You are on page 1of 6

UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG THCS TÂN LẬP NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1


NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: CÔNG NGHỆ 6

I. LÝ THUYẾT
- Học sinh học thuộc lý thuyết của bài 4, 5, 6, 7 trong SKG môn công nghệ lớp 6.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của bài 4, 5, 6, 7 trong SBT môn công nghệ lớp 6.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Loại thực phẩm nào cung cấp nhiều chất đạm?
A. Thịt bò C. Mỡ lợn
B. Gạo D. Rau bắp cải
Câu 2. Thực phẩm nào sau đây là đạm thực vật?
A. Phô mai, sữa, nấm. B. Cá, thịt bò, thịt lợn.
C. Sữa, trứng, đậu tương. D. Đậu tương, đỗ đen, vừng.
Câu 3. Loại thực phẩm nào giàu chất béo?
A. Thịt bò C. Mỡ lợn
B. Gạo D. Rau bắp cải
Câu 4. Trứng, cà rốt, dầu cá là thực phẩm giàu:
A. Vitamin A C. Vitamin C
B. Vitamin B D. Vitamin E
Câu 5. Các loại hoa quả có múi, có vị chua như cam, bưởi, chanh... cung cấp:
A. Vitamin A C. Vitamin C
B. Vitamin B D. Vitamin E
Câu 6. ............ là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thể và giúp cơ thể phát triển
tốt. Chọn nhóm thực phẩm thích hợp điền vào chỗ trống.
A. Chất béo C. Vitamin
B. Chất khoáng D. Chất đạm
Câu 7. Ngũ cỗc, bánh mì, khoai sữa là nguồn cung cấp:
A. Chất béo C. Chất tinh bột, chất đường
B. Chất khoáng D. Chất đạm
Câu 8. Thịt, cá, gan, trứng, các loại đậu là nguồn thực phẩm cung cấp:
A. Sắt C. Iodien ( Iốt )
B. Calcium D. Tất các các đáp án trên
Câu 9. ............ là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thể và giúp cơ thể phát triển
tốt. Chọn nhóm thực phẩm thích hợp điền vào chỗ trống.
A. Chất béo C. Vitamin
B. Chất khoáng D. Chất đạm
Câu 10. Các loại hải sản, rong biển, muối ăn có bổ sung iodien là nguồn thực phẩm
cung cấp:
A. Sắt C. Iodien ( Iốt )
B. Calcium D. Tất các các đáp án trên
Câu 11. Ngũ cốc, cà chua, thịt lợn, thịt bò, gan, trứng, sữa là nguồn thực phẩm cung
cấp:
A. Vitamin A C. Vitamin C
B. Vitamin B D. Vitamin E
Câu 12. Gan, hạt họ đậu nảy mầm, dầu thực vật là nguồn thực phẩm cung cấp:
A. Vitamin A C. Vitamin C
B. Vitamin D D. Vitamin E
Câu 13. Chất giúp cho sự phát triển xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần
kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá các chất trong cơ thể là:
A. Chất đường bột B. Chất đạm C. Chất khoáng D. Chất béo
Câu 14. Có bao nhiêu nhóm thực phẩm chính?
A. 2 C. 3
B. 4 D. 5
Câu 15. Vitamin nào sau đây giúp sáng mắt, chống bệnh quáng gà?
A. Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin C D. Vitamin D.
Câu 16. Loại thực phẩm nào cần ăn hạn chế theo tháp dinh dưỡng cân đối?
A. Đường. B. Muối. C. Dầu mỡ. D.Thịt.
Câu 17. Bữa ăn hợp lí là:
A. Bữa ăn không đắt tiền, có các món ăn theo sở thích của mọi người.
B. Bữa ăn đắt tiền, có nhiều món ăn ngon.
C. Bữa ăn có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung
cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.
D. Bữa ăn có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết theo tỉ lệ tùy thích.
Câu 18. Ăn uống khoa học là:
A. Ăn đúng bữa, đúng cách
B. Ăn đúng bữa, uống đủ nước
C. Ăn đúng bữa, đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, uống đủ nước
D. Ăn đúng bữa, đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Câu 19. Bảo quản thực phẩm an toàn là:
A. Để chung thực phẩm sống và thực phẩm chín
B. Sử dụng chung một dụng cụ cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
C. Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?
A. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng.
B. Đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài.
C. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo
được chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.
Câu 21. Chế biến thực phẩm là:
A. Quá trình xử lí thực phẩm
B. Quá trình tạo ra các món ăn
C. Quá trình xử lí thực phẩm và tạo ra các món ăn
D. Quá trình xử lí thực phẩm và tạo ra các món ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng,
hấp dẫn
Câu 22. An toàn vệ sinh thực phẩm là:
A. Giúp cho thực phẩm không bị biến chất, không bị chất độc, vi khuẩn có hại xâm nhập.
B. Làm cho thực phẩm bị vi khuẩn xâm hại
C. Làm cho thực phẩm bị nấm mốc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?
A. Làm lạnh và đông lạnh. B. Luộc và trộn hỗn hợp.
C. Làm chín thực phẩm. D. Nướng và muối chua.
Câu 24. Làm lạnh và đông lạnh:
A. Là phương pháp tăng sự phát triển của vi khuẩn
B. Là phương pháp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn
C. Là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn
D. Tất cả các phương án trên
Câu 25. Làm lạnh là bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ bao nhiêu?
A. Từ 10C đến 70C B. Từ 20C đến 70C
C. Từ 30C đến 70C D. Từ 40C đến 70C
Câu 26. Làm lạnh là bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian bao lâu?
A. Từ 1 đến 7 ngày B. Từ 2 đến 7 ngày
C. Từ 3 đến 7 ngày D. Từ 4 đến 7 ngày
Câu 27. Phương pháp làm lạnh thường dùng bảo quản các loại thực phẩm nào?
A. Thịt, cá, trái cây, rau củ,…. B. Bánh
C. Kẹo D. Giấy ăn
Câu 28. Đông lạnh là bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ bao nhiêu?
A. Trên 0°C B. Dưới 0°C
C. Trên 1°C D. Trên 2°C
Câu 29. Đông lạnh là bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian bao lâu?
A. Từ vài ngày đến vài tuần. B. Từ vài tiếng đến vài ngày.
C. Từ vài tuần đến vài tháng. D. Từ vài tháng đến vài năm
Câu 30. Làm khô là phương pháp:
A. Sử dụng nhiệt độ cao B. Làm bay hơi nước có trong thực phẩm
C. Ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm D. Tất cả các đáp án trên
Câu 31. Phương pháp làm khô thường áp dụng với thực phẩm nào?
A. Rau muống B. Cá, tôm C. Dưa hấu D. Cà chua
Câu 32. Phương pháp ướp là:
A. Sử dụng nhiệt độ thấp để bảo quản thực phẩm B. Sử dụng nhiệt độ cao để bảo quản
thực phấm
C. Trộn một số chất vào để bảo quản thực phẩm D. Tất cả các đáp án trên
Câu 33. Phương pháp ướp thường áp dụng đối với thực phẩm nào?
A. Rau ngót B. Quả dứa C. Cà pháo D. Bưởi
Câu 34. Nhược điểm của phương pháp kho:
A. Thời gian chế biến lâu B. Món ăn bị cứng
C. Món ăn bị nhạt D. Tất cả các đáp án trên
Câu 35. Ưu điểm của phương pháp nướng
A. Món ăn có độ giòn B. Món ăn có độ ngậy
C. Món ăn có hương vị hấp dẫn D. Tất cả các đáp án trên
Câu 36. Nhược điểm của phương pháp chiên
A. Thực phẩm dễ bị cháy B. Món ăn nhiều chất béo
C. Thực phẩm gây biến chất D. Tất cả các đáp án trên
Câu 37. Nhóm phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến
thực phẩm?
A. Ướp và phơi B. Rang và nướng
C. Xào và muối chua D. Rán và trộn dầu giấm.
Câu 38. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước bằng việc sử dụng nhiệt được
gọi là phương pháp
A. Kho B. Rán C. Luộc D. Nướng
Câu 39. Món ăn nào sau đây được chế biến theo phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt?
A. Rau xà lách trộn B. Rau muống xào tỏi
C. Nộm rau muống D. Cà muối.
Câu 40. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo bằng việc sử dụng nhiệt
được gọi là phương pháp
A. Kho B. Rán C. Luộc D. Nướng
Câu 41. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng
nhiệt?
A. Canh cua mồng tơi.
B. Trứng tráng.
C. Rau muống luộc.
D. Dưa cải chua.
Câu 42. Phương pháp làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian cần thiết được
gọi là phương pháp
A. Kho B. Trộn hỗn hợp C. Luộc D. Muối chua
Câu 43. Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị tan trong nước trong quá trình
chế biến thực phẩm?
A. Chất béo B. Tinh bột C. Vitamin D. Chất đạm
Câu 44. Rán là phương pháp:
A. Làm chín thực phẩm trong nước
B. Làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải, với vị mặn đậm đà
C. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt
D. Làm chín thực phẩm trong chất béo ở nhiệt độ cao.
Câu 45. Vai trò của trang phục là:
A. Che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại của thời tiết và môi
trường.
B. Làm tôn lên vẻ đẹp của người mặc.
C. Trang phục có thể cho biết một số thông tin cơ bản về người mặc.
D. Tất cả các ý A, B, C .
Câu 46. Trang phục được phân loại dựa theo:
A. Giới tính, lứa tuổi, thời tiết, sở thích B. Giới tính, lứa tuổi, thời tiết, tác dụng
C. Giới tính, lứa tuổi, thời tiết, sở ghét D. Giới tính, lứa tuổi, thời tiết, công dụng
Câu 47. Trang phục là gì ?
A. Trang phục là các loại quần áo
B. Trang phục là các loại phụ kiện như: mũ, nón, giày, dép…
C. Trang phục là các loại quần áo và một số vật dụng đi kèm như: mũ, nón, giày, dép…
Trong đó quần áo là vật dụng quan trọng nhất.
D. Trang phục là loại mẫu mã hiện đại nhất.
Câu 48. Yếu tố nào dưới đây dùng để làm tăng vẻ đẹp,tính thẩm mĩ cho trang phục
A. Chất liệu B. Kiểu dáng
C. Màu sắc D. Đường nét, họa tiết
Câu 49. Cách phân loại trang phục nào sau đây là phân loại theo công dụng?
A. Trang phục mùa đông, trang phục nam.
B. Trang phục nam, trang phục nữ.
C. Trang phục lễ hội, trang phục bảo hộ lao động.
D. Trang phục trung niên, trang phục nữ.
Câu 50. Chất liệu để may trang phục có sự khác biệt về những yếu tố nào?
A. Độ nhàu, độ dày-mỏng, kiểu may B. Độ bền, độ dày-mỏng, độ nhàu, độ thấm
hút mồ hôi
C. Độ thấm hút mồ hôi, độ bền, kiểu may D. Độ bền, độ dày-mỏng, kiểu may, độ nhàu
Câu 51. Em hãy chọn vật dụng trong ảnh sau không phải là trang phục:
A. B. C. D.

Câu 52. Hãy chọn hình ảnh áo bảo hộ trong phòng chống dịch Covid-19

A. B. C. D.

Câu 53. Vải sợi thiên nhiên có ưu, nhược điểm:


A. Độ hút ẩm cao, ít nhàu B. Độ hút ẩm cao,ít nhàu, thoáng mát
C. Độ hút ẩm cao,dễ nhàu, thoáng mátD. Độ hút ẩm cao,dễ nhàu
Câu 54. Vải sợi pha có ưu, nhược điểm:
A. Đẹp, bền, ít nhàu, thoáng mát B. Đẹp, bền, dễ nhàu, thoáng mát
C. Đẹp, bền, ít nhàu D. Đẹp, bền, dễ nhàu

You might also like