You are on page 1of 6

Họ và tên: Nguyễn Hồng Ngọc Anh Ngày sinh: 14/11/2003

Mã sinh viên: 21073104030181 Lớp: K15D-TLHGD


Môn: Dân tộc học (sáng thứ hai)

Bài giữa kì môn Dân Tộc Học

1. Xác định đối tượng nghiên cứu của dân tộc học, phương pháp nghiên
cứu chính của dân tộc học là những phương pháp nào? Hãy mô tả.
*Đối tượng nghiên cứu của dân tộc học
- Nghiên cứu quá trình vận động, biến đổi, xu hướng phát triển của
các tộc người và các dân tộc.
- Nghiên cứu tất cả các tộc người, dân tộc trên thế giới và ở Việt
Nam dù ở thang bậc phát triển cao hay thấp, thiểu số hay đa số, đã
tồn tại trong quá khứ hay đang tồn tại hiện nay.
- Nghiên cứu những vấn đề thuộc lịch sử dân tộc người, đặc điểm và
đặc trưng của các tộc người và các dân tộc. Trong đó, nghiên cứu
văn hóa tộc người, dân tộc người là quan trọng nhất.

*Phương pháp nghiên cứu chính của dân tộc học:


- Phương pháp lịch sử - so sánh: phương pháp nghiên cứu nhờ so
sánh mà vạch ra cái chung và cái đặc thù trong các hiện tượng lịch
sử, trình độ phát triển và xu hướng phát triển của các hiện tượng
ấy.
Các hình thức gồm:
o Phương pháp đối chiếu (vạch ra bản tính của các khách thể
khác loại)
o So sánh loại hình lịch sử (giải thích sự giống nhau của các
hiện tượng khác nhau về nguồn gốc lịch sử)
o So sánh nguồn gốc phát sinh (giải thích sự giống nhau của
các hiện tượng với tính cách là kết quả của sự tương tự về
nguồn gốc phát sinh)
o So sánh trong đó ghi lại ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện
tượng khác nhau.

- Điền dã dân tộc học: nghiên cứu một vấn đề của một dân tộc nào
đó phải xuống trực tiếp, tận nơi để tìm hiểu thu thập tài liệu (quan
sát trực tiếp, ghi chép, hỏi chuyện, quay phim, chụp ảnh, sưu tầm
hiệ vật, tham gia hoạt động của nhân dân,...
Điền dã dân tộc học thường được thực hiện theo hai hình thức:
o Nghiên cứu diện là cách nghiên cứu nhiều điểm trong cùng
một thời gian, nghiên cứu và thu thập tư liệu về một vấn đề
nào đó ở các địa bàn khác nhau của không gian tộc người
giúp so sánh, đối chiếu vấn đề nghiên cứu ở nhiều nơi. Nó có
hạn chế khi phải triển khai những nội dung chuyên sâu.
o Nghiên cứu điểm là cách nghiên cứu trong cùng một thời
gian tiến hành nghiên cứu một vấn đề ở một địa bàn cụ thể
có tính điển hình; tạo điều kiện nghiên cứu tập trung sâu,
song lại thiếu tư liệu trong phạm vi rộng để so sánh.

- Sử dụng các phương pháp của các Khoa học xã hội và nhân văn
(phương pháp liên ngành): xem xét nghiên cứu từ nhiều lý thuyết
và phương pháp của nhiều ngành khoa học.

2. Trình bày định nghĩa tộc người. Phân tích 1 ví dụ minh họa. Phân
tích các tiêu chí xác định tộc người.
Định nghĩa tộc người: là một cộng
đồng người hình thành và phát triển
trong lịch sử, trên một lãnh thổ nhất
định, có đặc trưng chung ổn định về
ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hoá
văn hóa, có mối quan hệ nguồn gốc,
có chung ý thức tự giác tộc người và
tên tự gọi.
Ví dụ như: dân tộc Mường là dân tộc
sống ở khu vực trung du và miền núi
phía Bắc, họ nói tiếng Mường. Người
Mường sống định canh định cư ở miền
núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần
đường giao thông, thuận tiện cho việc
làm ăn. Nguồn kinh tế phụ đáng kể
của gia đình người Mường là khai thác
lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ,
sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ,
tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công
tiêu biểu của người Mường là dệt vải,
đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường
dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.

Các tiêu chí xác định tộc người:


- Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhất định: lãnh thổ tộc
người như một điều kiện vật chất cơ bản để hình thành các cộng
đồng tộc người. Nó quyết định nhiều đặc điểm của đời sống con
người. Tuy nhiên, trong thực tế có một số dân tộc như Do Thái, Di
Gan, Ta Min v.v... có thời kỳ họ cư trú ở nhiều vùng lãnh thổ khác
nhau, quốc gia khác nhau nhưng ngay cả khi đó, họ vẫn được coi là
dân tộc (tộc người) riêng.
- Cùng nói một ngôn ngữ: Mỗi dân tộc (tộc người) đều có ngôn ngữ
riêng của mình. Cộng đồng ít bị phân hóa hơn cả là cộng đồng về
ngôn ngữ. Nó không đơn thuần là một phương tiện để giao
dịch mà quan trọng hơn, là một phương tiện để phát triển đời sống
văn hóa tinh thần của họ. Chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ, được tiếp nhận
từ tuổi ấu thơ mới có thể giúp con người hiểu được những sắc thái
sâu sắc nhất của đời sống tinh thần, mới cho phép con người trong
cùng một tộc người hiểu nhau một cách thấu đáo.

- Có chung các đặc điểm văn hóa: Văn hóa là cái mà mỗi tộc người
xây dựng nên trong quá trình lịch sử của mình, được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Mỗi tộc người đều có những sắc thái
riêng, biểu hiện trong văn hóa vật chất (hay vật thể), văn hóa tinh
thần (hay phi vật thể) và văn hóa xã hội. Không thể có hai tộc
người lại cùng chung một văn hóa, nghĩa là không thể có hai nền
văn hóa hoàn toàn giống nhau. Khi một tộc người đã để mất văn
hóa của mình thì không còn là tộc người nữa (N.N.Tsebocsanov-
đã dẫn). Tuy nhiên, văn hóa lại rất rộng, gồm nhiều nội dung khác
nhau, cho nên khi xác định tộc người phải rất tinh tế và cẩn trọng,
nếu không sẽ xảy ra bất đồng.

- Có cùng ý thức tự giác tộc người: Ý thức tự giác tộc người có tính
độc lập cao. Dẫu cho lãnh thổ bị ngăn cách, văn hóa bị đứt gãy,
thậm chí cả ngôn ngữ mẹ đẻ bị mất đi thì ý thức tự giác tộc người
vẫn được duy trì (nguồn gốc, loại hình kinh tế - văn hóa, kinh tế,...)

3. Hãy mô tả đặc điểm một tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
*Dân tộc Nùng:
- Tên tự gọi: Nồng, Nùng
- Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng
Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn,
Nùng Dín...
- Phân bố: vùng núi thấp(tả ngạn sông Hồng) Trung du và miền núi
phía Bắc
- Dân số: 1.083.298 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số
01/4/2019).
- Ngôn ngữ: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ
Thái - Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là
tiếng Choang ở Trung Quốc...
- Lịch sử: Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư
sang cách đây khoảng 200-300 năm.
 chủng Nam Á

- Đặc điểm nhân học đó là:


 Da ngâm, mắt và tóc đen
 Hình tóc thẳng thường cứng, lông trên người ít phát triển.
 Sống mũi ít dô, sống mũi thấp, cánh mũi rộng trung bình.
 Vóc dáng trung bình
 Đầu thuộc hai loại dài trung bình và ngắn trung bình.
 Nếp mi góc phát triển (45% trở lên)
 Môi hơi dày, môi trên hơi dô.

- Đời sống văn hóa tinh thần


 Thờ cúng: Thờ tổ tiên là chính. Bàn thờ đặt ở nơi trang trọng,
được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng slằn viết
bằng chữ Hán cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra còn
thờ thổ công, Phật bà Quan âm, bà mụ, ma cửa, ma sàn, ma
ngoài sàn (phi hang chàn)... và tổ chức cầu cúng khi thiên tai,
dịch bệnh... Khác với người Tày, người Nùng tổ chức mừng
sinh nhật và không cúng giỗ.
 Lễ tết: Người Nùng ăn tết giống như ở người Việt và người
Tày.
 Lịch: Người Nùng theo âm lịch.
 Học: Có chữ nôm Nùng dựa theo chữ Hán, đọc theo tiếng Nùng
và chữ Tày - Nùng trên cơ sở chữ cái La-tinh.
 Văn học:Có hai mảng chính đó là văn chương truyền miệng và
văn học thành văn.Văn chương truyền miệng gồm có thành ngữ,
tục ngữ, truyện cổ tích. Phuối pác, rọi (nói ví), câu đố và đồng
dao, dân ca.Văn học thành văn gồm có: lời ca nghi lễ, giao
duyên, truyện thơ và thơ ca xã hội. Người Nùng cũng như Tày
họ sử dụng thơ ca vào đời sống sinh hoạt rất phong phú. Ví dụ :
Trong đám cưới, hay trong chuyện rượu (cỏ lẩu), trong cúng, tế
lễ dao duyên.
 Văn nghệ: Sli là hát giao duyên của thanh niên nam nữ dưới
hình thức diễn xướng tập thể, thường là đôi nam, đôi nữ hát đối
đáp với nhau và được hát theo hai bè. Người ta thường Sli với
nhau trong những ngày hội, ngày lễ, ngày chợ phiên, thậm chí
ngay trên tàu, trên xe.
 Chơi: Trong các ngày tết, ngày lễ, ngày hội thường có một số
trò chơi như tung còn, đánh cầu lông, đánh quay, kéo co...

- Đời sống văn hóa vật chất


 Nhà cửa: Người Nùng có hai loại nhà chính đó là nhà sàn và
nhà đất ngoài ra còn có nhà sàn nữa đất nhưng không phổ
biến
 Y phục: Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản,
thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như
không có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ
ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên
nách phải, thường chỉ dài quá hông.
 Hoạt động lao động sản xuất: Người Nùng làm việc rất thành
thạo nhưng do cư trú ở những vùng không có điều kiện khai
phá ruộng nước cho nên nhiều nơi họ phải sống bằng nương
rẫy là chính. Ngoài ngô, lúa họ còn trồng các loại củ, bầu bí,
rau xanh...
Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm
đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dương... Nhiều nghề có
truyền thống lâu đời nhưng vẫn là nghề phụ gia đình, thường
chỉ làm vào lúc nông nhàn và sản phẩm làm ra phục vụ nhu
cầu của gia đình là chính. Hiện nay, một số nghề có xu
hướng mai một dần (dệt), một số nghề khác được duy trì và
phát triển (rèn). Ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Hoà, Cao
Bằng) rất nhiều gia đình có lò rèn và hầu như gia đình nào
cũng có người biết làm nghề rèn.
Chợ ở vùng người Nùng phát triển. Người ta thường đi chợ
phiên để trao đổi mua bán các sản phẩm. Thanh niên, nhất là
nhóm Nùng Phàn Slình, thích đi chợ hát giao duyên.
4. Ngôn ngữ là gì? Nghiên cứu ngôn ngữ trong dân tộc học có ý nghĩa
gì?
Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được
trừu tượng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là
phương tiện, một công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư
tưởng và đi đến hiểu nhau.
Ý nghĩa của nghiên cứu ngôn ngữ trong dân tộc học:
Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt dân
tộc này với dân tộc khác. Một ngôn ngữ cụ thể bao giờ cũng gắn với một
tộc người nhất định, là biểu hiện của văn hóa dân tộc.
 Có thể đi từ lịch sử ngôn ngữ đến lịch sử tộc người, dùng ngữ liệu
để làm sáng tỏ lịch sử tộc người. Ngược lại, cũng có thể từ lịch sử
tộc người đến lịch sử ngôn ngữ, dùng tài liệu lịch sử tộc người để
làm sáng tỏ một số hiện tượng, quá trình và sự biến đổi của ngôn
ngữ.
 Quan hệ giữa các tộc người dẫn tới tiếp xúc giữa các ngôn ngữ với
nhau. Về phương diện Dân tộc học, việc nghiên cứu tiếp xúc ngôn
ngữ, nhất là hiện tượng song ngữ và đa ngữ giúp chúng ta tìm hiểu
mối quan hệ về mặt văn hóa lịch sử, các quá trình tộc người và quá
trình văn hóa tộc người trong lịch sử và hiện nay

5. Ngữ hệ là gì? Ngôn ngữ các dân tộc VN thuộc mấy ngữ hệ?
Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Quan hệ đó
được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị
cơ bản, âm vị và thanh điệu.
Ngôn ngữ Việt Nam thuộc 4 ngữ hệ:
- Ngữ hệ Nam Á (32 ngôn ngữ)
- Ngữ hệ Thái (8 ngôn ngữ)
- Ngữ hệ Nam Đảo (5 ngôn ngữ)
- Ngữ hệ Hán Tạng (9 ngôn ngữ)

You might also like