You are on page 1of 3

1.

KHÁI NIỆM: KINH TẾ, KINH TẾ HỌC, KINH TẾ HỌC VỚI DI SẢN 
- Bản chất của kinh tế là mối quan hệ mật thiết giữa được và mất, lợi và hại (costs-
benefit)

-Kinh tế học là một môn học, lĩnh vực khoa học nghiên cứu dựa trên chi phí lợi ích
-KTHDS là một môn học lĩnh vực khoa học hoặc cách tư duy dựa trên cách tiếp cận chi
phí lợi ích,KTHDS là một nguồn lực có lợi ích. Chi phí không ngẫu nhiên hiện
ra(duy,dưỡng,bảo tồn). DS là một hàng hoá công có tính ngoại ứng thể hiện rõ tình trạng
độc quyền. Hệ thống di sản pháp luật can thiệp thất bại thị trường liên quan đến di sản
- TEV tổng giá trị kinh tế, là một phương pháp đánh giá giá trị của những tài nguyên và
dịch vụ môi trường không có giá thị thị trường công cụ ->lượng giá
TEV( Total Economic Value) gồm:
- Giá trị sử dụng (trực tiếp, gián tiếp)
- Giá trị phi sử dụng
- Giá trị tồn tại
- Giá trị kế thừa

2. DI SẢN NHÌN TỪ GIÁC ĐỘ KINH TẾ HỌC CBA

Ds là một hàng hoá công có tính ngoại ứng và thể hiện rõ tính độc quyền.CBA liên
quan đến cost và benefit tối ưu mức độ chịu tải của di sản từ đó tính thời gian tồn
tại,thu nhạp trực tiếp từ cảnh quan di sản từ đó ta tính được những chi phí tu sửa
nâng cấp, chi phí năm cho di sản,chi phí bảo tồn,đầu tư,sửa chữa

3. DI SẢN VÀ THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG


- Hàng hoá công, hhc là thất bại của thị trường
- Ngoại ứng tích cực
- Độc quyền
-> cần sự can thiệp của chính phủ

HHC là những hàng hoá và dịch vụ khi sản xuất ra mọi người đều có khả năng tiêu dùng, tư nhân
không thể cung cấp, nếu có thì chỉ có thể cung cấp dưới mức nhu cầu của thị trường, nhà nước
chỉ có nhiệm vụ tổ chức cung cấp hàng hoá chứ không sản xuất. Những đặc tính như không có
tính cạnh tranh: tiêu dùng của người này không làm giảm tiêu dùng của người kia, tính tiền đối
với người tiêu dùng làm giảm lượng tiêu dùng dẫn đến phi hiệu quả; và không có tính loại trừ:
không thể ngăn cản ai tiêu dùng, khi đó vấn đề free rider sẽ xuất hiện. Do đó mà việc cung cấp
nó một cách có hiệu quả thông qua thị trường tư nhân có thể không thực hiện được. Di sản cũng
là một loại HHC đặc biệt, tính cạnh tranh và tính loại trừ thấp nên gây ra thất bại thị trường.
Ngoại ứng xuất hiện khi lợi ích hay chi phí xã hội trong việc sản xuất hay tiêu dùng một khối
lượng hàng hóa nào đó sẽ không trùng khớp với lợi ích hay chi phí của các cá nhân; giá cả thị
trường không thể hiện và phản ánh đầy đủ chi phí hay lợi ích đứng trên quan điểm xã hội. Ngoại
ứng tích cực là người dùng nhận được giá trị nhiều hơn nhưng số tiền người cung cấp nhận lại ít,
giá cả trao đổi thấp hơn giá trị thực của nó. Di sản là loại hàng hoá có tính ngoại ứng tích cực
lớn, nên người ta cung cấp dịch vụ ít hơn nhu cầu xã hội nên tạo ra phần mất trắng phúc lợi xã
hội và gây ra thất bại thị trường.
Độc quyền gây tổn thất phúc lợi xã hội vì bên sản xuất chiếm % quá lớn lên đến 80% và có thể
chi phối giá cả thị trường, người mua không ai đủ lớn để chi phối giá cả thị trường, ai cũng có
thể mua hàng hoá ngoài thị trường, không bị giới hạn về số lượng sự tối đa hoá lợi nhuận nên
nhà độc quyền không có động lực từ sự cạnh tranh để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
chi phí hay cải tiến công nghệ. Tiếp theo, người tiêu dùng phải mua một số lượng sản phẩm ít
hơn và giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Di sản là loại hàng hoá có tính độc
quyền vì bao giờ cũng cung cấp thông tin, kiến thức ít hơn nhu cầu của xã hội. Biểu hiện tình
trạng độc quyền dẫn đến dịch vụ di sản được cung cấp ít hơn với nhu cầu xã hội, làm tổn hại
phúc lợi xã hội.Vì vậy ta cần sự can thiệp của chính phủ

4. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI NGUỒN LỰC DI SẢN
- Di sản là hàng hóa công, là một tình trạng gây ra ngoại ứng tích cực, độc quyền -> tình
trạng rất dễ gây ra thất bại của thị trường 
- Vai trò của chính phủ phải đứng ra can thiệp vào lĩnh vực di sản để đảm bảo phúc lợi xã
hội 
- Chính phủ phải có những định hướng để khuyến khích tất cả mọi đối tượng trong xã hội
tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản (dựa vào quy định trong luật di sản : Chính
phủ  phải hoạch định chính sách về di sản, theo dõi kiểm tra các đối tượng trong xã hội có
thực hiện nghiêm túc các quy định của PL về di sản hay ko, khen thưởng những người
làm tốt và trừng phạt những người vi phạm
Phân 2 loại : tổ chức (khu vực tư và các tổ chức về khu vực XH dân sự) và cá nhân

5. VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC TRONG XH ĐỐI VỚI DI SẢN
PHÂN LOẠI
- Vai trò của chính phủ
- Các doanh nghiệp, các thành tố của khu vực tư nhân: 
+ Vai trò quan trọng nhất là “profit pursuing”- theo đuổi lợi nhuận. Đưa lợi ích cho doanh
nghiệp -> doanh nghiệp thấy có lợi ích phối hợp với khu vực công để bảo vệ và phát huy
giá trị di sản.
+ Cách làm dùng những điều kiện thuận lợi về mặt cơ chế, tài chính. Đkiện thuận lợi là
những thủ tục, cơ chế liên quan đến di sản phải tạo đkiện thuận lợi cho các DN tham gia
thậm chí phải có các hoạt động đồng hành với di sản. Đồng thời những công cụ tài chính
là phải miễn thuế , trợ cấp tiền cho họ
=> Tất cả hoạt động của nhà nước đều nằm trong khuôn khổ lấy lợi nhuận, lợi ích để làm
mồi câu kéo các DN và khu vực tư nhân vào để họ đồng hành với cphủ làm việc này. Bản
chất là đem lại lợi ích cho họ thì họ sẽ làm.
+ Nhà nước ko đc phép ra lệnh, khu vực tư nhân theo 1 nền kinh tế phát triển họ đc quyền
làm bất cứ điều gì mà pháp luật ko cấm họ chỉ làm khi điều đó mang lại lợi ích cho họ.
Khi 1 DN nào đó gắn bó tên tuổi của họ với di sản -> là công cụ đẻ học quảng bá hình
ảnh rất tốt-> đem lại rất nhiều lợi ích cho họ. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra làm những thứ quảng
bá di sản trong đó họ có phần lợi ích là quảng bá tên tuổi
+Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận nằm trong khu vực xã hội dân sự:
 Tổ chức thiện nguyện: là những người hiểu biết sâu sắc về di sản, có tấm lòng sâu
nặng với di sản, họ có thể cống hiến cả công sức, trí tuệ và 1 phần tiền để bảo vệ
di sản -> phải có 1 hệ thống thể chế, văn bản pháp lý để khuyến khích những
người này làm những việc đó
- Cá nhân:
+ Bảo tàng tư nhân : di sản dòng họ -> muốn phổ cập vai trò của dòng họ để phô trương
thanh thế dòng họ đồng thời cũng truyền bá những thông tin liên quan đến di sản đó cho
những người còn lại trong xã hội. Nếu có sự hỗ trợ của nhà nước như ra quy định thuận
lợi, hỗ trợ về mặt diện tích -> họ sẽ làm thuận lợi
ĐỌC LUẬT DI SẢN VIỆT NAM
Các viện nghiên cứu, các donater kêu gọi lập ra tổ chức phi lợi nhuận

You might also like