You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


LÍ LUẬN DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


BÀI: SỰ NỞ VÌ NHIỆT

Họ và tên: Nguyễn Đức Tân


MSSV: 47.01.401.182
Giảng viên hướng dẫn: TS. Cao Thị Sông Hương
Mã lớp học phần: SCIE143801

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 5 – 2023


Câu 1. Trình bày những kiến thức, kĩ năng đã học được trong học phần LLDH
môn KHTN.
Những kiến thức, kĩ năng đã học được trong học phần Lý luận dạy học môn
Khoa học tự nhiên:
* Kiến thức:
- Nội dung chương trình tổng thể 2018 và chương trình Khoa học tự nhiên bao
gồm: các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp
tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), phẩm chất (yêu nước; nhân ái;
trung thực; chăm chỉ; trách nhiệm) và năng lực đặc thù của môn Khoa học tự
nhiên (nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học) .
- Xác định yêu cầu cần đạt của một bài học bằng cách sử dụng chương trình
tổng thể 2018 và chương trình Khoa học tự nhiên.
- Một số kĩ thuật dạy học: Động não - Công não, khăn trải bàn, mãnh ghép, sơ
đồ tư duy, phòng tranh, KWL (Know - Want – Learn),…
- Một số phương pháp dạy học: dạy học trực quan, dạy học giải quyết vấn đề,
dạy học dựa trên dự án, dạy học theo định hướng STEM, dạy học hợp tác, dạy
học khám phá. Và phân biệt rõ 2 phương pháp STEM và phương pháp dạy học
dự án trong đó, STEM là có sự hướng dẫn của giáo viên để thực hiên còn dạy
học dự án thì học sinh xây dựng dự án để thực hiện một nội dung.
- Các phương tiên dạy học: trực tiếp (sách giáo khoa, phấn, bảng,….) , gián tiếp
(meet, teams, zalo,…).
- Xây dựng công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh trong dạy học môn khoa học tự nhiên:câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, sản
phẩm học tập, hồ sơ học tập, bảng kiểm, thang đánh giá,phiếu đánh giá theo
tiêu chí.
- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục
học sinh THCS: kiểm tra viết, quan sát, hỏi – đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập,
đánh giá qua sản phẩm học tập.

1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI. SỰ NỞ VÌ NHIỆT
Môn học: KHTN - Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực khoa học tự nhiên
1a – Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì
nhiệt khác nhau. (4 - THTN)
1b – Nêu được khái niệm sự nở vì nhiệt (1- NT KHTN)
2 – Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt. (1
- VDKT, KNDH)
3 – Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt giải thích được một số hiện tượng
đơn giản thường gặp trong thực tế. (1 - VDKT, KNDH)
2. Năng lực chung
4 - Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện các thí nghiệm để
chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
5 – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được một số ví dụ
về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.
3. Phẩm chất
6 – Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức học được về sự nở vì nhiệt
giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bài dạy Powerpoint.
- Phiếu báo cáo thực hành thí nghiệm.

2
- Bộ thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Khay đựng nước.
- 3 bình thuỷ tinh có ống thuỷ tinh đựng các chất lỏng.
- 1 bình thuỷ tinh có ống thuỷ tinh bên trong rỗng.
- Bình đun nước siêu tốc, nước đá.
- Máy sấy, ổ điện.
- Video clip tháp Eiffel.
- Video clip làm nhiệt kế đơn giản.
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm.
2. Học sinh
- SGK.
- Giấy.
- Bút, viết.
- Điện thoại di động.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu - thời gian: 5 phút
a) Mục tiêu
Đặt vấn đề tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
b) Nội dung
HS đưa ra các cách giải thích về hiện tượng tháp Eiffel tăng chiều cao vào
mùa hè.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: “Các em hãy xem video trình chiếu trên màn hình.”

3
(Link video: https://youtu.be/55n7apgHuCE)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video GV trình chiếu.
- GV đặt ra câu hỏi: “Vì sao vào mùa hè, chiều cao của tháp Eiffel tăng
khoảng 17cm”
*Báo cáo, thảo luận
- GV cho HS đưa ra các lí do vào mùa hè chiều cao của tháp Eiffel tăng
khoảng 17cm.
- Các HS còn lại lắng nghe các câu trả lời đưa ra nhận xét về các câu trả
lời.
*Kết luận
- GV nhận xét, tuyên dương về hoạt động đóng góp ý kiến cá nhân.
- GV kết luận: “Các em điều có các lí do khác nhau để giải thích được
vào mùa hè thì chiều cao của tháp Eiffel tăng khoảng 17cm Vậy để biết ai là
người có ý kiến đúng nhất, cả lớp chúng ta sẽ thực hiện hoạt động sau.”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới – Thời gian: 60 phút
a) Mục tiêu:
1a – Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì
nhiệt khác nhau. (4 - THTN)
1b – Nêu được khái niệm sự nở vì nhiệt (1- NT KHTN)
2 – Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt. (1 -
VDKT, KNDH)
3 – Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt giải thích được một số hiện tượng
đơn giản thường gặp trong thực tế. (1 - VDKT, KNDH)
4 - Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện các thí nghiệm để
chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

4
5 – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được một số ví dụ
về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.
6 – Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức học được về sự nở vì nhiệt
giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.
b) Nội dung
HS thực hiện thí nghiệm để trả lời các câu hỏi của GV đưa ra trong phiếu
bài tập.
HS tự đưa ra ví dụ về về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.
HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế
về sự nở vì nhiệt.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS trong phiếu báo cáo thí nghiệm.
Các ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.
Các cách giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong
thực tế về sự nở vì nhiệt.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 2.1: Thí nghiệm tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất rắn
(10 phút)
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu cho HS về bộ thí nghiệm sự nở vì nhiệt của
chất rắn.

1. Sự nở vì
nhiệt của
chất rắn

5
(1) Ống kim loại rỗng, trên thân có bộ phận gắn ống dẫn
nước nóng vào và ra, có lỗ để cắm nhiệt kế.
(2) Đồng hồ chỉ thị độ giãn nở có độ chia nhỏ nhất 0,01
mm.
(3) Hai thanh kim loại đồng chất (nhôm và đồng) có chiều
dài bằng nhau.
(4) Giá đỡ ống kim loại rỗng, một đầu giá có bộ phận định
vị thanh kim loại và điều chỉnh được, đầu còn lại có bộ phận
lắp đồng hồ.
(5) Ống dẫn nước ra và vào ống nối với phễu.
- GV chuẩn bị trước nước đun sôi (GV dùng bình đun sôi
và đun nước trong khi giới thiệu thí nghiệm) và nước ở nhiệt
độ phòng.
- GV phát phiếu báo cáo thí nghiệm cho HS.
- GV yêu cầu HS: “Các em quan sát thí nghiệm mà thầy/cô
thực hiện, ghi kết quả đã quan sát được trên đồng hồ giãn
nở và nhận xét vào phiếu” .
*Thực hiện nhiệm vụ
¬ Lần 1 (thí nghiệm với thanh nhôm)
- GV thực hiện thí nghiệm theo các bước (GV vừa làm thí
nghiệm vừa nêu các bước thực hiện):
+ Bước 1: Bỏ thanh nhôm vào ống kim loại rỗng.
+ Bước 2: Đổ nước sôi qua phễu tới ống dẫn vào ống
kim loại.
+ Bước 3: Đợi kim đồng hồ chỉ giá trị ổn định. GV cho
các HS lên quan sát đồng hồ và ghi lại vào phiếu báo cáo.

6
+ Bước 4: Đỗ nước nóng ra khỏi ống kim loại rỗng và
đổ nước ở nhiệt độ phòng vào ống để nhiệt độ ống trở về
nhiệt độ phòng.
- GV bao quát lớp, hỗ trợ HS.
¬ Lần 2 (thí nghiệm với thanh đồng): làm thí nghiệm
tượng tự như lần 1 nhưng thay thanh nhôm bằng thanh đồng.
- HS quan sát và ghi nhận xét kết quả đã thu được qua thí
nghiệm sự nở vì nhiệt của chất rắn.
*Báo cáo, thảo luận
- GV cho HS xung phong nêu kết quả và nhận xét thí
nghiệm.
- GV cho HS nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có)
*Kết luận
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành phiếu báo cáo
của thí nghiệm số 1.
- Nhận xét và tuyên dương HS trong hoạt động.
- GV cùng với HS chốt nội dung về sự nở vì nhiệt của chất
rắn.

7
- HS ghi bài vào vở.

BÀI …: SỰ NỞ VÌ NHIỆT
1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn:
- Nhận xét thí nghiệm số 1: Độ tăng chiều dài của thanh
nhôm lớn hơn độ tăng chiều dài của thanh đồng.
* Kết luận:
- Khi vật nóng lên, kích thước vật tăng lên, ta nói vật
bị nở vì nhiệt.
- Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- GV dẫn vào hoạt động tiếp theo: “Cả lớp đã được tìm hiểu
về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Vậy chất lỏng và chất khí có
tính chất như chất rắn? Để biết được tính chất của chất lỏng
và chất khí chúng ta cùng đến với các thí nghiệm tiếp theo”
Hoạt động 2.2: Thí nghiệm tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và
chất khí (30 phút)
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm (ứng với 4 tổ hoặc 10
người/nhóm).
2. Sự nở vì
- GV giới thiệu cho HS các dụng cụ làm khí nghiệm sự nở
nhiệt của
vì nhiệt của chất lỏng và chất khí.
chất lỏng
¬ Thí nghiệm với chất lỏng:
3. Sự nở vì
+ Khay đựng nước.
nhiệt của
+ 4 bình thuỷ tinh giống nhau và có gắn ống thuỷ tinh
chất khí.
chứa lần lượt: nước (2 bình), rượu (1 bình), dầu (2 bình).

8
+ Bình đun sôi, nước và nước đá

¬ Thí nghiệm với chất khí:


+ 1 bình thuỷ tinh rỗng có gắn ống thuỷ tinh với một
giọt nước màu trong ống.
+ Máy sấy (Lưu ý: chuẩn bị trước ổ điện nếu dây điện
máy sáy ngắn)

- GV chia thí nghiệm cho 4 nhóm:


+ Nhóm 1 và 2: thảo luận thí nghiệm sự nở vì nhiệt của
chất lỏng.
+ Nhóm 3 và 4: thảo luận thí nghiệm sự nở vì nhiệt của
chất khí.
- GV yêu cầu HS: “Các nhóm có 5 phút tham khảo SGK và
thảo luận để thiết kế phương án thí nghiệm (bao gồm: bố trí
thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm) mà thầy/cô đã phân công
để chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí từ
các dụng cụ thầy/cô đã cung cấp và giới thiệu. Sau đó
thầy/cô sẽ chọn nhóm đưa ra phương án tốt nhất của từng
thí nghiệm và mời nhóm lên thực hiện trước lớp.”
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận theo nhóm tìm ra phương án thực
hiện ứng với thí nghiệm mà nhóm được phân công.

9
- GV cho từng nhóm trình bày về phương án thí nghiệm
nhóm đã thiết kế.
- GV nhận xét, bổ sung và chọn ra 2 nhóm có phương án
thí nghiệm tốt nhất để thực hiện (chọn 1 nhóm từ nhóm 1 và
2, chọn 1 nhóm từ nhóm 3 và 4).
¬ Thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
- GV yêu cầu HS: “Các em quan sát thí nghiệm mà nhóm
thực hiện, ghi kết quả quan sát được mực chất lỏng ở mỗi
ống và nhận xét vào phiếu”.
- Nhóm được GV chọn, thực hiện thí nghiệm theo phương
án của nhóm. (lưu ý HS cần điểu chỉnh mực chất lỏng trong
mỗi bình ngang nhau trước khi thực hiện).
- GV bao quát lớp, hỗ trợ nhóm HS.
- Các HS còn lại quan sát và ghi nhận xét kết quả đã thu
được qua thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất lỏng vào phiếu
báo cáo.
*Báo cáo kết quả và thảo luận về thí nghiệm sự nở
vì nhiệt của chất lỏng
- GV cho HS xung phong nêu kết quả và nhận xét thí
nghiệm.
- GV cho HS nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có)
*Kết luận
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành phiếu báo cáo
của thí nghiệm số 2.
- Nhận xét và tuyên dương HS trong hoạt động.
- GV cùng với HS chốt nội dung về sự nở vì nhiệt của chất
lỏng.

10
- HS ghi bài vào vở.

2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng:


- Nhận xét thí nghiệm số 2:
+ Bình đặt trong khay nước nóng, mực nước dâng
lên trong ống thuỷ tinh so với ban đầu, chứng tỏ nước
nở ra
+ Bình đặt trong khay nước lạnh, mực nước hạ
xuống trong ống thuỷ tinh so với ban đầu, chứng tỏ nước
co lại
+ Đặt 3 bình dầu, rượu và nước trong khay nước
nóng, mực chất lỏng trong 3 ống thuỷ tinh dâng lên so
với ban đầu. Nhưng, dầu dâng lên nhiều hơn rượu và
rượu dâng lên nhiều hơn nước.
* Kết luận:
- Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

¬ Thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất khí:


- GV yêu cầu HS: “Các em quan sát thí nghiệm mà nhóm
thực hiện, ghi kết quả quan sát và nhận xét vào phiếu”.
- Nhóm được GV chọn, thực hiện thí nghiệm theo phương
án của nhóm.
- GV bao quát lớp, hỗ trợ nhóm HS.
- Các HS còn lại quan sát và ghi nhận xét kết quả đã thu
được qua thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất khí vào phiếu
báo cáo.
*Báo cáo kết quả và thảo luận về thí nghiệm sự nở
vì nhiệt của chất khí

11
- GV cho HS xung phong nêu kết quả và nhận xét thí
nghiệm.
- GV cho HS nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có)
*Kết luận
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành phiếu báo cáo
của thí nghiệm số 3.
- Nhận xét và tuyên dương HS trong hoạt động.
- GV cung cấp bảng độ tăng thể tích các chất khí khác nhau
với cùng điều kiện và cùng với HS chốt nội dung về sự nở vì
nhiệt của chất khí.

- HS ghi bài vào vở.

3. Sự nở vì nhiệt của chất khí:


- Nhận xét thí nghiệm số 2:
+ Khi dùng máy sấy sấy vào bình cầu, ta nhìn thấy:
giọt nước màu trong ống thủy tinh đi lên, chứng tỏ thể
tích khí trong bình tăng, không khí nở ra.
+ Khi thôi dùng máy sấy sấy vào bình vào bình cầu,
ta thấy: giọt nước màu trong ống thủy tinh đi xuống,
không khí trong bình co lại.
* Kết luận:
- Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

¬ So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng và


chất khí trong cùng điều kiện.

12
- GV trình chiếu lên màn chiếu bảng “Độ tăng thể tích của
1000 cm3 một số chất khi tăng thêm 500C (áp suất chất khí
không đổi)”

- GV yêu cầu HS: “Các em quan sát bảng độ tăng thể tích
của 1000 cm3 một số chất khi tăng thêm 500C (áp suất chất
khí không đổi) và so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất
lỏng và chất khí trong cùng điều kiện”.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV cho HS xung phong nhận xét độ tăng các chất và rút
kết luận
- GV cho HS nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có)
*Kết luận
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành
- Nhận xét và tuyên dương HS trong hoạt động.
- GV cùng với HS chốt nội dung về sự nở vì nhiệt của các
chất
- HS ghi bài vào vở.

* Lưu ý: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất


lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


- GV đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập.

13
Hoạt động 2.3: Một số ví dụ về công dụng của nở vì nhiệt (10 phút)
- GV dẫn vào hoạt động tiếp theo: “Tiết trước cả lớp đã tìm
hiểu sự nở vì nhiệt của các chất. Trong cuộc sống các chất
luôn nở ra hoặc co lại khi nhiệt độ thay đổi. Sự thay đổi đó
có lợi như thế nào trong cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu
công dụng của nở vì nhiệt”.
*Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS: “Các em sử dụng SGK hoặc sử dụng điện
thoạt di động để tìm hiểu ứng dụng của nở vì nhiệt trong
cuộc sống, các em thảo luận theo nhóm đôi (2 bạn ngồi kế
nhau thành một nhóm) trong vòng 5 phút”.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm đôi theo sự hướng dẫn của GV.
- GV cho HS xung phong đưa ra các ứng dụng của nở vì
nhiệt trong cuộc sống.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và phân tích các ứng dụng HS nêu ra.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- GV cùng với HS thống nhất về các ứng dụng của nở vì
nhiệt trong cuộc sống.

14
- HS ghi bài vào vở.

4. Ứng dụng sự nở vì nhiệt trong thực tiễn


- Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí được con
người ứng dụng trong đời sống:
+ Chế tạo nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ cơ thể.
+ Nhiệt kế kim loại đo nhiệt độ trong các lò nướng
thức ăn.
+ Khinh khí cầu.
- Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau được sử
dụng trong việc chế tạo các bảng kép dùng trong việc
đóng ngắt tự động các dụng cụ dùng điện (bàn là, ấm đun
nước)

- GV dẫn vào hoạt động tiếp theo: “Cộng dụng của sự nở vì


nhiệt trong cuộc sống rất nhiều nhưng bên cạnh các công
dụng đó thì nở vì nhiệt của các chất cũng có tác hại đối với
thực tiễn, để biết các tác hại đó như thế nào chúng ta cùng
thực hiện một hoạt động”.

Hoạt động 2.3: Một số ví dụ về tác hại của nở vì nhiệt (10 phút)
*Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi được trình chiếu lên màn
chiếu (có hình ảnh): “Tại sao ở chỗ nối tiếp hai đầu thanh ray
xe lửa lại có 1 khoảng hở”.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV chọn HS xung phong đưa ra câu trả lời.

15
- GV cho HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV từ vấn đề khoảng hở giữa 2 đầu thanh ray liên hệ với
các tác hại khác của nở vì nhiệt của các chất.
- GV mời HS nêu thêm một số tác hại của nở vì nhiệt của
các chất.
- HS xung phong nêu câu trả lời.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và phân tích các tác hại HS nêu ra.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- GV cùng với HS thống nhất về các ứng dụng của nở vì
nhiệt trong cuộc sống.
- HS ghi bài vào vở.

5. Tác hại sự nở vì nhiệt trong thực tiễn


- Trả lời câu hỏi:
Vào mùa nóng, các thanh sắt dãn nở vì nhiệt, nếu
làm các thanh sắt của đường ray sát nhau thì khi chúng
dãn nở sẽ tạo một lực mạnh làm cong đường ray, các
thanh sắt có thể dãn nở chồng chéo lên nhau, gây nguy
hiểm cho quá trình hoạt động của tàu.
- Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí tác hại
đến thiên nhiên và con người:
+ Làm cho mực nước biển dâng lên, dẫn đến thu hẹp
đất ở những vùng ven biển, tăng sự xâm nhập mặn vào
những vùng đất còn lại.
+ Tạo ra lực có cường độ cực mạnh đủ sức làm biến
dạng đường sắt, đường ống dẫn nước, dẫn khí,....

16
PHIẾU BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
Họ và tên: ................................
Lớp: .........................................
Thí nghiệm số 1: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
+ Số chỉ đồng hồ chỉ thị giản nhở với thanh nhôm:………………
+ Số chỉ đồng hồ chỉ thị giản nhở với thanh đồng:………………
*Nhận xét: .............................................................................................
................................................................................................................
Thí nghiệm số 2: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
+ Mực nước khi trong nước nóng…………… và khi trong nước lạnh
……………
+ Thứ tự mực nước cả 3 bình tằng dần từ: ............................................
*Nhận xét: .............................................................................................
................................................................................................................
Thí nghiệm số 3: Sự nở vì nhiệt của chất khí
+ Khi bật máy sấy:..................................................................................
+ Khi tắt máy sấy: ..................................................................................
+ Chất có độ tăng thể tích lớn nhất trong bảng là: .................................
*Nhận xét: .............................................................................................
................................................................................................................

3. Hoạt động 3: Luyện tập - thời gian 15 phút


a) Mục tiêu
3 – Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt giải thích được một số hiện tượng
đơn giản thường gặp trong thực tế.

17
6 – Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức học được về sự nở vì nhiệt
giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.
- Trình bày được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
b) Nội dung
HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi của GV theo hình thức cá nhân
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu HS “Các em chuẩn bị 4 tờ giấy, bên trên mỗi tờ
lần lượt ghi các chữ A, B, C, D”
-GV phổ biến luật chơi: Với mỗi câu hỏi trắc nghiệm được
trình chiếu trên màn hình. Mỗi câu hỏi có 20s suy nghĩ và
trả lời (thời gian tính từ lúc thầy/cô đọc xong câu hỏi). Các
em chọn đáp án nào sẽ giơ tờ giấy ghi đáp án đó lên cao.
Mỗi em trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm. Kết thúc 10 câu
hỏi, em nào có số điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS xem câu hỏi GV trình chiếu và giơ đáp án.
*Báo cáo, thảo luận
- GV quan sát, ghi nhận các đáp án của HS, giải thích đáp
án.
*Kết luận
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, tuyên dương HS
có kết quả tốt.

18
BỘ CÂU HỎI TRÒ CHƠI
Câu 1. Băng kép được cấu tạo bởi:
A. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau.
B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.
C. Hai thanh kim loại có bề dày khác nhau.
D. Hai thanh kim loại có chiều dài khác nhau
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều
hơn chất rắn.
D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Câu 3. Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc
lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên..............,
………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
A. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
B. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
D. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng.
A. Khối lượng chất lỏng tăng
B. Khối lượng chất lỏng giảm
C.Trọng lượng của chất lỏng tăng
D.Thể tích của chất lỏng tăng
Câu 5. Tại sao ngành xây dựng trong các kết cấu bêtông, người ta thường chỉ
dùng sắt thép mà không dùng kim loại khác?
A. Vì sắt và thép dễ uôn, có thể tạo thẩm mĩ cao.
B. Vì sắt và thép là những vật liệu rẻ tiền.

19
C. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép xấp xỉ độ dãn nở vì nhiệt của
bêtông.
D. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép nhỏ

Câu 6. Chọn câu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của vật rắn.
A. Giữa hai đầu thanh ray xe lửa bao giờ cũng có một khe hở.
B. Ống dẫn khí hay chất lỏng, trên các ống dài phải tạo ra các vòng uốn.
C. Tôn lợp nhà phải có hình lượn sóng.
D. Sự nở vì nhiệt của vật rắn chỉ có hại.
Câu 7. Vì sao khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ
phồng trở lại?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra
Câu 8. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong
hồ ở các xứ lạnh?
A. Nước dưới đáy hồ đóng băng trước.
B. Nước ở giữa hồ đóng băng trước.
C. Nước ở mặt hồ đóng băng trước.
D. Nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.
Câu 9. Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con
lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
A. Để tránh tác hại của sự giãn nở vì nhiệt.
B. Để tạo thẩm mỹ
C. Để dễ dàng tu sửa cầu.
D. Vì tất cả các lí do đưa ra.
Câu 10. Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt
độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một

20
chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận
nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác
nhau.
B. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
D. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
BỘ ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B D C D C D D C A B

Hoạt động 4: Vận dụng – thời gian: 15 phút.


a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức học được về sự nở vì nhiệt của chất khí vào thiết kế
mô hình.
b) Nội dung:
HS thiết kế mô hình
c) Sản phẩm: nhiệt kế tự làm
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: “Các em nhìn lên màn hình, xem đoạn clip
thiết kế nhiệt kế đơn giản”
(Video hướng dẫn làm nhiệt kế đơn giản:
https://www.youtube.com/watch?v=1LOk1XzbPxg )
- GVgiới thiệu các dụng cụ làm nhiệt kế đơn giản.
- GV hướng dẫn HS làm nhiệt kế đơn giản.

21
*Thực hiện nhiệm vụ
- GV dặn dò HS: “Các em có 1 tuần làm nhiệt kế đơn giản
tại nhà. Sau đó, lên lớp trình bày sản phẩm đã làm trước lớp”
- GV giải đáp khắc mắc của HS.
*Báo cáo, thảo luận
- GV cho HS trình bày sản phẩm trước lớp
*Kết luận
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1/ Kế hoạch kiểm tra - đánh giá các mục tiêu của KHBD
1a – Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì
nhiệt khác nhau. (4 - THTN)
1b – Nêu được khái niệm sự nở vì nhiệt (1- NT KHTN)
2 – Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt. (1 -
VDKT, KNDH)
3 – Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt giải thích được một số hiện tượng
đơn giản thường gặp trong thực tế. (1 - VDKT, KNDH)
Phương pháp
Công cụ kiểm
Stt Mục tiêu của chủ đề/bài học kiểm tra - đánh
tra – đánh giá
giá

1 - Nêu khái niệm sự nở vì nhiệt


- Nêu được cách thực hiện thí Câu hỏi – Bảng
Hỏi - đáp
2 nghiệm chứng tỏ sự nở vì nhiệt kiểm
của chất lỏng.

22
- Nêu được cách thực hiện thí
3 nghiệm chứng tỏ sự nở vì nhiệt
của chất khí.
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất
4
rắn
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất
5
lỏng

- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất


6
khí
- Lấy được một số ví dụ về công
7 Câu hỏi
dụng của sự nở vì nhiệt.
Hỏi - đáp -
- Lấy được một số ví dụ về tác
8 Rubrics
hại của sự nở vì nhiệt.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì
nhiệt giải thích được một số hiện Quan sát - Hỏi - Câu hỏi – Bảng
9
tượng đơn giản thường gặp trong đáp kiểm - Rubrics
thực tế.

2/ Các công cụ kiểm tra – đánh giá (cụ thể)

* Bảng kiểm:

Tiêu chí đánh giá Đúng Sai


- Nêu được khái niệm sự nở vì nhiệt
- Nêu được cách thực hiện thí nghiệm chứng tỏ sự nở vì nhiệt
của chất lỏng.
+ Chọn dụng cụ phù hợp
+ Xác định mực chất lỏng trong ống thuỷ tinh

23
- Nêu được cách thực hiện thí nghiệm chứng tỏ sự nở vì
nhiệt của chất khí.
+ Chọn dụng cụ phù hợp
+ Xác định mực chất lỏng trong ống thuỷ tinh
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất khí
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp
trong thực tế về sự nở vì nhiệt.

* Rubrics:

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 (Chưa


Tiêu chí đánh
(Tốt) (Khá) (Đạt) đạt)
giá
9-10 7-8 5-6 Dưới 5
- Lấy được ví Lấy được 3 Lấy được 2 Lấy được 1 Không lấy được
dụ về về công ví dụ về ví dụ về ví dụ về ví dụ về công
dụng của sự nở công dụng công dụng công dụng dụng của sự nở
vì nhiệt. của sự nở vì của sự nở vì của sự nở vì vì nhiệt.
nhiệt. nhiệt. nhiệt.
- Lấy được ví Lấy được 3 Lấy được 2 Lấy được 1 Không lấy được
dụ về về tác hại ví dụ về tác ví dụ về tác ví dụ về tác ví dụ về tác hại
của sự nở vì hại của sự hại của sự hại của sự của sự nở vì
nhiệt. nở vì nhiệt. nở vì nhiệt. nở vì nhiệt. nhiệt.

24
Rubric: Đánh giá sản phẩm của học sinh về vận dụng kiến thức học được về
sự nở vì nhiệt của chất lỏng vào thiết kế mô hình
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Tiêu chí đánh
(Tốt) (Khá) (Đạt) (Chưa đạt)
giá
9-10 7-8 5-6 Dưới 5
- Hoạt động Vận dụng Vận dụng Vận dụng Chưa vẫn dụng
đúng nguyên tắc tốt kiến khá tốt kiến được kiến được kiến thức
thức về sự thức về sự thức về sự về sự nở vì
nở vì nhiệt nở vì nhiệt nở vì nhiệt nhiệt
- Chất liệu sử Sử dụng Sử dụng Sử dụng ít Không sử dụng
dụng an toàn, dễ được nhiều tương đối nguyên liệu được nguyên
tìm kiếm trong nguyên liệu nguyên liệu an toàn, gần liệu an toàn,
cuộc sống hằng an toàn, an toàn, gũi, dễ tìm gần gũi, dễ tìm
ngày gần gũi, dễ gần gũi, dễ
tìm tìm
- An toàn khi sử Đảm bảo an Tương đối Ít an toàn khi Không an toàn
dụng toàn không an toàn khi sử dụng khi sử dụng
xảy ra sự cố sử dụng
- Hình thức sản Có tính Có tính Tính thẩm Thiếu tính
phẩm thẩm mỹ, thẩm mỹ, mỹ, sáng tạo thẩm mỹ, sáng
sáng tạo sáng tạo khá tạo
cao tương đối
cao

25

You might also like