You are on page 1of 3

GIÁO ÁN KĨ NĂNG SỐNG

Chủ đề QUẢN LÍ THỜI GIAN

I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu quản lí thời gian là điều có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân

- Học sinh nhận thức được chúng ta cần biết quản lí thời gian của mình.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có thói quen quản lí thời gian

3.Thái độ:

Biết tự hoàn thiện bản thân và quản lí thời gian hiệu quả hơn

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa

- Phiếu học tập.

- Quà.

- Giấy A1: 4 tờ.

- Nhạc bài hát : mong ước kỉ niệm xưa.

- Nhạc chuông thời gian: 3 phut, 5 phút.

-Nhạc nền.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu vấn đề tổ chức thảo luận theo từng nhóm nhó

- Kết hợp phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp trạm.

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

Hoạt động 1: Khởi động

Thực hiện trò chơi nhỏ Câu châm ngôn về thời gian

-GV chia lớp thành 4 nhóm hoặc 8 nhóm. 1. Ngày đi, tháng chạy,
năm bay. Thời gian
-Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập gồm các câu châm ngôn về thời nước chảy, chẳng quay
gian chưa hoàn chỉnh. được về.
2. Một tuần lễ với người
-Cho thời gian 3 phút. Các nhóm hoàn thành phiếu học tập. chăm chỉ có 7 ngày,
còn với kẻ lười biếng
-Sau thời gian 3 phút, các nhóm sẽ trao đổi để chấm bài cho nhau. có 7 ngày mai.
GV đọc to đáp án, các nhóm sẽ chấm bài cho nhau. 3. Đừng thương tiếc hôm
qua, đừng đợi ngày
-Nhóm thắng cuộc sẽ có 1 phần quà (bánh kẹo cho mỗi thành viên mai, đừng lảng tránh
nhóm) hôm nay.
4. Kẻ tầm thường chỉ lo
Phiếu học tập: tìm cách giết thời gian,
còn người có tài thì tìm
1. Ngày ……, tháng ….., năm …... Thời gian nước chảy,
mọi cách tận dụng thời
chẳng quay được về.
gian.
2. Một tuần lễ với người ……………… có 7 ngày, còn với
kẻ ………… có 7 ngày mai. 5. Bạn có yêu cuộc sống
3. Đừng thương tiếc …………, đừng đợi ……….., đừng không? Vậy đừng lãng
lảng tránh …………. phí thời gian, vì đó là
4. Kẻ ………….. chỉ lo tìm cách giết thời gian, còn vật liệu sống của cuộc
sống.
……….có tài thì tìm mọi cách tận dụng thời gian.
5. Bạn có …….. cuộc sống không? Vậy đừng
…………………., vì đó là vật liệu sống của cuộc sống.
GV dẫn: Qua những câu châm ngôn đó, ta thấy rằng thời gian là 1 báu
vật rất quí và được ban tặng công bằng cho tất cả mọi người. Vậy các
em đã sử dụng tài sản này như thế nào? Mời các em cùng đến với chủ
đề “Quản lí thời gian hiệu quả”

HOẠT ĐỘNG 2: CHIA SẺ 5 phút

Em hãy chia sẻ với bạn về hiệu quả sử dụng thời gian của mình như thế
nào: Học sinh chia sẻ bản than, GV và
các bạn khác lắng nghe và rút
- Em có đủ thời gian cho mọi việc không?
kinh nghiệm.
- Em có thực hiện công việc đúng hẹn và đúng yêu cầu không?

- Em có hay quên việc không?

HOẠT ĐỘNG 3: Phương pháp trạm. (20 phút)

Trạm 1: Lợi ích của việc quản lí thời gian.

Trạm 2: Kẻ cắp thời gian, cách khắc phục.

Trạm 3: Hãy liệt kê những việc cơ bản của một học sinh trong 1 ngày.
Lợi ích của việc xây dựng kế hoạch ngày, tuần, tháng, năm.

Trạm 4: Hãy nêu thứ tự mức độ ưu tiên những việc em giải quyết trong
ngày.
Cách thực hiện:

-Chia lớp làm 4 nhóm.

-Mỗi nhóm ngồi 1 trạm (5 phút.

-Sau 5 phút, các nhóm lần lượt di chuyển theo sự hướng dẫn của giáo
viên.

-Khi đi qua mỗi trạm, mỗi nhóm sẽ nêu thêm ý kiến của nhóm vào giấy
A1 (của nhóm trước) bằng mực khác khác màu.

Sau khi đi hết lượt các nhóm thì về vị trí cũ. GV và HS cùng tổng kết các
ý kiến.

4. Củng cố GV hướng dẫn học sinh nhắc lại nội dung bài học

Kết thúc buổi học cùng hát bài “Mong ước kỉ niệm xưa”

Mong ước kỷ niệm xưa


Tam Ca 3A
Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô
Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn
Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha
Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa
Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào
Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi
Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi
Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười
Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai ...!
Nếu có ước muốn trong cuộc đời này
Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại
Cho bao khát vọng, đam mê cháy bỏng
Sẽ còn mãi trong tim mọi…

V. RÚT KINH NGHIỆM

......................................................................................................................... .....................................................
............................................................................

You might also like