You are on page 1of 10

Trường:...................

Họ và tên giáo viên:


Tổ:............................
Ngày: ........................ …………………….............................

TÊN BÀI DẠY


BÀI 9:TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 2 Tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt
Nam.
- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học
tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để
trình bày thông tin, thảo luận nhóm. Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý
tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Năng lực Địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt
Nam.
+ Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr124-126.
+ Dựa vào bảng số liệu,đoạn video và thông tin trong bài, em hãy phân tích tác
động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng
thời tiết cực đoan)
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu một số
hành động cụ thể em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi,
khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để
đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu
tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá
nhân/nhóm). ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV:
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN).
- Một số hình ành, video, tư liệu về tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu
và thủy văn Việt Nam.
- Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK lịch sử và địa lí 8, vở ghi, Atlat Địa lí VN.
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về tác động của BĐKH
với nội dung baì học.
- Tạo hứng thú cho việc học tập
- Giáo viên dẫn dắt vào bài học mới
b. Nội dung
- Trò chơi “vòng quay may mắn”, học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết
của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
+ Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều
năm.
+ Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong
bầu khí quyển
d. Cách thức tổ chức
 Phương án 1:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
* GV phổ biến vòng quay may mắn:
- Quay đến số thứ tự nào gọi HS có số thứ tự đó tham gia trò chơi.
- Các em dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết: Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên
nhân?
Bước 2: HS tham gia trả lời, HS khác bổ sung (nếu cần).
Bước 3: Giáo viên nhận xét cho điểm HS tham gia chơi và kết nối vào bài mới
 Phương án 2:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
* GV phổ biến luật trò chơi “Vượt chướng ngại vật”
- “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4
tương ứng với 4 câu hỏi.

1 2

3 4
- Các em dựa vào kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự
câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng
ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị
khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được
phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Biến đổi khí hậu là gì?
Câu 2. Nguyên nhân của BĐKH?
Câu 3. Các biểu hiện của BĐKH.
Câu 4. Các yếu tố nào của khí hậu, thủy văn chịu tác động của BĐKH?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
* HS dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời
câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Câu 1. Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
nhiều năm.
Câu 2. Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính
trong bầu khí quyển.
Câu 3. Biểu hiện của BĐKH là nhiệt độ tăng, băng tan nước biển dâng, thiên tai
khắc nghiệt khó dự đoán, thời tiết biến đổi thất thường...

TRÁI ĐẤT
NÓNG LÊN
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá
nhân.
Bước 4: GV dẫn dắt vào nội dung bài mới
Xu hướng tăng về nhiệt độ, biến động về lượng mưa, gia tăng cường độ và tần
suất thiên tai, ... đang là những biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn câu nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Vậy, tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đối với khi hậu và thuỷ
văn nước ta như thế nào? Việt Nam đã có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi
khí hậu? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn
Hoạt động 2.1,a. Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu
a. Mục tiêu
- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam.
b. Nội dung
- Dựa vào bảng số liệu 8.1, 8.2,đoạn video và thông tin trong bài, phân tích tác
động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta .
c. Sản Phẩm: Câu trả lời của học sinh.
1. Nhiệt độ trung bình năm trên phạm vi cả nước tăng 0,890C trong thời kì từ
1958 - 2018.
2.
- Trạm Láng (Hà Nội): nhiệt độ trung bình năm tăng 1,10C
- Trạm Đà Nẵng: nhiệt độ trung bình năm 0,40C
- Trạm Tân Sơn Hoà (TP Hồ Chí Minh): nhiệt độ trung bình năm tăng 1,20C
3. Tổng lượng mưa có tính biến động trên phạm vi cả nước.
4.
- Trạm Láng (Hà Nội): lượng mưa trung bình năm tăng 278,4mm.
- Trạm Đà Nẵng: lượng mưa trung bình năm tăng 698,1mm.
- Trạm Tân Sơn Hoà (TP Hồ Chí Minh): lượng mưa trung bình năm tăng
498,9mm.
5. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, bão, rét đậm, rét
hại…  Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết nước ta trở nên khắc nghiệt
hơn.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
- Dựa vào bảng số liệu 8.1, 8.2,đoạn video và thông tin trong bài, em hãy phân
tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta. (nhiệt độ, lượng mưa, các
hiện tượng thời tiết cực đoan)
- Gợi ý một số câu hỏi:
1. Nhiệt độ trung bình năm trên phạm vi cả nước trong thời kì từ 1958 – 2018
tăng bao nhiêu?
2. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm ở một số trạm khí tượng.
3. Biến đổi khí hậu tác động đến lượng mưa nước ta như thế nào?
4. Nhận xét sự thay đổi lượng mưa trung bình năm ở một số trạm khí tượng.
5. Biến đổi khí hậu tác động đến các hiện tượng thời tiết nước ta như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát bảng 8.1, 8.2, đọc kênh chữ trong SGK và sự hiểu biết của bản
thân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá
nhân.
Bước 4: Đánh giá
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS
và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
* Chuẩn kiến thức:
1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn
a. Đối với khí hậu
-Thay đổi về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm tăng
-Thay đổi về lượng mưa: lượng mưa có nhiều biến động
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, bão, lũ, rét đậm,...; số ngày
nắng nóng có xu hướng tăng; số ngày rét đậm, rét hại biến động mạnh; số lượng các
cơn bão mạnh tăng.
=> Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn.
a. Mục tiêu: Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn Việt
Nam.
b. Nội dung: Dựa thông tin mục 2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu
đối thủy văn nước ta.
c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của GV.
1. Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến
động theo.
2. Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa
lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng
bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ
thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Dựa thông tin mục 2, em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối thủy
văn nước ta.
- Gợi ý các câu hỏi sau:
1. Biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến lưu lượng nước sông?
2. Biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến chế độ nước sông?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận cặp đôi (3 phút) và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời
câu hỏi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
mình.
Bước 4: Đánh giá
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của
HS. Chuẩn hóa kiến thức và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn
b. Đối với thủy văn
*Thủy chế: chế độ nước sông thay đổi thất thường
*Với sự gia tăng của ngày hạn hán làm cho mực nước hồ đầm xuống thấp, mực nước
ngầm hạ thấp so với trung bình nhiều năm
2.2. Tìm hiểu về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
a. Mục tiêu
- Tìm được ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
b. Nội dung
- Dựa vào sơ đồ SGK kết hợp kênh chữ SGK tr125-126 suy nghĩ, suy nghĩ cá
nhân/thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
 Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
 Phương án 1:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ứng phó biến đổi khí hậu
là gì?
- Chuyên mục: “Đọc nhanh nhớ giỏi”. HS có thời gian 3 phút đọc sgk trang
132,133 kết hợp hiểu biết bản thân, em hãy tìm ví dụ về các giải pháp thích ứng, giảm
nhẹ biến đổi khí hậu ở nước ta mà em biết.
- Sau thời gian 3 phút, HS gấp sách vở và tham gia trò chơi “Đừng để điểm rơi”
- Nhiệm vụ: nêu ví dụ về các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

 Phương án 2:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ứng phó biến đổi khí hậu
là gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm (mỗi nhóm 4-6 HS)
- Yêu cầu các nhóm khai thác thông tin, hình ảnh trong mục kết hợp với hiểu biết
của bản thân , vẽ sơ đồ tư duy về một số giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nhóm.


- HS thảo luận nhóm và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Các nhóm trình bày kết quả theo kĩ thuật phòng tranh.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái
độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của
học sinh.
 Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Hãy lấy ví dụ cụ thể về một giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa
phương mà em biết.?
- Là học sinh, em sẽ thực hiện những hoạt động nào để góp phần ứng phó với
BĐKH?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận cặp đôi, thời gian 2 phút.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
* Chuẩn kiến thức:
2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
*Các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
- Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt.
- Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo.
* Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Nhiệt độ tăng: bảo vệ, chống nắng cho người và vật nuôi,...
- Biến động thất thường lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước,...
- Mực nước biển dâng: bảo vệ, trồngrừng, chuyền đổi tập quán canh tác,...
- Từng lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, năng lượng, giao
thông vận tải, y tế.
- Ngắn hạn: sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có ứng phó biến đổi khí hậu.
- Dài hạn: phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
- Địa phương: trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí
hậu,...
- Quốc gia: xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,...
 Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là 2 giải pháp quan trọng, hai nhóm
giải pháp này cần được tiến hành đồng thời và có sự tham gia của cộng đồng để đảm
bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.

3. Hoạt đông luyện tập


a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn
thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Lập bảng thống kê những tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy
văn Việt Nam.
+Hãy kể các hành động mà em đã làm để giảm nhẹ hoặc ứng phó với biến đổi
khí hậu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm HS thảo luận và lập bảng trong vòng 5-7 phút.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV gọi đại diện 2-3 nhóm lên dán bảng thống
kê của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV sử dụng “kĩ thuật động não” yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học
để trả lời câu hỏi 2. Các nhóm liệt kê các hành động của các em đã làm để giảm nhẹ và
thích ứng BĐKH (GV lưu ý HS không trình bày trùng lặp với ý các bạn đã trình bày
trước đó).
+ Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức
+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…
+ Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.
+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu
giấy, vải, …
+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus, …) để tới trường.

Bước 4: Đánh giá


GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của
HS.
GV cho điểm luyện tập dựa vào kết quả hoàn thành bảng thống kê và liệt kê các
hành động của HS đã làm.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn
thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ sau:
- Hãy cùng các bạn trong lớp thiết kế tờ rơi thể hiện các hành động phù hợp mà
các em có thể làm đề thích ứng hoặc giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
mình:
- HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá
nhân.
Bước 4: Đánh giá
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của
HS.

BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP


HS đọc tiêu chí đánh giá sau và sử dụng sticker để đánh giá đồng đẳng.

T NỘI TRUNG BÌNH KHÁ TỐT TỐT XUẤT SẮC


T DUNG 1 2 3 4

Kiến thức
Kiến thức đầy đủ,
tương đối Kiến thức
chính xác, đảm bảo
đầy đủ so đầy đủ,
Kiến Kiến thức sơ sài, mục tiêu.
1 với mục tiêu chính xác,
thức không đầy đủ Các kiến thức, ví dụ
và tài liệu đảm bảo
ngoài tài liệu phong
được cung mục tiêu
phú, chuyên sâu
cấp
Thuyết trình to, rõ
Thuyết
Thuyết trình Thuyết trình ràng, dễ hiểu, cuốn hút
trình to, rõ
không rõ ràng, to, rõ, người người nghe, quan tâm
Thuyết ràng, dễ
2 người nghe khó nghe dễ nắm đến người nghe, có sự
trình hiểu, cuốn
tiếp nhận thông bắt được sáng tạo (tạo tình
hút người
tin thông tin huống, đặt câu hỏi
nghe
phản biện)
GV nhận xét sản phẩm (PHT) của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức

You might also like