động tác tượng trưng cho các hoạt động của con người trong nghi lễ, sinh
hoạt văn hóa, cuộc sống, lao động. Là hình thức kết nối ước vọng của con người với
thế giới thần linh, xòe lâu nay đã là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các
hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái. Xòe được trình
diễn trong nghi lễ, trong đám cưới, lễ hội, các sự kiện văn hóa của cộng đồng.
2. Nguồn gốc
Trong quá trình di cư của người Thái từ phương Bắc xuống phương Nam, một số bộ
phận định cư ở vùng Tây Bắc Việt Nam, họ đã mang theo những câu chuyện thần
thoại, truyện cổ tích, những bài dân ca, trang phục truyền thống và những điệu Xòe
sơ khai từ thời xa xưa. Qua nhiều thế kỉ, người Thái đã không ngừng phát triển và
xây dựng cho bộ tộc mình một nền nghệ thuật xòe dân gian truyền thống.
Xòe phản ánh vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Thái gồm thế giới ở trên
trời, ở mặt đất và của thần linh, thể hiện ước vọng của con người, cầu mong sự trợ
giúp, phù hộ của thần linh có một cuộc sống no đủ, bình an. Nhiều điệu nhảy trong
múa Xòe mô phỏng những bước đi của cha ông, khai phá đất đai, phát rẫy, trồng
lúa, lấy nước, tung khăn, mời rượu…, tất cả đều diễn tả sinh động thực tế cuộc
sống, thể hiện những ước mơ, khát vọng của người Thái Tây Bắc. Âm nhạc cho
múa Xòe cũng thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa,
khi tiếng trống là âm thanh của mặt đất, tiếng cồng là sự vang vọng của bầu trời,
tiếng chũm chọe là biểu tượng “phồn thực” của muôn loài.

Chương 3: Nghệ thuật Xoè Thái – Hồn cốt văn hoá của người Thái vùng
Tây Bắc
Nghệ thuật Xoè Thái - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, hồn cốt
văn hóa của người Thái vùng Tây Bắc.
Người Thái quan niệm:
“ Không xòe, không tốt lúa
Không xòe, thóc cạn bồ
Không xòe, hoa sẽ tàn héo
Không xòe, trai gái không thành đôi”
1. Mô tả điệu múa
trọng của cộng đồng và gia đình với sự tham gia của đông đảo mọi người.
Các động tác múa cơ bản của Xòe là tay giơ lên cao, mở ra, hạ xuống, nắm lấy tay
người bên cạnh cùng bước chân nhịp nhàng, người hơi ưỡn ngực, lưng ngả về phía
sau. Các nhạc cụ tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm choẹ, pí pặp, bẳng
bu, mák hính, đệm cho múa theo nhịp chẵn 2/4, 4/4 trong những âm điệu đặc trưng
của những quãng 2 trưởng, 3 trưởng, thứ, quãng 4,5 đúng. Các động tác múa tuy
đơn giản nhưng mang ý nghĩa biểu tượng cho một cuộc sống tốt đẹp và sự đoàn kết
của tất cả thành viên cộng đồng.
2. Trang phục và đạo cụ
2.1 Trang phục
Trang phục của dân tộc Thái trong Xòe vòng nổi bật với chiếc cóm (áo nữ) đủ màu
sắc đính hàng khuy bạc hình bướm, hình nhện, hình ve sầu… chạy trên đường nẹp
xẻ ngực, bó sát thân kết hợp với chiếc váy vải màu thâm, hình ống dài tha thướt; eo
lưng được thắt bằng dải lụa màu xanh lá cây; dây xà tích bạc đính hình lục lạc, con
bướm, ve, cá đeo ngoài cạp váy. Trang phục nam: quần được cắt theo kiểu chân què
có cạp để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt, áo người Thái trắng
có thêm một túi ở ngực trái; cài khuy tết bằng dây vải, áo cổ đứng chỉ có chân thấp
không có ve.
2.2 Đạo cụ
Múa Xòe chủ yếu tập trung vào mấy điệu múa khăn. Dần dần, đã thêm nhiều điệu
múa Xòe có sử dụng các phương tiện quen thuộc của người Thái để làm đạo cụ diễn
xướng. Tên các loại đạo cụ đó trở thành tên gọi cho từng loại múa Xòe, theo những
nội dung diễn xướng mang ý nghĩa nghệ thuật và giá trị văn hóa khác nhau: Xe cúp
(múa nón), Xe vi (múa quạt), Xe khăn (múa khăn), Xe mák hính (múa quả nhạc),
Xe pooc (múa bằng những bông hoa), Xe mạy (múa gậy), Xe tính tẩu (múa đàn
tính). Đi theo những điệu múa của từng loại đạo cụ này còn là đội ngũ phục vụ nhạc
đệm với những Khèn bè, Đàn tính, Quả nhạc, Trống to - nhỏ, Ống tăng bẳng (ống
gõ chế tác như mõ).

3. Không gian thực hành và những người thực hành di sản


3.1 Không gian thực hành
Xòe được tổ chức tại các bản của người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, trong đó
có các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ thuộc Yên Bái.
Những địa bàn được coi là trung tâm Xòe là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai
Châu), Mường Lay và Mường Thanh (Điện Biên).
Chủ thể của Nghệ thuật Xòe Thái là cộng đồng người Thái (Thái đen và Thái trắng)
tập trung đông nhất ở các tỉnh thuộc Tây Bắc Việt Nam (Yên Bái, Lai Châu, Sơn La
và Điện Biên)
3.2 Những người nắm giữ và thực hành di sản
Những người thực hành Xòe Thái là cộng đồng cư dân người Thái không phân biệt
giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị công tác, miễn là có sức khỏe và đủ điều kiện
hình thể tham gia sinh hoạt Xòe. Những người nắm giữ và thực hành sinh hoạt Xòe
của cộng đồng người Thái trước hết là những thày cúng (còn gọi là những thày Tào,
thày Mo, thày Phựt, ông Then, bà Then) và những người dân vốn là những con
bệnh, được thày cúng chữa khỏi, nhận làm các "con nuôi", hàng năm tụ tập về nhà
thày để dâng lễ và trả ơn.

4. Trao truyền và giữ gìn di sản

Nghệ thuật Xòe Thái được trao truyền trực tiếp giữa các thế hệ, các thành viên cộng
đồng, không kể tuổi, giới tính. Mọi người tham gia Xòe đều có thể học hỏi từ nhau,
người này chỉ cho người khác, nhịp nhàng cùng bước theo điệu nhạc.
Trong gia đình người Thái, trẻ em học Xòe từ ông bà, cha mẹ khi cùng họ tham dự
nghi lễ ở điện thờ của thầy cúng, trong đám cưới, các cuộc vui, lễ hội. Các thầy
cúng truyền lại cho các con, các cháu, người kế nghiệp nghi thức cúng và các điệu
Xòe nghi lễ. Ở cộng đồng, trong các nghi lễ, các thầy cúng truyền dạy Xòe cho các
con nuôi. Ở các cuộc Xòe cộng đồng, những nghệ nhân, bậc cao niên có năng
khiếu, thuần thục Xòe hướng dẫn cách bước chân, vung tay, nhún chân theo nhịp
điệu nhạc, cách sử dụng các đạo cụ như nón, khăn, gậy, quạt, v.v. Tham gia dạy
múa Xòe, còn có sự hợp tác giữa các nghệ nhân và nghệ sĩ múa người Thái. Họ
phối hợp, trực tiếp hướng dẫn các điệu Xòe trong các đội văn nghệ, lớp học ở các
trường phổ thông, trường nghệ thuật. 
Từ những năm 1990 đến nay, cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Yên Bái, Điện Biên,
Lai Châu, Sơn La đã thực hiện các biện pháp bảo vệ Nghệ thuật Xòe như: thành lập
các đội sinh hoạt Xòe Thái, các nghệ nhân dân gian, các nhà nghiên cứu địa phương
phương ghi chép và xuất bản tài liệu về sự sáng tạo và phát triển, cách thức Xòe,
các điệu Xòe, bối cảnh diễn xướng, và những loại hình văn hóa liên quan, các thầy
cúng hướng dẫn cho các con nuôi cách thức Xòe mừng và tạ ơn thần linh trong các
nghi lễ. Các nghệ nhân dân gian, những thành viên cộng đồng am hiểu về Xòe Thái
tham gia truyền dạy cho thế hệ trẻ ở các lớp mầm non, trường phổ thông, trường
nghệ thuật.
Năm 2013, 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái
trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm 2015 và năm 2019 Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”
cho 9 nghệ nhân ở 4 tỉnh trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn liên quan đến Nghệ
thuật Xòe Thái.
Đồng thời, UBND 4 tỉnh đã phê duyệt cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số
dự án sưu tầm và phổ cập một số điệu Xòe và hỗ trợ về mặt tài chính tập luyện, mua
nhạc cụ cho các đội văn nghệ. Hàng năm, UBND 4 tỉnh tổ chức tuần văn hóa, ngày
hội văn hóa các dân tộc, hội diễn, hội thi trong đó có Nghệ thuật Xòe Thái.

You might also like