You are on page 1of 6

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GAIA

BÀI: NHỮNG TỜ GIẤY KÌ DIỆU


(1 tiết)
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức
- HS tìm hiểu các thí nghiệm thú vị với giấy và nước.
1.2. Kỹ năng
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng làm thí nghiệm.
- Kỹ năn sáng tạo.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
1.3. Thái độ
- HS luôn có thái độ học tập chủ động.
- Ứng dụng những kỹ năng vừa học vào cuộc sống.
- HS có ý thức hoàn thiện bản thân.
- HS có thái độ tích cực trong học tập và giải quyết vấn đề.
2. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT GIẢNG DẠY
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp động não
- Phương pháp trò chơi
- Ứng dụng công nghệ thông tin
3. BỐ CỤC GIẢNG DẠY
Thời Phương
Tiết Mục Mục tiêu Hoạt động
gian tiện
Chọn 1 trong 2:
Tạo không khí - Trò chơi: Gắp
Khởi
dẫn dắt bài giấy về tổ 05 phút Giấy A4
động
học. - Trò chơi: Tìm
mảnh ghép đúng
Thí nghiệm hoa nở Phiếu BT
1 dưới nước. 15 phút 1 ly thủy
Giấy và nước
Thí nghiệm: Chiếc tinh có
Khám
ly úp ngược. nước.
phá
Chui người qua 15 phút
Cắt giấy
vòng giấy Phiếu BT
thông minh
Làm kèn tiếng voi
Ứng dụng 05 phút
Mở rộng Xem video.
thực tiễn.

Khối 4_ Những tờ giấy kì diệu


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GAIA

4. BÀI GIẢNG CHI TIẾT


TIẾT 1
1. Khởi động
⮚Mục tiêu: Tạo không khí lớp học, dẫn dắt bài học.
⮚Cách tiến hành: Chọn 1 trong 2 hoạt động sau:
1.1. Trò chơi: Gắp giấy về tổ
- Lớp được chia thành các nhóm. Mỗi nhóm đứng thành 1 hàng dọc ở các dãy
bàn. Mỗi nhóm sẽ được phát 1 tờ giấy A4.
- Nhiệm vụ của các nhóm là dùng khuỷu tay kẹp giấy và chuyền lần lượt đến
các bạn ở cuối hàng, sau đó chuyền ngược lại các bạn ở đầu hàng. Nhóm nào
hoàn thành xong đầu tiên sẽ chiến thắng.
- Lưu ý: Không được dùng bàn tay chạm vào giấy. Nhóm nào rớt giấy giữa
chừng sẽ chuyền lại từ đầu.
1.2. Trò chơi: Tìm mảnh ghép đúng
- Lớp được chia thành các nhóm.
- HS quan sát các bức tranh bị thiếu mất 1 mảnh và chọn ra mảnh còn thiếu
trong bức hình.
- Nhóm nào trả lời đúng nhiều đáp án nhất sẽ chiến thắng.
2. Khám phá
⮚ Mục tiêu: HS thử tài thí nghiệm với giấy.
⮚ Cách tiến hành: Làm thí nghiệm, xem video, thảo luận.
2.1. Giấy và nước
a. Thí nghiệm 1: Hoa nở dưới nước.
- Lớp được chia ra thành các nhóm
- Mỗi nhóm nhận 1 phiếu bài tập hình các bông hoa, 1 chậu nước, chì màu và kéo.
- Bước 1: HS tô màu cho các bông hoa và cắt chúng ra khỏi phiếu bài tập.
- Bước 2: HS gấp các cánh hoa lại
Bước 3: Thả nhẹ các bông hoa vào chậu nước và chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra.
- Thời gian thực hiện thí nghiệm: 5 phút.
- GV hỏi đáp: Sau khi thả hoa giấy vào nước điều gì đã xảy ra?
🡺 Đáp án: Khi thả hoa giấy đã được gấp lại vào nước, chúng ta sẽ thấy các
cánh hoa từ từ nở ra.
🡺 Giải thích: Nếu đặt giấy dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy giấy được làm từ
những sợi gỗ nhỏ, đan xen chặt chẽ với nhau như những mao dẫn, giữa các sợi
gỗ là những khoảng trống. Khi giấy tiếp xúc với nước, nước rút vào tất cả các
không gian nhỏ làm cho giấy nở hoa. Điều này giúp giải thích tại sao các loại
cây trồng rất dễ dàng thực hiện việc nâng nước từ rễ lên lá.
GV hỏi đáp: Đố các bạn nhỏ khi chúng ta tưới cây, các loại cây trồng có hút
nước theo cách này không?
🡺 Đáp án: Có. Cây trồng cũng hút nước thông qua các sợi gỗ nhỏ. Điều này

Khối 4_ Những tờ giấy kì diệu


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GAIA

giúp giải thích tại sao các loại cây trồng rất dễ dàng thực hiện việc dâng nước từ
rễ lên lá để nuôi sống cây.
b. Thí nghiệm 2: Chiếc ly úp ngược
- Lớp được chia ra thành các nhóm.
HS nhận 1 tờ giấy bìa và một cốc nước thủy tinh. Nhiệm vụ của các nhóm là làm
sao để úp ngược cốc nước xuống mà nước vẫn không bị đổ ra khỏi ly
- Thời gian thảo luận 2 phút.
Đáp án: Các em đặt tờ giấy bìa lên miệng ly nước, dùng tay đặt lên trên miếng
bìa, úp ngược ly nước thật nhanh rồi từ từ nhẹ nhàng thả tay ra. Lúc này các em
sẽ thấy nước được giữ lại và không bị đổ ra ngoài.
� Câu hỏi: Vậy tại sao lại như vậy nhỉ?
Không khí có một sức mạnh đặc biệt, chúng tồn tại ở khắp nơi và tác động lên
mọi vật người ta gọi đó là áp suất không khí. Nước không chạy ra khỏi ly vì áp
suất không khí tác động lên tờ giấy từ bên dưới lớn hơn trọng lượng của nước
bên trong ly. Đây là lý do tại sao tờ giấy có thể giữ nước không để nó tràn ra
ngoài.
2.2. Cắt giấy thông minh
a. Thử thách: Chui người qua vòng giấy
- Lớp được chia thành các nhóm.
- Mỗi nhóm nhận một phiếu bài tập.
Bước 1: HS cắt mảnh giấy trên phiếu bài tập theo hướng dẫn để tạo thành một
vòng giấy có kích thước lớn nhất.
Bước 2: HS các nhóm sẽ lần lượt chui người qua vòng giấy đã cắt mà không bị
đứt.
- Nhóm nào hoàn thành thử thách trong thời gian nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
GV chốt: Muốn có một vòng giấy đủ dài để chui qua người thì các em cần tận
dụng tất cả diện tích của tờ giấy, không bỏ bất kì một phần nào của tờ giấy đó.
Càng tận dụng được nhiều diện tích giấy bao nhiêu thì cái vòng của chúng ta sẽ
càng dài bấy nhiêu. Và ngược lại nếu không tận dụng được hết diện tích tờ giấy
thì vòng giấy sẽ nhỏ lại, các em sẽ không có vòng giấy to đủ để chui qua người.
b. Hoạt động: Làm kèn tiếng voi từ giấy
- Lớp được chia thành các nhóm.
- Mỗi nhóm nhận một tờ giấy A6, một chiếc kéo và một hộp bút lông.
- Nhiệm vụ của HS là làm và trang trí cho chiếc kèn tiếng voi của nhóm mình.
- Bước 1: Gấp đôi tờ giấy A6 lại, sau đó gấp ngược 2 mép giấy ra ngoài với độ dài
cỡ 1cm.
- Bước 2: Từ chỗ nếp gấp cắt 2 hình tam giác cách nhau cỡ 3cm như hình.
- Bước 3: Dùng bút lông trang trí cho chiếc kèn tiếng voi của nhóm mình.
Bước 4: Các em đưa kèn lên miệng ở vị trí 2 mép giấy được gấp ngược ra ngoài
ở bước 1 và bắt đầu thổi.

Khối 4_ Những tờ giấy kì diệu


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GAIA

- Nhóm nào làm ra chiếc kèn đẹp nhất và phát ra âm thanh to nhất sẽ giành chiến
thắng.
- Thời gian thực hiện: 5 phút.
3. Ứng dụng thực tiễn
⮚ Mục tiêu: HS tìm hiểu nghệ thuật cắt giấy của người Nhật Bản
⮚ Cách tiên hành:
- Xem video: Nghệ thuật cắt giấy Nhật Bản Kirigami.
Có rất nhiều nghệ thuật gấp và cắt giấy trên thế giới nhưng không phải ai cũng theo
đuổi được nghệ thuật cắt giấy đặc biệt giống nghệ sĩ người Nhật Masayo Fukuda.
Masayo Fukuda đã có kinh nghiệm cắt giấy hơn 25 năm và trình độ cắt giấy của
Masayo Fukuda gần như đã đạt tới thượng thừa.
Chỉ với một tờ giấy bình thường nhưng nữ nghệ nhân người Nhật này có thể xử lý
tỉ mỉ đến từng milimet và thổi hồn nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật cắt giấy
xuất sắc. Tác phẩm cắt giấy hình con bạch tuộc trong bài viết này chắc chắn là đại
diện tốt nhất cho trình độ của Fukuda. Về tác phẩm con bạch tuộc, Fukuda khẳng
định đã mất gần 2 tháng để hoàn thành. Từ một tờ giấy A2, Fukuda đã khéo léo cắt
từng mẩu giấy siêu nhỏ và tạo hình một con bạch tuộc ấn tượng với đôi mắt hơi lồi
và vô vàn xúc tu. Bộ môn này được hình thành từ cách đây khoảng 700 năm sau
công nguyên. Một điểm khác biệt của Kirigami với nhiều nghệ thuật cắt giấy khác
là việc sử dụng một tờ giấy duy nhất để tạo hình tác phẩm.

XÁC NHẬN CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN

Khối 4_ Những tờ giấy kì diệu


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GAIA

Khối 4_ Những tờ giấy kì diệu


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GAIA

Khối 4_ Những tờ giấy kì diệu

You might also like