You are on page 1of 16

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CÁC TỘC NGƯỜI VIỆT NAM

I. Khái niệm

Dân tộc học – Ethnology: ethnos: tộc người, logos: lời nói, khái niệm,
học thuyết. Dân tộc học (ethnology): là khoa học nghiên cứu về tộc người và
văn hóa tộc người; thường được nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, xã hội, văn
hóa.

Nhân học – Anthropology (anthropos: người, tộc người; logy: lời nói,
khái niệm, học thuyết): ngành khoa học nghiên cứu các phương diện sinh
học, xã hội, văn hóa của các nhóm người, các cộng đồng khác nhau, cả trong
quá khứ lẫn hiện tại.

II. Đối tượng và nhiệm vụ của học phần


1. Đối tượng
 Một số quan điểm về đối tượng của dân tộc học:

- Con người

- Văn hóa, xã hội

- Tộc người chưa có chữ viết => gắn với chủ nghĩa thực dân châu Âu tư sản

- Tất cả các dân tộc

 Dân tộc học là một khoa học chuyên nghiên cứu về các tộc người.
 Đối tượng của dân tộc học là tất cả các dân tộc, dù ở thang bậc phát
triển thấp hay cao, thiểu số hay đa số, đã tồn tại trong quá khứ hay
đang tồn tại hiện nay.
 Dân tộc thực chất là tộc người. Tộc người là hình thái đặc biệt của
một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải là do ý nguyện của con
người mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên – lịch sử.
2. Nhiệm vụ

① Nghiên cứu văn hóa và văn hóa tộc người, trước tiên là ngôn ngữ.

② Nghiên cứu ý thức tự giác tộc người: xác định thành phần tộc người.

③ Nghiên cứu lãnh thổ tộc người.


④ Nghiên cứu các quá trình tộc người: nguồn gốc, lịch sử, xã hội hiện đại.

⑤ Nghiên cứu quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia và giữa các quốc
gia với nhau.

 Nhiệm vụ cụ thể của học phần:

- Tìm hiểu các vấn đề chunng của dân tộc và dân tộc học.

- Tìm hiểu một số vấn đề chính về các dân tộc Việt Nam.

- Tìm hiểu một số vấn đề về chính sách dân tộc.

III. Quá trình hình thành và phát triển ngành Dân tộc học

1. Trên thế giới

- Dân tộc học sớm manh nha với luận thuyết về sự phát triển 3 thời kì của hoạt
động kinh tế: hái lượm – săn bắn, chăn nuôi, nông nghiệp.

- Thời trung đại, nghiên cứu về dân tộc chịu chi phối của nhà thờ.

- Chủ nghĩa trung tâm châu Âu (Eurocentrism), coi dân tộc là những người chưa
có chữ viết, và “lịch sử”.

- Giữa thế kỷ XIX, Dân tộc học mới trở thành khoa học độc lập.

- Nguồn gốc các loài của Charless Darwin (1859) mở đường cho các nhà dân
tộc học theo Tiến hóa luận và thuyết khuếch tán văn hóa như E.B.Tylor,
L.G.Morgan, A. Bastian.

- Hàng loạt hội dân tộc học ra đời giữa thế kỷ XIX ở các nước Anh, Pháp, Mỹ,
Đức, Nga...

- Dân tộc học không chỉ nghiên cứu các nước ngoài châu Âu mà cả châu Âu và
Bắc Mỹ.

- Sự ra đời của thuyết Đặc thù lịch sử (Franz Boas) vào đầu thế kỷ 20.

 Các trường phái DTH cuối XIX đầu XX:

- Thuyết Địa lý chủng tộc

- Trường phái Xã hội học của Émile Durkheim


- Phân tâm học của Z. Freud

- Trường phái DTH Xô Viết

2. Việt Nam

 Tri thức về Dân tộc học đã có từ lâu đời:


- Địa dư chí của Nguyễn Trãi
- Vân đài loại ngữ, Kiếu văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn
- Ô châu cận lục của Dương Văn An
- Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức
- Nghệ an chí của Bùi Dương Lịch
- Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam
nhất thống chí, Viết sử thông giám cương mục do Quốc Sử quán triều
Nguyễn biên soạn.
 Thời Pháp thuộc: Trường Viễn Đông bác cổ xuất bản các tạp chí Đông
Dương, Những người bạn Huế cổ kính
 Trước CMT8, xuất hiện các học giả xuất sắc nghiên cứu về dân tộc ở VN
như: P.Guilleminet, L.Cadière, G.Condominas, Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn
Văn Ngọc, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Tố.
 Giai đoạn chiến tranh chống Mỹ
- Ở miền Nam:
+ Những nhóm thiểu số ở Cộng hoà Việt Nam (G.Hickey)
+ Cao nguyên miền Thượng (Cửu Long Giang & Toan Ánh)
+ Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (Bình Nguyên Lộc)
+ Mẫu hệ Chăm (Nguyễn Khắc Ngữ)
- Ở miền Bắc: Đề cao công tác dân tộc kể từ sau CMT8 thành công. Năm
1955: Thành lập tiểu ban dân tộc
- 1959-1965: Viện Sử học thành lập Tổ Dân tộc học
- 1965-1968: UBKHXHVN thành lập Tổ Dân tộc học
- 1960-1961: Giáo trình dân tộc học đại cương được đưa vào giảng dạy
- Các cơ quan ngôn luận dần ra đời: Tập san Dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử,…
 Thành tựu chính:
- Tuyên truyền, giải thích, phổ biến các quan điểm, chính sách dân tộc nhà
nước
- Đóng góp quan trọng vào nghiên cứu các tộc người trên nhiều phương
diện
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tộc người
- Đóng góp vào xây dựng và bảo vệ đất nước
+ góp phần xác định thành phần tộc người, lập danh sách tộc người
+ cung cấp tri thức phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, miền núi
+ góp phần thực hiện các chủ trương của Nhà nước như: định canh, định
cư, xoá đói, giảm nghèo, hôn nhân gia đình, giáo dục
+ phản biện các dự án kinh tế-xã hội: vd như các nhà máy thuỷ điện
- Góp phần đưa KHXH VN hội nhập quốc tế

IV. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu tộc người

1.Nguồn tài liệu


- Điền dã dân tộc học: quan trọng nhất
- Tại liệu thư tịch
- Bộ sưu tập ở các bảo tàng
2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chung
- Phương pháp nghiên cứu đặc thù: Quan sát tham dự - điền dã dân tộc học
+ Quan sát tham dự
+ Phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

V. Mối quan hệ giữa nghiên cứu tộc người với các ngành khoa học khác

1. Sử học
2. Khảo cổ học
3. Ngôn ngữ học
4. Văn hoá học
5. Xã hội học
CHƯƠNG 2: CÁC CHỦNG TỘC VÀ NGỮ HỆ TRÊN THẾ
GIỚI
CHỦNG TỘC

1. Định nghĩa
- Chủng tộc là một quần thể (hoặc tập hợp quần thể/ những nhóm người)
đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái – sinh lý mà nguồn
gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực
nhất định.
Nói cách khác, chủng tộc là những nhóm người có một số đặc trưng hình
thái giống nhau. Những đặc trưng đó được di truyền lại.
2. Sự phân loại chủng tộc
- Cách phân ra 3 đại chủng với 7 tiểu chủng:
+ Đại chủng Negroid – Australoid (hay Úc – Phi): đại chủng đen -> 2
Tiểu chủng: Negroid, Australoid
+ Đại chủng Mongoloid (hay Á – Mỹ): đại chủng vàng -> 3 tiểu chủng:
Bắc Mongoloid (lục địa), Nam Mongoloid (Thái Bình Dương), American
(Mỹ)
+ Đại chủng Europoid (hay Âu): đại chủng trắng -> 2 Tiểu chủng: Nam
Europoid (Ấn Độ - Địa Trung Hải), Bắc Europoid (Đông Âu, Bantic)
- Cách phân loại ra 4 đại chủng:
+ Đại chủng Australoid (Úc)
+ Đại chủng Negroid (Phi)
+ Đại chủng Europoid (Âu)
+ Đại chủng Mongoloid (Á)
3. Sự hình thành chủng tộc

“Con người bằng lao động của mình đã tách khỏi trạng thái thú vật”- K.Marx

- Quá trình hình thành con người: Vượn người -> Người tối cổ -> Người
cổ: Neanderthal -> Người hiện đại: Homo sapiens
- Thuyết đa trung tâm: Có 4 loại người tối cổ riêng rẽ, tiến hoá thành 4 đại
chủng khác nhau
 Tiền đề của thuyết phân biệt chủng tộc
- Thuyết một trung tâm: Trung tâm đó là vùng giáp ranh của 3 châu lục Á,
Âu, Phi, bao gồm: Tiền Á, Nam Á, Đông Bắc Phi, và có thể là cả Đông
Nam Á.

Neanderthal ở vùng giáp ranh Á, Âu, Phi

Nhánh Tây Nam Nhánh Đông Bắc

Europoid Mongoloid Negroid - Australoid

- Thuyết hai trung tâm: Từ sơ kỳ đá cũ, nhân loại đã chia thành Đông (Tây
Nam Á, Đông Nam Á) và Tây (Đông Bắc Phi)

Mongoloid
Phương Đông
Australoid
Sơ kỳ đá cũ
Europoid
Phương Tây
Negroid
4. Nguyên nhân hình thành chủng tộc
4.1. Sự thích nghi với hoàn cảnh địa lý
4.2. Sự sống biệt lập giữa các nhóm: di truyền phiêu dạt, di truyền tự
động
4.3. Sự lai giống giữa các nhóm người
5. Sự phân bố chủng tộc ở Đông Nam Á và Việt Nam
5.1. Các loại hình nhân chủng ở Đông Nam Á
- Loại hình Indonesien: cư trú ở Đông Dương (Bru, Vân Kiều, Xơ Đăng,
Ba Na, Ê đê, Gia rai) và Indonesia, Philippines
- Loại hình Austrasiatique (Nam Á): tuyệt đại đa số cư dân ở Đông Nam
Á: Tày, Thái, Việt (VN), người Lào (Lào), người Thái Lan (Thái Lan),
người Khmer (Campuchia), người Mã Lai (Malaysia), người Visai, Tagan
(Philippines), người Java, Sunda, Madura (Indonesia)
- Nhóm loại hình Vedoid: Cư trú chủ yếu ở Indonesia, một số ít ở phía
Nam bán đảo Đông Dương
- Nhóm loại hình Negrito: cư trú chủ yếu ở Philippines
5.2. Các loại hình nhân chủng ở Việt Nam
- Nhóm loại hình Indonesien: Bru – Vân Kiều, Xơ đăng, Ba na, Ê đê, Gia
rai
- Nhóm loại hình Nam Á: Tày, Thái, Việt
 Việt Nam có quan hệ tộc người mật thiết với Đông Nam Á
6. Chủng tộc trong mối quan hệ với dân tộc, ngôn ngữ và văn hoá
- Không có quan hệ tất yếu giữa chủng tộc với tộc người, giữa chủng tộc
với ngôn ngữ, văn hoá
- Mối liên hệ lịch sử giữa chủng tộc với dân tộc, ngôn ngữ và văn hoá:
+ Văn hoá có thể lan truyền mà không làm thay đổi loại hình nhân chủng
+ Loại hình nhân chủng không thể thiên di mà không mang theo yếu tố
ngôn ngữ, văn hoá
- Giới hạn địa vực của loại hình nhân chủng và giới hạn của cộng đồng
ngôn ngữ, văn hoá hoặc cộng đồng tộc người cụ thể không trùng nhau
- Mọi tộc người trên thế giới đều pha tạp nhiều chủng tộc khác nhau
7. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
- Khoa học đã chứng minh nhân loại hợp thành một loài duy nhất: homo
sapiens. Giữa các chủng tộc không có sự khác biệt lớn về thể chất và tâm

- Thuyết phân biệt chủng tộc lại cho rằng loài người phân ra thượng đẳng
và hạ đẳng. Đó là cơ sở để dân tộc này đàn áp dân tộc khác
NGỮ HỆ

3.1. Khái niệm chung về ngôn ngữ

3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ

- Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của con người, là vật chất được trừu tượng hoá
và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là một phương tiện,
một công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và đi đến hiểu
nhau.

3.1.2. Nguồn gốc của ngôn ngữ tộc người

- Thuyết tiếng kêu trong phối hợp lao động

- Thuyết cảm thán bộc lộ tâm lý, do Eoikouros (341-270 TCN): đề xướng cho
rằng con người đã biến tiếng kêu tự nhiên thành âm thanh biểu lộ cảm xúc

- Thuyết quy ước xã hội của J.J. Rousseau (1712-1778) và A.Smith (1733-
1790): đề xướng cho rằng ngôn ngữ ra đời là do sự hoà thuận giữa các tập đoàn
người với nhau

- Darwin (1809-1882): cho rằng ngôn ngữ cũng mang tính di truyền tự nhiên
như thực vật và động vật

- K.Marx và Ăngghen cho rằng ngôn ngữ chỉ xuất hiện khi có sự tác động tương
hỗ giữa lao động và tư duy, nghĩa là bộ óc phát triển. Trước hết là lao động, sau
lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ: đó là hai sức kích thích chủ
yếu tác động tới bộ óc của con người

3.2. Ngôn ngữ trong mối quan hệ với tộc người

3.2.1. Ngôn ngữ và lịch sử tộc người

- Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác. Quá trình hình thành ngôn ngữ phản chiếu quá trình hình
thành tộc người

3.2.2. Ngôn ngữ và văn hoá tộc người

- Ngôn ngữ là một biểu hiện của văn hoá tộc người. Việc nghiên cứu ngôn ngữ
và các hiện tượng của ngôn ngữ góp phần giải mã văn hoá một tộc người
3.3. Các ngữ hệ trên thế giới

3.3.1. Khái niệm ngữ hệ

- Ngữ hệ là một gia đình ngôn ngữ, phát sinh từ một ngôn ngữ gốc, còn được
gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ bản. Mối quan hệ nguồn gốc này được thể
hiện ở các mặt cú pháp, từ vị cơ bản và trong một chừng mực nhất định ở thang
âm. Việc xác định mối quan hệ nguồn gốc được tiến hành bằng phương pháp so
sánh ngôn ngữ lịch sử

3.3.2. Nguyên nhân, thời gian, địa bàn hình thành các ngữ hệ

- Nguyên nhân: Do sự chia nhỏ các thị tộc – bộ lạc và sự thiên di của họ đến các
vùng đất mới, cuộc thiên di này có thể bắt đầu từ thời kì đồ đá cũ

- Thời gian: Các ngữ hệ ra đời từ công xã nguyên thuỷ có thể cách ngày nay từ
13.000 đến 4.000 năm

3.3.3. Các kiểu phân loại ngữ hệ

3.3.3.1. Phân loại theo phổ hệ: Đây là sự phân chia dựa trên nguồn gốc chung
của các ngôn ngữ

3.3.3.2. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình (hình thái học): Xác định các kiểu
loại hình ngôn ngữ dựa trên những dấu hiệu cấu trúc cơ bản của chúng rồi sắp
xếp lại với nhau trong một loại hình

3.3.4. Các ngữ hệ lớn trên thế giới

- Ngữ hệ Ấn – Âu

- Hán – Tạng

- Niger – Côngô

- Phi – Á

- Nam Đảo

- Khamit – Xêmit

3.4. Các ngữ hệ ở Đông Nam Á và Việt Nam


3.4.1. Các ngữ hệ chính ở Đông Nam Á

3.4.1.1. Ngữ hệ Hán – Tạng

- Nhóm ngôn ngữ Hán: đông nhất ở Singapo và Malaysia

- Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam

3.4.1.2. Ngữ hệ Thái

Gồm các ngôn ngữ Thái (Xiêm), Lào – Thay, Tày – Thái…ở Thái Lan, Việt
Nam, Lào, Mianma

3.4.1.3. Ngữ hệ Nam Á (Austro – Asiatic)

- Nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer: người Môn sinh sống ở Mianma, Tây Nam
Thái Lan; người Khmer ở Campuchia, Việt Nam

- Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: Việt Nam

- Nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao: Thái Lan, Lào, Mianma, Việt Nam

3.4.1.4. Ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian)

- Nhóm Mã Lai: Tập trung ở Philippines, Indonesia, Malaysia. Ngoài ra còn có


ở Campuchia, Việt Nam, Singapore

- Nhóm Polinedia: chủ yếu ở châu Úc, các đảo Nam Thái Bình Dương

3.4.2. Các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ ở Việt Nam

3.4.2.1. Ngữ hệ Nam Á (32 ngôn ngữ)

- Nhóm Việt – Mường: (4 ngôn ngữ) Việt, Mường, Thổ, Chứt. Đặc điểm:

+ Người Việt chiếm tới 90% dân số cả nước, có mặt ở hầu như khắp mọi vùng
miền

+ Người Mường, Thổ, Chứt chủ yếu sống ở đồi núi trung du, rải rác từ miền
Bắc cho tới Quảng Bình

- Nhóm Môn – Khmer: (21) Khmer, Ba na, Xơ đăng, Cơ ho, Hrê, Mnông,
Xtiêng, Bru – Vân Kiều, Cơ tu, Khơ mú, Tà ôi, Mạ, Co, Giẻ Triêng, Xinh mun,
Chơ ro, Máng, Kháng, Rơ Măm, Ơ Đu, Brâu
+ Đặc điểm: Là cư dân lâu đời ở Đông Dương, sinh sống chủ yếu ở miền núi
Thanh Nghệ, Trường Sơn – Tây Nguyên, và đồng bằng sông Cửu Long

- Nhóm Hmông – Dao: (3) Hmông, Dao, Pà Thẻn

+ Đặc điểm: Sống chủ yếu ở vùng núi cao Việt Bắc, Tây Bắc, miền núi Thanh
Nghệ. Họ là cư dân nông nghiệp. Họ di cư tới Việt Nam từ thế kỉ XVIII tới thế
kỉ XIX

3.4.2.2. Ngữ hệ Thái (8 ngôn ngữ): Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự,
Bồ Y.

+ Đặc điểm: Các dân tộc thuộc ngữ hệ này ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở vùng
thung lũng miền núi Việt Bắc, Tây Bắc, Thanh – Nghệ

3.4.2.3. Ngữ hệ Nam Đảo (5 ngôn ngữ): Gia rai, Ê đê, Chăm, Raglai, Chu ru

Đặc điểm: Tập trung chủ yếu ở Trung Tây Nguyên và miền núi Nam Trung Bộ

3.4.2.4. Ngữ hệ Hán – Tạng (9 ngôn ngữ)

- Nhóm Tạng Miến (6 ngôn ngữ): Hà Nhì, Phù Lá, La hủ, Lô Lô, Cống, Si La

+ Đặc điểm: Di cư từ Nam Trung Quốc sang sinh sống ở miền núi phía Bắc
Việt Nam

CHƯƠNG 3: CÁC TIÊU CHÍ TỘC NGƯỜI


1. Khái niệm

- Tộc người (ethnicity): Tộc người là một tập đoàn người ổn định dựa trên
những mối liên hệ chung về địa vực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt kinh tế, các đặc
điểm sinh hoạt - văn hoá, trên cơ sở những mối liên hệ chung đó, mỗi tộc người
có một ý thức về thành phần tộc người và tên gọi của mình.

- Dân tộc (nation): Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành
trong lịch sử, dùng chung một tiếng nói chính thức mang tính hành chính, có
một lãnh thổ bất khả xâm phạm, cùng chung một vận mệnh lịch sử, có chung…
2. Các tiêu chí tộc người

2.1. Ngôn ngữ tộc người

- Tộc người có ngôn ngữ riêng

- Tộc người sử dụng ngôn ngữ của tộc người khác làm ngôn ngữ của mình

- Tộc người sử dụng nhiều ngôn ngữ

2.2. Lãnh thổ tộc người

- Lãnh thổ tộc người là điều kiện bắt buộc cho sự xuất hiện của một tộc người.
Thoạt đầu, những người sống trên cùng một địa vực có sự liên kết chặt chẽ với
nhau, giao tiếp thường xuyên làm xuất hiện ngôn ngữ, dần dần họ định cư trên
lãnh thổ xác định đó. Mỗi dân tộc đều có lãnh thổ tộc người riêng ban đầu, gọi
là cái nôi của tộc người

- Hiện tượng mở rộng lãnh thổ tộc người: người Nga, Mỹ, Hán, Ả rập, Mã Lai,

- Hiện tượng suy giảm lãnh thổ tộc người: thổ dân ở các châu Úc, Mỹ, Phi

- Hiện tượng trở lại lãnh thổ: người Do Thái

2.3. Cơ sở kinh tế tộc người

Một cộng đồng người muốn gắn kết với nhau không thể chỉ có lãnh thổ chung,
mà còn phải có chung cơ sở kinh tế. Ban đầu, chính vì hợp tác lao động mà bầy
người nguyên thuỷ tụ cư, hình thành nên các bộ lạc. Giữa lao động, ngôn ngữ,
lãnh thổ có một sự gắn kết cơ hữu

2.4. Các đặc điểm văn hoá – xã hội tộc người

2.5. Ý thức tộc người

3. Các quá trình tộc người

3.1. Khái niệm

Các tộc người trong quá trình tồn tại và phát triển không chỉ có tính chất kế thừa
theo thời gian của sự phát triển liên tục, mà còn biến đổi trong quá trình phát
triển của mình, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Những
CHƯƠNG 4: CÁC TỘC NGƯỜI VIỆT NAM
Một số đặc điểm về các dân tộc ở Việt Nam

1. Về phương diện nhân chủng học

a. Loại hình Indonesien. Màu da ngăm đen. Đây là đặc điểm nhân chủng học
của các dân tộc thiểu số nước ta ở Trường Sơn – Tây Nguyên

b. Loại hình Nam Á, có màu da sáng hơn. Đây là đặc điểm nhân chủng học của
phần lớn các dân tộc nước ta từ Kinh, Mường, Tày, Thái, Nùng, Khơ – mer

=> Hiện nay các dân tộc nước ta tuy thuộc hai loại hình nhân chủng nhưng
trong quá khứ có chung nguồn gốc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các
cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa các dân tộc, qua đó có sự hoà hợp giữa các dân tộc,
mặt khác là một chứng cứ khoa học, góp phần giải thích thêm về cơ sở thống
nhất của các dân tộc nước ta hôm nay. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự
chủ động hội nhập của các dân tộc nước ta với các dân tộc trong khu vực Đông
Nam Á

2. Về phương diện ngôn ngữ học

Hiện nay nước ta có 5 ngữ hệ:

- Ngữ hệ Nam Á: Việt Mường, Môn – Khơmer

- Ngữ hệ Nam Đảo

- Ngữ hệ Thái – Kađai

- Ngữ hệ Hmông – Dao

- Ngữ hệ Hán – Tạng: Hán, Tạng – Miến

Có ý kiến cho rằng cả năm loại ngôn ngữ này đều có chung nguồn gốc, thuộc
một ngữ hệ rộng lớn gọi là ngữ hệ Thái Bình Dương.

Thực tế, mặc dù Việt Nam có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng các ngôn
ngữ này có một điểm giống nhau rất cơ bản, đó là ngôn ngữ không biến hình.
Ngôn ngữ không thay đổi theo thời, giống, số ít – nhiều. Đây là điều kiện thuận
lợi để các dân tộc dễ dàng giao tiếp, học hỏi tiếng nói của nhau, làm giàu cho
ngôn ngữ của dân tộc mình, tăng cường sự đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong
cuộc sống, nó là một tác nhân rất quan trọng của quá trình hoà hợp dân tộc ở
nước ta. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các dân tộc nước ta chủ động hội
nhập với các nước trong khu vực.

3. Về địa vực cư trú

Các dân tộc thiểu số nước ta phân bố chủ yếu ở miền núi, trên một địa bàn rộng
lớn, chiếm 2/3 diện tích của cả nước, có một vị trí rất quan trọng về chính trị,
kinh tế, quốc phòng, an ninh. Một số ít các dân tộc thiểu số phân bố ở miền
trung du, đồng bằng, ven biển, thậm chí ở trung tâm đô thị lớn.

Về phương diện chính trị, nhiều dân tộc thiểu số nước ta sinh sống dọc biên giới
quốc gia, giữa nước ta với các nước láng giềng như: Trung Quốc, Lào,
Campuchia. Tuyến biên giới này dài 3200 cây số. Các dân tộc nước ta đều có
đồng tộc cư trú ở nước láng giềng bên kia biên giới. Nhiều cửa khẩu thông
thương với nước ngoài được mở ra ở dọc tuyến biên giới. Rồi đây khi tuyến
đường Hồ Chí Minh xuyên Việt được hoàn thành, các con đường xuyên Á được
mở ra nối liền nước ta với Lào, Thái Lan, Mianma và xa hơn với thế giới bên
ngoài, thì vị trí địa- chính trị của nước ta ở Đông Nam Á càng quan trọng. Các
dân tộc thiểu số hỗ trợ đắc lực cho các lượng lượng vũ trang nhân dân bảo vệ
vững chắc an ninh tổ quốc

=> Vì vậy có thể nói vấn đề miền núi nước ta đồng thời là vấn đề dân tộc, vấn
đề biên giới, vấn đề an ninh tổ quốc, vấn đề quốc gia và vấn đề quốc tế

Về phương diện kinh tế, miền núi – địa bàn phân bố chủ yếu của dân tộc thiểu
số nước ta là nơi chứa đựng trong lòng đất hầu hết trữ lượng khoáng sản của đất
nước, rất cần cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Miền núi lại giàu thuỷ
năng, cần thiết cho sự phát triển nguồn năng lượng quốc gia. Nhiều vùng đất
phf nhiêu để trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè… Các cao
nguyên với những đồng cỏ rộng lớn là nơi thuận lợi để phát triển ngành chăn
nuôi đại gia súc. Miền núi còn là nơi khí hậu ôn đới, phù hợp với các loại cây
dược liệu. Đây cũng là nơi có rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng trồng cây
lấy gỗ. Miền núi nói tóm lại chẳng những có khả năng phát triển nông lâm
nghiệp kết hợp toàn diện, mà có khả năng phát triển ngành công nghiệp hiện
đại, làm cơ sở đẻ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới.

4. Dân số của các dân tộc thiểu số không đồng đều

Theo số liệu tổng điều tra dân số nước ta năm 2009, ngoài người Kinh, nước ta
có 5 dân tộc có trên 1 triệu người đấy là Tày, Thái, Khơmer, Mường, Hoa. Tuy
nhiên, cũng có những dân tộc dưới 1 nghìn người Pu Péo, Braau, Ơ Đu, Rơ
Măm, Si La. Sự không đồng đều này đặt ra nhiều bài toán cho nhà nước. Ví dụ
như:

- Chương trình kế hoạt hoá gia đình và số dân của từng dân tộc

- Đề ra các chính sách dân tộc đối với nguời dân tộc thiểu số

5. Các dân tộc thiểu số phân bố rất phân tán và xen kẽ

Do nằm ở ngã ba giao lưu kinh tế - văn hoá của Đông Nam Á, nên từ xưa đã là
nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc từ Bắc xuống, Nam lên, Tây sang. Trong đó, chủ
yếu là dân từ Bắc xuống.

Các làn sóng di cư, chuyển cư các dân tộc đến nước ta là do nhiều nguyên nhân
kinh tế - xã hội. Các làn sóng di cư này kéo dài hàng thiên niên kỉ, mãi cho đến
CMT8 mới cơ bản chấm dứt. Một lần chuyển cư như vậy thường bao gồm một
số gia đình hoặc dòng họ đồng tộc. Lúc đầu họ chỉ định cư ở các vùng thung
lũng, chân núi. Sau khi nơi đây không còn đất đai để trồng trọt, thì các đợt dân
di cư sau sống trên rẻo giữa, sau nữa thì phải lấy rẻo cao làm nơi sinh sống.
Tính chất chuyển cư như vậy làm cho bản đồ cư trú của các dân tộc thiểu số pân
tán và xen kẽ. Đây là điểm nổi bật của các dân tộc thiểu số ở nước ta.

Có thể nói rằng do tình hình nói trên, nên nước không có lãnh thổ tộc người.
Không có dân tộc nào trong 53 dân tộc cư trú tập trung duy nhất trong một địa
bàn. Tính chất phân tán và xen kẽ này vừa ở phạm vi vĩ mô, toàn quốc, vừa ở
phạm vi vi mô, dưới cấp độ tỉnh, huyện, xã, thậm chí một hợp tác xã, một đội
sản xuất cũng bao gồm thành viên từ nhiều dân tộc. Có những huyện miền núi,
cư dân thuộc trên 20 dân tộc. Cùng với việc bố trí lại lực lượng lao động trong
phạm vi toàn quốc, đưa người Kinh từ miền xuôi lên miền núi tham gia phát
triển kinh tế, và gần đây cùng với các làn sóng di dân tự do chủ yếu từ các miền
núi phía Bắc và miền núi phía Nam, tính chất phân vác và xen kẽ trong cư trú
của các dân tộc càng dân tộc càng tăng lên.

Tính chất này đặt ra hai vấn đề như sau:

- Sự phân tán và xen kẽ trong cư trú dẫn đến hai hệ quả trái ngược nhau. Một
mặt tạo điều kiện thuận lợi để các tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao
lưu kinh tế - văn hoá, phát triển tinh thần đoàn kết, tương trợ, mặt khác nếu ta
không giải quyết tốt và kịp thời mối quan hệ giữu các dân tộc thì dễ xảy ra xích
mích đời thường, do sự khác nhau về tập quán hoặc do va chạm về lợi ích.

- Tính chất này khiến cho các dân tộc không có lãnh thổ tộc người hoàn tòn
riêng biệt. Điều này gây ra khó khăn nhất định trong việc xây dựng kinh tế tộc
người, cũng như bảo lưu văn hoá tộc người.

You might also like