You are on page 1of 9

Trường:...................

Họ và tên giáo viên:


Tổ:............................
Ngày: ........................ …………………….............................

TÊN BÀI DẠY


CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM.
BÀI 11. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA LỚP PHỦ THỔ
NHƯỠNG.
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 3 Tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
- Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu
học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để
trình bày thông tin, thảo luận nhóm. Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý
tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực Địa lí
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Nhận thức thế giới theo quan điểm không
gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ để xác định sự phân bố của các nhóm
đất chính.
+ Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: tìm hiểu về tài nguyên đất ở địa
phương nơi em sinh sống và viết báo cáo ngắn về nhóm đất chủ yếu ở địa phương và
giá trị sử dụng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi,
khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để
đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu
tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá
nhân/nhóm). Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo
vệ tài nguyên đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV:
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN).
- Một số hình ảnh, video về các loại đất, giá trị sử dụng các loại đất, hiện trạnh
thoái hóa đất, một số biện pháp chống thoái hóa đất.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả
lời.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK lịch sử và địa lí 8, vở ghi, Atlat Địa lí VN.
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú cho việc học tập
b. Nội dung
- Trò chơi “lucky number”, học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của
mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
* Em hãy kể tên các nhân tố hình thành đất?
* Trong các nhân tố đó nhân tố nào mà em cho là quan trọng nhất và giải thích
cho sự lựa chọn đó?
Bước 2: Hs trả lời cá nhân/nhóm bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét cho điểm và dẫn dắt vào bài mới…
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng
a. Mục tiêu
- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
b. Nội dung
- Dựa vào kênh chữ SGK tr134, 135 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của
GV.
c. Sản Phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bài và sự hiểu biết của bản thân, lần
lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao thổ nhưỡng nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
2. Những biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa của thổ nhưỡng nước ta là
gì?
3. Đọc thông tin mục 1 (SGK tr.135, 136) và hoành thành Phiếu bài tập số 1:Em
hãy tìm dẫn chứng chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng
nước ta?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Nhóm:…………………………………………………….Lớp:……………

Đặc điểm khí hậu Ảnh hưởng Kết quả


Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
mình:
1. Nguyên nhân:
- Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ
mạnh.
- Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất badơ dễ tan đồng thời tích tụ
oxit sắt và oxit nhôm.
- Một số nơi mất đi lớp phủ thực vật.
2. Biểu hiện:
- Lớp thổ nhưỡng dày.
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.
- Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh.
3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:…………………………………………………….Lớp:……………

Đặc điểm khí hậu Ảnh hưởng Kết quả


Quá trình phong hóa đá mẹ Tạo nên lớp phủ thổ
Tính chất nóng ẩm diễn ra mạnh mẽ. nhưỡng dày

Khí hậu nhiệt đới gió


mùa + lượng mưa Quá trình rửa trôi chất badơ Hình thành các loại đất
lớn mạnh feralit

Tạo thành các tầng kết


Tính chất phân mùa Tăng cường quá trình
von hoặc ong đá ở vùng
tích lũy ôxít sắt và nhôm
trung du và miền núi
Lượng mưa lớn Gia tăng hiện tượng xói mòn, Hình thành đất phù sa
rửa trôi vùng đồi núi
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá
nhân.
Bước 4: Đánh giá
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của
HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* Chuẩn kiến thức:
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng
- Lớp phủ thổ nhưỡng dày.
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.
- Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh.
* GV mở rộng:
- Đá mẹ là nguồn gốc cung cấp vật chất vô cơ cho đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến
màu sắc và tính chất của đất.
- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, quyết định mức độ rửa trôi, thúc
đẩy quá trình hòa tan, tích tụ hữu cơ.
- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất. Thực vât cung
cấp vật chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác súc vật tạo mùn, động vật làm đất tơi xốp
hơn.
2.2. Tìm hiểu sự phân bố ba nhóm đất chính ở nước ta
a. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản
xuất nông, lâm nghiệp.
- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản
xuất nông nghiệp, thủy sản.
b. Nội dung: Quan sát hình 11.1-11.2 kết hợp kênh chữ SGK tr27-129 suy
nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
 Nhiệm vụ 1:
GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bài và sự hiểu biết của bản thân, lần
lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định các loại đất trên bản đồ?
2. Nhân tố nào tạo nên sự đa dạng của đất ở Việt Nam?
 Nhiệm vụ 2:
GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, yêu cầu HS quan sát hình
11.2 hoặc Atlat ĐLVN thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút, em hãy trình
bày đặc điểm phân bố các nhóm đất: đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao ở nước
ta.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đất feralit Đất phù sa Đất mùn núi cao
Diện tích
Phân bố
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
* HS quan sát hình 11.2 và thông tin trong bài, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả
lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của
mình, đại diện nhóm lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
*HS lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4: Đánh giá
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của
HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* Chuẩn kiến thức:

Ba nhóm đất chính


Đất feralit Đất phù sa Đất mùn núi cao
Diện tích 65% 24% 11%
Phân bố ở các tỉnh trung du Chủ yếu ở đồng Phân bố rải rác ở
và miền núi, từ độ cao 1600 bằng sông Hồng, các khu vực núi
đến 1700m trở xuống. đồng bằng sông có độ cao từ 1600
- Đất feralit hình thành trên Cửu Long và các - 1700 m trở lên.
đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây đồng bằng duyên
Phân bố Bắc, đông bắc và Bắc Trung hải miền Trung.
bộ.
- Đất feralit hình thành trên
đá bazan phân bố tập trung ở
Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ.

3. Hoạt đông luyện tập


a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để
hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Nhiệm vụ 1
 GV tổ chức trò chơi hộp quà bí mật với 4 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng HS
nhận được 1 phần quà tương ứng.
-Bộ câu hỏi:
Câu 1. Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Đông Bắc
Câu 2. Trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của nước ta, nhóm đất nào chiếm tỉ
trọng lớn nhất?
D. Đất feralit vùng núi thấp

Câu 3. Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do


B. tích tụ oxit sắt và ôxit nhôm.
Câu 4. Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là?
C. Đất Feralit
 Nhiệm vụ 2
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau:
1.Giải thích vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của
nước ta?
2. Lập sơ đồ thể hiện đặc điểm phân bố 3 nhóm đất chính của nước ta.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
mình:
• Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên đây là quá trình hình
thành đất đặc trưng cho khí hậu nước ta.
• Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ
mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan
(Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe 2O3) và ôxit
nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế, loại đất này được gọi là đất feralit
(Fe - Al) đỏ vàng.
• Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit; địa hình
nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi
núi Việt Nam.

* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của
cá nhân.
Bước 4: Đánh giá
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của
HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà.
c. Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV HS hoàn thành nhiệm vụ sau vào vở BT:
1. Địa phương em có nhóm đất nào? Em hãy thu thập thông tin về đặc điểm của
nhóm đất đó.
2.Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
mình vào tiết học sau:
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của
cá nhân.
Bước 4: Đánh giá
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của
HS.

BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP


HS đọc tiêu chí đánh giá sau và sử dụng sticker để đánh giá đồng đẳng.
NỘI TRUNG BÌNH KHÁ TỐT TỐT XUẤT SẮC
TT
DUNG 1 2 3 4

Kiến thức đầy đủ,


Kiến thức
Kiến thức chính xác, đảm
tương đối đầy
đầy đủ, bảo mục tiêu.
Kiến Kiến thức sơ sài, đủ so với mục
1 chính xác, Các kiến thức, ví
thức không đầy đủ. tiêu và tài liệu
đảm bảo dụ ngoài tài liệu
được cung
mục tiêu. phong phú,
cấp.
chuyên sâu.
Thuyết trình to, rõ
ràng, dễ hiểu,
Thuyết trình Thuyết trình Thuyết trình cuốn hút người
không rõ ràng, to, rõ, người to, rõ ràng, nghe, quan tâm
Thuyết
2 người nghe khó nghe dễ nắm dễ hiểu, đến người nghe,
trình
tiếp nhận thông bắt được cuốn hút có sự sáng tạo (tạo
tin. thông tin. người nghe. tình huống, đặt
câu hỏi phản
biện).
GV nhận xét sản phẩm (PHT) của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức

You might also like