You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Nhóm thực phẩm nào đưới đây là nguồn cung cấp chất đường, bột?
A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai lang.
B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.
C. Tép, thịt gà, trứng vịt, sữa.
D. Dừa, mỡ lợn, dầu đậu nành.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 2. Chất dinh dưỡng nào sau đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt
động của cơ thể?
A. Chất đường bột.
B Chất đạm
C. Chất béo
D. Vitamin.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 3. Chất đạm có vai trò nào sau đây đối với cơ thể?
A. Tăng sức đề kháng của cơ thể.
B. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
C. Xây dụng cơ thể, tạo ra các tế bào mới thay thế tế bào giả chết đi.
D. Tất cả các vai trò trên.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 4. Điền từ/ cụm từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống.
năng lượng, hao tốn, vui chơi, cung cấp, dinh dưỡng, thực phẩm, hoạt động sống, tế bào.
Hằng ngày, con người cần (1)................. để lao động, học tập và (2)................. Thức ăn khi vào
cơ thể sẽ được tiêu hoá để tạo ra năng lượng và các chất (3)................... cần thiết cho cơ thể.
Chất dinh dưỡng còn tái tạo (4)................, giúp cơ thể phát triển, lớn lên; bù đắp những
(5)................ trong quá trình sống và tạo hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Vì vậy, muốn duy trì
các (6)...................... và phát triển, con người cần được (7)................. đầy đủ chất định đưỡng
thông qua các (8)..................... ăn vào mỗi ngày.
Trả lời:
1. năng lượng
2. vui chơi
3.dinh dưỡng
4. tế bào
5. hao tốn
6. hoạt động sống
7. cung cấp
8. thực phẩm
Câu 5. Theo tháp dinh dưỡng, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho người trưởng thành là
từ:
A. Rau, củ, quả. 
B. Thịt, cá.
C. Dầu, mỡ.
D. Gạo.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm?
A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hoá.
B. Làm tăng tính đa đạng của thực phẩm.
C. Tạo ra nhiêu sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.
D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiêu món ăn khác nhau.
Trả lời:
Chọn đáp án:B
Câu 7. Nhóm thực phẩm nào dưới đây bao gồm những thực phẩm giàu chất đạm?
A. Mực, cá quả (cá lóc, cá chuối), dầu ăn, gạo.
B. Thịt bò, trứng gà, sữa bò, cua.
C. Tôm tươi, mì gói, khoai lang, mỡ lợn.
D. Bún tươi, cá trê, trứng cút, dầu dừa.
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 8. Loại thực phẩm nào sau đây chứa nhiều chất béo nhất?
A. Bánh mì.
B. Ðu đủ.
C. Bơ.
D. Sữa bò.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 9. Chúng ta có thể thay thế thịt lợn trong bữa ăn bằng thực phẩm nào dưới đây?
A. Tôm tươi.
B. Cà rốt.
C. Khoai tây.
D. Tất cả thực phẩm đã cho.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 10. Kẹo và đường là loại thực phẩm nên được sử dụng ở mức độ nào theo tháp dinh
đưỡng (Hình 4.5, sách giáo khoa trang 31)?
A. Ăn ít. 
B. Ăn vừa đủ.
C. Ăn có mức độ.
D. Ăn đủ.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 11. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt?
A. Canh cua mồng tơi. 
B. Trứng tráng.
C. Rau muống luộc.
 
D. Dưa chua.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 12. Bước nào không có trong quy trình chế biến món rau xà lách trộn dầu giấm?
A. Nhặt, rửa rau xà lách.
B. Luộc rau xà lách.
C. Pha hỗn hợp đầu giảm.
D. Trộn rau xà lách với hỗn hợp dầu giấm.
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 13. Món ăn nào dưới đây không được chế biến bằng phương pháp làm chín thực phẩm
trong nước?
A. Rau muống luộc.
B. Cá kho.
C. Lạc (đậu phộng) rang.
D. Canh cà chua.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 14. Mục đích của việc chế biến thực phẩm là gì?
A. Để thay đổi trang thái của thực phẩm
B. Để hạn chế sự hao hụt chất dinh dưỡng của thực phẩm
C. Tạo hương vị thơm ngon, dễ tiêu hóa và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
D. Để tiết kiệm trong ăn uống
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 15. Nguyên liệu thường dùng để chế biến các món ăn không sử dụng nhiệt bao gồm:
A. Các loại rau củ quả
B. Các loại thịt gia súc, gia cầm
C. Các loại cá và hải sản
D. Các loại hạt đậu, đỗ
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 16. Thực đơn nào sau đây gồm toàn món ăn được chế biến có sử dụng nhiệt?
A. Rau luộc, thịt kho, dưa muối
B. Canh cải, tôm rang, rau xào
C. Nộm rau muống, canh cải nấu tôm, trứng rán
D. Thịt rang, rau luộc, cà muối
Trả lời:
- Chọn B
Câu 17: Nhiệt độ cao gây ảnh hưởng thế nào đến tinh bột ?
A. Tinh bột sẽ hòa tan vào nước.
B. Tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn
C. Tinh bột sẽ bị phân hủy bị biến chất.
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: B
Giải thích: Ở nhiệt độ cao tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn
toàn
Câu 18: Vitamin nào ít bền vững nhất khi đun nấu?
A. Vitamin B
B. Vitamin D
C. Vitamin A
D. Vitamin C
Đáp án: D
Giải thích: Vitamin ít bền vững nhất khi đun nấu là vitamin dễ tan trong nước như vitamin C
Câu 19: Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến ?
A. Chất béo
B. Tinh bột
C. Vitamin
D. Chất đạm
Đáp án: C
Câu 20: Chọn phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm :
A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn
B. Thịt cá cắt lát, sau đó đem rửa và không để khô héo
C. Không để ruồi bọ bâu vào thịt cá
D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
Đáp án: B
Câu 21: Muốn cho lượng vitamin C trong thực phẩm không bị mất trong quá trình chế biến
cần chú ý điều gì ?
A. Không nên đun quá lâu
B. Các loại ra củ cho vào luộc hay nấu khi nước đã sôi để hạn chế mất vitamin C
C. Không đun nấu ở nhiệt độ quá cao , tránh làm cháy thức ăn.
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Câu 22: Thông tin sai về các chất dinh dưỡng của cá là:
A. Giàu chất béo.
B. Giàu chất đạm.
C. Cung cấp Vitamin A, B, D.
D. Cung cấp chất khoáng, phospho, iod.
Đáp án: A
Câu 23. Khi luộc hoặc nấu một số loại rau xanh, đôi khi ta thấy lá rau không xanh mà ngả
vàng. Em có bí quyết gì để món canh hoặc món rau luộc xanh ngon không?
Cách 1: Cho muối vào nước luộc và dìm vào nước có đá lạnh
Cách 2: Vắt thêm chanh hoặc dấm
Câu 24. Giải thích lí do các thực phẩm đóng hộp có thể cất giữ được lâu dài.
 Vi khuẩn và các mầm bệnh khó chịu khác được nung nóng vượt quá nhiệt độ nhất định
(thường là điểm sôi của nước - 100 độ Celsius), chúng sẽ được vô hiệu hóa hoặc bị giết.
Sau khi hộp được đóng kín, về lý thuyết thì không có vi khuẩn hoặc bào tử nào xâm nhập
được vào thực phẩm bên trong hộp. Vì vậy, sau vài tháng, vài năm hoặc cả thập kỷ sau, lúc
mở hộp ra, bạn có thể thấy thực phẩm vẫn còn tương đối tươi mới.
Câu 25. Đi thuyền ra biển có lẽ là trải nghiệm mà không ai quên được, làn nước trong xanh
cùng những cơn gió mát mẻ luôn tạo cho đầu óc cảm giác thư giãn. Thế nhưng nếu quay trở lại
thế kỷ 18, cứ nhắc đến việc dong buồm ra khơi thì ai nấy cũng kinh hãi tột cùng vì sợ mắc phải
căn bệnh chết chóc không lời giải đáp. Người bệnh thường bị rụng răng, chảy máu nướu, lở
loét và rệu rã cơ thể dần biến mất. Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra bệnh và cách chữa trị.
Câu 26. Khoảng giữa thế kỷ XVII, Jacob de Bondt (1598-1631), một thầy thuốc làm việc tại
Batavia ở miền đông Ấn Độ thuộc Hà Lan đã viết cuốn sách “Y học Ấn Độ”, trong đó mô tả
một căn bệnh phổ biến ở dân cư vùng này: Người ốm mất trương lực bàn tay, cánh tay, cơ chi
dưới suy yếu kèm viêm dây thần kinh ngoại vi. Qua theo dõi một thời gian dài, ông nhận ra
nguyên nhân là do họ ăn loại gạo xay xát quá kỹ. Sau đó, người dân chuyển sang chế độ ăn gạo
chứa nhiều cám thì thấy hết hẳn các dấu hiệu bệnh. Em hãy cho biêt trong cám gạo chứa chất
gì? Nêu vai trò của chất đó.

You might also like