You are on page 1of 5

Tiết 89

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 6)

1. MỤC TIÊU:
2. Kiến thức:
 HS hệ thống lại kiến thức đã học của chủ đề 6
 HS vận dụng kiến thức để áp dụng giải bài tập.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức đã học
của chủ đề điện để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan.
 Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của
mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân khi tham gia hoạt động nhóm.
 Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Đề xuất được sơ đồ tư duy hợp lí và sáng tạo.
Năng lực khoa học tự nhiên:
 Hệ thống hoá được kiến thức về nhiệt.
 Vận dụng dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải quyết các bài tập ôn
tập chủ đề.
3. Phẩm chất
 Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 Hứng thú liên hệ kiến thức học được với những tình huống thực tế.
 HSKT học hòa đồng
1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Đối với giáo viên: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
3. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),
bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh hứng thú với bài học hơn.
b) Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật công não đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm,
yêu cầu HS đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS cho những câu hỏi trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra từng câu hỏi, chỉ định HS bất kì đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
1. Căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được một vật có nhiệt năng?
A. Có thể kéo, đẩy các vật. B. Có thể làm biến đổi nhiệt độ các vật.
C. Có thể làm biến dạng vật khác. D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật
khác.
2. Năng lượng nhiệt của vật là:
A. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Tổng động năng của các phân tử tạo nên vật
3. Năng lượng nhiệt luôn truyền từ:
A. Nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp
B. Nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao
C. Nơi có thế năng thấp đến nơi có thế năng cao
D. Nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp
4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?
A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
5. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi.
Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ cơ năng sang nhiệt năng. B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
C. Từ cơ năng sang cơ năng. D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
6. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
7. Khi đun nóng một hòn bi sắt thì xảy ra hiện tượng nào?
A.Khối lượng của hòn bi tăng B.Khối lượng của hòn bi giảm
C.Khối lượng riêng của hòn bi tăng D.Khối lượng riêng của hòn bi giảm
8. Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây đúng?
A. Nhôm, nước, không khí B. Nhôm, không khí, nước. .
C. Không khí, nhôm, nước. D. Không khí, nước, nhôm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


- HS chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời HS đứng dậy trả lời câu hỏi
Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án B C A B B B D A

Bước 4: Kết luận, nhận xét:


GV nhận xét đáp án và đưa ra đáp án đúng.
HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ 5
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa được kiến thức về nhiệt học.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm hệ thống hoá kiến thức bằng hình thức sơ đồ tư
duy với sự trợ giúp của GV.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về nhiệt học
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN


- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS về THỨC
sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức cơ bản Sơ đồ tư duy về tổng hợp kiến thức chủ
về nhiệt. đề 6
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (đính kèm phía dưới)
- HS chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS làm việc nhóm, trình bày sơ đồ tư duy
vào bảng nhóm hoặc giấy Ao.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS đại diện nhóm lên thuyết trình sơ đồ tư
duy của nhóm mình.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đưa ra đáp án chính xác.
- GV nhận xét thái độ làm việc.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG


Giải KHTN 8 Bài tập Chủ đề 6
Bài tập 1 trang 127 KHTN 8: Cùng một vật, vào mùa đông hay mùa hè vật
có nội năng lớn hơn? Vì sao?
Trả lời:
Cùng một vật, vào mùa hè vật có nội năng lớn hơn so với nội năng của vật vào
mùa đông vì mùa hè nhiệt độ cao hơn nhiều so với mùa đông nên vật nhận năng
lượng nhiệt từ môi trường nhiều hơn làm vật cũng nóng lên nhiều hơn, khiến các
phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn.
Bài tập 2 trang 127 KHTN 8: Khi một chất khí bị đốt nóng, các phân tử của
nó sẽ thu được năng lượng. Giả sử có thể nhìn thấy các phân tử của khí nóng và khí
lạnh (ở cùng áp suất), em sẽ thấy sự khác biệt nào trong chuyển động của chúng?
Trả lời:
Khi một chất khí bị đốt nóng, các phân tử của nó sẽ thu được năng lượng. Giả
sử có thể nhìn thấy các phân tử của khí nóng và khí lạnh (ở cùng áp suất), em sẽ thấy
các phân tử của khí nóng chuyển động nhanh hơn, hỗn loạn hơn các phân tử khí
lạnh.
Bài tập 3 trang 127 KHTN 8: Đun ấm nước trên bếp điện. Mô tả và giải
thích những quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thời gian đun.
Trả lời:
Đun ấm nước trên bếp điện quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thời gian đun
thông qua hai hình thức đó là dẫn nhiệt và đối lưu.
- Dẫn nhiệt: Vỏ ấm làm bằng kim loại giúp ấm truyền nhiệt từ đáy ấm lên thân
ấm và toàn bộ ấm, đồng thời truyền nhiệt vào nước bên trong ấm (mặc dù nước là
chất lỏng dẫn nhiệt kém).
- Đối lưu: lớp nước ở sát đáy ấm được làm nóng trước, nở ra, có khối lượng
riêng nhỏ hơn di chuyển lên phía trên, lớp nước lạnh ở phía trên có khối lượng riêng
lớn hơn nên nặng hơn di chuyển xuống phía dưới. Lớp nước này tiếp tục được đáy
nồi làm nóng, lại nở ra, di chuyển lên phía trên. Cứ như vậy, tạo thành dòng đối lưu,
giúp toàn bộ nước trong ấm được làm nóng đến khi sôi.
Bài tập 4 trang 127 KHTN 8: Vào những ngày hè nắng nóng, ở trong những
ngôi nhà được xây bằng tường mỏng, xung quanh không có cây che, đóng kín cửa sổ
ở mọi hướng ta thấy rất nóng. Nếu mở các cửa sổ ở mọi hướng thì ta có thể thấy mát
hơn không? Vì sao?
Trả lời:
- Nếu mở các cửa sổ ở mọi hướng thì ta có thể thấy mát hơn vì không khí ở
bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn sẽ tràn vào, tạo ra luồng gió mát thổi từ ngoài vào
trong nhà giúp ta thấy mát hơn.
- Giải thích: Trong phòng có nhiệt độ cao hơn ngoài trời nên không khí trong
phòng sẽ nóng lên nở ra, có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng không khí
bên ngoài nên bay lên tạo chỗ trống làm không khí bên ngoài có khối lượng riêng
lớn, nặng hơn tràn vào bên trong. Khi tràn vào bên trong nhà, nó lại tiếp tục bị nóng
lên, nở ra, bay lên, không khí bên ngoài khác lại tràn vào. Cứ như vậy tạo ra luồng
gió mát thổi vào trong nhà giúp ta cảm thấy mát hơn.

You might also like