You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO
ỨNG DỤNG THỰC TIỄN KỸ NĂNG CÁ NHÂN

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Thùy Na


Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Mỹ Duyên
BÀI TỰ LUẬN:

Sự tự nhận thức:
Trước đây, bản thân không có thói quen viết nhật ký hay ghi chú lại những sự việc đáng nhớ.
Do đó, mỗi khi nhìn lại, đầu óc thường trống rỗng, không tìm được cho mình một động lực
học tập hay làm việc.
Và khi được cô gợi ý rằng ‘Hãy tập thói quen biết ơn bằng cách viết ra những sự việc ý nghĩa
mà mình cảm thấy biết ơn người khác trong ngày’. Tôi đã thực hành theo những gì cô nói.
Mỗi tối tầm 10h, tôi thường dành không gian cho mình để nghĩ về những việc đã xảy ra trong
ngày. Tôi đặt bút xuống và viết liền mạch những gì thực tế đã diễn ra. Đến nay, tôi đã thực
hành bài tập này cũng đã được hơn 3 tuần. Mỗi khi đọc lại những dòng mình đã viết trong
cuốn sổ nhỏ, tôi đều bất giác mỉm cười. Trước khi tập thói quen này, mỗi lần xem một vlog
hay đọc blog được chia sẻ bởi những influencer, tôi rất ngưỡng mộ và có chút ghen tị với họ.
Vì lúc đó, tôi luôn nghĩ cuộc sống mình là nhạt nhẽo, không có trải nghiệm gì đặc biệt. Thậm
chí tôi còn nghĩ đến viễn cảnh bản thân sẽ rất lúng túng, không có câu trả lời nếu có một
người đột nhiên đến hỏi rằng sự kiện nào của cuộc đời khiến tôi cảm thấy biết ơn cuộc sống
này nhất. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện thói quen này, tôi đã cảm thấy cuộc sống
của mình ý nghĩa hơn rất nhiều. Tôi cảm nhận mọi thứ xảy ra xung quanh theo chiều hướng
tích cực hơn.

Quản trị stress và thời gian


Trước đây, tôi luôn ở trong trạng thái lo lắng khi có quá nhiều việc nhưng khoảng thời gian
lại ít ỏi. Hơn nữa việc chưa tìm được phương pháp phân bổ thời gian hợp lí khiến tôi càng
stress hơn về vấn đề này. Nhiều lúc chưa hoàn thành xong việc này tôi đã nhảy sang làm việc
khác, kết quả là mọi thứ trở nên dở dang.
Nhưng khi học chương quản trị stress và thời gian, áp dụng kiến thức vào thực tế thì tôi đã
biết cách sử dụng thời gian của mình hiệu quả hơn. Tôi sử dụng công cụ Google Calendar để
lên lịch cả một tuần cho mình vào mỗi cuối tuần. Cuối mỗi ngày tôi sẽ check xem lịch ngày
mai có còn phù hợp không và sẽ chỉnh sửa nếu cần thiết. Cụ thể, tôi chia thời gian ra nhiều
mốc, mỗi mốc gắn với một công việc. Công việc nào gấp rút tôi sẽ ưu tiên đặt lên trước. Ở
mỗi công việc tôi đều ước lượng thời gian dư ra một chút so với dự tính. Các deadline đều
được note vào mục ‘Việc cần làm’ để đảm bảo nộp bài được đúng thời gian quy định. Đồng
thời, tôi cũng đưa ra nhiều ‘phần thưởng’ để tạo động lực cho bản thân nỗ lực hoàn thành các
công việc đúng thời hạn trong một thời gian nhất định. Chẳng hạn như được xem một bộ
phim Hàn vào cuối tuần. Nhờ áp dụng phương pháp này, thời gian biểu của tôi được kiểm
soát tốt hơn. Không còn những lần bơi trong deadline, hay bỏ sót những việc quan trọng phải
làm. Tôi luôn trong trạng thái tích cực khi bắt đầu một việc gì đó theo lịch trình và tự hào khi
bản thân hoàn thành công việc đúng hạn.

Giải quyết vấn đề theo kiểu phân tích và sáng tạo


Bản thân tôi là một người ưa thích những nguyên tắc, những định luật hiển nhiên và rất cứng
nhắc trong các câu trả lời của mình ở bất kỳ vấn đề nào. Đồng thời, từ trước đến nay, chưa
bao giờ tôi nghĩ đến chuyện sẽ thay đổi tư duy của bản thân. Mặc dù khi học ở trường, tôi đều
trầm trồ khi được nghe các bạn đưa ra suy nghĩ, nhận xét độc đáo của mình. Những lúc ấy tôi
đều kiểu: “Ngưỡng mộ A quá, sao có thể nghĩ ra được ý đó hay thế?”, “Ui, đầu ghê thật, vấn
đề có chút xíu mà cũng vẽ ra câu chuyện như thế hay ghê?!”… Nhưng tuyệt nhiên không hỏi
bản thân rằng “Tại sao mày lại không nghĩ được như các bạn?”.
Và buổi giao lưu thứ 2 vừa rồi do nhóm 3 tạo ra đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Ở trò chơi cuối
cùng, mỗi đội được giao cho một vỏ thùng bia, được yêu cầu phải biến tấu nó thành một sản
phẩm có giá trị và mang nó đi thuyết phục 2 sharks để đầu tư. Lúc đó đầu tôi trống rỗng,
không nghĩ được gì. Đến khi nghe phần trình bày của các bạn, tôi đã rất bất ngờ vì những ý
tưởng rất sáng tạo. Chính ngày hôm đó, tôi đã đọc giáo trình về phần này, note ra những ý
quan trọng. Tôi đã áp dụng lý thuyết trên trong việc tìm ra lí do mà bản thân khi không hiểu
một nội dung nào trên lớp. Chẳng hạn như môn Chiến lược thương mại điện tử, tôi đã đặt ra
vấn đề rằng: “Tại sao tôi thường không trả lời được các câu hỏi mà thầy đưa ra?”. Không đơn
thuần chỉ vì tôi lười đọc giáo trình, tôi không xem bài trước, tôi đã kiên nhẫn phân tích và tìm
ra được thêm vài vấn đề của mình: “Có nhiều lỗ hổng kiến thức chuyên ngành”, “ Việc xem
giáo trình tiếng anh khiến tôi không thể hiểu rõ về chủ đề”, “Bản thân thích xem các giải
thích bằng hình ảnh, video hơn là việc đọc lý thuyết”,… Và từ mỗi vấn đề, tôi đều đưa ra các
giải pháp khác nhau để giải quyết. Sau đó liên hệ giữa các giải pháp với nhau và lên kế hoạch
cải thiện vấn đề. Vì chỉ mới thực hành chủ đề này trong thời gian ngắn nên tôi chưa cảm nhận
được sự tiến bộ của bản thân. Nhưng trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục áp dụng kiến thức trên
mỗi khi giải quyết vấn đề và tin rằng việc này sẽ giúp bản thân có tư duy chủ động hơn.

You might also like