You are on page 1of 4

UBND HUYỆN ĐÔNG ANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I

TRƯỜNG THCS VĨNH NGỌC NĂM HỌC 2022 – 2023


MÔN: CÔNG NGHỆ 6

CHƯƠNG I. NHÀ Ở
Câu 1. Nhà ở có vai trò:
A. Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. B. Dùng để ở
C. Bảo vệ con người trước tác động xấu của thiên nhiên, xã hội D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Kiểu nhà nào dưới đây thường có ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhà sàn B. Nhà chung cư C. Nhà mặt phố D. Nhà nổi
Câu 3. Kiểu nhà được thiết kế 3-5 tầng, tận dụng ưu thế mặt tiền để kinh doanh thường thấy ở khu vực
nào?
A. Nhà ở mặt phố B. Nhà ở nông thôn C. Nhà ở vùng núi. D. Nhà ở chung cư
Câu 4. Kiểu nhà nào dưới đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?
A. Nhà sàn B. Nhà mặt phố C. Nhà chung cư D. Nhà nông thôn truyền thống
Câu 5. Kiểu nhà nào dưới đây được xây dựng trên mặt đất, một tầng, cố định và phân chia hệ thống bằng
tường và cột
A. Nhà chung cư B. Nhà nông thôn truyền thống C. Nhà sàn D. Nhà mặt phố
Câu 6. Một tin rao bán nhà trên báo được đăng như sau: “Cần bán căn hộ có hai mặt thoáng, diện tích 79
m2 có 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh. Tòa nhà có hai tầng hầm để xe, có khu sinh hoạt cộng đồng.” thuộc loại
nhà ở nào?
A. Nhà mặt phố. B. Nhà nổi. C. Nhà sàn. D. Nhà chung cư.
Câu 7. Một tin rao bán nhà trên báo được đăng như sau: “Cần bán căn hộ có hai mặt thoáng, diện tích 79
m2 có 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh. Tòa nhà có hai tầng hầm để xe, có khu sinh hoạt cộng đồng.” Nhà được
bán có những phòng chức năng nào?
A. Phòng khách, phòng ngủ. B. Phòng ngủ, phòng vệ sinh.
C. Phòng thờ, phòng ngủ. D. Phòng ngủ, phòng bếp.
Câu 8. Nơi thể hiện niềm tâm linh của mọi người là khu vực chức năng nào sau đây:
A. Khu vực sinh hoạt chung. B. Khu vực nghỉ ngơi. C. Khu vực thờ cúng. D. Khu vực nấu ăn.
Câu 9. Nơi thường được bố trí riêng biệt, yên tĩnh để ngủ là khu vực chức năng nào sau đây:
A.Khu vực nghỉ ngơi. B. Khu vực sinh hoạt chung.
C. Khu vực thờ cúng. D.Khu vực nấu ăn.
Câu 10. Nhóm nào sau đây gồm các vật liệu nhân tạo thường dùng để xây dựng nhà ở?
A. Lá cọ, rơm khô, đất, đá, cát, gỗ. B. Nước, sỏi, đá, cát, lá tre.
C. Tre, nứa, xi măng, sắt, thép. D. Gạch, ngói, nhôm, kính, xi măng.
Câu 11. Nhóm nào sau đây đều gồm các vật liệu sẵn có trong thiên nhiên thường dùng để xây dựng nhà ở?
A. Gạch, ngói, nhôm, kính, xi măng. B. Tre, nứa, xi măng, sắt, thép.
C. Nước, sỏi, đá, cát, kính. D. Lá cọ, rơm khô, đất, đá, cát, gỗ.
Câu 12. Để tạo ra vữa xây dựng cần:
A. Cát, đá nhỏ, nước. B. Cát, xi măng, nước. C. Cát, gạch, xi măng. D. Cát, thép, xi măng.
Câu 13. Để tạo ra bê tông trong xây dựng cần:
A. Cát, đá nhỏ, nước. B. Đá nhỏ, xi măng, nước. C. Thép , xi măng, nước. D. Cát, thép, xi măng
Câu 14. Ứng dụng chính của gạch, ngói trong trong xây dựng nhà ở là:
A. Làm khung nhà, cột nhà. B. Kết hợp với xi măng, nước tạo thành bê tông.
C. Làm khung nhà, làm sàn nhà. D. Làm tường nhà, làm mái nhà.
Câu 15. Ứng dụng chính của thép trong xây dựng nhà ở là:
A. Làm khung nhà, làm sàn nhà. B. Làm khung nhà, cột nhà.
C. Kết hợp với xi măng, nước tạo thành bê tông. D. Làm tường nhà, làm mái nhà.
Câu 16. Hãy chỉ ra thứ tự các bước chính xây dựng nhà ở?
A. Thi công thô → Thiết kế → Hoàn thiện. B. Thiết kế → Thi công thô → Hoàn thiện.
C. Thiết kế → Hoàn thiện → Thi công thô. D. Thi công thô →Hoàn thiện →Thiết kế
Câu 17. Trang trí nội thất, lắp đặt hệ thống điện nước là bước:
A. Chuẩn bị. B. Thi công.
C. Hoàn thiện. D. Xây khung nhà
Câu 18. Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng giảm xuống cho đủ mát là mô tả của hệ thống nào
trong ngôi nhà thông minh:
A. Hệ thống năng lượng mặt trời. B. Hệ thống an ninh, an toàn.
C. Hệ thống chiếu sáng D. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
Câu 19. Ở một vài nơi trong nhà đèn tự động bật lên khi trời tối và tắt đi khi trời sáng là mô tả của hệ thống
nào trong ngôi nhà thông minh:
A. Hệ thống năng lượng mặt trời. B. Hệ thống chiếu sáng
C. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ D. Hệ thống an ninh, an toàn.
Câu 20. Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển, giám sát việc sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng là đặc điểm
nào trong ngôi nhà thông minh:
A. Tiện ích. B. Tiết kiệm năng lượng. C. An ninh, an toàn D. Tự động
Câu 21. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của ngôi nhà thông minh?
A. An ninh, an toàn. B. Tiết kiệm năng lượng C. Tiện ích. D. Khả năng bảo mật kém.
Câu 22. Cảnh báo nào sau đây không phải đặc điểm đảm bảo tính an ninh, an toàn cho ngôi nhà thông
minh?
A. Có người lạ đột nhập. B. Quên đóng cửa.
C. Tự động mở kênh truyền hình yêu thích. D. Cảnh báo nguy cơ cháy nổ.
Câu 23. Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình, em thực hiện:
A. Không bật quạt ngay cả khi trời đang nóng.
B. Không lắp đặt các hệ thống thiết bị báo cháy.
C. Bật điện ngay cả khi trời đang sáng.
D. Lựa chọn, sử dụng các thiết bị, đồ dùng tiết kiệm năng lượng.
Câu 24. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua các thiết bị như
điện thoại, Ipad…là đặc điểm:
A. Tiết kiệm năng lượng. B. Tiện ích. C. An ninh, an toàn. D. Đáp án khác

CHƯƠNG II. BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM


Câu 25. Trong các loại thực phẩm màu đỏ, màu vàng có chứa nhiều:
A. Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin C D. Vitamin D
Câu 26. Hãy cho biết loại vitamin nào giúp làm sáng mắt?
A. Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin C  D. Vitamin D
Câu 27. Tham gia vào quá trình cấu tạo và là thành phần của hồng cầu trong máu là vai trò chủ yếu của
chất nào?
A. I ốt B. Can xi C. Sắt D. Phốt pho
Câu 28. Loại chất khoáng nào sau đây giúp cho xương và răng chắc khỏe?
A. Sắt B. Calcium C. Iodine D. Kali
Câu 29. Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ chất béo động vật là:
A. Mỡ lợn, dầu mè, dầu vừng B. Mỡ lợn, dầu gấc, mỡ gà
C. Mỡ lợn, mỡ gà, dầu lạc. D. Mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà.
Câu 30. Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ chất béo thực vật là:
A. Dầu gấc, dầu mè, dầu vừng B. Mỡ lợn, dầu gấc, mỡ gà
C. Mỡ bò, mỡ gà, dầu lạc. D. Mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà.
Câu 31. Những loại thực phẩm giàu chất đạm là:
A. Thịt, tôm, trứng, sữa, đậu nành. B. Khoai lang, thịt, cá, tôm, rau bắp cải.
C. Rau muống, tôm, trứng, cà rốt. D. Củ cải, tôm, thịt, rau ngót, sữa
Câu 32. Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh, chúng ta cần:
A. Ăn đa dạng thực phẩm, đảm bảo vệ sinh, tập thể dục sau khi ăn.
B. Ăn đúng bữa, đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
C. Ăn đúng giờ, ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, uống đủ nước.
D. Ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.
Câu 33. Khoảng cách giữa các bữa ăn là:
A. 3 đến 5 giờ B. 4 đến 5 giờ C. 4 đến 6 giờ. D. 5 đến 6 giờ.
Câu 34. Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến?
A. Chất béo. B. Chất đạm. C. Vitamin. D. Tinh bột.
Câu 35. Việc lựa chọn các phương pháp bảo quản thực phẩm đúng cách giúp:
A. Kích thích vị giác khi ăn.
B. Kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn đảm bào được chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
C. Tạo ra các món ăn đa dạng hơn.
D. Làm chín thực phẩm nhanh hơn.
Câu 36. Phương pháp nào sau đây dùng để bảo quản thực phẩm?
A. Trộn hỗn hợp B. Rán C. Làm lạnh và đông lạnh. D. Muối chua
Câu 37. Nhược điểm của phương pháp nướng là:
A. Thời gian chế biến lâu B. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất
C. Món ăn nhiều chất béo D. Một số loại vitamin hòa tan trong nước
Câu 38. Nhược điểm của phương pháp kho là:
A. Thời gian chế biến lâu B. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất
C. Món ăn nhiều chất béo D. Một số loại vitamin hòa tan trong nước
Câu 39. Để chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt, sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Luộc B. Nướng C. Kho D. Muối chua
Câu 40. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không nên:
A. Bảo quản thực phẩm trong túi nilon. B. Tách riêng thực phẩm sống và chín.
C. Sử dụng riêng dao và thớt để thái thịt sống, chín. D. Sử dụng hộp chuyên dụng để bảo quản.
Câu 41. Để đảm bảo dinh dưỡng và sự đa dạng của thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của gia đình, chúng
ta nên:
A. Tuyệt đối không ăn các món chiên, nướng. B. Tăng cường ăn các món kho.
C. Chỉ nên ăn các món luộc. D. Phối hợp các phương pháp khác nhau để chế biến thực phẩm
Câu 42. Loại thực phẩm nào sau đây là không an toàn?
A. Thịt có màu hồng đặc trưng, đàn hồi, thớ thịt chắc, không chảy nước, không có mùi lạ.
B. Hải sản còn tươi sống, có màu sắc và mùi tanh tự nhiên.
C. Thực phẩm đóng hộp có thông tin về cơ sở sản xuất nhưng đã hết hạn sử dụng.
D. Rau củ quả còn tươi, nguyên vỏ, không dập nát, không mọc mầm.

CHƯƠNG III. TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG


Câu 43. Vai trò của trang phục là:
A. Tôn lên vẻ đẹp của người mặc.
B. Cho biết một số thông tin cơ bản của người mặc như sở thích, nghề nghiệp…
C. Che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại của thời tiết, môi trường
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 44. "Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu" là tính chất của loại vải nào?
A. Vải sợi thiên nhiên B. Vải sợi tổng hợp C. Vải sợi pha D. Vải sợi nhân tạo
Câu 45. "Loại vải bền, đẹp, giặt nhanh khô, không bị nhàu nhưng độ hút ẩm thấp, mặc không thoáng mát”
là tính chất của loại vải nào?
A. Vải sợi thiên nhiên B. Vải sợi tổng hợp C. Vải sợi pha D. Vải sợi nhân tạo
Câu 46. Đọc nhãn quần áo dưới đây và cho biết loại vải dùng để may trang phục đó là gì?
A. Vải sợi thiên nhiên B. Vải sợi nhân tạo
C. Vải sợi tổng hợp D. Vải sợi pha

Câu 47. Đọc nhãn quần áo dưới đây và cho biết loại vải dùng để may trang phục đó là gì?
A. Vải sợi thiên nhiên B. Vải sợi nhân tạo
C. Vải sợi tổng hợp D. Vải sợi pha

Câu 48. Trong các hình sau, hình nào là trang phục đi học?
A. Hình a B. Hình b
C. Hình c D. Hình d

Câu 49. Yếu tố nào sau đây được dùng để trang trí, làm tăng vẻ đẹp và tạo hiệu ứng thẩm mĩ cho trang
phục:
A. Kiểu dáng B. Đường nét họa tiết C. Chất liệu D. Màu sắc
Câu 50. Khi đi lao động, em sẽ chọn loại trang phục như thế nào?
A. Được may từ vải sợi tổng hợp, màu sẫm, kiểu may cầu kì
B. Được may từ vải sợi tổng hợp, màu sáng, kiểu may cầu kì
C. Được may từ vải sợi bông, màu sẫm, kiểu may đơn giản, rộng
D. Được may từ vải sợi bông, màu sáng, kiểu may sát người

You might also like