You are on page 1of 8

KỊCH BẢN

CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: Ô CỬA KHOA HỌC

Học sinh: Khối 2 – Vins The Harmony


Thời lượng: 75 phút.
Hình thức tổ chức: Theo trạm hoạt động.
Địa điểm: Trong lớp học
Người viết kịch bản: Võ Thị Trà Giang
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Ổn định học sinh và giới thiệu chương trình ( 5 Minutes)

Giới thiệu:
Xin chào các bạn nhỏ lớp… Thầy/cô tên là ..., là một nhà khoa học đến từ Học Viện
Khám Phá. Thầy/cô rất vui vì được đồng hành cùng chúng mình trong buổi trải nghiệm
khoa học hôm nay.
Hôm nay, cô đem đến cho chúng mình nhiều thí nghiệm gắn với nhiều phần kiến thức
khác nhau nên chủ đề trải nghiệm của buổi hôm nay có tên gọi là gì các con biết không?
Hãy hô thật to “Ô cửa khoa học” để chúng mình bắt đầu buổi trải nghiệm nhé!
Để buổi khám phá của chúng ta được an toàn và thành công, thầy/cô và lớp mình sẽ
thống nhất với nhau 3 quy tắc như sau:

Quy tắc số 1: Một người nói.

Quy tắc số 2: Giơ tay khi có ý kiến – Thực hiện khi được mời.

Quy tắc số 3: Làm thí nghiệm đúng hướng dẫn.

Các bạn có tự tin là mình sẽ thực hiện được 3 quy tắc trên không? Cùng thống nhất với
nhau nhé!
Khẩu lệnh:
Khi học sinh mất trật tự, mất tập trung, GV nói “Alo! Alo”. Yêu cầu học sinh đáp “Tôi
nghe, tôi nghe”, sau đó ngồi hướng mắt về phía GV, trật tự lắng nghe hướng dẫn tiếp theo
của GVHD. (GV cho cả lớp tập thực hiện 1-2 lần)
Chia nhóm hoạt động:
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 4-5 thành viên; mỗi nhóm có 1 nhóm
trưởng. Các bạn đã sẵn sàng tham gia buổi trải nghiệm chưa? Chúng mình cùng bắt đầu
ngay nhé.

Trạm/ Hoạt động 1: Sức mạnh vô hình (15 Minutes)

Trong số các bạn, ai biết về NAM CHÂM và tính chất, công dụng của nam châm, hãy
giơ tay thật cao cô xem nào! Nam châm có tính chất gì đặc biệt? Ứng dụng của nam châm
trong đời sống là gì? (Gọi một số HS trả lời về tính chất, công dụng của nam châm). Nam
châm có tính chất đặc biệt là hút các vật có từ tính như: Sắt, niken, coban. Ứng dụng tuyệt
vời của nam châm trong chiếc la bàn để giúp con người xác định phương hướng khi đi
biển, đại dương hoặc vào rừng đấy. Cùng khám phá những điều tuyệt vời về nam châm
qua thử thách Sức mạnh vô hình nhé.
Làm thế nào để những viên long đen lơ lửng trong không khí mà không dùng bất cứ
chất kết dính nào?
(GV biểu diễn trước lớp với tối đa 3 đồng xu).
Tại sao các đồng xu lại nằm lơ lửng mà không rơi xuống?
Bây giờ, các bạn nhóm trưởng hãy lên nhận khay đồ về cho nhóm, và thi đua xem
nhóm nào sẽ xếp được nhiều đồng xu nằm lơ lửng nhất nhé.
Nguyên – vật liệu (1 nhóm):
- 15 long đen sắt
- 4 cốc giấy
- 1 cốc caramen đựng long đen
- 1 cốc caramen đựng long đen
- 1 cuộn băng dính giấy
- 1 bìa formex 30cm x 5cm
- 1 viên nam châm đen to (hoặc 2 viên nam châm nhỏ)
Hướng dẫn thực hiện:
GV hướng dẫn học sinh tạo hình tháp xu:
- Bước 1: Đưa hai đáy cốc lại gần nhau, cố định bằng băng dính giấy để tạo ra tháp
cốc. (GV đã chuẩn bị sẵn)
- Bước 2: Đặt hai bộ cốc cách nhau 20cm, đặt thanh đỡ formex lên trên miệng cốc,
đặt nam châm ở giữa thanh đỡ.
- Bước 3: Xếp các đồng xu sắt ngay dưới vị trí đặt nam châm.
Câu hỏi dẫn dắt:
- Tại sao các đồng xu sắt lại có thể dính được với nhau? (Do nam châm có từ tính)
- Càng xuống dưới, lực kết dính các long đen tăng hay giảm? Vì sao? (yếu, do ở xa
nam châm).
Science behind:
- Nam châm khả năng hút các vật liệu có từ tính như: sắt, thép, niken, coban...lực hút
này có tên lực từ.

Trạm/ Hoạt động 2: Vật chất diệu kì (15 Minutes)

Cơ thể người chiếm 70% là gì? (Nước). Trong thực tế, nước tồn tại ở những trạng thái
nào? (Rắn: đá, lỏng: nước thông thường, khí/hơi). Muốn nước ở thể lỏng tạo thành đá ở
thể rắn, chúng mình phải làm gì? Quá trình đó gọi là gì? (để nước vào ngăn đá tủ lạnh,
quá trình đông đặc). Muốn nước ở thể lỏng tạo thành hơi, chúng mình phải làm gì? (đun
lên, quá trình hóa hơi). Chúng ta cũng hoàn toàn thực hiện sự biến đổi ngược lại từ thể rắn
sang thể lỏng thông qua quá trình nóng chảy và từ thể hơi sang thể lỏng thông qua quá
trình ngưng tụ đấy. Để tìm hiểu rõ hơn về sự thay đổi trạng thái của nước, mời các bạn
cùng tham gia một thử thách mang tên “Câu đá muối”.

Nguyên liệu/nhóm:

- 1 viên đá/1 học sinh


- 1 đĩa nhựa
- 1 bát chứa muối
- 1 thìa nhựa
- 1 sợi dây len 30-40 cm
- 1 khay nhựa
- 1 bát nhựa đựng nước

Cách thực hiện:

- Bước 1: Nhúng ngập sợi dây len vào bát đựng nước, vuốt nhẹ để dây đủ ẩm mà
không bị rớt nước, sau đó đặt sợi dây len vắt ngang qua nhiều viên đá nhất có thể.
- Bước 2: Mỗi HS lấy nửa thìa muối rắc lên lên trên 1-2 viên đá, sao cho muối phủ
kín dây len tại vị trí dây len tiếp xúc với đá.
- Bước 3: Đợi trong thời gian 10s sau đó nâng 1 đầu của sợi dây len lên.
- Bước 4: Nhấc 1 đầu sợi dây len lên, đếm số lượng viên đá bị nhấc lên.

Nhóm nào có dây len nhấc được nhiều viên đá nhất sẽ chiến thắng.

Lưu ý:

- Không vuốt quá khô dây len, hoặc để dây len quá ướt.
- Rắc muối phải đủ kín phần tiếp xúc của dây len và đá lạnh.
- Khi GV phát đĩa nhựa có chứa đá lạnh, GV xếp đá sao cho đá không dính vào đĩa,
các viên đá không dính với nhau.

Câu hỏi dẫn dắt:

- Tại sao trong thời gian ngắn mà dây len lại dính được với viên đá?

Giải thích:

- Nhiệt độ đông đặc của muối thấp hơn của nước đá. Khi rắc một chút muối lên đá,
đá sẽ tan chảy nhanh hơn. Tuy nhiên, nước đá tan lại thấm ngay vào sợi chỉ, do đó
sợi chỉ dính chặt vào viên đá, khiến bạn có thể "câu" đá một cách dễ dàng.

Science behind:
- Nước là một dạng vật chất. Do đó, vật chất tồn tại ở 3 trạng thái cơ bản: rắn, lỏng,
khí. Khi nhiệt độ thay đổi một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác gọi là
quá trình chuyển thể của chất.

Trạm/ Hoạt động 3: Bí ẩn bóng tối (15 Minutes)

Đến với trạm tiếp theo, cô đem đến cho chúng mình nhiều thẻ nhân vật cùng một màn
chiếu lớn. Chúng mình hãy quan sát lên chiếc màn chiếu của cô nhé.
GV bật đèn ngay sau màn chiếu bóng và đưa hình nhân vật hoặc tay của mình ra trước
bóng đèn (nếu support chưa kịp mang màn chiếu để đổi thì sử dụng hộp chiếu bóng nhỏ,
nhờ 1 HS chiếu đèn pin từ phía sau chiếc hộp).
Cái gì xuất hiện trên màn? (Bóng). Là một chiếc bóng! Chiếc bóng này có hình con gì?
(HS trả lời). Chúng mình đã đoán được trạm số 3 sẽ tìm hiểu về kiến thức nào chưa?
(Bóng tối). Khi cô chiếu đèn pin vào thẻ nhân vật, ánh sáng có xuyên qua được tấm thẻ
không? (Không). Những vật không có ánh sáng đi qua có tên gọi là gì? (Vật cản sáng).
Vậy, bóng tối xuất hiện phía sau hay phía trước vật cản sáng? (Phía sau). Khi nào bóng
tối xuất hiện? (khi vật cản sáng được chiếu sáng). Làm thế nào để bóng của vật to hơn
hoặc nhỏ hơn? (Đưa vật vào gần/ra xa đèn pin). GV thực hiện đưa gần đèn hoặc xa đèn
vào tấm thẻ.
Chúng mình có muốn tự tay di chuyển những tấm thẻ để tạo bóng của chúng không?
Cô sẽ đọc một mẩu chuyện liên quan đến những nhân vật trong tấm thẻ, khi đọc đến nhân
vật nào và hành động của nó chúng mình hãy phân công nhau chiếu đèn vào nhân vật đó
và đồng thời thực hiện hành động của nhân vật. Nhóm nào thực hiện nhanh và chính xác,
nhóm đó sẽ chiến thắng!
Lưu ý: Ở trạm này, GV cho support setup sẵn đồ dùng cho HS trong lúc GV giảng,
njghĩa là lớp nào đang dạy ở trạm này, support bắt buộc phải có mặt để setup thí
nghiệm và care ổ điện.
Nguyên – vật liệu (1 lớp):
+ Màn chiếu bóng lớn
+ Bộ giá đỡ đèn
+ Đui đèn
+ Ổ điện
+ Bóng đèn
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: GV đọc câu chuyện: Trong một góc khu rừng rộng lớn, có một cái cây vô
cùng đặc biệt là nơi trú ngụ của 4 con vật đáng yêu: rùa sống dưới gốc cây, chú
chim trên cành cây hót líu lo, bạn sâu nằm cuộn mình trên tán lá, chú ốc sên ghé
sát mình bên anh bạn thân rùa. Một hôm, 4 chú bạn nhỏ tâm sự về ước mơ của
mình: Rùa nói: ước gì mình chạy thật nhanh, ốc sên lại thủ thỉ: thế thì mình cũng
phải chạy nhanh giống rùa, sâu con thì ước: mình chỉ muốn mình thật to lớn, còn
chú chim non thì ước: 4 đứa mình mãi bên nhau.
GV lưu ý: Nhắc hs rõ luật chơi, nghe rõ từng hành động của từng nhân vật để
di chuyển những tấm thẻ, ví dụ: sâu ước to thì phải di chuyển sâu hoặc đèn lại
gần nhau, rùa ước chạy nhanh thì phải cho rùa chạy, 4 đứa mình mãi bên nhau
thì chụm lại 1 vị trí.
- Bước 2: HS đóng vai thành các nhân vật di chuyển các tấm thẻ.
Science behind:
- Bóng được tạo ra khi ánh sáng từ một nguồn sáng bị chặn bởi một vật cản.
- Kích thước và độ dài của bóng phụ thuộc vào vị trí của vật cản với nguồn sáng. Ví
dụ trời càng về trưa, Mặt Trời càng gần Trái Đất, bóng của chúng ta càng ngắn.


Trạm/ Hoạt động 4: Dự án cá nhân: Đèn tinh cầu (20 Minutes)

Con người đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất rất sợ màn đêm buông xuống, vì nó tiềm
ẩn những điều nguy hiểm. Nhưng bây giờ con người có sợ bóng tối nữa không? Vì
sao nhỉ? À vì chúng ta đã phát minh ra rất nhiều dụng cụ, thiết bị có thể phát sáng
được. Và hôm nay, các nhà khoa học nhí cũng sẽ tự tay chế tạo cho mình chiếc
bóng đèn Night light để xua tan bóng đêm nhé. GV tắt điện bật đèn mẫu.
Nguyên – vật liệu: (1 HS )
- 1 chai bóng đèn
- 1 nắp đã đục lỗ
- 1 bộ đèn
- 1 pin
- 1 cây nhựa
- 1 sợi dây thừng
- 1 que kem
- 1 dải sticker
- 2 mẩu băng dính xốp
Nguyên – vật liệu (1 nhóm)
- 1 bát nhựa to chữ U đựng sỏi
- 3 thìa nhựa
- 2 cuộn băng dính 2 mặt
- 3 kéo
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Thả cây nhựa vào chai sao cho gốc cây nằm ở đáy chai, cây đứng thẳng.
- Bước 2: Xúc 10 thìa sỏi cho vào chai. Dùng que kem điều chỉnh dáng đứng của
cây. Dán sticker ở ngoài thân chai.
- Bước 3: Luồn 2 sợi dây nối với dây đèn qua lỗ từ trong nắp ra ngoài.
- Bước 4: Dùng 1 mẩu băng dính xốp dán chính giữa lỗ của nắp.
- Bước 5: Dán 1 đầu dây vào băng dính ở nắp, sau đó gắn pin lên. Dán 1 mặt băng
dính còn lại với đầu sợi dây thứ 2. Chạm đầu dây thứ 2 để kiểm tra đèn sáng. Nếu
đèn chưa sáng thì lật ngược pin lại.
- Bước 6: Vặn nắp vào chai. Dùng băng dính 2 mặt dán quanh thân nắp và quấn dây
thừng quanh nắp. Cắt đầu dây thừa để làm dây buộc.
- Bước 7: Dán sticker trang trí.( GV chỉ phát sticker dán sau khi HS hoàn thành xong
sản phẩm.)
Lưu ý: GV hỗ trợ HS luồn dây điện và lắp pin nếu kĩ năng HS yếu.

Tổng kết ( 5 Minutes)

Lời chào tạm biệt:


Chúc mừng các bạn nhỏ lớp… hoàn thành xuất sắc các thí nghiệm và vượt qua những
thử thách của cô. Cô … mong qua buổi học này, các con đã biết thêm thật nhiều điều thú
vị về khoa học. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các con vào những buổi trải nghiệm khoa
học sau.

You might also like