You are on page 1of 6

KẾ HOẠCH DẠY HỌC KHOA HỌC (HÓA HỌC)

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT


1. Tiết 1: Sự đa dạng của chất và các trạng thái của chất
I. Mục tiêu:
+ Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên,
vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh,…)
+ Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba trạng thái của chất (rắn, lỏng, khí) thông qua
quan sát
+ Đưa ra ví dụ về một số đặc điểm cơ bản 3 trạng thái của chất.
II. Tiến trình dạy học:
+ Ổn định lớp: kiểm tra vệ sinh, sĩ số. (2ph)
Hoạt động 1: Trò chơi đoán ý đồng đội (10ph)
+ Chia lớp thành 3 nhóm, lần lượt mỗi nhóm cử 1 thành viên thông minh nhất để quay lưng
lại tivi và đoán tên các vật thể (GV đưa ra 1 gợi ý về vật thể, sau đó hs tự đặt câu hỏi?)
+ Giáo viên chiếu hình ảnh trên tivi. Người quay lưng lại tivi đưa ra các câu hỏi để đồng đội
trả lời, đồng đội ở dưới là người nhìn thấy tivi và trả lời – “Đúng hoặc Ko” khi người quay
lưng đặt câu hỏi. Nếu chính xác các vật thể, đội đó được ghi điểm. Mỗi nhóm có 2 phút chơi,
đội nào thắng cuộc sẽ được cộng điểm thưởng https://www.youtube.com/watch?
v=KIN2FcWz0NA (tương tự game trong link)
+ GV dẫn dắt: “Thông qua trò chơi chúng ta có thể thấy xung quanh ta là vô số các vật thể và
chúng lại được tạo thành từ các chất khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn
về sự đa dạng của các chất và đặc điểm của các trạng thái của chất.”
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức vật thể tự nhiên hay nhân tạo, vật thể vô sinh hay
hữu sinh.(17ph)
+ GV nhấn mạnh có nhiều cách để phân loại các vật thể cho thấy sự đa dạng về chất trên
hành tinh, hướng dẫn học sinh phân tích tên gọi của 2 dạng vật thể tự nhiên và nhân tạo để
hoàn thành bảng: Các nhóm được phát bảng phân loại các vật thể tự nhiên và vật thể nhân
tạo và hình ảnh vật thể đi kèm. Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và phân loại các vật thể đó.
+ Rút ra kết luận về sự đa dạng của chất
+ GV dẫn tiếp cách phân loại vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh
+ GV chiếu HS xem video và yêu cầu từng thành viên hoàn thành phiếu học tập
https://www.youtube.com/watch?v=IsHaVm6ZDs0&t=37s
Hoạt động 3: Tìm hiểu 3 trạng thái của chất (12ph)
+ GV cho chơi trò chơi: “follow the leader – làm theo chỉ huy”
- luật chơi: GV có 3 hình ảnh “ ngọn núi, con rắn, con dơi” khi GV hỏi
- “núi đâu núi đâu?” học sinh đứng im và hô “núi đây núi đây” (kèm biểu tượng ngọn núi).
- “rắn đâu rắn đâu?” học sinh dùng tay di chuyển giống con rắn và hô “rắn đây rắn đây”.
- “dơi đâu dơi đâu?” học sinh xòe tay bay giống con dơi và hô “dơi đây dơi đây”.
(GV làm mẫu động tác để hs biết và làm theo).
+ GV dẫn dắt từ trò chơi vào kiến thức 3 trạng thái của chất.
Vật chất luôn đa dạng và phong phú vậy chúng tồn tại ở các dạng như thế nào? Trò chơi trên
có 3 động tác miêu tả sự di chuyển các vật chất ở 3 dạng khác nhau đó là rắn, lỏng, khí.
+ GV hỏi hs dự đoán từng hình ảnh minh họa trong trò chơi và 3 trạng thái rắn, lỏng, khí
tương ứng là?
+ GV lấy ví dụ về nước đá, nước lỏng và hơi nước thông qua flashcard. Sau đó HS phát biểu
về đặc điểm của các trạng thái.
+ GV chiếu video về 3 đặc điểm trạng thái của các chất yêu cầu các nhóm vẽ lại vào vở.
https://www.youtube.com/watch?v=vNvElea-124&t=68s
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3ph)
+ Về nhà vẽ 15 vật thể tương ứng với 3 trạng thái tồn tại của chúng
III. Rút kinh nghiệm sau giờ học

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


1. Gắn các hình ảnh sau vào cột tương ứng:

Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo

Hình ảnh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
2. Xem video và hoàn thành bảng sau:

Vật vô sinh Vật hữu sinh

Đặc điểm

Ví dụ
2. Tiết 2: Tính chất của chất
I. Mục tiêu:
+ Nêu được 1 số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hóa học).
+ Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ; đông đặc.
II. Tiến trình dạy học:
+ Ổn định lớp: kiểm tra vệ sinh, sĩ số. (2ph)
Hoạt động 1: Khởi động - Ôn tập bài cũ (8ph)
+ GV chuẩn bị 3 cột trạng thái của chất trên bảng đồng thời chia lớp thành 3 nhóm.
+ Các nhóm có nhiệm vụ vẽ lại đặc điểm của mỗi trạng thái và liệt kê các vật thể tương ứng
trong mỗi cột trong 5 phút.
+ Sau 5 phút, đội nào có nhiều đáp án đúng nhất là đội chiến thắng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức tính chất của chất. (13ph)
+ GV chia 3 nhóm phát dụng cụ thí nghiệm gồm: đinh sắt, đèn cồn, cốc nước, bút thử điện.
- Quan sát về trạng thái, Màu sắc, mùi, vị,
- Làm thí nghiệm: Tính tan của sắt trong nước, khối lượng riêng (cho vào cốc nước); tính
dẫn điện (chuẩn bị bút thử điện cắm vào ổ điện thấy đèn của bút thử điện phát sáng), dẫn
nhiệt (hơ đinh sắt trên ngọn lửa đèn cồn thấy nóng). Hoàn thành phiếu học tập.
+ GV rút ra kết luận những tính chất trên là TCVL và yêu cầu học sinh ghi lại vào vở.
+ GV phát thêm mỗi nhóm 1 đinh sắt bị gỉ và 1 nam châm. Yêu cầu học sinh quan sát và
nhận xét hiện tượng khi đưa gần nam châm lại gần 2 đinh sắt.
 HS đưa ra kết luận đinh sắt bị biến đổi tính chất. GV giúp hs đưa ra KL: khả năng biến
đổi chất là tính chất hóa học
Hoạt động 3: Hình thành các khái niệm sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ và
đông đặc (17ph)
+ GV yêu cầu các nhóm quan sát video mô tả cách biến 100 thanh sô-cô-la thành 1 thanh sô-
cô-la khổng lồ. Xác định hiện tượng nào thể hiện sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng
tụ và đông đặc tương ứng trong video vừa xem.
https://www.youtube.com/watch?v=u6fF8_BejOE
https://www.youtube.com/watch?v=dM7BRsnJJhs
+ Từ đó GV yêu cầu học sinh đưa ra kết luận về các khái niệm
+ GV phát cho các nhóm phiếu nối định nghĩa và từ khóa tương ứng, đồng thời các nhóm vẽ
ví dụ minh họa từng khái niệm trong 5ph.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (5ph)
+ Yêu câu HS nhắc lại các khái niệm bằng trò chơi xì điện (kỹ thuật tia chớp).
+ Ôn tập bài cũ và lấy ví dụ về các hiện tương sự nóng chảy, đông đặc, sôi, …
III. Rút kinh nghiệm sau giờ học

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
3. Tiết 3: Sự biến đổi trạng thái của chất.
I. Mục tiêu:
+ Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.
+ Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc, bay hơi,
ngưng tụ, sôi.
II. Tiến trình dạy học:
+ Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số. (2ph)
Hoạt động 1: Khởi động - Ôn tập bài cũ (8ph)
+ GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” theo nhóm trên ppt ôn tập lại 3 trạng thái của chất và
các khái niệm sự nóng chảy, đông đặc, sự bay hơi, ngưng tụ và sự sôi.
Hoạt động 2: Tiền hành thí nghiệm minh họa các khái niệm chuyển đổi. (13ph)
+ GV chia 3 nhóm phát dụng cụ thí nghiệm gồm: 1 thanh nến nhỏ, 1 cốc nước 500ml, nước,
bếp điện, bát sắt, chậu nước đá lọa nhỏ.
Làm thí nghiệm:
+ Bước 1: Các nhóm đun nóng cốc nước trên bếp điện, đặt bát sắt lên trên cốc nước nóng
+ Bước 2: Đặt ngọn nến nhỏ trên bát sắt, dùng thìa hoặc đũa dằm nhỏ để nhanh chảy.
+ Bước 3: Chờ nến chảy hết tạo hình ngọn nến vào khuôn và đặt vào chậu nước đá.
+ Bước 4: Quan sát các trạng thái bị biến đổi của ngọn nến và nước đem đun
 HS hoàn thành phiếu học tập cá nhân.
Hoạt động 3: Mô tả sự chuyển đổi trạng thái qua các hiện tượng (17ph)
+ GV phát phiếu học tập (giấy A1) cho các nhóm yêu cầu lấy 1 ví dụ khác cùng thảo luận và
hoàn thành trong 8 phút.
+ Sau 8ph học sinh các nhóm lên bảng thuyết minh về sự chuyển thể của chất đã học.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (5ph)
+ Yêu câu HS tổng hợp lại các kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
+ Ôn tập bài cũ ở nhà
III. Rút kinh nghiệm sau giờ học

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP
Các con dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bảng sau:

Cách tiến hành Sự sôi Sự bay hơi Ngưng tụ Sự nóng Sự đông


thí nghiệm chảy đặc

Mô tả quá
trình

Trạng thái
chất biến đổi
từ…. sang…

Vẽ minh họa

You might also like