You are on page 1of 4

QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TÀI CHÍNH

I. Cách quản lý thời gian


Trong quyển sách “Enjoy time” có nói “ thời gian không phải là tiền bạc, thời
gian chính là cuộc sống của chính bạn”
Dựa trên một nghiên cứu vào 2008, trong số những người quá bận, quá
stress về công việc đã lựa chọn cắt giảm như sau:
+ 6%: giảm công việc
+ 57% người giảm niềm vui và sở thích cá nhân
+ 30% bớt thời gian cho gia đình
 Bận rộn cần nghỉ ngơi, cần ở bên gia đình nhưng lại cắt giảm những khoảng thời
gian đó đi và vẫn làm việc trong trạng thời kiệt sức, mệt mỏi
 Sắp xếp thời gian không hợp lí

1. Xác định mục tiêu


Mục tiêu là yếu tố cần xác định trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ một
nhiệm vụ nào đó. Khi có mục tiêu rõ ràng, chúng ta sẽ biết bản thân cần làm gì, đi
theo lộ trình như thế nào. Từ đó có thể quản lý thời gian một cách khoa học hơn, sắp
xếp lịch trình, khoảng thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ để đạt được mục tiêu
Có thể xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART:
- Specific (tính cụ thể): Mục tiêu càng cụ thể càng cho chúng ta biết được
chính xác những gì cần theo đuổi để đạt được mục tiêu đó.
S trả lời cho các câu hỏi: Bản thân đang hướng tới mục tiêu gì? Muốn đạt
được điều gì sau khi hoàn thành mục tiêu? Thực hiện mục tiêu đó như thế
nào?
- Measurable (đo lường): nguyên tắc này liên quan tới những con số. Một
mục tiêu có thể cân đo đong đếm chắc chắn là một mục tiêu đã được
chuẩn bị kỹ lưỡng để lên kế hoạch hoàn thành.
Measurable trả lời cho câu hỏi: Mục tiêu đang nằm ở mức nào? Cần đạt
được mức bao nhiêu?
- Achievement (khả năng thực hiện): tức là mục tiêu đó phải có khả năng
thực hiện, không xa rời, phi thực tế
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nên đặt những mục tiêu
đơn giản và tránh những thử thách. Điều này có thể dẫn đến cảm giác
không có gì thách thức để muốn chinh phục. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm
được sự cân bằng giữa việc đặt những mục tiêu khả thi mà vẫn đòi hỏi
những thử thách và khuyến khích chúng ta khám phá tiềm năng tối đa của
mình.
Achievable trả lời cho: Liệu bản thân có đạt được mục tiêu? Mục tiêu có
khiến bản thân nản chí không? Có bỏ cuộc giữa chừng khi đang thực hiện
không?
- Realistic (tính thực tế): Mục tiêu sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi
tính thực tế. Do đó, cần đảm bảo có đủ điều kiện thực tế để thực hiện mục
tiêu.

Realistic trả lời cho: Bản thân có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu
không? Những gì của bản thân đang không phù hợp với tình hình thực tế?

- Time = time bound (khung thời gian): Đặt mục tiêu trong một khung thời
gian cụ thể giúp chúng ta có động lực hơn để đạt được mục tiêu. Trong quá
trình thực hiện, ta có thể biết được mình đang thự hiện đến đâu và kịp thời
chấn chỉnh tiến độ nếu đang đi chậm hơn so với kế hoạch đề ra.

Time - bound có ý nghĩa: Mục tiêu thực hiện trong bao lâu? Mốc thời gian
kết thúc? Thời gian như vậy đã phù hợp chưa?

2. Phương pháp quản lý thời gian bằng ma trận Eisenhower

- Phương pháp quản lý thời gian bằng ma trận Eisenhower là một mô hình gồm
4 tiêu chí: Khẩn cấp, không khẩn cấp, quan trọng, không quan trọng. Trong đó
bao gồm:
+ Gấp và quan trọng: Nhiệm vụ cần phải thực hiện ngay lập tức.
Vd: bài tập cần phải nộp ngay
+ Quan trọng nhưng không gấp: Nhiệm vụ lên kế hoạch để triển khai sau,
Nhiệm vụ nên xếp ưu tiên thứ 2, vì nếu không hoàn thành đúng hạn thì những
việc này sẽ biến thành những việc gấp và quan trọng
Vd: bài kiểm tra vào tuần tới, đặt mục tiêu của tháng
+ Gấp nhưng không quan trọng: ưu tiên thứ 3
Vd: bạn bè rủ đi chơi ngay lập tức, săn flashsale
+ Không gấp cũng không quan trọng: Nhiệm vụ nên được loại bỏ hoặc làm
khi có thời gian rảnh, nghỉ ngơi.
Vd: chơi game, xem phim, luớt tiktok,…

3. Lập kế hoạch bằng phương pháp 5W1H


- 5W1H: what-why-who-when-where-how
- What – phải làm cái gì?: đóng vai trò trong việc xác định và mô tả rõ ràng mục
tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện, giúp ta tập trung vào những điều quan trọng cần
làm và tránh xa những điều không cần thiết
- Why – Tại sao phải làm?: giải thích mục đích của kế hoạch này là gì, giúp ta
xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể hơn và đánh giá khả tính khả thi của kế
hoạch đó
- Who – Ai?: đề cập đến đối tượng liên quan đến kế hoạch
- When – làm khi nào và bao lâu?: xác định thời gian thực hiện kế hoạch và đảm
bảo hoàn thành theo đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao
- Where -làm ở ở đâu?: xác định kế hoạch này thực hiện ở đâu
- How – làm như thế nào?: nhìn nhận lại toàn bộ câu hỏi, đánh giá vấn đề và tổ
chức sắp xếp công việc

4. Quản lý thời gian như người hạnh phúc


- Liệt kê 5 điều quan trọng
+ Công việc
+ Gia đình nhỏ( vợ chồng, con cái)
+ Gia đình lớn (cha mẹ, ông bà)
+ Sức khoẻ
+Sở thích cá nhân
- Sắp xếp thời gian cho 5 điều đó trong 1 ngày, không cần phải phân bổ bằng
nhau nhưng phải có đủ thời gian cho cả 5 điều ấy trong một ngày

II. Cách quản lý tài chính


1. Phải ngăn chặn sự cám dỗ và trì hoãn lòng ham muốn
- Nhà tâm lý học Wurzburg Meshow từng nói:

“ Trì hoãn sự ham muốn là từ bỏ sự thoả mãn ngay lập tức để đạt được kết quả lâu
dài, có giá trị hơn”

- Thực chất, trì hoãn lòng ham muốn không phải là đè nén nhu cầu một cách
mù quáng mà là từ bỏ hợp lý những quyết định ảnh hưởng đến việc hiện
thực hoá mục tiêu dài hạn có ý nghĩa hơn của bạn.
- Để có thể trì hoãn đúng cách những ham muốn của mình, bạn cần phải xác
định được mục tiêu dài hạn của bản thân.
- Cách xác định mục tiêu dài hạn:
+ Đầu tiên, hãy viết ra danh sách 10 điều mong muốn có được khi bản thân
có nhiều tiền
+ Sau khi hoàn thành danh sách trên, bỏ đi 7 điều và chỉ giữ lại 3 điều quan
trọng ( Hãy tự hỏi rằng liệu thứ này có thực sự cần thiết để mua hay không)
+ Mỗi ngày hãy nhìn danh sách ước muốn đó -> lời nhắc nhở thường xuyên
về mục tiêu

2. Tiết kiệm có hiệu quả


- Trong quyển sách “ Con đường đến tự do tài chính”, tác giả đã nói
“ Không ai có thể trở nên giàu có chỉ bằng cách kiếm tiền, sự giàu có
phụ thuộc vào việc giữ tiền"
- Đừng tiêu hết tiền, hãy tiết kiệm một số tiền và để tiền tiếp tục sinh ra tiền

Ví dụ: Tiêu 20% số tiền, tiết kiệm 30%, đầu tư 40%

3. Phân bổ tiền một cách hợp lý


- Quy tắc 50-30-20:
+ 50% thu nhập cho chí phí sinh hoạt cần thiết như nhà ở, ăn uống, đi lại,..
+ 30% Chi cho các chi phí linh hoạt như giải trí, đám cưới, sinh nhật,… mà có
thể cắt giảm đi (nếu cần)
+ 20% để tiết kiệm cũng như trả nợ
- Quy tắc 6 cái lọ:
+ Lọ 1: chi tiêu thiết yếu 55%
+ Lọ 2: tiết kiệm dài hạn 10%”: tk cho việc mua nhà, mua xe, cưới sinh,…
+ Lọ 3: quỹ giáo dục 10%: thi chứng chỉ, workshop,..
+ Lọ 4: Hưởng thụ 10%: tự thưởng cho bản thân
+ Lọ 5: Quỹ đầu tư tài chính 10%: đầu tư, gửi tiết kiệm sinh lời, tạo nên thu
nhập thụ động
+ Lọ 6: Quỹ từ thiện 5%: giúp đỡ người thân bạn bè, từ thiện,…

You might also like