You are on page 1of 11

GIÁO ÁN KỸ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ: QUẢN LÝ THỜI GIAN

I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức:
- Hiểu về giá trị của thời gian.
- Hiểu về cách quản lý thời gian.

2/ Kỹ năng:

- Xây dựng thời gian biểu cá nhân hợp lí.


- Rèn luyện vận động tinh thông qua hoạt động trang trí thời gian biểu.

3/ Thái độ:

- Sử dụng thời gian có kế hoạch và chủ động.

II/ Tài liệu và phương tiện dạy học


- Giấy a4, bảng, bút màu
- 1 số tình huống mẫu dành cho xử lí tình huống
- Giáo án, bảng phấn
- Máy chiếu, máy tính

III/ Nội dung bài học


Nội dung bài học Hoạt động của GV và SV Kết quả cần đạt
HĐ1: Hoạt động khởi - Mở đầu tiết học, SV sẽ chia sẻ Sinh viên cảm thấy hứng thú
động thời gian biểu của mình trong và sẵn sàng tham gia vào bài
- Thời gian: 15 phút ngày nghỉ hoặc ngày bình giảng.
thường. Sau đó, GV phỏng vấn
SV: “Liệu có khó khăn gì trong
việc duy trì thời gian biểu này
không?”
- GV dẫn vào bài: Quản lý thời
gian là một kĩ năng rất quan
trọng trong đời sống của mỗi
người, việc quản lý thời gian sẽ
giúp chúng ta có một ngày làm
việc hiệu quả và duy trì được
trạng thái sức khoẻ tốt nhất. Và
trong bài học hôm nay, chúng ta
sẽ tìm hiểu quản lý thời gian là
gì, cách sử dụng thời gian hiệu
quả
HĐ2: Quản lý thời gian là 1. Khái niệm quản lý thời gian? Người học hiểu được quản lí
gì? Biểu hiện của người - Quản lý thời gian là quá trình thời gian là gì và tầm quan
có kĩ năng quản lí thời lập danh sách những điều phải trọng của việc quản lý thời
gian. Tầm quan trọng của làm, nguyên tắc thực hiện thời gian.
việc quản lý thời gian? gian biểu, đảm bảo rằng mọi việc
- Thời gian: 20 phút được thực hiện theo đúng kế
- Nội dung trọng tâm: hoạch, không bị lãng phí.
Hiểu được thời gian là gì - Như vậy, việc quản lý thời gian
và vai trò quan trọng của được hiểu là hành động hoặc quá
kĩ năng quản lí thời gian. trình thực hiện kiểm soát có ý
- Phương pháp: Thuyết thức về số lượng thời gian cho
trình, quan sát trải nghiệm hoạt động cụ thể, đặc biệt là để
tăng hiệu quả năng suất. Quản lý
thời gian bắt đầu từ việc cân
nhắc, xem xét những công việc
chúng ta phải làm, việc nào
chúng ta muốn làm và mục tiêu
của chúng ta là gì. Việc tiếp theo
là đo lường thời lượng mà chúng
ta sẽ phải bỏ ra để hoàn thành
các công việc đó. Cuối cùng là
tập kế hoạch trong ngày, trong
tuần, trong tháng nhằm giúp
chúng ta tránh rơi vào tình trạng
quá tải trong công việc. Quản lý
thời gian có thể được hỗ trợ bởi
một loạt các kỹ năng, công cụ và
kỹ thuật khi thực hiện một nhiệm
vụ cụ thể. Ban đầu, quản lý thời
gian chỉ có ý nghĩa đối với các
hoạt động kinh doanh hoặc công
việc, nhưng sau đó được mở
rộng để bao gồm cả các hoạt
động cá nhân. Một hệ thống
quản lý thời gian là một sự kết
hợp thiết kế các công trình, công
cụ, kỹ thuật và phương pháp.
2. Vậy biểu hiện của người có kĩ
năng quản lí thời gian là gì?
Người quản lý thời gian hiệu quả
thường thể hiện những đặc điểm
và hành vi tích cực sau đây:
- Có khả năng xây dựng kế
hoạch tổ chức chi tiết và có lợi,
giúp họ dễ dàng theo dõi và hoàn
thành công việc.
- Người quản lý thời gian hiệu
quả biết ưu tiên công việc theo
độ quan trọng và khẩn cấp, giúp
họ tập trung vào những nhiệm vụ
quan trọng đầu tiên.
- Thích ứng với thay đổi và điều
chỉnh lịch trình của mình một
cách linh hoạt mà không ảnh
hưởng đến hiệu suất làm việc.
- Thiết lập mục tiêu cụ thể và đo
lường tiến triển của mình để đảm
bảo tiêu chí đánh giá và tăng
động lực làm việc.
- Biết cách giữ thời gian cho
riêng mình, tạo ra khoảng thời
gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng
lượng và duy trì sức khỏe tinh
thần.
3. Lợi ích của việc quản lí thời
gian hiệu quả
- GV đặt câu hỏi: Theo các em,
việc quản lý thời gian hiệu quả
có lợi ích gì?
- GV tổng kết câu trả lời và đưa
ra nhận định về lợi ích của việc
quản lí thời gian hiệu quả:
- Nâng cao hiệu quả và năng suất
sản xuất của cá nhân và tập thể;
- Tăng lượng “thời gian riêng tư”
cho mỗi cá nhân;
- Giảm bớt áp lực trong công
việc;
- Tăng niềm vui trong công việc;
- Có thể dự trù được nhiều việc
cho kế hoạch tương lai và giải
quyết các vấn đề mang tính dài
hạn;
- Nâng cao sức sáng tạo.
 quản lý thời gian có nghĩa là
kiểm soát tốt hơn và đưa ra
những quyết định sáng suốt về
cách chúng ta sử dụng thời gian.
HĐ3: Các bước quản lí - GV thuyết trình, diễn giảng về - Người học vận dụng được
thời gian hiệu quả các bước quản lí thời gian hiệu các bước quản lí thời gian
quả. Nêu ví dụ minh hoạ hiệu quả.
- Nội dung trọng tâm: Việc quản lý thời gian luôn liên
Quản lí thời gian quan đến hiệu quả. Có nhiều
cách để quản lý thời gian nhưng
nhìn chung một chương trình
quản lý thời gian có thể bao gồm
các mục tiêu được thiết lập, các
hành động hàng ngày để đạt
được những mục tiêu và đảm
bảo mỗi hành động tập trung, có
liên quan và có kết quả định
hướng, ưu tiên những hành động
cần phải được thực hiện trước
hoặc quan trọng và xem xét lại
những mục tiêu của bạn khi năng
suất không đạt được như mong
muốn. Dưới đây là 5 bước cơ
bản để quản lý thời gian tốt hơn.
*Bước 1: Ghi 7 mục tiêu quan
trọng nhất của bản than
Bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả
những mục tiêu, giá trị, ước mơ,
sự tập trung, những nhu cầu,
mong muốn hoặc chiến lược cho
hạnh phúc mà chúng ta muốn có.
Sau đó, hãy chọn ra 7 mục tiêu
quan trọng nhất mà bản than cần
ưu tiên.
Trước khi tiến hành một công
việc nào đó, trong đầu mỗi người
phải hình dung ra một mục tiêu
rõ ràng, nghĩa là chúng ta muốn
đạt được điều gì. Một mục tiêu
rõ ràng giúp chúng ta biết rõ
mình cần làm những gì, lên kế
hoạch sao cho thực hiện tốt nhất
đồng thời vừa tiến hành, vừa
kiểm soát được tiến độ công
việc. Vấn đề là làm thế nào để
xác định được mục tiêu rõ ràng,
chính xác.
*Bước 2: Mỗi ngày hãy viết ra 6
đến 7 hành động được hoàn
thành
- Trong khi lập kế hoạch, cần
thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để
biết con đường đi bao xa, đã đi
được chừng nào (đạt được bao
nhiêu % kế hoạch) và tiếp tục
bao lâu nữa để về đích. Tốt nhất,
nên viết sơ đồ phân tích công
việc hàng ngày để biết việc gì
cần làm trước, việc gì làm sau,
việc gì là quan trọng và việc gì
gấp, cần làm ngay. Tâm lý chung
của chúng ta là việc gì dễ và
thích thì làm trước, việc gì khó
và không thích thì để lại làm sau.
Thực tế là việc khó càng để lâu,
càng khó thực hiện và đôi khi
việc gấp lại không hề quan trọng.
- Nếu lập chương trình trong đầu
sớm hơn trong 1 ngày, chúng ta
có xu hướng để tổ chức, tập
trung và tốc độ tốt hơn. Ngay lập
tức não sẽ tìm kiếm giải pháp và
các bước tắt trước khi thực sự
làm.
*Bước 3: Hãy chắc chắn rằng
mỗi hành động hàng ngày là tập
trung, có liên quan và có kết quả
định hướng
Khi viết ra các kế hoạch hàng
ngày, phải đáp ứng được tất cả
hay ít nhất 1 trong các yêu cầu
dưới đây:
- Hành động hàng ngày nên được
tập trung. Ít nhất 1 trong 6 hoặc
7 hành động hàng ngày có liên
quan đến 7 mục tiêu chính ban
đầu đặt ra. Tuy nhiên, nếu như
thiết lập một mục tiêu định
hướng hành động mỗi ngày như
là sự tuyệt đối tối thiểu, sẽ luôn
có một bước gần hơn để thực
hiện ước mơ. Không nên mắc
sai lầm trong các cam kết hành
động của mình để có quá nhiều
hành động trong mỗi ngày liên
quan đến 7 mục tiêu quan trọng
hàng đầu. Trong 1 thời gian dài,
chúng ra sẽ thấy ngày càng khó
khăn để duy trì mức độ cam kết.
Cân bằng giữa đầu ra mong
muốn và năng lực thực tế là một
kế hoạch tốt hơn trong lâu dài.
Đối với mỗi ngày trong tuần, hãy
tập trung vào một mục từ 7 mục
tiêu quan trọng trong danh sách
ban đầu.
- Hành động hàng ngày của
chúng ta nên có liên quan. Chỉ
viết ra những công việc quan
trọng cần thực hiện. Đừng làm
xáo trộn danh sách công việc với
những việc không có liên quan
như phân loại thư rác, đưa khỏi
thùng rác…, có thể nghĩ chúng ta
sẽ làm rất nhiều mỗi ngày nhưng
chính nó làm chậm tiến độ
ưu tiên thực sự. Hãy xem xét
những nhiệm vụ không cần thiết
cái có thể phá vỡ những gì thực
sự quan trọng
*Bước 4: Cân nhắc mức độ ưu
tiên, xem hành động nào nên
được thực hiện trước, hành động
nào thực hiện sau hoặc hành
động nào là quan trọng nhất
- Một trong những cách quản lý
thời gian đơn giản nhất tại công
sở là lập danh sách tất cả các
nhiệm vụ và thời hạn (deadline)
hoàn thành chúng. Hãy cố
phân biệt cho bằng được cái nào
quan trọng và cái nào không,
việc gì khẩn cấp và việc gì có thể
giải quyết sau, đâu là chuyện cần
phải hoàn thành hôm nay… Sau
đó, tùy vào tính chất và tầm quan
trọng của mỗi nhiệm vụ, hãy
phân chia khung thời gian để
thực hiện chúng sao cho hợp lý.
Cần lưu ý việc lên danh sách
những việc cần làm chỉ phát huy
tác dụng nếu phân bổ giới hạn
thời gian phù hợp cho mỗi nhiệm
vụ và đừng quên ghi chú chúng
lên lịch làm việc. Cách làm
mang tính kỷ luật này không chỉ
giúp hoàn thành công việc, mà
còn cải thiện khả năng ước định
thời lượng cũng như tăng tốc khi
cần.
- Đánh dấu chéo vào việc đã
hoàn thành trong ngày. Dù là
việc rất nhỏ nhưng một khi đã
làm tròn theo đúng kế hoạch, nó
sẽ khiến chúng ta vui với cảm
giác thành công.
- Một phần then chốt trong
chuyện phân chia thứ tự ưu tiên
là biết khi nào nên nói “không”.
Chúng ta có quyền từ chối trước
lời yêu cầu nào đó từ đồng
nghiệp, nếu đang bận dồn sức
giải quyết việc của mình.
*Bước 5: Suy nghĩ lại mục tiêu
của bản thân nếu năng suất bắt
đầu bị ảnh hưởng
Nếu kết thúc các công việc giống
nhau ngày này qua ngày khác,
chúng ta sẽ cảm thấy buồn chán,
hành động của chúng ta sẽ trở
nên vô nghĩa và năng suất sẽ bị
ảnh hưởng. Nên suy nghĩ lại 7
mục tiêu ban đầu của mình. Nếu
không có cách nào để thay đổi
mục tiêu, sau đó là thay đổi cách
nhìn về chúng, nên có khoảng
thời gian để suy nghĩ lại.
VD1: Giả sử bạn là một sinh
viên đại học có lịch học đa dạng,
các bài tập, dự án, và còn có thời
gian muốn dành cho hoạt động
ngoại khóa và giảm stress. Để sử
dụng thời gian hiệu quả, bạn có
thể áp dụng những phương pháp
sau:

1. Xác định ưu tiên: Đầu tiên,


xác định nhiệm vụ quan trọng
nhất và ưu tiên trong việc hoàn
thành chúng. Có thể là việc học
cho các bài kiểm tra quan trọng
hoặc hoàn thành các dự án có
hạn chót gần.

2. Tạo lịch học: Tạo một lịch


học cụ thể cho mỗi tuần. Xác
định thời gian để học các môn
học khác nhau, và ưu tiên các
khung thời gian tĩnh lặng để tập
trung cao độ.

3. Sử dụng lịch và bộ nhắc: Sử


dụng ứng dụng lịch trực tuyến
như Google Calendar hoặc
Microsoft Outlook để theo dõi
các lịch học, bài tập, và các hoạt
động ngoại khóa. Thiết lập bộ
nhắc để nhắc bạn về các nhiệm
vụ quan trọng và hạn chót.

4. Chia nhỏ nhiệm vụ lớn: Đối


với các dự án lớn, chia nhỏ
chúng thành các phần nhỏ hơn
và lên kế hoạch hoàn thành từng
phần theo thời gian. Điều này
giúp bạn tập trung vào từng phần
một cách rõ ràng và tránh việc
hoàn thành công việc lúc cuối
cùng.

5. Sử dụng kỹ thuật
Pomodoro: Áp dụng kỹ thuật
Pomodoro, trong đó bạn làm
việc trong khoảng thời gian
ngắn, chẳng hạn 25 phút, sau đó
nghỉ ngơi trong 5 phút. Lặp lại
quy trình này và nghỉ lâu hơn
sau mỗi 4 vòng Pomodoro. Kỹ
thuật này giúp bạn tập trung sâu
và duy trì năng lượng trong quá
trình học tập.

VD2: Hãy tưởng tượng bạn là


một nhân viên văn phòng có
nhiều nhiệm vụ và công việc đa
dạng như xử lý email, chuẩn bị
báo cáo, tham gia cuộc họp và
giải quyết công việc văn phòng
hàng ngày. Để sử dụng thời gian
hiệu quả, bạn có thể áp dụng
những phương pháp sau:

1. Xác định mục tiêu hàng


ngày: Hãy lên danh sách các
nhiệm vụ và công việc cần hoàn
thành trong ngày. Ưu tiên những
mục tiêu quan trọng nhất mà bạn
muốn đạt được và gắn kết thực
hiện chúng.
2. Sử dụng kỹ thuật Time
Blocking: Chia thời gian làm
việc thành các khối thời gian
nhất định cho từng nhiệm vụ.
Đặt thời gian riêng để xử lý
email, tham gia cuộc họp, hoặc
làm việc với sự tập trung tối đa
trên mỗi khối thời gian.

3. Ưu tiên công việc theo mức


độ quan trọng: Đánh giá mức
độ quan trọng và ưu tiên công
việc dựa trên deadline, tầm quan
trọng và ảnh hưởng đến công
việc khác. Đặt ưu tiên cho những
công việc có tác động lớn và cần
hoàn thành sớm.

4. Sử dụng công cụ: Tận dụng


các ứng dụng và công cụ quản
lýnhư Asana, Trello, hoặc
Microsoft Planner để theo dõi và
tổ chức công việc. Sử dụng tính
năng nhắc nhở và chia sẻ thông
tin với đồng nghiệp để cải thiện
hiệu suất làm việc.

5. Đặt giới hạn thời gian cho


các tác vụ: Để tránh việc dành
quá nhiều thời gian cho một
công việc, đặt giới hạn thời gian
cho mỗi tác vụ. Sử dụng kỹ thuật
Pomodoro để làm việc trong các
đợt tập trung ngắn và tạo khoảng
nghỉ giữa chúng để duy trì năng
lượng và sự tập trung.
HĐ4: Học cách sử dụng GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi Người học hiểu được cách
thời gian hiệu quả nhóm sẽ vẽ sơ đồ tư duy về sử dụng thời gian hiệu quả.
phương pháp và lợi ích của việc
quản lý thời gian hiệu quả. Sau
đó GV sẽ mời 2 nhóm lên trình
bày về sơ đồ tư duy của mình và
mời SV nhận xét về phần trình
bày của các nhóm.
HĐ5: Thiết kế thời gian Mỗi SV sẽ thiết kế thời gian biểu Người học biết cách vận
biểu cho sự kiện hội chợ trong 1 dụng kiến thức đã học vào
ngày. Sau khi SV hoàn thành, việc xây dựng thời gian biểu
GV sẽ mời các bạn lên trình bày phù hợp.
về bản thiết kế của mình

IV.Tổng kết buổi học


- GV giải đáp thắc mắc của người học.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được nghiên cứu về cách quản lý thời gian sao cho hiệu
quả. Thầy hi vọng rằng các em sẽ áp dụng 1 cách linh hoạt những gì đã được học để có
thể vận dụng tốt trong đời sống sinh hoạt của các em.

You might also like