You are on page 1of 19

TUẦN 14

Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2023


Khoa học
GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được một số tính chất cơ bản của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
* GDBVMT: Nêu được gốm được làm từ đất, đất nguyên liệu có hạn nên
khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự
nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con
người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: + Hình trang 56; 57 SGK
+ Tranh ảnh về đồ gốm .
+ Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương pháp : BTNB trong HĐ1: Tìm hiểu các tính chất của đá vôi
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò
chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS thi đua trả lời câu hỏi: - HS trả lời
+ Làm thế nào để biết 1 hòn đá có
phải là đá vôi hay không ?
+ Đá vôi có tính chất gì ?
- GV nhận xét - HS ghi vở
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
*Mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất cơ bản của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1 : Một số đồ gốm - HĐ cặp đôi
- Hãy kể tên đồ gốm mà em biết? - Lọ hoa, bát, đĩa, chén, chậu cây cảnh,
nồi đất, lọ lục bình...

1
- Tất cả các đồ gốm đều được làm từ - Tất cả đều làm từ đất sét nung
gì ? - HS lắng nghe
- GV kết luận
- Khi xây nhà chúng ta cần phải có - Cần có xi măng, vôi, cát, gạch, ngói,
nguyên vật liệu gì? sắt, thép.
Hoạt động 2: Một số loại gạch, ngói
và cách làm gạch ngói
- Tổ chức hoạt động nhóm - HS hoạt động nhóm
- Loại gạch nào để xây tường ? Loại H1: Gạch để xây tường
gạch nào để lát sàn nhà, lát sân, ốp H2a: lát sân, bậc thềm...
tường? H2b: Lát sân, nền nhà, ốp tường
- Loại ngói nào dùng để lợp mái H3c: Để ốp tường
nhà? H4a: để lợp mái nhà ở (H6)
- Nhận xét câu trả lời của HS H4c: (Ngói hài) dùng để lợp mái nhà H5
- Giảng cho HS nghe - Ở gần nhà em có ngôi chùa lợp bằng
- Liên hệ: Trong khu nhà em có mái ngói hài.
nhà nào lợp bằng ngói không? Loại - Làng em có ngôi đình lợp bằng ngói
ngói đó là gì? âm dương
- Gần nhà em có ngôi nhà lợp bằng ngói
tây.
- Trong lớp có bạn nào biết qui trình - Đất sét trộn với nước, nhào thật kĩ cho
làm gạch, ngói như thế nào? vào máy, ép khuôn, để khô cho vào lò,
nung nhiệt độ cao.
Hoạt động 3: Tính chất của gạch,
ngói ? - Miếng ngói sẽ vỡ. Vì ngói làm từ đất
- Nếu buông mảnh ngói từ trên cao sét nung chín nên khô và giòn.
xuống thì chuyện gì xảy ra? Tại sao? - HS hoạt động làm thí nghiệm
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm + Khi thả mảnh gạch, ngói vào bát nước
- Gọi 1 nhóm lên trình bày. ta thấy có nhiều bọt nhỏ từ mảnh gạch
ngói nổi lên trên mặt nước. Có hiện
tượng đó là do đất sét không ép chặt có
nhiều lỗ nhỏ, đẩy không khi trong đó ra
thành các bọt khí.
- Gạch ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti
- Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? - HS nêu
- Em có nhớ thí nghiệm này làm ở
bài học nào? - Gạch ngói xốp, giòn, dễ vỡ
- Em có nhận xét gì về tính chất của
gach, ngói
-Kết luận: Gạch ngói thường có
nhiều lỗ nhỏ li ti chứa không khí và
dễ vỡ nên vận chuyển cẩn thận
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Đồ gốm gồm những đồ dùng nào? - HS nêu

2
- Gạch ngói có tính chất gì ?
- Tìm hiểu một số tác dụng của đồ - HS nghe và thực hiện
gốm trong cuộc sống hàng ngày.
Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Xi măng
Cá nhân: tranh ảnh nhà máy xi măng
Nhóm: tìm hiểu tính chất và công dụng của xi măng.
IV/ BỔ SUNG:
Hướng dẫn học
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2023
Lịch sử
THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC "MỒ CHÔN GIẶC PHÁP"
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt –Bắc thu đông 1947 trên
lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ
quan đàu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến).
+ Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực
lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
+ Quân Pháp chia làm ba mũi( nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên
Việt Bắc.
+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan
Hùng,…
+ Sau hơn một thánh bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta
chặn đánh dữ dội.
+ ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm
mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng
chiến.
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.
- Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc
lập dân tộc.
- Năng lực:

3
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá
Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất:
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS thi đua trả lời câu hỏi: - HS thi đua trả lời
+ Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu
quyết tâm cướp nước ta một lần nữa
của thực dân Pháp?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân
dân Hà Nội?
- GV nhận xét, tuyên dương - HS nghe
- Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
* Mục tiêu: Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt –Bắc thu đông 1947
trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch( phá tan âm mưu tiêu diệt
cơ quan đàu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến).
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Âm mưu của địch và - HĐ cả lớp
chủ trương của ta
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và + Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với
các thành phố lớn thực dân Pháp có âm qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc
mưu gì?
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện + Đây là nơi tập trung cơ quan đầu não
bằng được âm mưu đó? kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.
+ Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp,
của giặc.
Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương
gì?
Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch
Việt Bắc thu - đông 1947

4
- GV cho HS làm việc theo nhóm
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo - Học sinh làm việc theo nhóm
mấy đường? Nêu cụ thể từng đường? - 3 đường: Binh đoàn quân nhảy dù;
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân Bộ binh; Thủy binh
địch như thế nào? + Ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công.
+ Tại thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ
Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi
vào trận địa phục kích.
+ Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở
đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn.
+ Trên đường thủy ta chặn đánh ở
Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng đốt cháy ở sông Lô.
Việt bắc thu - đông 1947 - HĐ cả lớp
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động
thế nào đến âm mưu đánh nhanh, thắng + Phá tan âm mưu đánh nhanh, thắng
nhanh, kết thúc chiến tranh của thực nhanh kết thúc chiến tranh của thực
dân Pháp? dân Pháp, buộc chúng phải chuyển
+ Sau chiến dịch, cơ quan đầu não sang đánh lâu dài với ta.
kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế + Cơ quan đầu não của kháng chiến tại
nào? Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng + Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho
tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh
của nhân dân ta? thần đấu tranh kiên cường của nhân
dân ta.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh + Cuộc chiến thắng này đã cổ vũ rất
thần chiến đấu của nhân dân ta? cao về tinh thần cho nhân dân ta để
bước tiếp vào cuộc chiến tranh lâu dài.
- Về nhà tìm hiểu những tấm gương - HS nghe và thực hiện
dũng cảm chiến đấu trong chiến dịch
này.
IV/ BỔ SUNG: .....................................................................................................
..............................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
CHỦ ĐIỂM 3 : YÊU ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (BÀI 2)
I - Mục tiêu
- Tổ chức cho HS sưu tầm tranh ảnh về anh bộ đội, về quê hương, đất nước
- Hs thêm yêu quê hương, đất nước, các chiến sĩ bộ đội.
II- Nội dung
* Nêu nhiệm vụ y/c. - Hs xác định y/c.

5
*Y/c Hs làm theo tổ . giáo viên quan sát, - Tổ trưởng điều khiển :Sắp xếp các
giúp đỡ. tranh ảnh đã chuẩn bị , chuẩn bị bài
thuyết minh.
- Tổ chức cho hs trưng bày. - Trưng bày - Đánh giá.
*Tổng kết, bình chọn

Hướng dẫn học


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2023
Địa lí
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ
dài nhất của đất nước.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc
lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao
thông vận tải .
- HS HTT :
+Nêu được một vài điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: Toả khắp
nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc - Nam.
+ Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nướcc ta chạy theo chiều
Bắc- Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc- Nam .
- Xác định được trên Bản đồ Giao thông VN một số tuyến đường giao
thông, sân bay quốc tế và cảng biển lớn
- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành Luật Giao thông
khi đi đường- Tuyên truyền cho mọi người đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô
xe máy và vận động người dân đi xe công cộng hoặc xe đạp để hạn chế ô nhiễm
MT.
- Năng lực:

6
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá
Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc
nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc
điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ Giao thông Việt Nam
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Truyền - HS chơi trò chơi
điện" kể nhanh xem các ngành công
nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có
ở những đâu?
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS nghe
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27phút)
* Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông nước ta.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông
vận tải .
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Các loại hình và
phương tiện giao thông vận tải
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại
hình các phương tiện giao thông vận - HS hoạt động theo hướng dẫn của
tải. GV.
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 10 em,
đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên + HS lên tham gia cuộc thi.
bảng. Ví dụ về các loại hình, các phương tiện
+ Yêu cầu mỗi em chỉ viết tên của một giao thông mà HS có thể kể:
loại hình hoặc một phương tiện giao + Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, xe
thông. ngựa, xe bò, xe ba bánh,...

7
+ HS thứ nhất viết xong thì chạy nhanh + Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền,
về đội đưa phấn cho bạn thứ hai lên sà lan,...
viết, chơi như thế nào cho đến khi hết + Đường biển: tàu biển.
thời gian (2 phút), nếu bạn cuối cùng + Đường sắt: tàu hoả.
viết xong mà vẫn còn thời gian thì lại + Đường hàng không: Máy bay
quay về bạn đầu tiên.
- GV tổ chức cho HS 2 đội chơi.
- GV nhận xét và tuyên dương đội
thắng cuộc.
- GV hướng dẫn HS khai thác kết quả
của trò chơi:
+ Các bạn đã kể được các loại hình - HS trả lời
giao thông nào?
+ Chia các phương tiện giao thông có
trong trò chơi thành các nhóm, mỗi
nhóm là các phương tiện hoạt động
trên cùng một loại hình.
Hoạt động 2: Tình hình vận chuyển
của các loại hình giao thông
- GV treo Biểu đồ khối lượng hàng hoá - HS quan sát, đọc tên biểu đồ và nêu:
phân theo loại hình vận tải năm 2003
và hỏi HS:
+ Biểu đồ biểu diễn cái gì? + Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng
hoá vận chuyển phân theo loại hình
giao thông.
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng + Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng
hoá vận chuyển được của các loại hình hoá vận chuyển được của các loại hình
giao thông nào? giao thông: đường sắt, đường ô tô,
đường sông, đường biển,...
+ Khối lượng hàng hoá được biểu diễn + Theo đơn vị là triệu tấn.
theo đơn vị nào?
+ Năm 2003, mỗi loại hình giao thông + HS lần lượt nêu:
vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn Đường sắt là 8,4 triệu tấn.
hàng hoá? Đường ô tô là 175,9 triệu tấn.
Đường sông là 55,3 triệu tấn.
Đường biển là 21, 8 triệu tấn.

+ Đường ô tô giữ vai trò quan trọng


+ Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển nhất, chở được khối lượng hàng hoá
được mỗi loại hình, em thấy loại hình nhiều nhất.
nào giữ vai trò quan trọng nhất trong

8
vận chuyển hàng hoá ở Việt Nam?
Hoạt động 3: Phân bố một số loại
hình giao thông ở nước ta - Đây là lược đồ giao thông Việt Nam,
- GV treo lược đồ giao thông vận tải và dựa vào đó ta có thể biết các loại hình
hỏi đây là lược đồ gì, cho biết tác dụng giao thông Việt Nam, biết loại đường
của nó. nào đi từ đâu đến đâu,...

- Chúng ta cùng xem lược đồ để nhận


xét về sự phân bố các loại hình giao
thông của nước ta. - HS thảo luận để hoàn thành phiếu.
- GV nêu yêu cầu HS làm việc theo
nhóm để thực hiện phiếu học tập . - 2 nhóm trình bày.
- GV cho HS trình bày ý kiến trước
lớp. - HS nghe
- GV nhận xét kết luận:
+ Nước ta có mạng lưới giao thông toả
đi khắp đất nước.
+ Các tuyến giao thông chính chạy
theo chiều Bắc - Nam. Vì lãnh thổ dài
theo chiều Bắc - Nam.
+ Quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc - Nam là
tuyến đường ô tô và đường sắt dài
nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
+ Các sân bay quốc tế là: Nội Bài, Tân
Sơn Nhất, Đà Nẵng.
+ Những thành phố có cảng biển lớn:
Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố HCM.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Em hãy kể tên một số tuyến đường - HS nêu: Quốc lộ 5B, Đường sắt trên
giao thông mới được đưa vào sử cao, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, TP
dụng ? HCM - Long Thành - Dầu Giây, hầm
Thủ Thiêm...
- Về nhà tìm hiểu những thay đổi về - HS nghe và thực hiện
giao thông vận tải của địa phương em.
- Tìm hiểu bài sau:
Cá nhân: đọc trước thông tin trong SGK.
Nhóm: Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại,….
Bổ sung:.................................................................................................................
Kĩ thuật
Sử dụng tủ lạnh
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

9
-Trình bày được tác dụng của tủ lạnh, nhận biết được các bộ phận của tủ
lạnh, nhận biết được các chức năng trạng thái của tủ lạnh.
- Nhận biết, phân biệt các bộ phận của tủ lạnh.
- Sử dụng tủ lạnh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Tranh ảnh minh họa
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
Em hãy nêu số điện thoại của bố ( hoặc - 2HS trả lời.
mẹ em)? Vì khi có chuyện cần thiết chúng ta cần
Tại sao chúng ta cần nhớ được ít nhất 1 gọi cho người thân.
số điện thoại của người thân trong gia -Lớp nhận xét,bổ sung.
đình?
2. Đặt tủ lạnh
1.Vì sao đặt tủ lạnh ở nơi thoáng
mát, không ẩm ướt? Nhiệt độ xung quanh vị trí tủ lạnh ảnh
Cần đặt tủ lạnh nơi thông thoáng hưởng đến khả năng tản nhiệt và mức
Đồng thời, vị trí đặt tủ lạnh cần tránh tiêu hao điện năng. Do đó, người dùng
các nguồn nhiệt, không đặt tủ lạnh nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn
cạnh bếp từ, bếp gas hoặc cửa sổ có chế đặt vào những góc nhà chật hẹp. Để
mặt trời chiếu sáng trực tiếp. đảm bảo thoát nhiệt, lưng và hai vách
bên hông tủ lạnh phải cách tường ít nhất
10cm, vì hệ thống dây cáp làm lạnh
đằng sau tủ cần có không khí mát để
làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn
điện và nhanh xuống cấp.

2. Vì sao phải kiểm tra cửa của tủ Sau một thời gian dài, các ron cao su ở
lạnh? cửa sau có thể bị hỏng, làm tủ thoát khí
lạnh nhiều. Mẹo để kiểm tra: kẹp một tờ
tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi
học theo khe hở thì bạn cần thay thế ron
cao su.
3.Tại sao phải hạn chế tắt hoặc bật tủ lạnh?
Mỗi lần khởi động lại, tủ lạnh cần một lượng điện năng khá lớn. Vì vậy, không
nên bật/tắt tủ lạnh thường xuyên, không cắm chui tủ lạnh cùng ổ cắm với bất kỳ
thiết bị khác.
Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài cần ngắt nguồn điện, nhưng nên
dọn sạch thực phẩm trong tủ và dùng vật phủ che bụi phủ lên trên.

10
4. Vì sao lại hạn chế đóng/mở cửa tủ lạnh?
Mỗi lần mở cửa tủ, khí lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện
hơn để làm lạnh từ đầu. Vì vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật
sát.
Nên hạn chế đóng/mở tủ lạnh giảm sự hư hỏng của ron cao su và giảm thất thoát
khí lạnh
.Củng cố - Dặn dò :
-GV nhận xét, biểu dương HS.
Hướng dẫn học
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2023
Khoa học
XI MĂNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
* GDBVMT: Nêu được xi măng được làm từ đất sét, đá vôi, đất, đá vôi là
nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi
trường.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự
nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con
người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Sách giáo khoa, hình và thông tin trang 58; 59 SGK, một số
hình ảnh về các ứng dụng của xi măng.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương pháp : BTNB trong HĐ1: Tìm hiểu các tính chất của đá
vôi
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành,
trò chơi học tập.

11
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi:
+ Các loại đồ gốm được làm bằng - HS nêu
gì? Nêu tính chất của gạch, ngói?
+ Xi măng được được sản xuất ra từ
các vật liệu nào? Nó có tính chất và
công dụng ra sao?
- GV nhận xét - HS nghe
- Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nghe và ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
*Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Thảo luận
- Yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau : - HS thảo luận cặp đôi
- Ở địa phương bạn, xi măng được + Xi măng đợc dùng để trộn vữa xây
dùng để làm gì? nhà hoặc để xây nhà.
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở + Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm
nước ta ? Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên ...
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Thực hành xử lý
thông tin
- Yêu cầu đọc thông tin và thảo luận - Làm việc theo nhóm 4
các câu hỏi trang 59 SGK về: - Nhóm trưởng điều khiển. Thảo luận trả
- Tính chất của xi măng. lời câu hỏi SGK trang 59.
- Cách bảo quản xi măng. - Mỗi nhóm trình bày một câu hỏi, các
- Tính chất của vữa xi măng. nhóm khác bổ sung
- Các vật liệu tạo thành bê tông. + Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu
- Cách tạo ra bê tông cốt thép. đất trắng) không tan khi bị trộn với 1
- Sau đó GV yêu cầu trả lời câu hỏi : ít nước trở nên dẻo, khi khô, kết thành
- Xi măng được làm từ những vật tảng, cứng như đá.
liệu nào? - Bảo quản: ở nơi khô, thoáng khí vì
nếu để nơi ẩm hoặc để nước thêm vào,
xi măng sẽ kết thành tảng, ..
- Tính chất của vữa xi măng: khi mới
Kết luận: Xi măng được làm từ đất trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi
sét, đá vôi và một số chất khác. Nó măng trở nên cứng …
có màu xám xanh, được dùng trong - Các vật liệu tạo thành bê tông: xi
xây dựng. măng, cát, sỏi (hoặc) với nước rồi đổ
vào khuôn ..

12
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Xi măng có vai trò gì đối với ngành - HS nêu
xây dựng ?
- Về nhà tìm hiểu hoạt động sản xuất - HS nghe và thực hiện
xi măng của nước ta.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh thủ đô
Bài 7 : THAM GIA GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy cần tham gia giao thông với thái độ thân thiện, tích cực.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Đi bộ đúng luật giao thông (đi trên hè phố hoặc đi gọn vào lề đường bên
phải).
- Nhường chỗ cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ mang thai và không chen lấn xô
đẩy trên các phương tiện công cộng.
- Biết xin lỗi khi va chạm vào người khác và biết cảm ơn khi nhận được
sự nhường nhịn, giúp đỡ của mọi người.
- Có ý thức giúp đỡ những người tham gia giao thông gặp sự cố trong
điều kiện có thể.
3. Học sinh tự giác thực hiện luật giao thông với thái độ thân thiện, tích cực.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS.
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ
học.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử khi
tham gia giao thông (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở
cho phù hợp).
Các bài học liên quan :
- An toàn khi đi các phương tiện giao thông (Tự nhiên - xã hội lớp 2)
- Tôn trọng luật giao thông (Đạo đức lớp 4).
Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “ Tham gia giao thông”.

13
(GV đề nghị HS hát bài “Đường em đi”.)

Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’).


* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy cần tham gia giao thông một cách thân thiện,
tích cực.
* Các bước tiến hành :
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Trên đường đi học
về”, SHS trang 24, 25.
Bước 2: HS trình bày kết quả.
GV nhận xét kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý :
- Bác lớn tuổi nhắc nhở Minh điều gì ? (SHS tr.25)
(Cháu đi từ từ thôi, vội vàng như thế rất nguy hiểm)
- Nhận xét về thái độ của Minh và Huy khi va vào bạn gái đi xe đạp ?
(SHS tr.25)
(Minh va vào bạn nữ Minh nhưng chưa xin lỗi bạn. Huy đã biết xin lỗi
bạn và nhắc nhở Minh giúp bạn nhặt cặp và dựng xe lên)
- Khi tham gia giao thông em phải có thái độ như thế nào ?
(Khi tham gia giao thông em phải có thái độ văn minh, lịch sự, không làm
ảnh hưởng đến trật tự, giao thông)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1,3 của lời khuyên, SHS trang 26.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến( 8’).


* Mục tiêu : HS biết cách lựa chọn những hành vi đúng khi tham gia giao thông.
* Các bước tiến hành :
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 26.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
GV kết luận từng theo từng trường hợp :
a) Khi đi bộ qua đường, đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ hoặc qua
đường bằng cầu đi bộ > Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông.
b) Ngồi trên ô tô gác chân lên ghế đằng trước > Hành vi đó thể hiện sự
thiếu tôn trọng những người xung quanh, thiếu thanh lịch, văn minh.
c) Khi tham gia giao thông, thấy đường đông liền đi xe đạp lên vỉa hè cho
nhanh > Đi xe đạp trên hè phố là vi phạm luật giao thông, dễ xảy ra
tai nạn, hành vi thiếu thanh lịch, văn minh.
d) Khi lên xe ôt buýt, mặc dù có nhiều người cùng đứng chờ, em và các
bạn cứ chen lên trước > Làm như vậy gây lộn xộn, mất trật tự trên các

14
phương tiện công cộng.
Bước 3 : GV hưỡng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 26.
Bước 4 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành ( 8’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện các hành vi, ứng xử đúng khi tham
gia giao thông mọi nơi, mọi lúc.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 26 (GV có thể gợi ý
cho HS xây dựng lời thoại thể hiện những lời nói, cử chỉ, thái độ đúng mực vừa
được học).
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
GV nhận xét theo từng tình huống, động viên HS.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (3’).
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS
đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện
nội dung lời khuyên.
- Chuẩn bị bài 8 “Đi mua đồ dùng”.
Hướng dẫn học
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm( tiết2)

CHỦ ĐỀ 4:GIỮ GÌN CẢNH QUAN KHU DÂN CƯ

1. MỤC TIÊU

Sau chủ đề này, học sinh:


– Xác định được các việc làm để giữ gìn cảnh quan khu dân cư.
– Tự nguyện tham gia lao động công ích, thực hiện được những việc làm để giữ

15
vệ sinh môi trường khu dân cư.
– Vận động được người thân cùng tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường khu
dân cư.
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
– Năng lực:
+ Năng lực giao tiếp: tự tin trong việc trao đổi, chia sẻ với các bạn, với những
người hàng xóm, tổ trưởng dân phố ở khu dân cư.
+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: xây dựng được kế hoạch cải tạo cảnh
quan khu dân cư, thực hiện được một số hoạt động cải tạo cảnh quan khu dân
cư.
– Phẩm chất:
+ Trách nhiệm, thể hiện thông qua những suy nghĩ, cam kết và thực hiện những
hành động cải tạo cảnh quan khu dân cư.
+ Chăm chỉ, thể hiện thông qua việc chủ động thực hiện các hoạt động cải tạo
cảnh quan khu dân cư.

2. CHUẨN BỊ

2.1. Giáo viên: Hình ảnh một số khu du lịch và hình ảnh liên quan đến khu
dân cư và việc giữ gìn cảnh quan khu dân cư (xem chi tiết ở hoạt động khởi
động tiết 1
2); không gian để học sinh trưng bày poster ở hoạt động 7; một phần quà nhỏ.
2.2. Học sinh: Giấy A3, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán, tranh, ảnh về khu
dân cư nơi mình sống; tìm hiểu trước thông tin về hoạt động giữ gìn vệ sinh của
khu dân cư nơi mình sống (theo nội dung phiếu điều tra trang 26).
* Lưu ý, cuối mỗi tiết học, giáo viên nên nhắc lại các điều học sinh cần chuẩn bị
cho tiết học sau.
3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 3: Tìm hiểu về những việc làm để giữ gìn cảnh quan khu dân cư
1. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc yêu cầu của hoạt động 3,
trang 27, sách học sinh và viết ra những việc mình có thể làm để giữ gìn cảnh
quan khu dân cư.
2. Giáo viên chia lớp thành các nhóm theo khu dân cư như ở hoạt động 2. Tổ

16
chức cho học sinh chia sẻ trong nhóm về những việc mình có thể làm để giữ gìn
cảnh quan khu dân cư.
Gợi ý: Giáo viên có thể cho học sinh trình bày những việc làm của mình lên
“cây việc làm”:
– Cả nhóm cùng vẽ 1 cái cây trên giấy A3.
– Sau khi trao đổi, thảo luận, những việc được cả nhóm nhất trí sẽ được viết lên
lá cây.
+ Viết mỗi việc nên làm lên một chiếc lá xanh.
+ Viết mỗi việc không nên làm lên một chiếc lá vàng.

3. Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện để trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, đặt câu hỏi với bạn trình bày (nếu
có) để tìm hiểu về những việc làm giữ gìn cảnh quan khu dân cư, cải tạo môi
trường.
4. Giáo viên đánh giá, nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, tổng kết các
việc làm để giữ gìn cảnh quan khu dân cư và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
Hoạt động 4: Lập kế hoạch giữ gìn cảnh quan khu dân cư
1. Giáo viên mời một học sinh đọc yêu cầu của mục a, hoạt động 4, trang 27,
sách học sinh cho cả lớp nghe và yêu cầu một vài học sinh nhắc lại xem các em
đã hiểu nhiệm vụ chưa.
2. Chia lớp thành các nhóm theo khu dân cư như hoạt động 2 và 3. Yêu cầu học
sinh làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ của mục a.
Nêu câu hỏi gợi ý học sinh:

17
– Em có thể làm những việc gì để góp phần làm xanh, sạch môi trường sống ở
khu dân cư?
– Em dự định thực hiện những việc đó vào lúc nào?
– Em sẽ làm những điều đó bằng cách nào? Cần dụng cụ gì?
Lưu ý học sinh cần chú ý đến những việc có thể cần phải xin ý kiến và sự hỗ trợ
của tổ dân phố thì cần ghi rõ người hỗ trợ, phối hợp. Ví dụ: Cải tạo phần đất
trống chỗ để thùng rác thì cần ghi cụ thể những việc cần làm để cải tạo, việc nào
cần ai hỗ trợ,…
2. Dành cho học sinh 5 phút để thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận thành
bảng kế hoạch theo mẫu ở trang 27, sách học sinh.
3. Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm lên chia sẻ trước lớp về kế hoạch hành
động của nhóm mình. Yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến.
4. Giáo viên nhận xét, tổng kết, góp ý cho học sinh để hoàn thiện bảng kế hoạch
và yêu cầu học sinh về thực hiện theo kế hoạch đã lập.
5. Giáo viên mời 1 – 2 học sinh đọc nội dung mục c, hoạt động 4, trang 28, sách
học sinh. Yêu cầu học sinh làm việc theo . Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trình
bày cách nhóm mình thực hiện báo cáo và sự phân công nhiệm vụ trong nhóm.
Giáo viên có thể góp ý, điều chỉnh nếu cần thiết. Nêu một số câu hỏi cho học
sinh:
– Để có thể báo cáo đầy đủ kết quả thực hiện việc giữ gìn cảnh quan ở khu dân
cư, em cần làm gì?
– Em dự định lựa chọn hình thức báo cáo nào?
– Em dự kiến thời gian làm báo cáo khoảng bao lâu?
Yêu cầu mỗi nhóm ghi hình thức báo cáo mình lựa chọn lên phiếu và nộp lại cho
giáo viên.
Chuẩn bị cho tiết học sau

– Hoàn thiện bảng kế hoạch giữ gìn cảnh quan khu dân cư và thực hiện theo
kế hoạch đã lập.
– Mỗi nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn trang 28.

18
Hướng dẫn học
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

19

You might also like