You are on page 1of 8

HỎI ÔN TẬP KT GIỮA HK1 MÔN CÔNG NGHỆ 9

Câu 1. Có mấy cách sắp xếp, trang trí nhà bếp thông dụng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2. Cách bố trí các khu vực hoạt động nào sau đây trong nhà bếp chưa hợp lí?

A. Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

B. Tủ lạnh đặt gần cửa ra vào nhà bếp

C. Kệ gia vị đặt xa bếp

D. Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm

Câu 3. Đâu không phải là dụng cụ, thiết bị cầm tay dễ gây tai nạn trong nấu ăn?

A. Các loại dao nhọn

B. Nồi cơm điện

C. Ấm nước sôi

D. Soong có tay cầm bị hỏng

Câu 4. Đâu không phải là dụng cụ, thiết bị dùng điện dễ gây tai nạn trong nấu ăn?

A. Bếp nướng

B. Ấm nước sôi

C. Máy say thịt

D. Máy đánh trứng

Câu 5. Sơ đồ nào dưới đây thể hiện cách sắp xếp khu vực nhà bếp hợp lý?

A. Nấu nướng, thái rửa thực phẩm, bày dọn thức ăn, sửa soạn thực phẩm, cất giữ thực

phẩm.
B. Cất giữ thực phẩm, sửa soạn thực phẩm, thái rửa thực phẩm, nấu nướng, bày dọn thức

ăn.

C. Sửa soạn thực phẩm, thái rửa thực phẩm, nấu nướng, cất giữ thực phẩm, bày dọn thức

ăn.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Dạng nhà bếp nào sau đây sử dụng 02 bức tường đối diện gồm tủ chứa đựng

thực phẩm, nơi rửa dọn, đun nấu được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ?

A. Chữ I

B. Chữ U

C. Hai đường thẳng song song

D. Chữ L

Câu 7. Loại bếp nào không thuộc vào nhóm dụng cụ thô sơ, đơn giản?

A. Bếp than

B. Bếp củi

C. Bếp điện

D. Bếp dầu

Câu 8. Dụng cụ nào không dùng để trộn trong nhà bếp?

A. Máy đánh trứng

B. Máy xay thịt

C. Máy trộn salat

D. Máy trộn bột

Câu 9. Dụng cụ bằng thủy tinh, tráng men có đặc điểm gì?

A. Dễ tróc men

B. Dễ ẩm ướt
C. Dễ cháy

D. Dễ dẫn điện

Câu 10. Những dụng cụ thiết bị nào sau đây dễ gây ra tai nạn trong nhà bếp?

A. Các dụng cụ bằng nhựa

B. Các loại dao nhọn, sắc

C. Các loại dụng cụ bằng gỗ

D. Dụng cụ dọn ăn

Câu 11. Cần kiểm tra dây dẫn điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng loại bếp nào?

A. Bếp gas

B. Bếp dầu

C. Bếp điện

D. Cả ba loại bếp trên

Câu 12. Những biện pháp nào sau đây bảo đảm an toàn lao động trong nấu ăn?

A. Khi sử dụng các dụng cụ sắc, nhọn: cẩn thận, để đúng vị trí, xa tầm tay trẻ em

B. Rơi vãi thức ăn trên nền nhà: phải quét, lau dọn ngay để không bị trơn trượt té ngã

C. Nếu rơi vãi thức ăn trên nền nhà hãy để khô tự nhiên rồi quét dọn cho dễ.

D. Cả 2 đáp án A và B.

Câu 13. Tại sao phải cẩn thận khi sử dụng đồ dùng bằng nhôm, gang?

A. Do dễ rạn nứt

B. Do dễ móp méo

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 14. Đồ dùng trong nhà bếp giúp ích gì cho người nội trợ?

A. Giúp công việc nấu ăn trở nên dễ dàng, nhanh chóng, đạt hiệu quả hơn
B. Giúp người nội trợ khỏe mạnh hơn

C. Giúp người nội trợ thông minh hơn

D. Cả 2 đáp án B và C

Câu 15. Người làm nghề nấu ăn phải đảm bảo mấy yêu cầu?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 16. Trước khi sử dụng các đồ dùng điện dùng trong nhà bếp cần phải lưu ý điều

gì?

A. Kiểm tra ổ cắm điện

B. Kiểm tra dây dẫn điện

C. Đáp án A và B

D. Đáp án A hoặc B

Câu 17. Dụng cụ nào sau đây thuộc nhóm dụng cụ đo lường trong nhà bếp?

A. Đĩa

B. Mâm cơm

C. Đũa

D. Thìa

Câu 18. Vì sao phải thực hiện an toàn lao động trong nấu ăn?

A. Vì công việc nấu ăn được thực hiện trong nhà bếp

B. Vì khối lượng công việc trong nhà bếp được triển khai trong mỗi ngày rất nhiều và

dồn dập nên rất dễ xảy ra tai nạn

C. Cả A và B sai
D. Cả A và B đúng

Câu 19. Cách bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp nào dưới đây được coi là

hợp lý?

A. Đặt bồn rửa ở ngay cửa ra vào nhà bếp, chiều cao bồn rửa tùy ý.

B. Đặt bồn rửa ở khoảng giữa tủ cất giữ thực phẩm và bếp đun, chiều cao bồn rửa phải

vừa tầm tay

C. Đặt bếp đun ở khoảng giữa tủ cất giữ thực phẩm và bồn rửa

D. Cả ba đáp án A, B, C

Câu 20: Tại sao phải quan tâm đến việc sắp xếp và trang trí nhà bếp?

A. Để sơ chế tốt thực phẩm.

B. Để giảm mệt nhọc, tạo không khí ấm cúng, thoải mái trong gia đình.

C. Đảm bảo tiết kiệm tài chính.

D. Chỉ để giảm bớt mệt nhọc.

Câu 21: Thế nào là sắp xếp nhà bếp hợp lí?

A. Sử dụng nhiều đồ đựng thực phẩm.

B. Bày dọn bàn ăn gọn gàng.

C. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

D. Bố trí các khu vực làm việc trong bếp hợp lí, khoa học.

Câu 22: Cách bố trí các khu vực hoạt động nào sau đây trong nhà bếp CHƯA hợp lí?

A. Bếp đun đặt vào 1 góc nhà bếp.

B. Kệ gia vị đặt xa bếp.

C. Tủ lạnh đặt xa bếp gas.

D. Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.

Câu 23: Việc sắp xếp nhà bếp hợp lí sẽ góp phần

A. Rút ngắn thời hạn sử dụng của đồ dùng, thiết bị nhà bếp.
B. Giảm an toàn trong lao động.

C. Tăng chi phí sinh hoạt.

D. Công việc nấu ăn được triển khai gọn gàng, khoa học.

Câu 24: Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất muối, axit ... KHÔNG NÊN để lâu ngày trong dụng

cụ đựng làm bằng vật liệu nào?

A. Đồ nhôm. B. Đồ thủy tinh. C. Đồ sứ. D. Đồ tráng men.

Câu 25: Đối tượng lao động của nghề nấu ăn là gì?

A. Dao. B. Thớt.

C. Nguyên liệu (lương thực, thực phẩm). D. Bếp than.

Câu 26: Đồ thủy tinh, đồ tráng men dễ vỡ, dễ tróc lớp men nên

A. chỉ đun lửa nhỏ.

B. phải sử dụng thìa, đũa kim loại để nấu.

C. chưa cần thay thế khi đã tróc lớp men để tiết kiệm.

D. đánh bóng bằng giấy nhám.

Câu 27: Nghề nấu ăn gồm mấy đặc điểm chính?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Đó là: đối tượng lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động, sản phẩm lao động.

Câu 28: Cần chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình tạo ra ... để luôn đảm bảo an

toàn cho tính mạng của con người.

A. sản phẩm lao động B. yêu cầu nghề nghiệp

C. dụng cụ đơn giản nhà bếp D. thiết bị chuyên dùng

Câu 29: Ngày nay, đối tượng lao động đa dạng, phong phú, góp phần

A. giúp người lao động không phải tính toán, chọn lựa thực phẩm.

B. làm tăng mức độ nguy hiểm của nghề nghiệp.


C. an toàn trong nấu ăn.

D. tạo điều kiện cho người lao động phát huy thành quả, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 30: Trong trường hợp diện tích khu vực nhà bếp nhỏ, cách sắp xếp nhà bếp nào dưới đây

là hợp lí nhất?

A. Đặt thẳng hàng gọn gàng tủ chứa thức ăn, nơi rửa dọn, nơi đun nấu ở một bên tường.

B. Sử dụng các bức tường để sắp xếp kín đồ dùng, thiết bị.

C. Đặt các đồ dùng, thiết bị ở bất kì nơi nào trống trong phòng.

D. Các vị trí tủ chứa thức ăn, nơi rửa dọn, nơi đun nấu phải tạo thành hình tam giác.

Câu 31: Công cụ lao động nghề nấu ăn ngày càng được hoàn thiện, giúp

A. người lao động nhẹ nhàng và thoải mái hơn trong công việc.

B. người lao động nhẹ nhàng hơn trong công việc.

C. người lao động thoải mái hơn trong công việc.

D. người lao động nhẹ nhàng, thoải mái trong công việc, tạo ra năng suất lao động cao.

Câu 32: Loại hình ăn uống hiện nay là gì?

A. Quán ăn vỉa hè. B. Nhà hàng.

C. Thức ăn công nghiệp. D. Quán ăn trong nhà.

Câu 33: Ý nào dưới đây chỉ gồm các cơ sở thực hiện nấu ăn?

A. Khách sạn, cơm thường ngày, bữa tiệc.

B. Ăn theo thực đơn, quán ăn, cơm hộp.

C. Bếp ăn gia đình, bếp ăn tập thể, cửa hàng ăn uống.

D. Thức ăn nhanh, cơm hộp, ăn tự chọn.

Câu 34: Đâu là công việc cần làm trong nhà bếp?

A. Tủ cất giữ thực phẩm.

B. Bàn chuẩn bị sơ chế thực phẩm: cắt, thái rửa

C. Bàn để nồi thức ăn vừa nấu xong.


D. Cất giữ thực phầm chưa dùng.

Câu 35: Sử dụng bếp củi nên đặt ở vị trí nào trong nhà bếp?

A. Đối diện cửa ra vào.

B. Đặt ở nơi khô thoáng, tránh gió, có ống thông khói riêng.

C. Đặt ở nơi kín gió, ẩm.

D. Đặt ở bất kì đâu trong phòng.

Câu 36: Sử dụng 2 bức tường đối diện để sắp xếp đồ dùng, dụng cụ nhà bếp; các vị trí tủ chứa

thức ăn, nơi rửa dọn, nơi đun nấu tạo thành hình tam giác là đặc điểm của

A. cách sắp xếp dạng chữ L.

B. cách sắp xếp dạng chữ E

C. cách sắp xếp dạng hai đường thẳng vuông góc.

D. cách sắp xếp dạng hai đường thẳng song song.

Câu 37: Khu vực làm việc đặt theo ba cạnh tường là đặc điểm của

A. cách sắp xếp dạng chữ L. B. cách sắp xếp dạng chữ E.

C. cách sắp xếp dạng chữ U. D. cách sắp xếp dạng chữ O.

Câu 38: Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt ở vị trí nào?

A. Bất kì vị trí nào trong bếp. B. Bên cạnh bồn rửa hoặc bếp đun.

C. Góc khuất của nhà bếp. D. Nơi kín gió.

Câu 39: Nhà bếp thường được bố trí theo dạng

A. chữ I. B. chữ X. C. chữ Z. D. chữ E

You might also like