You are on page 1of 6

ÔN TẬP GIỮA HK1 – MÔN CÔNG NGHỆ

BÀI 1: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI


Câu 1: Nhà ở có vai trò gì đối với con người?
A.Là nơi trú ngụ của con người.
B. Giúp con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ thiên nhiên.
C. Đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cho con người.
D. Tất cả các ý đều đúng
Câu 2: Phần nào sau đây của ngôi nhà có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ các bộ phận
bên dưới:
A. Sàn gác. B. Tường nhà. C.Mái nhà. D. Dầm nhà.
Câu 3: Phần nào sau đây của ngôi nhà nằm sâu dưới mặt đất:
A. Móng nhà. B. Tường nhà. C.Mái nhà. D. Dầm nhà.
Câu 4: Phần nào tạo nên kiến trúc cho ngôi nhà?
A. Sàn gác. B. Tường nhà. C.Mái nhà. D. Thân nhà.
Câu 5: Kiến trúc nào sau đây không phải là kiến trúc nhà đặc trưng của Việt
Nam:
a. Nhà liền kề. B. Nhà ba gian. C.Nhà trên xe. D. Nhà nổi.
Câu 6: Các kiến trúc nhà phù hợp với thành thị:
A. Chung cư, nhà biệt thự, nhà liền kề. C. Chung cư, nhà biệt thự, nhà nổi
B. Chung cư, nhà biệt thự, nhà sàn. D. A và B đều đúng.
Câu 7: Để trộn bê tông, người ta sử dụng vật liệu nào?
A. Cát+đá+nước+xi măng C. Cát+đá+nước
B. Cát+xi măng D. Cát+xi măng+nước
Câu 8: Vật liệu nào sau đây dùng để lợp mái nhà?
A.Gạch ống. B. Ngói. C. Đất sét. D. Không vật liệu nào cả.
Câu 9: Nhà ở có mấy khu vực chính
A.2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10: Trong nhà ở, một vài khu vực có thể bố trí chung 1 vị trí. Nơi thờ cúng
có thể bố trí kết hợp với khu vực sinh hoạt nào?
A. Nơi thờ cúng và nơi tiếp khách. C. Nơi thờ cúng và khu vệ sinh.
B. Nơi thờ cúng và chỗ ngủ, nghỉ. D.Cả A và B đều đúng.
Câu 11: Vật liệu xây dựng nào sau đây là vật liệu có sẵn trong tự nhiên?
A.Gỗ, đất sét, lá dừa, tre. C. Gỗ, đất sét, lá dừa, gạch ống.
B.Gỗ, đất sét, lá dừa, tôn.D. b và c đều đúng.
Câu 12: Các vật liệu xây dựng nào sau đây là vật liệu nhân tạo?
A.Gỗ. B. Tôn C.Gạch ống. D. Gạch ống và tôn đều
đúng.
Câu 13: Tòa nhà có nhiều căn hộ sử dụng chung công trình phụ(lối đi, cầu
thang, nhà để xe…)?
A. Nhà cấp 4. B. Nhà chung cư C. Nhà nổi trên mặt nước. D. Nhà biệt
thự.
Câu 14: Trang trí nội thất, lắp đặt hệ thống điện nước là bước nào trong quy
trình xây dựng nhà ở?
A. Chuản bị B. Thi công C. Hoàn thiện D. Tất cả đều đúng.
Câu 15: Vữa xi măng được trộn từ các nguyên liệu nào?
A. Xi măng + cát + đá C. Xi măng + nước
B. Xi măng + cát + nước D. Xi măng + cát
Câu 16: Đâu là trộn bê tông?
A. Xi măng + cát + đá C. Xi măng + cát + đá (sỏi)+ nước
B. Xi măng + cát + nước D. Xi măng + đá (sỏi)+ nước
Câu 17: Để liên kết các viên gạch với nhau thành một khối tường, thường người
ta dùng vật liệu gì?
A.Vữa xi măng B. Keo C. Bê tông D. Tất cả đều đúng.
BÀI 2: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG GIA ĐÌNH
Câu 18: Các biện pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt:
A. Điều chỉnh ngọn lửa vừa đáy nồi. C. Ngâm đậu trước khi nấu mềm
B.Dùng kiếng chắn gió cho bếp ga. D. Tất cả các ý đều đúng.
Câu 19: Hành động nào sau đây gây lãng phí điện khi dùng ti vi:
A. Tắt hẳn nguồn điện khi không còn sử dụng.
B. Điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe.
C. Chọn mua ti vi thật to dù căn phòng có diện tích nhỏ.
D.Cùng xem chung 1 ti vi khi có chương trình cả nhà đều yêu thích.
Câu 20: Nguồn năng lượng nào được sử dụng để duy trì hoạt động cho bếp gas?
A.Điện. B. gió. C.chất đốt. D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 21: Hậu quả của việc sử dụng nhiều chất đốt như củi, than, dầu, gas là gì?
A. Gia tăng lượng rác thải. C. Hư hỏng đồ dùng, thiết bị khi sử dụng chất
đốt.
B.Ô nhiễm môi trường sống. D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 22: Hành động gây lãng phí năng lượng:
A.Đun nước nhưng không để ý làm nước sôi đến cạn.
B.Mở đèn và quạt khi trong phòng không có người.
C.Để cửa phòng mở khi trong phòng đang mở máy điều hòa không khí.
D.Tất cả các ý đều đúng.
Câu 23: Con người sử dụng các loại năng lượng nào để thực hiện các sinh hoạt
hàng ngày:
A.Năng lượng điện C. Năng lượng mặt trời
B.Năng lượng chất đốt D. Cả 3 dạng năng lượng được nêu.
Câu 24. Ngoài nguồn năng lượng điện và chất đốt, con người còn sử dụng nguồn
năng lượng nào khác trong sinh hoạt hằng ngày?
A. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
B. Năng lượng hóa thạch.
C. Năng lượng nước.
D. Năng lượng nhân tạo.
Câu 25: Chúng ta thực hiện tiết kiệm năng lượng giúp:
A. Giảm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
B. Giảm ô nhiễm môi trường sống.
C. Giảm biến đổi khí hậu. Giảm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi
trường sống.
D. Giảm biến đổi khí hậu.
Câu 26. Các đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn năng lượng điện?
A. Quạt lá.
B. Bếp củi.
C. Đèn dầu.
D. Tủ lạnh
Câu 27. Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
A. Giảm chi phí.
B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
C. Bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 28.Hành động nào dưới đây thể hiện hành động không tiết kiệm điện
A. Mở cửa sổ khi trời sáng.
B. Không đóng cửa tủ lạnh sau khi sử dụng xong.
C. Sử dụng pin năng lượng mặt trời trong gia đình.
D. Tắt hết các thiết bị điện không cần thiết khi không sử dụng.
BÀI 3: NGÔI NHÀ THÔNG MINH
Câu 29: Phát biểu nào sau đây miêu tả đúng về ngôi nhà thông minh?
A. Có thiết bị giám sát các khu vực trong và ngoài nhà.
B. Cửa ra vào tự động mở khi chủ nhà đứng ở cửa.
C.Chuông báo cháy vang lên khi có khói trong nhà.
D.Tất cả các ý đều đúng.
Câu 30: Vật dụng nào sau đây không phù hợp với ngôi nhà thông minh:
A. Ổ khóa mở bằng chìa khóa. C. Tivi kết nối với điện thoại di động.
B. Đèn tắt/ mở tự động. D. Tất cả các ý đều đúng.
Câu 31: Đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh được thiết kế để tận dụng được
năng lượng gió tự nhiên?
A. Ngôi nhà có nhiều cửa sổ đón gió.
B. Cửa thông gió của ngôi nhà tự động mở ra khi có gió thổi để ngôi nhà được thông
thoáng.
C. Quạt điện được trang bị cho từng phòng trong ngôi nhà.
D. Tất cả các ý đều đúng.
Câu 32: Khi xuất hiện khói hoặc lửa, tín hiệu báo cháy phát ra. Là đặc điểm nào
của nhà thông minh?
A. Tiện ích B. An ninh, an toàn C. Tiết kiệm năng lượng D. Hiện
đại.
Câu 33: Thiết bị nào phù hợp cho ngôi nhà thông minh?
A. Đèn cảm ứng ánh sáng C. Tấm pin năng lượng mặt trời
B.Khoá mở bằng vân tay D. Tất cả đều đúng.
Câu 34: Một ngôi nhà thông minh cần có các đặc điểm sau:
A. Tiện ích.
B. Tiện ích, an ninh an toàn, tiết kiệm năng lượng.
C. Tiết kiệm năng lượng.
D. Sử dụng đồ dùng thông thường.
Câu 35: Khi nhà có khách, nhạc, tivi tự động bật lên là hoạt động của hệ
thống nào trong ngôi nhà thông minh?
A. Hệ thống chiếu sáng thông minh
B.Hệ thống camera giám sát an ninh
C. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
D. Hệ thống giải trí thông minh
Câu 36: Lắp đặt các thiết bị nào giúp tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà thông
minh?
A. Chuông báo cửa tiếng.
B. Máy nước nóng, lạnh.
C. Rèm cửa, đèn chiếu sáng, tự động tắt mở.
D. Đèn thông thường.
Câu 37: Trong ngôi nhà thông minh, đồ dùng thiết bị nào giúp tiết kiệm năng
lượng điện?
A. Máy bơm nước.
B. Máy điều hòa, ti vi, tự động tắt mở.
C. Bếp ga, bếp từ
D. Quạt, tủ lạnh.
Câu 38: Trong ngôi nhà thông minh, đồ dùng thiết bị nào giúp tiết kiệm nước
sạch?
A. Bình nước nóng lạnh.
B. Vòi nước thông thường
C. Máy bơm nước.
D. Hệ thống cấp nước tự động, vòi nước tự động tắt mở.
Câu 39: Trong ngôi nhà thông minh, đồ dùng thiết bị nào sử dụng nguồn năng
lượng mặt trời?
A. Bình nước nóng năng lượng mặt trời
B. Bình nước nóng dùng điện.
C. Đèn chiếu sáng đắt tiền.
D. Quạt cũ rẻ tiền.
BÀI 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG
Câu 40: Kể tên các nhóm thực phẩm?
Câu 41: Hãy nêu các chất dinh dưỡng mà cơ thể nhận được trong món ăn ( bánh mì
ốp la, bánh bao, cơm chiên trứng)?
Câu 42.Thực phẩm được phân làm bao nhiêu nhóm?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 43. Chất dinh dưỡng nào sau đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu
cho mọi hoạt động của cơ thể?
A. Chất đường bột. B. Chất đạm. C. Chất béo. D. Chất khoáng
Câu 44. Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào?
A. Nhóm giàu chất béo B. Nhóm giàu chất xơ
C. Nhóm giàu chất đường bột D. Nhóm giàu chất đạm.
Câu 45. Vai trò của nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột là:
A. Tạo ra tế bào mới. B. Cung cấp năng lượng.
C. Tăng sức đề kháng. D. Bảo vệ cơ thể.
Câu 46. Vai trò của nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin là:
A. Tạo ra tế bào mới. B. Cung cấp năng lượng.
C. Tăng sức đề kháng. D. Bảo vệ cơ thể.
Câu 47. Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đạm?
A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.
C. Thịt, trứng, sữa. D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành.
Câu 48. Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất béo?
A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.
C. Thịt, trứng, sữa. D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành

ĐÁP ÁN
1D, 2C,3A, 4D, 5C, 6A, 7A,8B, 9C, 10A,11A,12D,13B, 14C, 15B,16C,17A,
18D,19C,20C,21B,22D,23D, 24A, 25C, 26D, 27D,28B, 19D, 30A, 31B, 32B, 33D,
34B, 35D, 36C, 37B, 38D, 39A
Câu 40: 4 nhóm thực phẩm:
- Nhóm giàu chất đạm - Nhóm giàu chất béo
- Nhóm giàu chất đường bột - Nhóm giàu Vitamin và chất khoáng
Câu 41: các chất dinh dưỡng mà cơ thể nhận được trong món ăn
Ví dụ: món bánh mì ốp la ( các món khác phân tích tương tự)
- Bánh mì: Cung cấp chất đường bột
- Trứng: Cung cấp chất đạm
- Dầu chiên trứng: Cung cấp chất béo
- Dưa leo, ngò rí, xà lách…: Cung cấp Vitamin và chất khoáng.
42C, 43A, 44B, 45B, 46D, 47C, 48D.

---- HẾT -----

You might also like