You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Phân tích các hoạt động trong nền kinh tế?


Sản xuất là sự biến đổi các đầu vào thành những đầu ra, thành những sản phẩm dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu con người.

Đầu vào là những yếu tố sản xuất, bao gồm lao động, đất đai – tài nguyên, vốn, kỹ thuật công
nghệ, quản lí, môi trường. Đầu ra là kết quả của sản xuất bao gồm đầu ra thị trường và đầu ra
nội bộ.

Có ba đầu mối ra quyết định chủ yếu: cá nhân (hộ gia đình), doanh nghiệp và chính phủ, đó là
những đơn vị cơ sở của các hệ thống xã hội. (chủ thể trong nền kinh tế)
- Cá nhân (hộ gia đình) là đơn vị tiêu dùng hiện hữu, ở đây cá nhân cần được hiểu là
người ra quyết định cho cả gia đình.
- Doanh nghiệp là một đơn vị nhân tạo; rốt cuộc nó cũng do một cá nhân nào đó sở hữu
hoặc hoạt động vì lợi ích của anh ta. Doanh nghiệp như là một tập hợp các cá nhân vì
mục đích sản xuất, tức là về sự biến đổi các yếu tố đầu vào thành các hàng hóa có nhu
cầu ở đầu ra. Nền kinh tế có phát triển hay không thì phụ thuộc vào chủ thể này.

Hai tác nhân chủ yếu của thị trường - hộ gia đình và doanh nghiệp, tác động qua lại với nhau
hình thành nên giá cá thị trường, nhờ đó mà các hàng hoá được trao đổi, mang lại lợi ích tối đa
cho cả hai chủ thể . Tác động này tạo nên vòng luân chuyển kinh tế thị trường hay cơ chế thị
trường. Một nền kinh tế chỉ có hai tác nhân nói trên được gọi là nền kinh tế thị trường tự do
hay nền kinh tế giản đơn.

- Chính phủ là những hợp thể nhân tạo, nhưng khác với doanh nghiệp, chính phủ có
quyền hợp pháp chiếm hữu tài sản mà không cần đến sự đồng ý (đánh thuế). Xét quan
điểm kinh tế thì các chính phủ tạo ra những hàng hóa và dịch vụ khác nhau, vì yêu cầu về
chính trị, xã hội hơn là yêu cầu thị trường.

Ba chủ thể hộ gia đình (H), doanh nghiệp, Chính phủ(G) cùng quan hệ và sự tác động qua lại
giữa chúng tạo nên một nền kinh tế quốc dân hay nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế này, hai
lực lượng thị trường tự do (tác động giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp) và Nhà nước
(thông qua vai trò của Chính phủ) tác động qua lại lẫn nhau: thị trường xác định giá cả và sản
lượng, còn Chính phủ thì điều tiết thị trường bằng các công cụ của mình. Ưu thế của mỗi lực
lượng trong từng nước là khác nhau, tạo nên đặc điểm phong phú, đa dạng của các nền kinh tế
thị trường trên thế giới.

Tác nhân người nước ngoài tham gia vào nền kinh tế của một quốc gia tạo nên cơ chế kinh tế
mở. Ngày nay, mỗi nền kinh tế quốc gia đều chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tình hình phát triển kinh
tế của nước ngoài, đều gắn bó không thể tách rời mối quan hệ quốc tế. Do đó, hoạt động của
các doanh nghiệp nước ngoài và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia đều ảnh huởng tới quan
hệ kinh tế quốc tế."Tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh
chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế đưọc tăng cường và mở rộng” (Hồ Chí Minh
Tiêu dùng là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản. Trong quyết định tiêu dùng các cá nhân
lựa chọn các vật dụng họ yêu thích nhất (thu nhập của họ và giá cả hàng hóa là yếu tố cho
trước). Chúng ta nói rằng vật dụng là đối tượng lựa chọn đối với quyết định tiêu dùng.

Sản xuất của từng cá nhân hay doanh nghiệp là hoạt động kinh tế cơ bản khác. Chúng ta thường
nghĩ sản xuất là sự biến đổi các đầu vào thành các đầu ra, chuyển đổi các nguồn lực thành vật
dụng tiêu dùng. Nói một cách cơ bản hơn thi sản xuất là bất kỳ hoạt động nào phụ thêm vào
tổng thể xã hội của một số vật dụng. Sản xuất có thê làm thay đổi hình dạng vật chất, có thể chỉ
là chuyển dịch hàng hóa về địa điểm hoặc là chuyển dịch về mặt thời gian. Sản xuất có thể đại
diện cho việc biến một hình thể từ có nhu cầu thành có nhiều nhu cầu.

Hoạt động kinh tế cơ bản thứ ba là trao đổi. Đối với cá nhân, trao đổi cũng là một loại biến đổi,
việc mua bán một cái này để lấy cái khác. Nhưng theo quan điểm xã hội, trao đổi khác với sản
xuất là ở chỗ toàn bộ hàng hóa không bị thay đổi gì; hàng hóa và dịch vụ bị xáo trộn trong
thương mại, nhưng đầu đó một người có ít hơn thì người khác có nhiều hơn. Như vậy, trao đổi.
là một loại chuyển dịch. Nhưng đó là sự chuyển giao lẫn nhau và tự nguyện, các bên có liên
quan đều phải thỏa mãn hoặc bỏ đi trao đổi nơi khác.

You might also like