Đề Tiểu Luận Cuối Kỳ Học Phần TDST&TKYT HK2 NH2023-2024

You might also like

You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Học phần: TƯ DUY SÁNG TẠO
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÀ THIẾT KẾ Ý TƯỞNG
Hình thức: Tiểu luận
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (5 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
SÁNG KIẾN KÉO PHÁO VÀO TRẬN ĐỊA
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) có nhiệm vụ đánh
vào đông nam sân bay Mường Thanh, đồng thời phát triển một mũi vào trung tâm
phối hợp với Trung đoàn 165 đánh đồi Độc Lập. Sau đó, hai trung đoàn phát triển
vào chiếm sân bay.
Ngày 17-1-1954, Trung đoàn 209 bắt đầu kéo pháo từ đường Tuần Giáo vào trận địa.
Mỗi khẩu pháo đơn vị sử dụng từ 120 đến 150 người kéo tùy theo địa hình. Thông
thường, mỗi đại đội đảm nhiệm kéo một khẩu. Bộ đội chia làm 3 ca luân phiên kéo
pháo suốt đêm. Khi kéo lên dốc phải bố trí người kéo, người chèn cho pháo khỏi tụt.
Sau mỗi nhịp kéo, pháo chỉ nhích lên chừng 20-30cm. Nhiều đêm trời lạnh, gió thổi
hun hút mà quần áo cán bộ, chiến sĩ vẫn ướt đẫm mồ hôi. Đêm nào gặp đoạn đường ít
dốc và khô ráo thì kéo được 3-4km. Nếu gặp trời mưa, dốc cao, đường lầy lội thì cả
đêm không qua nổi 500m. Kéo pháo lên dốc đã vất vả, xuống dốc càng khó khăn hơn.
Đường kéo pháo cheo leo, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm
thẳm. Khi pháo xuống dốc phải kết hợp nhịp nhàng giữa người thả dây phía sau với
người chèn giữ để pháo đi đúng hướng. Sơ suất một chút là cả người và pháo sẽ bị lao
xuống vực.
Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 đã sáng tạo làm tời buộc
dây kéo vào trục pháo rồi thả dần, vừa thả vừa chèn để pháo khỏi lao nhanh, mất
kiểm soát. Nhờ sáng kiến này, tốc độ kéo pháo được nâng lên, đồng thời bảo đảm an
toàn cho pháo và cán bộ, chiến sĩ. Ngoài ra, bộ đội phải kéo pháo suốt đêm để che
mắt địch, nhưng ở những quãng rừng rậm, đơn vị vẫn động viên bộ đội tranh thủ kéo
thêm ban ngày cho kịp tiến độ. Để tránh bị lộ, các chiến sĩ lại có sáng kiến làm dàn lá
ngụy trang, phủ lên thân pháo. Những ngày nắng, cây cối ngụy trang phải thay mấy
lần, đồng thời phải lấy từ nơi khác, tránh xa đường kéo pháo và chỗ trú quân để máy
bay trinh sát của địch không phát hiện được. Với những sáng kiến trên, sau gần 10
ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 đã kéo được 12 khẩu pháo vào trận địa
theo đúng hiệp đồng, bảo đảm an toàn, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ.
ĐÀO NGỌC LÂM
(Theo Lịch sử Trung đoàn 209)
Nguồn: Link: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-vn/sang-
kien-keo-phao-vao-tran-dia-655917 truy cập ngày 4/4/2024.
- Anh (Chị) hãy vận dụng hiểu biết về quy trình tư duy thiết kế 5 bước để phân
tích nội dung thông tin trong văn bản trên.
- Hãy trình bày quy trình Tư duy thiết kế 5 bước và nêu đánh giá của Anh (chị)
về lợi ích của việc áp dụng quy trình Tư duy thiết kế để xử lý vấn đề gặp phải
trong câu chuyện trên.
Câu 2 (5 điểm)

Anh (Chị) hãy lập kế hoạch Odeyssey cho tương lai của bản thân với 3 phương án kèm
theo thuyết minh về nhan đề, khoảng thời gian, nội dung chi tiết, các câu hỏi đặt ra
trong quá trình triển khai; thang đo về nguồn lực, sự thích thú, sự tự tin và tính thống
nhất.

Yêu cầu:
- Dung lượng: tối thiểu 15 trang, tối đa 20 trang
- Cỡ trang: A4, cỡ chữ: 13, dãn dòng: 1.3, căn lề: bình thường
- Ghi chú, chú thích dưới dạng footnote
- Trích dẫn và Tài liệu tham khảo theo hướng dẫn trình bày Khóa luận của ĐHQGHN.
Câu 1. Đọc câu chuyện sau:
SÁNG KIẾN KÉO PHÁO VÀO TRẬN ĐỊA
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) có nhiệm vụ
đánh vào đông nam sân bay Mường Thanh, đồng thời phát triển một mũi vào trung
tâm phối hợp với Trung đoàn 165 đánh đồi Độc Lập. Sau đó, hai trung đoàn phát
triển vào chiếm sân bay.
Ngày 17-1-1954, Trung đoàn 209 bắt đầu kéo pháo từ đường Tuần Giáo vào
trận địa. Mỗi khẩu pháo đơn vị sử dụng từ 120 đến 150 người kéo tùy theo địa hình.
Thông thường, mỗi đại đội đảm nhiệm kéo một khẩu. Bộ đội chia làm 3 ca luân phiên
kéo pháo suốt đêm. Khi kéo lên dốc phải bố trí người kéo, người chèn cho pháo khỏi
tụt. Sau mỗi nhịp kéo, pháo chỉ nhích lên chừng 20-30cm. Nhiều đêm trời lạnh, gió
thổi hun hút mà quần áo cán bộ, chiến sĩ vẫn ướt đẫm mồ hôi. Đêm nào gặp đoạn
đường ít dốc và khô ráo thì kéo được 3-4km. Nếu gặp trời mưa, dốc cao, đường lầy lội
thì cả đêm không qua nổi 500m. Kéo pháo lên dốc đã vất vả, xuống dốc càng khó khăn
hơn. Đường kéo pháo cheo leo, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu
thăm thẳm. Khi pháo xuống dốc phải kết hợp nhịp nhàng giữa người thả dây phía sau
với người chèn giữ để pháo đi đúng hướng. Sơ suất một chút là cả người và pháo sẽ bị
lao xuống vực.
Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 đã sáng tạo làm tời
buộc dây kéo vào trục pháo rồi thả dần, vừa thả vừa chèn để pháo khỏi lao nhanh,
mất kiểm soát. Nhờ sáng kiến này, tốc độ kéo pháo được nâng lên, đồng thời bảo đảm
an toàn cho pháo và cán bộ, chiến sĩ. Ngoài ra, bộ đội phải kéo pháo suốt đêm để che
mắt địch, nhưng ở những quãng rừng rậm, đơn vị vẫn động viên bộ đội tranh thủ kéo
thêm ban ngày cho kịp tiến độ. Để tránh bị lộ, các chiến sĩ lại có sáng kiến làm dàn lá
ngụy trang, phủ lên thân pháo. Những ngày nắng, cây cối ngụy trang phải thay mấy
lần, đồng thời phải lấy từ nơi khác, tránh xa đường kéo pháo và chỗ trú quân để máy
bay trinh sát của địch không phát hiện được. Với những sáng kiến trên, sau gần 10
ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 đã kéo được 12 khẩu pháo vào trận địa
theo đúng hiệp đồng, bảo đảm an toàn, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ.
ĐÀO NGỌC LÂM
(Theo Lịch sử Trung đoàn 209)
Nguồn: Link: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-
vn/sang-kien-keo-phao-vao-tran-dia-655917 truy cập ngày 4/4/2024.
- Anh (Chị) hãy vận dụng hiểu biết về quy trình tư duy thiết kế 5 bước để
phân tích nội dung thông tin trong văn bản trên.
- Hãy trình bày quy trình Tư duy thiết kế 5 bước và nêu đánh giá của Anh
(chị) về lợi ích của việc áp dụng quy trình Tư duy thiết kế để xử lý vấn đề gặp phải
trong câu chuyện trên.
1.1. Phân tích nội dung thông tin văn bản dựa trên quy trình Tư duy thiết
kế 5 bước
Bước 1. Đồng cảm (Empathize)
- Bối cảnh: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Đối tượng: Các cán bộ, chiến sĩ tham gia kéo pháo của Trung đoàn 209 (Đại
đoàn 312).
- Nhu cầu:
+ Hoàn thành nhiệm vụ được đề ra, đảm bảo vận chuyển pháo an toàn, nhanh
chóng và bí mật vào trận địa.
+ Phải đảm bảo an toàn cho pháo cũng như cán bộ, chiến sĩ trong quá trình di
chuyển.
+ Tiết kiệm được thời gian và sức lực cho cán bộ, chiến sĩ.
- Khó khăn:
+ Địa hình hiểm trở, vừa trơn vừa dốc, nhiều vách đá và vực sâu, thời tiết có thể
không thuận lợi.
+ Pháo nặng và cồng kềnh, cần nhiều người vận chuyển.
+ Thời gian gấp rút, eo hẹp, cần hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian được giao.
+ Chủ yếu phải kéo pháo vào ban đêm, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng để đảm
bảo bí mật.
+ Kéo pháo bằng sức người tốn nhiều thời gian, công sức và tiềm ẩn nhiều nguy
hiểm.
Bước 2. Xác định vấn đề (Define)
- Tóm tắt vấn đề: Cần tìm ra giải pháp hợp lý để vận chuyển pháo hạng nặng
vào trận địa một cách hiệu quả nhất, vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng mà
vừa đảm bảo bí mật, không bị địch phát hiện trong điều kiện địa hình hiểm trở.
- Xác định các yếu tố chính:
+ Địa hình: dốc cao, trơn trượt, nhiều vách đá, vực sâu.
+ Khả năng di chuyển: có sự hạn chế nhất định về sức người, thời gian và điều
kiện ban đêm.
+ Yêu cầu đặt ra: Cần phải an toàn, nhanh chóng, bí mật.
Bước 3. Đề xuất ý tưởng (Ideate)
- Liệt kê các ý tưởng:
+ Sử dụng ròng rọc, tời để kéo pháo
+ Sử dụng trâu bò để kéo pháo
+ Tăng cường nhân lực để kéo, luân phiên nhau kéo vào ban đêm
+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ vận chuyển: xe kéo, xe cơ giới
+ Kéo pháo vào ban đêm, tranh thủ kéo ban ngày ở khu vực rừng rậm
+ Ngụy trang pháo bằng lá cây
+Tìm kiếm con đường dễ di chuyển hơn
+ Lựa chọn ý tưởng tiềm năng nhất:
+ Kết hợp sức người và tời để kéo pháo
+ Sử dụng lá cây để ngụy trang cho pháo
+ Di chuyển vào ban đêm, tranh thủ ban ngày ở khu vực rừng rậm
Bước 4. Tạo mẫu (Prototype)
- Chế tạo tời kéo pháo
- Thiết kế dàn lá ngụy trang: sử dụng loại lá cây phù hợp địa hình và thời tiết
- Thử nghiệm các biện pháp di chuyển:
+ Kéo pháo và ban đêm kết hợp sử dụng tời
+ Thay đổi thời gian di chuyển linh hoạt theo điều kiện
+ Che phủ pháo bằng dàn lá ngụy trang di động
Bước 5. Kiểm chứng (Test/pitch)
- Áp dụng các sáng kiến vào thực tế.
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp:
+ Tốc độ di chuyển pháo đã được cải thiện
+ Đảm bảo an toàn cho pháo và cán bộ, chiến sĩ
+ Quá trình di chuyển chuyển đảm bảo bí mật, không bị địch phát hiện
- Điều chỉnh và hoàn thiện các sáng kiến nếu cần thiết.
1.2. Trình bày quy trình Tư duy thiết kế 5 bước và nêu đánh giá về lợi ích
của việc áp dụng quy trình Tư duy thiết kế để xử lý vấn đề gặp phải trong câu
chuyện trên
* Quy trình Tư duy thiết kế 5 bước:
Khái niệm Tư duy thiết kế (Design thinking): Thuật ngữ Design thinking
thường được Việt hóa là “Tư duy thiết kế”. Đây là một phương pháp luận nói về quá
trình tìm hiểu người dùng, xác định vấn đề và đưa ra những giải pháp sáng tạo để giải
quyết vấn đề đó. Design thinking là một quy trình tuần hoàn, nó có thể được sử dụng
lặp lại với một mục tiêu đổi mới và cải tiến liên tục. Hiểu đơn giản hơn, Design
thinking là một phương pháp giúp sáng tạo những giải pháp chưa từng có để giải
quyết một vấn đề với mục tiêu tối ưu hơn.
Quy trình Tư duy thiết kế gồm 5 bước:
Bước 1: Thấu cảm (Empathise): Là nhìn bằng con mắt của người khác và nghe
bằng đôi tai của người khác, cảm nhận bằng trái tim của người khác thông qua 3 bước:
Trực tiếp thể nghiệm => Quan sát và lắng nghe => Nghiên cứu. Đây là quá trình thấu
hiểu, đồng cảm với những cảm xúc của người khác. Thấu cảm là yếu tố cốt yếu trong
tư duy thiết kế, nó cho phép nhà thiết kế đặt những quan điểm chủ quan sang một bên
để nhường chỗ cho sự thấu hiểu sâu sắc về những cảm nhận, cảm xúc hay những khó
khăn, bất lợi mà đối tượng (cụ thể ở đây là con người) đang trải qua. Nếu coi tư suy
sáng tạo nhu một ngôi nhà thì thấu cảm chính là bước đặt nền móng quan trọng để xây
dựng ngôi nhà mang tên “sáng tạo”. Sự đồng cảm đóng vai trò cực kì quan trọng đối
với quy trình thiết kế lấy con người làm trung tâm. Sự đồng cảm giúp người thiết kế
gạt bỏ những giả định mang tính chủ quan về thế giới cũng như có một cái nhìn thật sự
sâu sắc về nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Bước 2: Xác định vấn đề (Define): Khi đã có ý tưởng cụ thể thông tin người
dùng, thì người thiết kế sẽ phân tích các quan sát của mình và tổng hợp chúng lại để
xác định vấn đề cốt lõi cần quan tâm. Xây dựng chân dung khách hàng chi tiết sẽ giúp
bước tiếp theo đơn giản và đúng mục tiêu hơn. Trong bước này, các thông tin được tạo
ra và tập hợp ở giai đoạn Thấu cảm sẽ được đặt chung lại với nhau, người thiết kế sẽ
dựa vào thông tin để phân tích sự quan sát và tổng hợp chúng để xác định trọng tâm
vấn đề cần giải quyết theo hướng tập trung vào con người. Đây là bước giúp người
thiết kế có được những hình dung chung nhất về căn nhà “sáng tạo”, cung cấp các điều
kiện để xây dựng, lên ý tưởng về căn nhà.
Bước 3: Đề xuất ý tưởng (Ideate): Bắt đầu tiến hành xây dựng ý tưởng dựa vào
các thông tin thu thập được ở 2 bước đầu tiên, từ đó có thể suy nghĩ thấu đáo hơn. Đưa
ra nhiều ý tưởng “go crazy”: lựa chọn ý tưởng khả thi nhất. Đây sẽ là bước mà căn nhà
“sáng tạo” có bản thiết kế sáng tạo với đầy đủ hình dáng, màu sắc, kích thước, vật
liệu,... Điều quan trọng của bước này là đưa ra càng nhiều ý tưởng, giải pháp càng tốt.
Người thiết kế không nên gò bó bản thân bởi những ý tưởng mà bản thân cho là không
phù hợp, là điên rồ. Đừng để những quy tắc thông thường, những định kiến xã hội trở
thành giới hạn cho sự sáng tạo của bản thân bạn. Đây là bước đòi hỏi sự sáng tạo hết
mức có thể. Có thể nói rằng “sáng tạo” là mấu chốt của giai đoạn này.
Bước 4: Tạo mẫu (Prototype): Người thiết kế sẽ bắt tay vào xây dựng căn nhà
“sáng tạo” trở thành căn nhà hoàn chỉnh từ các bản thiết kế khả thi và triển vọng nhất,
hay đơn giản hơn có thể được gọi là dựng mẫu. Đây là bước mà người thiết kế sẽ thực
hiện các ý tưởng bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm
ra giải pháp tốt nhất đặt ra ở ba bước trên. Mục tiêu quan trọng của bước này là giúp
người thiết kế loại bỏ các giải pháp không khả thi hoặc không thực tế và tâoj trung vào
các ý tưởng có triển vọng. Ở giai đoạn này, người thiết kế sẽ nhận thức được những
hạn chế, những vấn đề còn hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó sẽ có ý tưởng tốt hơn
về sản phẩm, và sở hữu tầm nhìn tốt hơn, am hiểu hơn về cách hành xử, suy nghĩ, và
cảm nhận của người dùng thực thụ khi tương tác với sản phẩm cuối cùng..
Bước 5: Kiểm tra (Test/Pitch): Đây là bước cuối cùng quan trọng nhất trong tư
duy thiết kế để kiểm tra các mẫu thử nghiệm ở trên. Kiểm tra lại xem việc đưa vào sử
dụng căn nhà “sáng tạo” này có sai sót, cần sửa chữa gì hay không. Trên thực tế bước
này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, thậm chí trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục
thử nghiệm và thu phản hồi từ phía người sử dụng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch
vụ; bởi các phản hồi từ phía người dùng là yếu tố quan trọng nhất để phát triển và hoàn
thiện giải pháp. Người thiết kế sẽ phải bám sát thực tế và bảo đảm có những thay đổi
phù hợp để tạo ra sản phẩm chất lượng nhằm giải quyết vấn đề, nhu cầu của con
người.
* Đánh giá lợi ích của việc áp dụng quy trình Tư duy thiết kế để xử lý vấn đề
gặp phải trong câu chuyện trên
- Giúp xác định rõ ràng vấn đề và mục tiêu: Nhờ áp dụng quy trình Tư duy thiết
kế, Trung đoàn 209 có thể tập trung vào những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc di
chuyển pháo, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
- Khuyến khích tư duy sáng tạo: Quy trình khuyến khích bộ đội tìm kiếm nhiều
giải pháp khác nhau, dẫn đến sáng kiến sử dụng tời và dàn lá ngụy trang.
- Tăng hiệu quả giải quyết vấn đề: Nhờ áp dụng các sáng kiến, việc di chuyển
pháo diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm được sức người, đồng thời cũng đảm bảo
được bí mật, góp phần vào chiến thắng chung.
- Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Việc xác định rõ ràng vấn đề và mục tiêu
giúp tránh lãng phí thời gian và nguồn lực cho những giải pháp không hiệu quả.
- Nâng cao tinh thần đoàn kết: Quy trình khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ ý
tưởng giữa các cá nhân, góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết trong đơn vị.
Câu 2. Lập kế hoạch Odeyssey cho tương lai của bản thân với 3 phương án
kèm theo thuyết minh về nhan đề, khoảng thời gian, nội dung chi tiết, các câu hỏi
đặt ra trong quá trình triển khai; thang đo về nguồn lực, sự thích thú, sự tự tin và
tính thống nhất
2.1. Kế hoạch Odeyssey là gì?
Kế hoạch Odyssey là phương pháp giúp bạn lên kế hoạch cho cả cuộc đời. Đây
là phương pháp được 2 tác giả Bill Burnett và Dave Evans chia sẻ trong cuốn sách
Designing Your Life: How To Build A Well-lived, Joyful Life.
Với kế hoạch Odyssey, bạn có thể xây dựng những kế hoạch tương lai cho bản
thân, với những câu hỏi như “Sẽ thế nào nếu như cuộc đời phát triển theo hướng A”
hoặc là “Sẽ thế nào nếu cuộc đời phát triển theo hướng B”. Từ đó mà chúng ta có thể
dành thời gian suy ngẫm lại bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội, đặc biệt là những dự
định tương lai, những ước mơ của bạn. Có thể nói, kế hoạch Odyssey sẽ trả lời cho câu
hỏi “Nếu…thì” để bạn thân chúng ta hình dung trước về tương lai, từ đó có thể lựa
chọn hướng đi phù hợp. Với phương châm, dù cuộc đời bạn như thế nào đi chăng nữa
thì khi bạn có kế hoạch cụ thể cho nó thì vẫn sẽ vững vàng hơn, hiểu rõ mình nên làm
gì tiếp theo và làm như thế nào, dù đôi khi không tránh khỏi những biến cố cuộc đời
xay ra, nhưng bạn vẫn sẽ an tâm hơn vì bạn đã chuẩn bị cho chúng rồi.
Trước tiên, Kế hoạch Odyssey bắt đầu với 3 dòng thời gian kéo dài trong 5
năm. Mỗi dòng thời gian này sẽ có:
- Những cột mốc quan trọng, cả ở khía cạnh sự nghiệp và cá nhân.
- Một tiêu đề 6 từ.
- Khoảng 3 câu hỏi bạn rút ra từ dong thời gian đó.
Tiếp theo chọn ra một dòng thời gian phù hợp rồi kéo nó thành một kế hoạch 10
năm, đối với kế hoạch 10 năm chúng ta cần thiết kế 1 cái “bảng đồng hồ” để cân nhắc
về kế hoạch trên.
Tiếp đó chọn ra một biểu tượng tinh thần bạn dành cho Kế hoạch Odyssey của
mình. Bạn cũng có thể viết một lá thư cảm ơn, để trong tương lai, bất kể lúc nào bạn
gặp khó khăn trên hành trình thực hiện kế hoạch bạn cũng đều có thể nhìn lại và biết
ơn sự nỗ lực bạn đã dành ra cho bản thân.
Bạn cũng có thể chia sẻ kế hoạch của mình tới những người bạn trân quý, đôi
lúc chúng ta lại nhận được nhưng lời động viên cổ vũ, hỗ trợ; những lời khuyên về các
khía cạnh tiềm ẩn trong kế hoạch mà ta chưa tự nhận ra được. Đôi khi cần chính bạn là
người lắng nghe chính mình qua câu chuyện của người khác, để kiểm tra xem chính
mình có đang đi đúng hướng hay không.
Trong thiết kế kế hoạch Odyssey khuyến khích có sự sáng tạo bằng chính tư duy
và ý nghĩ, mong muốn của mình.
- Thiết kế 3 dòng thời gian
+ Dòng thời gian 1: Những gì tôi nghĩ tôi sẽ làm?
Nội dung của dòng thời gian này xoay quanh những việc bạn vốn đang thực hiện
và hãy hình dung nó sẽ được thực hiện một cách thuận lợi. VD: hiện tại bạn đang học
chuyên ngành Việt Nam học, bạn hãy thiết kế dòng thời gian này theo hướng khi bạn
tốt nghiệp sẽ tìm được một công việc đúng chuyên môn bạn mong ước và mọi việc đều
phát triển theo hướng tích cực từ đó. Vậy, bạn sẽ làm gì trong 5 năm tới?
+ Dòng thời gian 2: Nếu như dòng thời gian 1 không thành thì sao?
Hình dung những gì hoàn toàn trái ngược với dòng thời gian 1, tức là tất cả
những dự định ở dòng thời gian 1 sẽ thất bại. VD: Bạn không ra trường đúng thời hạn,
khi tốt nghiệp lại không tìm được một công việc đúng chuyên môn mà bạn mong
muốn và bạn phải tiếp cận với một hướng đi mới mẻ. Khi đó, bạn sẽ làm gì trong 5
năm tới?
+ Dòng thời gian 3: Sẽ thế nào nếu bạn không còn phải lo chuyện tiền bạc và
hình ảnh cá nhân?
Hãy hình dung ra sẽ thế nào nếu như tiền bạc không còn là vấn đề đối với bạn.
Bạn cũng không còn phải quan tâm đến người khác nghĩ gì về bạn. Khi đó bạn sẽ làm
gì trong 5 năm tới.
Khi thiết kế ra 3 dòng thời gian này, chúng ta đều cảm thấy nó rất khác nhau,
nhưng lại bổ trợ cho nhau, bởi lẽ nó như cách vận hành của cuộc đời bạn bằng một
cách nào đó. Bởi vậy mà chúng ta nên thành thật khi thiết kế ra 3 dòng thời gian để
chính 3 dòng thời gian sẽ nhắc cho bạn nhớ về những gì thực sự quan trọng trong cuộc
đời bạn.
- Thiết kế “Bảng đồng hồ” của bạn: Bảng đồng hồ sẽ là công cụ giúp bạn cân
nhắc lại kế hoạch 10 năm, để xem nó có thực sự phù hợp và hiệu quả đối với bạn
không. Trong kế hoạch Odyssey bao gồm 4 chiếc đồng hồ:
+ Đồng hồ 1: Nguồn lực – Đồng hồ này chạy từ mức 0 đến mức “đầy” (full)
+ Đồng hồ 2: Sự thích thú – Đồng hồ này chạy từ mức “lạnh” tới “ấm” và tới
“nóng”.
+ Đồng hồ 3: Sự tự tin – Đồng hồ này chạy từ mức “không” tới mức “đầy”
+ Đồng hồ 3: Tính thống nhất – Đồng hồ này chạy từ mức 0 tới mức 100
Chính những cái tên của 4 chiếc đồng hồ đã cho thấy tính chất của mỗi chiếc
đồng hồ khi kiểm tra mức độ phù hợp với chúng ta.
2.2. Lập kế hoạch Odessey cho tương lai của bản thân

THỜI GIAN: 5 năm tới (2025-2030)


Nội dung Cuộc sống số 1 Cuộc sống số 2 Cuộc sống số 3
Tựa đề

Nội dung cụ thể

Câu hỏi đặt ra

Nguồn lực

Sự thích thú

Sự tự tin

Tính thống nhất

You might also like