You are on page 1of 10

Bài 03: ÔNG BỤT ĐÃ ĐẾN (3 tiết)

Tiết 2: Luyện từ và câu


Bài: HAI THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.


1. Năng lực đặc thù:
- Hiều và nhận diện được hai thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ.
- Nhớ được khái niệm hai thành phần này, biết kết hợp chủ ngữ và vị ngữ để tạo
thành câu đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa.
- Hiểu về nội dung, ý nghĩa của mỗi thành phần trong câu.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội
dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu danh từ, vận
dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt
động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học
tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Cô giáo xin trân trọng giới thiệu với các con, rất vinh dự cho lớp mình hôm nay
được đón cô Lương Thị Hải Hà, Phó hiệu trưởng nhà trường về dự giờ tiết Tiếng Việt
với cô trò mình. Chúng mình hãy nổ một tràng vỗ tay để chào đón cô nào!
Các con ơi! Trên tay cô đang cầm một hộp quà vô cùng xinh xắn.Trước khi bắt
đầu tiết học, cô mời lớp mình cùng nhau nhún nhảy theo hộp quà này nha. Nhạc bật
lên
Học sinh nhún nhảy.
- Các con có tò mò muốn biết, điều bí mật gì đang ẩn giấu trong hộp quà đặc biệt
này không? Có ạ?
- Cô giáo xin mời các con cùng khám phá điều bí mật ấy thông qua Trò chơi Hộp
quà bí mật. Dưới mỗi hộp quà này sẽ có những câu hỏi cần chúng mình giải đáp.
Chúng mình sẵn sàng chơi chưa nào?Rồi ạ!
- Cô mời bạn Vy lên điều khiển trò chơi nhé.
- Vy : Các bạn ơi là các bạn ơi!
- Học sinh : Có chúng mình đây là có chúng mình đây!
- Vy: Tôi mời một bạn chọn hộp quà mình yêu thích nào! Bạn Long
- Học sinh: Tôi chọn hộp quà số 1 (GV bấm)
- Vy: Bạn cho tôi biết, Câu là gì?
- Học sinh: Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Vy : Bạn trả lời hoàn toàn chính xác. Cả lớp khen bạn nào!
- Vy : Úm ba la là úm ba la… Hộp quà số 3, bạn nào xung phong mở ra nào.
- Vy: Các từ trong câu được sắp xếp như thế nào? Tôi mời bạn …….
- Bạn Hà Anh : Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.
- Bạn trả lời đúng rồi. Cảm ơn bạn.
- Giáo viên: Hai hộp quà cuối cùng, bạn nào xung phong chọn!
- Cô mời bạn …..
- Vy đọc câu hỏi: Câu hỏi dành cho bạn trong hộp quà số 2 là Chữ cái đầu câu
phải viết thế nào? Khoa
- Học sinh trả lời: Chữ cái đầu câu phải viết hoa.
- Giáo viên. Rất tốt, chúng mình cùng nổ một tràng pháo tay khen bạn nào.
- Hộp quà cuối cùng, ai xung phong?
- Cô mời …..
- Học sinh đọc. Con thưa cô. Câu sau thuộc kiểu câu gì?
“Nắng mùa thu vàng óng.”
- Cô mời con nào! Con thưa cô là câu kể ạ
- Con có nhất trí với đáp án của bạn không Vy?
- Vy: Con thưa cô, con đồng ý!
- Bao nhiêu bạn ở dưới lớp có cùng đáp án với bạn Vy và bạn….
Rất tốt, cô khen cả lớp nào.
- Các con ạ! Ở tiết trước, các con đã được học về câu như câu kể, câu hỏi, câu
cảm, câu khiến. Vậy câu có cấu tạo như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm
nay: Hai thành phần chính của câu.
- Cô mời các con mở SGK Tiếng Việt
- Mời một bạn đọc yêu cầu bài tập 1.
(HS đọc)
- 1 bạn đọc câu lệnh và các câu trong bảng ở cột dọc
- 1 bạn đọc phần phân tích câu mẫu cho cô nào. -> Câu Ông Bụt đã cứu con có thành
phần thứ nhất là Ông Bụt và thành phần thứ 2 là đã cứu con. (Vân Anh)
- Theo các con, Thành phần thứ nhất (Ông Bụt) là từ chỉ về gì? -> Thành phần thứ
nhất (Ông Bụt) là từ chỉ về con người. (Dương)
- Tiếp tục, Thành phần thứ 2 (đã cứu con) là từ chỉ về gì? -> + Thành phần thứ 2 (đã
cứu con) là từ chỉ hoạt động. (Bùi Quý Gia Huy)
Tương tự với các câu còn lại, chúng mình sẽ tách mỗi câu thành hai thành phần,
thành phần thứ nhất và thành phần thứ hai nhé.
- Bây giờ, cô sẽ phát phiếu học tập cho các con. Chúng mình sẽ tự hoàn thành phiếu
trong thời gian 2 phút.
- Thời gian làm phiếu đã hết. Bây giờ, cô quy định như sau: Nhóm này là nhóm 1,
nhóm này là nhóm 2, nhóm này là nhóm 4. Chúng mình sẽ lần lượt di chuyển theo
vòng tròn đến đúng vị trí ngồi của nhóm bên cạnh, kiểm tra đáp án của bạn nhé. Bạn
làm đúng thì chúng mình dùng bút của mình ghi đ vào nhé. Bạn làm sai, chúng mình
cùng thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cho ra đáp án đúng nhất.
- Giáo viên bật slide lên. HS di chuyển 2 lần
Cô mời ….. nào, con đang kiểm tra bài của bạn nào?
Dạ, con đang kiểm tra bài của bạn ……. Con đọc câu 2 của bạn lên cho cô và các bạn
cùng nghe nào. Huy Hoàng
- Con thưa cô, câu nắng mùa thu vàng óng, bạn ghi thành phần 1 là nắng mùa thu,
thành phần 2 là vàng óng ạ.
- Theo con, nắng mùa thu là từ chỉ gì, vàng óng là từ chỉ gì ?
-> nắng mùa thu là từ chỉ hiện tượng tự nhiên, vàng óng là từ chỉ đặc điểm ạ.
- Bao nhiêu bạn đồng ý với kết quả của bạn …. Rất tốt, cô khen các con làm việc rất
tích cực. Cô mời các con về chỗ nào.
- Chúng mình cùng nhìn lên đây chữa bài nhé.
- Trên Zalo của cô là bài của bạn ….. Một nhóm nhận xét bài của bạn nào.
- Con thưa cô, nhóm bạn làm đúng rồi.
- Cô cảm ơn con.
- Bao nhiêu bạn đồng ý với kết quả của bạn. Cô khen các con nào!
- Ở Câu số 3, cô mời 1 cặp phân tích cho cô nào? Long Bùi quý Gia HUy
- Bạn cho tôi biết, câu số 3 gồm mấy thành phần, đó là những thành phần nào?
(Khoa)
- Tôi thưa bạn, câu đó gồm 2 thành phần, thành phần 1 là nhành lan ấy, thành
phần v 2 là rất đẹp. (Gia Huy)
- Bạn cho tôi biết, nhành lan ấy là từ chỉ gì, rất đẹp là từ chỉ gì? (Khoa)
- Tôi thưa bạn, nhành lan ấy là từ chỉ vật, rất đẹp là từ chỉ đặc điểm. (Gia Huy)
- Bạn trả lời đúng rồi. Cảm ơn bạn. (Khoa)
- Cô cảm ơn hai con đã ghi nhớ kiến thức bài học rất tốt.
- GV chiếu hình ảnh nhạc sĩ. Các con có biết người trong bức hình này là ai không?
- Cả lớp đồng thanh: nhạc sĩ Văn Cao. Đúng rồi đó các con ạ,
- Em biết gì về Nhạc sĩ Văn Cao?
Bài hát đã đồng hành cùng nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh
giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
- Nào! Các con hãy phân tích hai thành phần trong câu này cho cô.
- HS: Con thưa cô, trong câu này có thành phần chính thứ nhất: Nhạc sĩ Văn Cao là từ
chỉ người và thành phần chính thứ hai: là tác giả bài hát Tiến quân ca. Thành phần thứ
hai dùng để giới thiệu, nhận xét cụ thể hơn về nhạc sĩ Văn Cao ạ. (Hằng)
- Chính xác. Các con ạ, trong một câu gồm có hai thành phần. Thành phần thứ
nhất/ thường gồm những từ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên (ông Bụt,
nắng mùa thu, nhành lan ấy, nhạc sĩ Văn Cao). Được gọi là chủ ngữ
- Thành phần thứ hai thường gồm những từ ngữ nêu hoạt động (đã cứu con),
đặc điểm (vàng óng, rất đẹp), giới thiệu, nhận xét (là tác giả bài hát Tiến quân ca).
Được gọi là vị ngữ
Hai thành phần này được gọi là hai thành phần chính của câu, thường không thể vắng
mặt trong câu Tiếng Việt đó các con ạ.
Các con đã nhớ kĩ chưa nào?
- Một bạn nhắc lại cho cô, trong câu, thành phần thứ nhất được gọi là gì? Thành phần
thứ hai được gọi là gì?

- Như vậy, chúng mình hoàn thành xong bài tập số 1. Để hiểu sâu thêm về nội dung, ý
nghĩa của mỗi thành phần câu, chúng mình cùng chuyển sang bài tập số 2 nhé.
--+-* Một bạn đọc yêu cầu bài.

/
a. Xếp thành phần thứ nhất của mỗi câu vào từng nhóm: người, vật; hiện tượng tự
nhiên.
b. Xếp thành phần thứ hai của mỗi câu vào từng nhóm: hoạt động, trạng thái; đặc
điểm; giới thiệu, nhận xét.
- Bây giờ, cô sẽ phát phiếu học tập số 2 cho các con.
Cô mời các con mở phiếu số 1 ra, dùng kéo cắt rời các ô ghi thành phần thứ nhất,
thành phần thứ hai. Sau đó, xếp các ô đó vào các nhóm ở câu a, câu b cho phù hợp
với các yêu cầu.
- HS cắt ra và xếp.
- GV giơ phiếu lên và nói. Cô khen các nhóm đã làm việc rất tích cực. Để thưởng cho
các con, cô tổ chức cho các con chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng nhé.
- Trên bảng của cô là các đám mây ghi nội dung, ý nghĩa của các thành phần câu.
Nhiệm vụ của các con là xếp các thẻ thành phần vào dưới các đám mây cho phù hợp.
Các con đã rõ yêu cầu của cô chưa nào?
- Rồi ạ!
- Cô mời hai bạn lên đây thi xếp nhé, thi xem bạn nào là người xếp nhanh nhất nào!
- Chúng mình cùng cổ vũ cho bạn nhé. Cố lên! Cố lên!
- Chúng mình thấy bạn nào là người chiến thắng nào? Cô có phần quà dành tặng các
con, đó là…..
Cô khen các con đã ghi nhớ bài học rất tốt.
- Một bạn cho cô biết, ở thành phần thứ nhất, người, vật, hiện tượng được gợi nhớ
nhắc khái niệm gì các con đã được học? -> Con thưa cô, đó là danh từ. (Khánh Linh)
Rất chính xác. Tiếp tục, chỉ hoạt động, trạng thái gợi nhớ đến khái niệm gì con? ->
Động từ. (vy) Cuối cùng chỉ đặc điểm, con thưa cô là tính từ (Hhoàng) ạ. Đúng r đó,
các con. Cô khen các con đã ghi nhớ kiến thức học kì 1 rất tốt.
- Cô đố các con các câu 1,2,3,4 là kiểu câu nào?
- Con thưa cô, câu 1 là câu nêu hoạt động (Bảo An), câu 2,3 là câu nêu đặc điểm
(Kiệt), câu 4 là câu giới thiệu (Trương Anh Hoàng). Rất chính xác, đây chính là 3
kiểu câu mà các con đã học ở lớp 3 rồi đó.
Như vậy, vừa rồi, chúng mình đã cùng nhau đi tìm hiểu sâu thêm về nội dung, ý
nghĩa của mỗi thành phần câu rồi đó.
Ở thành phần thứ nhất, chủ ngữ sẽ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được
nói đến trong câu.
Ở thành phần thứ hai, vị ngữ sẽ nêu hoạt động, trạng thái, đặc điểm của đối tượng
được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó.
- Chúng mình nhớ nhé!
- Bây giờ, chúng mình cùng chuyển sang bài tập 3: đặt câu hỏi cho các thành phần
câu nha.
- Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu của đề bài nào.
- 1 bạn đọc câu mẫu cho cô nào.
- Cho cô biết, Ai đã cứu con? Ông Bụt? Ông Bụt đã làm gì ? Đã cứu con ?
- Như vậy, ta có thể đặt câu hỏi để xác định thành phần thứ nhất và thứ hai của câu.
- Bây giờ, các con sẽ lựa chọn câu hỏi phù hợp để tiếp tục với 3 câu còn lại nhé.
Chúng mình hãy nhau thảo luận trong nhóm nhé!
- Các con ơi! Trên tay cô là cái gì đây?
- Hs: Đèn lồng
- Những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu. Dưới đèn lồng là những chiếc thẻ có ghi
những điều vô cùng bí mật. Các con có muốn khám phá không nào?
- Bạn nào xung phong! Con chọn chiếc đèn lồng nào?
- Con đọc câu hỏi lên cho cô nào! Bạn hãy đặt câu hỏi cho các thành phần câu của
câu số 2 nhé! (hình quả dưa hấu) Khánh Ngọc
- Con hãy đặt câu hỏi cho thành phần thứ nhất nào.
Cái gì vàng óng? (nắng mùa thu)
- Tiếp, thành phần thứ hai: Nắng mùa thu thế nào? (vàng óng)
- Nhận xét. Bạn trả lời đúng rồi, cô tặng con 1 chiếc đèn lồng xinh xắn này nhé.
- Con cảm ơn cô, con sẽ đem chiếc đèn lồng về treo ở cây đào ngày Tết ở nhà con ạ
-Oa! Cô rất vui khi món quà của cô được con trân trọng.
- Tiếp tục, cô mời bạn ! Câu 3…. (Anh Hoàng)
Bạn hãy đặt câu hỏi cho các thành phần câu của câu số 3 nhé!
Câu 3: Con thưa cô, ở thành phần thứ nhất, Cái gì rất đẹp? (nhành lan ấy)
ở thành phần thứ hai, Nhành lan ấy thế nào? (rất đẹp)
- Bao nhiêu bạn có cùng đáp án với bạn? -> Nổ một tràng pháo tay khen bạn nào!
- Còn 2 chiếc đèn lồng cuối cùng, bạn nào xung phong? Ngọc
- Câu 4: Ai là tác giả bài hát Tiến quân ca?
Nhạc sĩ Văn Cao là ai?
- Chiếc cuối cùng, …..
Em ! Em ! Phần thưởng dành cho bạn là chiếc bút bi hình quạt đáng yêu.
- Cô khen lớp mình đã hoạt động trả lời câu hỏi rất sôi nổi.
- Một bạn cho cô biết,
+ Như vậy, muốn xác định thành phần thứ nhất của câu, ta đặt được những câu hỏi
nào?
-> Muốn xác định thành phần thứ nhất của câu, ta đặt được những câu hỏi ai,
cái gì, …. (Ngọc)
+ Muốn xác định thành phần thứ hai của câu, ta đặt được những câu hỏi nào?
-> Muốn xác định thành phần thứ hai của câu, ta đặt được những câu hỏi làm
gì, thế nào, là ai, … (Hà Anh)
Đó chính là nội dung ghi nhớ bài học ngày hôm nay.
Câu thường gồm 2 thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
- Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ
trả lời cho câu hỏi có từ ngữ để hỏi: ai, cái gì, con gì,…
- Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc
giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi có từ ngữ để hỏi: làm
gì, thế nào, là ai,…
- Bạn nào có thể sáng tạo ra một cách học khác để ghi nhớ hơn không?

Xin Chào các bạn!


Mình xin giới thiệu
Mình là Câu đây
Gồm hai thành phần

Thành phần thứ nhất


Chủ ngữ tôi đây
Trả lời câu hỏi
Có từ ngữ để hỏi
Ai, cái gì, con gì?

Thành phần thứ hai


Tên gọi Vị ngữ
Trả lời câu hỏi
Có từ ngữ để hỏi
Làm gì, Thế nào, Là ai?

Chúng mình cùng nhau


Tạo nên Tiếng Việt
Nét đẹp ngôn từ
Cảm xúc đong đầy.

Các con ạ! Hành trình chúng mình cùng tìm hiểu về câu, về ngữ pháp là một
hành trình hoà mình vào văn hóa và lịch sử của một dân tộc. Chủ ngữ và vị ngữ
là những nhân vật quan trọng trên sân khấu của ngôn ngữ, là những thành phần
chính tạo nên vẻ đẹp sâu sắc và sức sống bền bỉ cho Tiếng Việt. Chúng mình hãy
giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nhé, các con có đồng ý không nào?
- Bây giờ cô có một điều bất ngờ với các con! Lớp mình có một cầu thủ vô cùng xuất
sắc, đá bóng rất giỏi, ngoại hình đẹp trai như hotboy Hàn Quốc! Chúng mình cùng
gọi tên bạn ấy nào?
Bùi Quý Gia Huy ! Bùi Quý Gia Huy !
- Cô giáo xin chào con! Cô thấy con đang đeo một chiếc huy chương vô cùng đẹp!
Con cho cô biết, con đạt được huy chương ở thời điểm nào?
- Con thưa cô, con tham gia đá bóng cùng đội bóng trường mình và đội bóng đã đạt
được giải Nhất giao lưu bóng đá Nam cấp huyện ạ.
- Thật tuyệt vời! Cô chúc mừng con! Cô muốn con có thể thực hiện một hoạt động
đơn giản trong đá bóng để cô và các bạn cùng em được không?
- HS tâng bóng. Tài năng quá!
- Một bạn đặt câu miêu tả hoạt động bạn ấy vừa thực hiện không nào?
- Con thưa cô, bạn Huy đang tâng bóng.
Con cho cô biết, đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ?
-> Con thưa cô, chủ ngữ là bạn Huy, vị ngữ là đang tâng bóng,
- Cô cảm ơn con. Mời các con về chỗ. Cô tin rằng, mỗi bạn lớp mình ngồi đây đều có
những điểm mạnh, những tài năng riêng. Cô hi vọng sắp tới, chúng mình tiếp tục phát
huy sở trường, năng khiếu của mình để đạt được những ước mơ của mình nhé./

Cả lớp vỗ tay đồng ý!


Bây giờ chúng mình cùng nhau vận dụng phần ghi nhớ để làm bài tập số 4 nhé
- Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu bài tập số 4 nào! Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để
hoàn thành câu.
- Đây là dạng bài tập mở, chúng mình phải tự nghĩ ra các chủ ngữ hoặc vị ngữ phù
hợp với thành phần cho sẵn. Nếu đã có chủ ngữ, các em sẽ tìm vị ngữ thích hợp; nếu
đã có vị ngữ, các em tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn thiện câu.
- Cô mời các con mở vở BT Tiếng Việt để làm trong thời gian 2 phút,
Hết thời gian 2 phút, cô mời các con đọc đáp án nào
- Cô mời bạn ….. Con cho cô biết, thành phần đang có mặt ở câu a, c là chủ ngữ
hay vị ngữ? -> chủ ngữ ạ. Vậy con sẽ điền vị ngữ vào ở câu a là gì?
-> đang cất cao tiếng hót. (Long)
Rất tốt, cô muốn một ý kiến khác!
-> Chú chim sơn ca hát những khúc ca rộn ràng chào ngày mới ạ. (Khánh Linh)
Tuyệt vời, câu bạn đặt rất có hình ảnh.
Con cho cô biết, đây là kiểu câu nào? -> con thưa cô đây là câu nêu hoạt động.
- Tiếp tục câu c nào
-> Con thưa cô, vườn hồng đang nở rộ vào mùa xuân. (Nguyễn Anh Thư)
Các con còn câu khác không? -> Vườn hồng lấp lánh, lung linh dưới ánh nắng bình
minh rực rỡ. (Bùi Yến)
- Cả lớp khen bạn nào!
- Tiếp tục, còn hai câu cuối cùng nào.
- Một bạn cho cô biết, thành phần đang có mặt ở câu b là gì? -> con thưa cô là
chủ ngữ ạ.
Một bạn đặt câu nào. Con thưa cô cả thành phố chìm vào giấc ngủ say. (Khánh
Ngọc)
- Rất tốt, cô khen con nhé.
- Còn câu d, thành phần còn thiếu là bộ phận nào? -> Con thưa cô là chủ ngữ.
(HÀ Anh)
- Con sẽ điền như thế nào?
- Con thưa cô, chú mèo mướp nằm phơi nắng bên thềm.
- Vì sao con chọn chủ ngữ là chú mèo mướp? Vì ở nhà con đang nuôi một chú
mèo mướp rất dễ thương, con quan sát thấy chú mèo mướp hay thích nằm phơi
nắng vào ban ngày ạ.
- Rất tốt, cô khen con có sự quan sát rất tinh đó, biết ứng dựng từ thực tế vào trong
bài học.
Như vậy, ngày hôm nay, chúng mình đã được học về thành phần câu trong Tiếng Việt
và cùng vận dụng tích cực làm bài tập.
- Cô có một hình ảnh muốn chia sẻ với chúng mình.
- Các con có biết đây là hình ảnh nào trong Buổi họp nào?
- Học sinh đồng thanh Buổi họp phụ huynh!
Đúng rồi đó các con. Một bạn đặt câu nói về hoạt động của các bạn trong hình ảnh
này.

- Con thưa cô, Các bạn đang báo cáo tình hình học tập trong buổi họp phụ huynh.
(Trường An)
- Một bạn cho cô biết, câu này gồm có mấy thành phần ? Con thưa cô, câu này có 2
thành phần ạ.
Thành phần thứ nhất. Các bạn
Thành phần thứ hai. đang báo cáo tình hình học tập trong buổi họp phụ huynh.
- Một bạn đặt câu hỏi cho thành phần thứ nhất. Ai đang báo cáo tình hình học tập
trong buổi họp phụ huynh? (Vân Anh)
- Một bạn đặt câu hỏi cho thành phần thứ hai. Các bạn làm gì? (Gia Hân)
- Đúng rồi đó các con ạ. Ngày hôm đó, với chủ đề Gala Táo quân – Tinh hoa hội tụ,
các bạn học sinh đã hân hoan, náo nức đóng vai Táo quân để báo cáo tình hình học
tập cho các bố mẹ nghe. Cô giáo mong rằng, cô trò và bố mẹ chúng mình sẽ cùng
nhau đồng hành,tiếp tục chuẩn bị cho một mùa xuân mới đầy cảm hứng, chắt chiu,
vun đắp những trái ngọt trong học kì 2 này nhé. Các con có đồng ý không ?

You might also like