You are on page 1of 15

HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO VÀ THI VẤN ĐÁP


“HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG KỸ NĂNG” AM8 – Test5
0. THÔNG TIN HỌC VIÊN:
1. Họ và tên : Lưu Nguyễn Thiên Thảo
2. Lớp sinh hoạt: 46K17.1
3. Lớp học phần: HRM3002_46K17.1
4. Nhóm : 2
B. NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO:
CỦNG CỐ QUYỀN LỰC CÁ NHÂN BẰNG CÁCH
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHỮNG KỸ NĂNG THEN CHỐT
CÁC KỸ NĂNG
CHƯƠNG 1. TỰ NHẬN THỨC
I. Xác định nhiệm vụ ứng dụng kỹ năng:
Ứng dụng và triển khai kỹ năng tự nhận thức đã được học để đạt được các mục
tiêu:

● Xác định những điểm nhạy cảm của bản thân.


● Nhận biết giá trị cá nhân và sự trưởng thành về đạo lý của bản thân và mọi người
khác.
● Đánh giá phong cách học của bản thân và mọi người khác.
● Nhận diện định hướng sự thay đổi của bản thân và mọi người khác.
● Nhận diện định hướng giao tiếp giữa các cá nhân của bản thân và mọi người khác.
II. Kế hoạch thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng
● Xác định mục tiêu của bản thân và lên kế hoạch cho những công việc ưu tiên
● Thực hiện việc tự đánh giá bản thân mỗi ngày
● Thăm dò ý kiến của người khác đánh giá về bản thân mình
III. Thực hiện kế hoạch
● Xác định mục tiêu của bản thân và lên kế hoạch cho những công việc ưu tiên
Vào mỗi tối trước khi đi ngủ, em thường viết ra những công việc phải hoàn thành
vào ngày hôm sau theo thứ tự ưu tiên gồm mức độ quan trọng và tính khẩn cấp.
Điều đó giúp buổi sáng hôm sau khi thức dậy, em có thể bắt tay làm công việc đó
ngay lập tức, tranh chần chừ mất thời gian. Đối với những công việc phải hoan
thành trong nhiều ngày thì em sẽ chia nhỏ công việc và thực hiện mục tiêu mỗi
ngày để bản thân không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu, và đặt nhiều mục tiêu
hơn vào những ngày sau đó.
● Thực hiện việc tự xem xét lại bản thân vào cuối ngày
Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, em đã phải tự nhìn nhận lại bản thân mỗi ngày. 
Em dành 15 phút vào trước lúc đi ngủ để ngẫm nghĩ về những việc mà mình đã
làm trong một ngày vừa qua. Xem điều gì chưa làm được hay chưa hoàn thành tốt
như mong muốn, xem bản thân đã làm đúng hay chưa, có phù hợp hay không. Sau
đó viết ra giấy hoặc nghĩ đến những điều đó kèm theo những hướng giải quyết tốt
hơn để trong tương lai khi gặp những tình huống đó bản thân có thể thực hiện tốt
hơn. 
● Thăm dò ý kiến của người khác đánh giá về bản thân mình
Bản thân em luôn mong muốn được nghe những lời nhận xét từ người thân, thầy
cô, bạn bè và những người thân xung quanh để có cái nhìn khách quan nhất về bản
thân mình để có thể tự nhìn nhận những điểm tốt hoặc những điều cần sửa nhằm
hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn. Cụ thể là khi hoàn thành một dự án, chương
trình hay môn học nào đó, em sẽ hỏi những người cộng tác của mình hay bạn bè
chung nhóm học tập có nhận xét gì về thái độ, cách hành xử, năng lực, điểm mạnh,
yếu của mình trong suốt quá trình làm việc chung đó. Điều này giúp em rút ra
những kinh nghiệm để thực hiện các dự án, môn học sau này hiệu quả hơn. Và em
cũng luôn thẳng thắng đưa ra quan điểm của mình hỏi lại bạn bè những vấn đề
đang bàn luận mà mình chưa hiểu hay góp ý những việc bản thân cảm thấy không
hài lòng trong quá trình làm việc nhóm.
IV. Đánh giá 
● Việc xác định các giá trị, mục tiêu của bản thân giúp em biết được những điều
thực sự quan trọng với mình và tập trung sự ưu tiên và dành thời gian cũng như
sức lực để thực hiện điều đó, tránh lãng phí thời gian của bản thân, giữ vững quan
điểm, giá trị mục đích sống, không bị mông lung, mơ hồ trước những khó khăn,
cám dỗ trong cuộc sống.
● Tự nhận thức bản thân cũng là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu
cá nhân: xác định Tôi là ai? Tôi giỏi về điều gì? Giá trị mà tôi mang lại ra sao?
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ STRESS
1. Xác định nhiệm vụ ứng dụng kỹ năng

Ứng dụng và triển khai các kỹ năng quản trị stress và quản trị thời gian đã được học
để đạt được các mục tiêu:

- Hạn chế những nguồn gây ra stress


- Tạo dựng được một thái độ tích cực hơn
- Cách giảm bớt stress khi gặp phải
- Phục hồi bản thân sau stress
0. Kế hoạch thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng
a. Quản trị thời gian
- Lập danh sách các công việc thực hiện trong ngày, trong tuần
- Thiết đặt deadline công việc
- Sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên
b. Quản trị stress
- Tránh những nguồn và những cá nhân gây stress cho bản thân
- Luôn giữ tâm lý tích cực
- Thể hiện cảm xúc thay vì kiềm chế, chia sẻ cảm xúc với người khác
- Dành thời gian cho việc giải trí, chăm sóc bản thân
- Dọn dẹp bàn học, phòng ốc gọn gàng sạch sẽ
- Chơi thể thao, nghỉ ngơi hợp lý
0. Thực hiện kế hoạch
a. Quản trị thời gian
- Lập danh sách các công việc trong ngày và trong tuần:
Vào buổi tối trước khi đi ngủ, em luôn lập nên checklist công việc cần phải làm, ít
nhất là 5 công việc cho ngày hôm sau. Sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng và
khẩn cấp giảm dần. Việc đó giúp sáng hôm sau, khi mở mắt dậy em có thể bắt tay
ngay vào làm việc mà không cần phải chần chừ suy nghĩ, tránh làm mất thời gian.
Vào mỗi cuối tuần, em đều xem thời khóa biểu của tuần sau, lên danh sách các
công việc cần thiết cho tuần sau và phân bổ thời gian hợp lý trong tuần cho các
công việc trong tuần.
Đối với những kế hoạch tốn nhiều thời gian để hoàn thành, em thường chia nhỏ
các giai đoạn với các mục tiêu nhỏ hơn để hoàn thành chúng. Phân bổ mục tiêu
công việc và sắp xếp thời gian cho tiến độ hoàn thành theo năm, tháng, tuần, ngày.
- Thiết lập deadline: 
Mỗi công việc em đều viết ra một thời hạn cụ thể cho công việc đó, nhờ đó tránh
được việc quên đi thời hạn mà không thực hiện. 
Chẳng hạn khi làm bài tập nhóm, mỗi khi đưa danh sách công việc cho các bạn,
em đều dặn dò các bạn về hạn cuối của công việc đó và nhắc nhở họ mỗi khi sắp
đến hạn.
Việc thiết lập deadline cho công việc cũng giúp em “tự do trong khuôn khổ”, chủ
động được thời gian theo ý muốn của mình. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy động
lực hoàn thành công việc, thực hiện công việc một cách khoa học và hiệu quả hơn.
- Sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên:
Như đã nói ở trên, em thường sắp xếp các công việc trong checklist hằng ngày của
mình theo 4 mục chính: quan trọng và khẩn cấp, quan trọng nhưng không khẩn
cấp, ít quan trọng nhưng khẩn cấp và cuối cùng là ít quan trọng và không khẩn
cấp.
b. Quản trị stress
- Tránh những nguồn và những cá nhân gây stress cho bản thân và giữ tâm lý tích
cực
Trung bình một ngày một ngày em dành ít nhất 3 giờ đồng hồ không sử dụng điện
thoại, mạng xã hội: Trong đó có 1 tiếng sau khi ngủ dậy: Vì khi mở điện thoại
mình có thể xem những chương trình hay phim ảnh chứa nhiều nội dung tiêu cực
hay phản cảm, điều đó có thể kéo theo những cảm xúc buồn bã, nóng giận, bực
tức,..ảnh hướng đến tâm trạng cả một ngày của mình. Em cũng giảm dần tần suất
đọc những bài báo nhảm và có nhiều tin đồn vô căn cứ.
Em cũng hạn chế giao tiếp với những người có thái độ tiêu cực, người hay than
vãn, tính cách không tốt, vì khoa học đã chứng minh rằng tính cách của chúng là
tính cách trung bình cộng của 5 người mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất. Thay vào
đó em sẽ chủ động làm quen, kết bạn với những người luôn vui vẻ, lạc quan,
những người giỏi hơn mình để học hỏi, được ảnh hưởng/nhận nguồn năng lượng
tích cực từ họ. Và em cũng đọc, xem những nguồn thông tin: sách, video, bản
nhạc có giai điệu vui tươi; bài viết có nội dung hay, vui vẻ, tích cực hay sách phát
triển bản thân,..
- Thể hiện cảm xúc thay vì kìm nén. Chia sẻ cảm xúc với người khác
Mỗi khi bản thân gặp phải chuyện buồn, em thường hẹn những người bạn đi chơi
hay đi ăn uống để tâm sự với họ về những chuyện xảy ra hoặc dành sự tập trung,
mối quan tâm cho những vấn đề khác Mỗi lần như vậy em lại cảm thấy nỗi buồn
vơi bớt đi nhường nào hay có thể quên luôn chuyện đó.
Em cũng thường xuyên tâm sự với gia đình hơn, kể cho họ những câu chuyện,
những điều vui vẻ hay những câu chuyện trên giảng đường đại học
Khi vướng phải mâu thuẫn hay xung đột trong tổ chức, trong các mối quan hệ, hay
tình huống thường gặp phải là trong làm việc nhóm, em thường chọn cách chia sẻ,
nói ra suy nghĩ để người khác có thể hiểu được phần nào mong muốn hay lý do
hành động của mình thay vì cứ kìm nén để rồi đến lúc “giọt nước tràn ly” cảm
xúc,lời nói bộc phát sẽ phá hủy đi mối quan hệ và nhiều điều khác tồi tệ hơn nữa.
- Dành thời gian cho việc giải trí, chăm sóc bản thân.
Ngoài những giờ học trên trường, em còn dành chút thời gian rảnh để xem phim,
nghe nhạc, đọc sách. Đôi lúc là ra ngoài chơi thể thao hay đi chơi với bạn bè
Bên cạnh đó, việc chăm sóc cho bản thân, làm đẹp, nâng cấp bản thân để luôn tươi
mới hoặc cơ bản chỉ là gọn gàng, sạch sẽ cũng giúp giữ cho trạng thái tốt
Một cách nữa mà từ trước đến nay em luôn áp dụng mỗi khi stress chính là dọn
dẹp nhà cửa, bàn học, không khí thông thoáng.
- Chơi thể thao và nghỉ ngơi hợp lý

Việc nghỉ ngơi cũng là vô cùng cần thiết để giảm stress. Em có thói quen dành
khoảng 1 tiếng ngủ trưa để nạp lại năng lượng cho buổi chiều. Đồng thời em cũng
đã giữ thói quen ngủ 7-8 tiếng/ngày hạn chế thức khuya và dậy sớm để có một sức
khỏe tinh thần tỉnh táo hơn. Ngoài ra, là một người khá năng động và có năng
khiếu thể thao, em dành ít nhất 2-3 buổi/tuần để chơi cầu lông hoặc tập yoga để có
sức đề kháng tốt và năng động hơn.

0. Đánh giá

- Qua việc lên kế hoạch và thực hiện các kỹ năng quản trị stress và thời gian, em đã đạt
được những mục tiêu đề ra từ ban đầu, từ đó nhận thấy những căng thẳng mà bản thân
trước đây gặp phải giảm đi rõ rệt. Chất lượng cuộc sống và sức khỏe của em cũng
được nâng cao.
- Nhờ việc quản lý thời gian hiệu quả, em cũng đã cải thiện được chất lượng học tập và
làm việc, bằng chứng là những thành tích và điểm số tăng lên rõ rệt. Em cũng không
còn gặp phải tình trạng chậm trễ deadline hay không hoàn thành công việc như trước
đây.

CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH VÀ SÁNG TẠO

1. Xác định nhiệm vụ ứng dụng kỹ năng

Ứng dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo đã học để đạt được mục tiêu:

- Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề


- Cải thiện tư duy phân tích
- Cải thiện tư duy sáng tạo
0. Kế hoạch thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng
- Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề
- Loại bỏ rào cản tư duy một chiều, làm quen với tư duy ngược lại
- Luôn đặt câu hỏi khi gặp vấn đề không chắc chắn
- Phân tích vấn đề một cách khách quan
0. Thực hiện kế hoạch
- Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề

Hiện tại mỗi khi gặp một vấn đề cần giải quyết, em đã áp dụng 4 bước của mô
hình giải quyết vấn đề để đưa ra quyết định. 

Chẳng hạn như khi họp nhóm để bài báo cáo thuyết trình cho môn giao tiếp kinh
doanh:
● Xác định vấn đề: Em cùng nhóm tìm kiếm các thông tin liên quan về bài thuyết
trình, nhận diện toàn bộ bài thuyết trình để nắm được rõ nhất những yêu cầu của
đề tài. Cùng với đó là đưa ra các mục tiêu cho bài thuyết trình
● Tập hợp các giải pháp: Em cùng nhóm thảo luận đưa ra các phương án và các
phần trong nội dung bài thuyết trình từ những mục tiêu cụ thể đã đề ra trước đó.
Các phương án đưa ra phải giải quyết được yêu cầu nào đó của bài thuyết trình
● Đánh giá phương án: Em cùng cả nhóm xem xét các phương án đã được đưa ra
trước đó, chắt lọc để tìm ra những phần nội dung tối ưu, đáp ứng những yêu cầu
và mục tiêu đã đặt ra ban đầu để đưa vào bài thuyết trình
● Thực thi phương án: Em cũng cả nhóm chia nhau các phần việc như viết báo cáo,
làm slide và phân công thuyết trình, trò chơi
- Tư duy ngược lại

Thay vì chỉ suy nghĩ theo hướng một chiều như trước kia, em đã vận dụng thêm tư
duy theo hướng ngược lại. 

Chẳng hạn vào 2 tháng trước, em có làm sai 1 bài tập về nhà và nhận điểm thấp.
Tuy nhiên em đã áp dụng “Tư duy ngược lại” và nghĩ rằng đó có thể là một điều tốt
để khi gặp lại những bài tập tương tự bản thân sẽ không mắc lỗi nữa. Sau đó vào đợt
thi giữa kỳ, em gặp lại những dạng bài tương tự và đã giải được trơn tru, nhận được
điểm cao trong bài thi.

- Luôn đặt câu hỏi khi gặp vấn đề không chắc chắn

Bản thân em trước đây rất ngại việc đặt câu hỏi cho thầy cô hay bạn bè về những
điều em không hiểu vì ngại. Nhưng sau khi học xong chương này, em đã hiểu ra tầm
quan trọng của việc đặt câu hỏi để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc. Em đã
mạnh dạn hơn, tích cực hỏi thầy cô về những kiến thức em không hiểu trong giờ học,
ngoài ra em èon hỏi bạn bè một cách kĩ càng khi không hiểu vấn đề nào đó. Em đã
không e dè việc đặt câu hỏi như trước nữa.

0. Đánh giá

- Qua việc lên kế hoạch và thực hiện các kỹ năng giải quyết vấn đề phân tích và
sáng tạo, em đã đạt được những mục tiêu đề ra từ ban đầu, có cái nhìn tổng quan hơn
về các bước để giải quyết vấn đề.
- Những kế hoạch đề ra cũng giúp em phá bỏ đi những rào cản về nhận thức – thứ
cản trở khả năng giải quyết vấn đề của mỗi chúng ta, nhờ đó trở thành người có thể
giải quyết vấn đề một cách hiệu quả..

CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG

1. Nhiệm vụ ứng dụng kỹ năng truyền thông


- Cải thiện khả năng truyền tải, lan tỏa, tương tác giữa 2 người hay nhiều người với
nhau
- Ứng dụng tốt các nguyên tắc trong truyền thông hỗ trợ
- Cải thiện cách truyền đạt nhiều thông tin, giá trị tri thức, thông điệp,… tốt đến người
khác
- Duy trì mối quan hệ tích cực khi đang giao tiếp
0. Kế hoạch thực hiện hoạt động về kỹ năng
- Ứng dụng các nguyên tắc truyền thông hỗ trợ trong giao tiếp
+ Giải quyết vấn đề, không đổ lỗi cá nhân
+ Sử dụng ngôn từ phù hợp
+ Tôn trọng ý kiến người khác, không phủ nhận
+ Cụ thể sự việc, không nói chung chung
+ Lắng nghe, phản hồi và không lắng nghe từ một chiều
0. Thực hiện kế hoạch của hoạt động
- Giải quyết vấn đề, không đổ lỗi cá nhân
Trong hoạt động nhóm thì em với vai trò là nhóm trưởng luôn cố gắng khích lệ
mọi người rằng là “Nếu có xảy ra vấn đề thì hãy cùng nhau giải quyết nó, đừng đổ
lỗi do bất kì một thành viên nào dù họ gây ra lỗi ấy” bởi vì việc đổ lỗi ấy có thể
gây ra các cuộc cãi vã không đáng có. 
- Sử dụng ngôn từ phù hợp
+ Khi giao tiếp hay truyền đạt thông điệp tới mọi người trong nhóm, em luôn đưa
ra những lập luận với các ngôn từ phù hợp với suy nghĩ và cảm xúc bản thân.
Không sử dụng các ngôn từ gây hiềm khích khi phát biểu để tránh gây ra những
vấn đề trong nhóm không đáng có. Em luôn cân nhắc cho bản thân mỗi khi nói ra
những câu gì là: Mình nên nói với cảm xúc thế nào cho phù hợp đây? Từ ngữ
chính xác trong câu chưa?  Cảm xúc của họ đang thể nào và họ có muốn nhận
những câu nói này từ mình không?
● Tôn trọng ý kiến, không phủ nhận 
+ Trong nhóm em thì mọi người luôn mạnh dạn đưa ra những ý kiến và quan điểm
của mình. Ý kiến của bất kì cá nhân nào cũng được mọi người trong nhóm đưa ra
để bàn luận và phân tích điểm đúng và sai của ý kiến. Từ đầu em và mọi người đã
cùng ra qui định: Không ai được phép tỏ thái độ phủ nhận các ý kiến người khác
trong nhóm.
● Cụ thể vấn đề, không nói chung chung
+ Lúc làm việc hay giao tiếp em thường sử dụng những câu nói cụ thể hóa vấn đề
để tránh sự thái quá và khẳng định. Và đặc biệt không sử dụng những câu nói
chung chung để thể hiện việc mình không chấp nhận ý kiến của đối phương. 
● Lắng nghe, phản hồi từ nhiều nguồn và không lắng nghe từ một phía
+ Khi một ai đó nói chuyện với em, em đều tập trung lắng nghe từng chữ của họ
để có thể tiếp nhận và phản hồi chính xác nhất điều họ muốn. Đặc biệt, các bạn
ngoại tỉnh thường có chất giọng rất khó nghe nếu bạn nói nhanh nên em càng phải
cải thiện độ tập trung của mình. Ngoài ra, khi nghe một bạn trong nhóm báo cáo
về lỗi sai phạm của bạn khác trong nhóm thì em sẽ không kết luận xử lí liền mà sẽ
đi hỏi ý kiến từ nhiều nguồn trong nhóm để đưa ra kết luận cuối cùng
0. Đánh giá
● Qua việc áp dụng đầy đủ các nguyên tắc truyền thông đã giúp em có thể truyền đạt
những thông tin đến người nghe một cách rõ ràng, đảm bảo tính đầy đủ của thông
điệp và đảm bảo khả năng thấu hiểu thông điệp của người lắng nghe.
● Cũng nhờ vào việc áp dụng hiệu quả kỹ năng truyền thông mà em có thể tự tin đối
mặt với các tình huống giao tiếp bất ngờ trong đời sống sinh hoạt .

CHƯƠNG 5: QUYỀN LỰC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG


0. Xác định nhiệm vụ ứng dụng kỹ năng:
Ứng dụng kỹ năng Gia tăng quyền hành vị trí và cá nhân đã được học để đạt được
các mục tiêu:
● Xây dựng được nền tảng quyền lực cá nhân
● Tạo dựng được quyền lực trong tổ chức 
● Biến chuyển quyền lực thành sự ảnh hưởng 
● Biết cách bảo vệ bản thân khỏi những mong muốn gây ảnh hưởng của người khác
II. Lập kế hoạch để thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng:
1. Quyền lực cá nhân:
● Tìm ra điểm mạnh của bản thân để phát triển bản thân thành một chuyên gia trong
lĩnh vực đó.
● Tăng sức hấp dẫn của cá nhân
● Luôn nỗ lực hết sức có thể

0. Quyền lực vị trí:


● Gia tăng tính trung tâm và tính quan trọng của vị trí 
● Gia tăng khả năng, phạm vi và tính linh hoạt của công việc
III. Thực hiện kế hoạch như đã lập:
1. Quyền lực cá nhân:
● Tìm ra đam mê và  điểm mạnh thật sự của bản thân để phát triển bản thân thành
một chuyên gia trong lĩnh vực đó:
● Song song với việc học tập theo đuổi chuyên ngành Quản trị Nguồn nhân lực thì
trong suốt 2 năm là sinh viên em đã trải nghiệm các công việc như:
● Đảm nhận công việc với vị trí trợ giảng tại trung tâm tiếng anh.
● Tham gia ban nhân sự tại hai câu lạc bộ để tích lũy những kiến thức cần có ở nghề
nhân sự.
● Tham gia các hoạt động kinh doanh, gây quỹ, tình nguyện, tổ chức sự kiện ở các
câu lạc bộ đội nhóm trong và ngoài trường
● Sau mỗi công việc mà em đã trải nghiệm, em sẽ thường dành thời gian để nhìn lại
xem mình đã làm được những gì trong công việc đó? Có làm tốt hay không? Có
vui khi làm việc đó không? Mình đã tích lũy được kinh nghiệm gì? Sau này có uốn
tiếp tục làm công việc đó không? Để rồi từ đó tập trung, dành thời gian học tập
phát triển điều đó, biến nó thành chuyên môn của mình. Để rồi khi nhắc đến vấn
đề đó hay người ta thắc mắc nó, họ sẽ nghĩ đến mình hay hỏi mình ngay lập tức.
Tăng sức hấp dẫn của cá nhân:
● Học và thay đổi cách cư xử của bản thân với mọi người xung quanh để tăng độ
thiện cảm trong mắt mọi người.
● Chăm chút hơn cho vẻ bề ngoài: thay đổi đôi chút về cách ăn mặc, đầu tóc. Biết ăn
mặc hơn để trở thành người chuẩn chỉnh, có gu trong mắt mọi người.
● Đọc sách để có thêm nhiều kiến thức, giao tiếp có chiều sâu hơn. Trở thành cô gái
thông minh và xinh đẹp
0. Quyền lực vị trí:.
● Tăng cường tính trung tâm và tính quan trọng của vị trí:
Mở rộng mối quan hệ, tăng cường việc làm quen, giao tiếp với nhiều người ở mọi
lĩnh vực. Ngoài đi học làm quen với các bạn trong lớp, việc tham gia câu lạc bộ
cũng giúp em mang lại nhiều mối quan hệ chất lượng, bên ngoài trường và trong
cuộc sống, em cũng luôn cởi mở, làm quen những người có ảnh hưởng. Điều đó
giúp em thu thập được nguồn thông tin hơn
Em xung phong làm leader các nhóm học tập hay các dự án. Việc đó giúp em trở
thành nguồn trung gian thông tin, khiến vị trí của mình quan trọng hơn .
● Tăng cường tính thể hiện bằng cách cho người khác biết Mình là ai?
Trước những các mối quan hệ mới, em luôn chú trọng việc thể hiện bản thân. Bày
tỏ những quan điểm, ý kiến cá nhân. Trong công việc luôn hoàn thành tốt nhiệm
vụ hết mình, chứng minh khả năng của bản thân.

IV. Đánh giá sự tiến bộ kỹ năng:


● Sau khi thực hiện các hoạt động trên, e đã thấy được đam mêm và điểm mạnh của
mình là vốn tiếng Anh với khả năng giao tiếp lưu loát, văn phạm tốt. Em đã dựa
vào điểm mạnh của mình và bắt đầu công việc để kiếm những tháng lương đầu
tiên với vị trí giáo viên tiếng anh tại một trung tâm tiếng anh nhỏ. Và em đã nhận
được sự công nhận của mọi người
● Em đã có tiếng nói hơn trong các hội, nhóm học tập, các ý kiến của em được mọi
người đồng tình là thực hiện.

CHƯƠNG 6: TẠO ĐỘNG LỰC

1. Xác định nhiệm vụ ứng dụng kỹ năng


● Nhìn nhận được các vấn đề trong công việc đang làm
● Nâng cao và phát triển các kỹ năng bản thân
● Tạo được môi trường làm việc tích cực và năng suất
0. Kế hoạch thực hiện hoạt động về kỹ năng
● Chẩn đoán các vấn đề của bản thân
● Thúc đẩy khả năng bản thân
● Tạo môi trường làm việc năng suất
0. Thực hiện kế hoạch của hoạt động
● Chẩn đoán các vấn đề của bản thân
+ Để nói về bản thân mình, em phải thừa nhận một nhược điểm, điểm yếu mà cho
đến hiện tại em vẫn đang tìm cách khắc phục. Đó là việc em thường xuyên bị mất
động lực, thiếu sự kiên trì mặc dù trước đó em đã đặt mục tiêu rất rõ ràng, lên kế
hoạch chi tiết nhưng đến giữa chừng thì thường xuyên bị mất đi ý chí để thực hiện
những việc ban đầu mình muốn đạt được.
May mắn thay chương 6 đã giúp em hiểu ra được vấn đề của mình:
Sự thực hiện công việc = Khả năng + Động cơ.
Điều em thiếu hơn hết ở đây chỉnh là động cơ. Từ công thức này đã giúp em biết
được điều em thiếu hơn hết ở đây là động cơ và cần thúc đẩy nó.
Thúc đẩy khả năng bản thân
+ Thay vì cứ hoạt động một mình, “đơn phương độc mã” thì em sẽ tìm kiếm cho
mình một người bạn đồng hành mà ở mỗi lĩnh vực mà em mong muốn học hỏi.
Đồng thời tìm cho mình một Mentor giỏi để có thể lắng nghe thêm được nhiều
hơn ở các lĩnh vực như: HR, tiếng anh,...Khi có người bạn giỏi ở lĩnh vực nào đó,
chúng ta có thể học hỏi, thôi thúc ý chí của mình, nỗ lực để không thua kém bạn
bè.
+ Em cũng đưa ra các phần thưởng dành cho mình để tạo động lực phấn đấu hoàn
thành nhiệm để đạt được phần thưởng đó. Chẳng hạn như việc: Khi em cần phải
học 100 từ vựng mới để làm kiểm tra nhưng lại không có động lực học. Em đã
thúc đẩy bản thân bằng việc tự nhẩm rằng: “Phải cố gắng, sau khi hoàn thành công
việc mình sẽ tự thưởng cho bản thân một ly trà sữa”
Tạo môi trường làm việc năng suất
+ Làm việc trong môi trường mà ai ai cũng giỏi, hăng hái, năng động, hoàn thành
tốt công việc thì sẽ giúp thúc đẩy người đó cố gắng để không bị lạc loài với tổ
chức, đội nhóm đó. Là một sinh viên năm 3,trong suốt quãng thời gian từ năm
nhất đến nay em đã cố gắng tham gia tất cả các hoạt động nhiều nhất có thể để
nhìn thấy được, làm việc chung trong môi trường mà em lựa chọn, em cho là lành
mạnh, có nhiều điều để học hỏi chẳng hạn như: Tham gia câu lạc bộ học thuật, đi
thực tập, tham gia vào các dự án, tổ chức sự kiện,..

+ Chọn người giỏi để chơi cùng: Muốn được chơi với những người giỏi thì trước
hết em phải trở thành một người giỏi, ít nhất là giỏi gần bằng họ. Mình phải có giá
trị gì đó khiến người khác muốn tìm hiểu, tò mò thì bắt buộc chúng ta phải học tập
và làm việc, tích lũy kinh nghiệm để tạo ra những giá trị.

0. Đánh giá

● Nhờ vào việc nhìn nhận lại các vấn đề, em đã biết được khuyết điểm của mình ở
đâu và tìm cách khắc phục nó để luôn duy trì được động lực hoàn thành công việc
một cách tốt nhất.
● Ngoài ra em còn nâng cao khả năng tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp cho
bản thân mình hơn. Nhận biết được cách đặt vấn đề của các nhà lãnh đạo giúp tạo
động lực cho em tốt hơn khả năng ở các tổ chức khác sau này.

CHƯƠNG 7: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT


I. Xác định nhiệm vụ ứng dụng kỹ năng:
Ứng dụng kỹ năng Quản trị xung đột đã được học để đạt được các mục
tiêu:
● Dự đoán được tâm điểm và nguồn gốc của xung đột
● Lựa chọn được chiến lược quản trị xung đột thích hợp 
● Giải quyết xung đột giữa các cá nhân bằng phương pháp hợp tác
II. Lập kế hoạch để thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng:
Áp dụng mô hình quản trị xung đột để tiến hành giải quyết các xung đột
trong đời sống theo các bước sau:
● Phân tích nguồn gốc xung đột
● Lựa chọn phương pháp quản trị xung đột phù hợp
● Ứng dụng tiến trình giải quyết vấn đề hợp tác
● Kết quả: giải pháp tranh cãi
III. Thực hiện kế hoạch như đã lập:
Trong quá trình học tập và làm việc nhóm không thể tránh khỏi việc tranh
luận dẫn đến xảy ra xung đột giữa các thành viên trong nhóm. Nhóm học tập của
em cũng vậy, em đã áp dụng mô hình quản trị xung đột để tiến hành giải quyết
xung đột đó như sau:
● Phân tích nguồn gốc xung đột:
● Việc bất đồng quan điểm cũng như cách hiểu bài của 2 bạn trong nhóm là
khác nhau dẫn đến 2 bạn không hiểu được hết ý mà đối phương muốn
truyền tải dẫn đến tranh cãi mà xuất hiện xung đột về ý kiến khác nhau. 
● Từ việc quan sát và phân tích đó em đã xác định được tâm điểm của xung
đột và nguồn gốc của cuộc xung đột giữa 2 bạn là sự khác biệt giữa các cá
nhân.
● Lựa chọn phương pháp quản trị xung đột phù hợp: 
● Sau khi xác định được nguồn gốc của xung đột em đã quyết định lựa chọn
sử dụng phương pháp hợp tác để giải quyết cuộc xung đột giữa 2 bạn.
● Lý do em lựa chọn phương pháp hợp tác là vì:
● Khi tập trung thảo luận sẽ tạo sự thấu hiểu về vấn đề, hợp tác là phương
pháp toàn diện nhất.
● Là phương pháp có giá trị nhất để mang lại hiệu quả cho bất kỳ hoàn cảnh
nào.
● Ứng dụng tiến trình giải quyết vấn đề hợp tác:
Em đặt mình làm người hòa giải trong cuộc xung đột này
● Nhận diện vấn đề:
● Cả 2 bạn đều nhận thức được vấn đề đang diễn ra, họ đều có những động
cơ thúc đẩy như nhau để giải quyết vấn đề đó là muốn hoàn thành bài tập
nhóm một cách hoàn hảo nhất.
● Sau khi nghe em thuyết phục thì cả hai đều âm thầm chấp nhận em là một
người hòa giải cho cả 2 trong cuộc xung đột này.
● Bản chất mối quan hệ: mối quan hệ bạn bè
● Bản chất của vấn đề: là một vấn đề riêng biệt (không diễn ra một cách định
kì)
● Hình thành giải pháp:
● Để cho cả 2 bạn có khoảng 5-10p yên tĩnh và tự suy nghĩ về vấn đề
● Cả nhóm cùng nhau tìm các thông tin liên quan đến vấn đề đang tranh luận
● Tìm ra ý đúng của mỗi bạn để hoàn thiện bài báo cáo nhóm hoàn chỉnh,
đảm bảo công bằng cho cả 2, không đưa ra nhận định hay phán xét ai sai ai
đúng.
● Kết quả: 
Xung đột được giải quyết, cả 2 bạn đều đồng tình và thỏa mãn với cách giải
quyết, công việc nhóm được tiếp tục và hoàn thiện để đưa đến một kết quả
cao
IV. Đánh giá:
● Nhờ việc áp dụng mô hình quản trị xung đột mà em đã có thể giải quyết
thành công các mâu thuẫn xảy ra trong các nhóm học tập một cách nhanh
chóng, nhưng không mang lại cảm giác khó chịu cho người khác.
● Trong tương lai em vẫn sẽ áp dụng mô hình quản trị xung đột này để giải
quyết các vấn đề xảy ra, nhưng sẽ cố gắng mở rộng ra không chỉ là giải
quyết ở trong nhóm học tập mà giải quyết các xung đột lớn ở các tổ chức
mà bản thân đang tham gia.

You might also like