You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài thảo luận: Tìm hiểu sự thành công và thách


thức của chuỗi cung ứng NesCafé

Học phần: Quản trị chuỗi cung ứng


Lớp học phần: 2111BLOG1721
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Huyền
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Hà Nội - 2021
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 4

Tự
NT
STT Họ Tên Lớp Phân công công việc đánh
đánh giá
giá
Nhóm Trưởng; tổng hợp
Phạm Phương
36 K54F2 word, powerpoint; nội
Linh
dung IV.3
38 Lê Quốc Nam K54F3 Nội dung III (3.4)
Vũ Thị Ngọc
40 K54F5 Nội dung III (3.1; 3.2; 3.3)
Nga
Nguyễn Thị Kim Thuyết trình; Mở đầu +
41 K54F3
Ngân Kết luận
Lê Thị Bích Nội dung III (1.2; 1.3;
42 K54F3
Ngọc 1.4 ; 2)
44 Bùi Huệ Nhi K54C6 Nội dung II; III (1.1)
Trần Thị Phương
45 K54F3 Nội dung I
Nhung
MỤC LỤC

Phần mở đầu..........................................................................................................1
Phần I: Cơ sở lý thuyết..........................................................................................2
1. Một số khái niệm...........................................................................................2
2. Các thành phần chuỗi cung ứng..................................................................2
3. Các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng......................................................3
Phần II: Tổng quan thị trường café Việt Nam.......................................................5
1. Sản xuất..........................................................................................................5
2. Xuất khẩu và tiêu thụ....................................................................................5
2.1.Số liệu xuất khẩu café....................................................................................5
2.2.Chủng loại cà phê xuất khẩu........................................................................6
2.3.Chế biến cà phê..............................................................................................7
2.4.Doanh nghiệp Việt Nam và cuộc đua về café hòa tan..................................8
3. Diễn biến giá...................................................................................................9
4. Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành...........................................9
Phần III: Phân tích chuỗi cung ứng NesCafé Việt Nam......................................11
1. Giới thiệu chung về tập đoàn Nestlé – NesCafé Việt Nam.......................11
1.1.Lịch sử phát triển.........................................................................................11
1.2.Logo .............................................................................................................12
1.3.Trụ sở chính tại Việt Nam............................................................................13
1.4.Sản phẩm của NesCafé................................................................................14
2. Sơ đồ mô hình chuỗi cung ứng NesCafé....................................................15
3. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng NesCafé............................................15
3.1.Nhà cung cấp................................................................................................15
3.2.Nhà máy sản xuất.........................................................................................16
3.3.Nhà phân phối..............................................................................................17
3.4.Khách hàng cuối cùng.................................................................................18
Phần IV: Đánh giá chuỗi cung ứng NesCafé.......................................................23
1. Thành công...................................................................................................23
2. Hạn chế.........................................................................................................23
3. Giải pháp chiến lược...................................................................................23
Phần kết luận.......................................................................................................27
PHẦN MỞ ĐẦU

Quản trị hay quản lý chuỗi cung ứng được sử dụng để miêu tả sự cần thiết
trong công tác liên kết tất cả các quá trình kinh doanh chính, từ người sử dụng
cuối đến các nhà cung cấp đầu tiên. Ban đầu quản lý chuỗi cung ứng chỉ là hoạt
động liên kết vận chuyển và logistics với thu mua hàng hóa. Dần dần, quá trình
này sớm phát triển mở rộng thêm lĩnh vực phân phối cũng như logistics cho
khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Qua hoạt động này, các công ty cũng như
doanh nghiệp gắn kết họ trong một chuỗi cung ứng bằng việc trao đổi thông tin
về biến động thị trường và năng lực sản xuất. Việc quản lý chuỗi cung ứng có
vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, kinh doanh khi
cạnh tranh thị trường ngày càng cao, giá bán, giá thu mua cũng bị quản lý chặt
chẽ hơn. Quản trị chuỗi cung ứng có tác động rất lớn đến sự tín nhiệm của khách
hàng, chiếm lĩnh thị trường, khả năng vươn xa của doanh nghiệp. Chuỗi cung
ứng cũng là một trong các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một doanh
nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Để hiểu kỹ hơn về chuỗi cung ứng, chúng ta
cùng tìm hiểu về chuỗi cung ứng café của Nestlé.

1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Một số khái niệm


 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một hệ thống của các tổ chức, con người, các hoạt động,
thông tin và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay dịch vụ từ
nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng. Các hoạt động chuỗi cung ứng
chuyển đổi tài nguyên tự nhiên, nguyên vật liệu thô và các thành phần sản phẩm
hoàn chỉnh được vận chuyển tới khách hàng. Trong hệ thống chuỗi cung ứng
phức tạp, các sản phẩm người dùng có thể quay trở lại chuỗi cung ứng bất cứ
chỗ nào mà giá trị còn lại có thể tái chế
Bản chất: chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh
cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và
phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng
 Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và
vận chuyển giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng
nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường
Bản chất: quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát
luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu
cầu của khách hàng một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai
Có thể nói quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong hoạt
động quản trị sản xuất và điều hành, ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng và chi
phí sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp
2. Các thành phần chuỗi cung ứng
- Sản xuất : Sản xuất liên quan tới năng lực của chuỗi cung ứng để sản
xuất và tồn trữ sản phẩm. Phương tiện của chuỗi cung ứng bao gồm nhà máy và
nhà kho

2
- Tồn kho: Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm
mọi thứ từ nguyên liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm mà nhà sản xuất, nhà
phân phối và nhà bán lẻ nắm giữ
- Địa điểm: Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các
bộ phận chuỗi cung ứng. Địa điểm tập trung vào khu vực đạt hiệu quả tính kinh
tế cao
- Vận chuyển: Vận chuyển liên quan đến việc di chuyển nguyên vật liệu,
bán thành phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng
- Thông tin: Có thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu
quả về việc sản xuất gì, bao nhiêu, về nơi dự trữ hàng và cách vận chuyển tốt
nhất
3. Các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng
- Nhà sản xuất
+ Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm
những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các
nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa
gỗ. . . và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ
hải sản. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận
lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác.
+ Nhà sản xuất bao gồm: nông trại cafe, nhà máy sơ chế, nhà máy rang
xay, nhà máy chế biến
- Nhà phân phối:
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản
xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là
nhà bán sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số
lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm,
nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Có 2 hình thức phân phối

3
+ Hình thức phân phối truyền thống: với hình thức phân phối truyền thống,
sản phẩm sau khi hoàn thiện, sản phẩm được phân phối tới nhà phân phối, các
siêu thị nhỏ lẻ, nhà bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng
+ Hình thức phân phối hiện đại: Trung gian phân phối, hoặc liên kết hệ
thống siêu thị, chuỗi cửa hàng để phân phối sản phẩm
- Nhà bán lẻ: Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số
lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu
của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những
sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết
hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm. Bao gồm các siêu thị,
cửa hàng tiện lợi, đại lý,...
- Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ
chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản
phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là
người sử dụng sản phẩm sau/mua sản phẩm về tiêu dùng
- Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc
biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực
hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp
dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho
hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân
tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định
giá tín dụng và công ty thu nợ.
Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế
sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý. . .

4
PHẦN II: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CAFÉ VIỆT NAM

1. Sản xuất
Theo Cục Xuất nhập khẩu, tính đến cuối tháng 12/2019, thu hoạch cà phê
robusta vụ mùa mới ở Việt Nam đang trong giai đoạn cuối. Phần lớn các hộ
trồng cà phê hoàn tất thu hoạch trước kì nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.
Theo Báo Nhân dân, phát biểu tại Ngày cà phê Việt Nam năm 2019, Thứ
trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, cho biết hiện,
tổng diện tích cà phê trên toàn lãnh thổ Việt Nam khoảng hơn 688 ngàn ha, năng
suất bình quân 26 tạ/ha cao gấp ba lần sản lượng cà phê thế giới, là mặt hàng
chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam, hằng năm mang về giá trị 3,4 tỷ
USD.
Theo Báo Lâm Đồng, năm 2019, tổng diện tích cây cà phê trồng theo
chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C là gần 75.500 ha. Đồng thời tái canh cải tạo
gần 8.200 ha cà phê, nâng tổng diện tích này lên đến 65.645 ha, chiếm gần 38%
tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Lâm Đồng. Tại tỉnh Đắk Lắk, niên vụ cà phê
2018-2019, diện tích cà phê toàn tỉnh là 203.063 ha, giảm 1.745 ha so với niên
vụ trước.
2. Xuất khẩu và tiêu thụ
2.1.Số liệu xuất khẩu café
Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản xuất
khẩu cà phê tháng 12 ước đạt 126 nghìn tấn với giá trị đạt 218 triệu USD. Nếu
tính theo niên vụ, theo trang giacaphe.com, trong niên vụ 2018 – 2019, Việt
Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1.697.102 tấn, tương đương 28,28 triệu bao cà phê
các loại, giảm 5,42 % so với khối lượng xuất khẩu của niên vụ cà phê 2017/2018
trước đó.
Về giá trị kim ngạch, xuất khẩu trong niên vụ 2018/2019 đạt tổng cộng
2,96 tỉ USD, giảm 15,05% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu của niên vụ trước.

5
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, Đức và Mỹ tiếp tục
là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm
2019 với thị phần lần lượt là 12,9% và 8,7%. Ngoại trừ thị trường Philippines có
giá trị xuất khẩu cà phê tăng (9,4%), hầu hết các thị trường chính đều giảm so
với cùng kỳ năm 2018.

Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam
trong năm 2019.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết hiện các sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất
khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà
phê toàn cầu, đứng ở vị trí thứ hai sau Brazil. Trong đó, cà phê rang xay và cà
phê hòa tan xuất khẩu chiếm 5,9% thị phần, đứng ở vị trí thứ năm sau Brazil,
Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
2.2.Chủng loại cà phê xuất khẩu
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta
tháng 11/2019 đạt 94,5 nghìn tấn, trị giá 142,49 triệu USD, giảm 20,9% về
lượng và giảm 29,6% về trị giá so với tháng 11/2018.
Tính chung 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê robusta giảm 6,4% về
lượng và giảm 18,1% về trị giá so với cùng kì năm 2018, đạt 1,376 triệu tấn, trị
giá 2,081 tỷ USD.

6
11 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê chế biến tăng 1% về lượng, nhưng
giảm 0,2% về trị giá so với cùng kì năm 2018, đạt 34,9 nghìn tấn, trị giá 175,4
triệu USD.
Trong đó, xuất khẩu cà phê chế biến sang Nga tăng 57,6%; Trung Quốc
tăng 104,4%; Mỹ tăng 9,2%; Italy tăng 24,1%. Ngược lại, xuất khẩu cà phê chế
biến sang Nhật Bản, ASEAN giảm.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến trong 11 tháng năm 2019 đạt
5.019 USD/tấn, giảm 1,2% so với cùng kì năm 2018. Trong đó, giá xuất khẩu
bình quân cà phê chế biến sang Nga đạt 6.149 USD/tấn, giảm 6,1%; sang Nhật
Bản đạt 4.787 USD/ tấn, giảm 0,9%.
Ngược lại, giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến sang một số thị trường
tăng, gồm: Đức tăng 0,2% lên 3.757 USD/tấn; Mỹ tăng 11,9% lên 4.201
USD/tấn; Indonesia tăng 2% lên 5.222 USD/tấn.

Chủng loại xuất khẩu café tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2019 (Nguồn:
Cục Xuất nhập khẩu)
2.3.Chế biến cà phê
Về cơ cấu mặt hàng, hiện ngành cà phê Việt Nam vẫn tập trung xuất khẩu
cà phê Robusta dạng thô, chưa qua chế biến, chiếm tới 94% tổng lượng xuất
khẩu. Do đó, giá trị xuất khẩu chưa cao, chưa có được vị trí tương xứng với tiềm
năng phát triển của ngành trên thị trường thế giới.

7
Hiện cả nước đã có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, tổng công suất thiết kế
1.503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%. 160 cơ sở chế biến cà phê rang
xay, tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà
phê hòa tan, tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công
suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết
kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%.

2.4.Doanh nghiệp Việt Nam và cuộc đua về café hòa tan


Theo Bloomberg, thay vì bán hạt cà phê robusta thô cho các công ty nước
ngoài để chế biến cà phê hòa tan, nhà cung cấp lớn nhất Việt Nam đang chuẩn bị
kế hoạch ra mắt sản phẩm cà phê uống liền của chính họ vào đầu năm 2020.
Bước chuyển mình này nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận từ thị trường
châu Á - nơi nhu cầu về các loại đồ uống đang phát triển mạnh mẽ; đồng thời
hạn chế sự bất ổn của thị trường giao dịch cà phê trên thế giới. Ngành công
nghiệp cà phê Việt Nam đang mở rộng dần sang lĩnh vực cà phê hòa tan bởi lợi
nhuận cao hơn so với việc đơn thuần chỉ tăng diện tích trồng.
“Châu Á là thị trường có tốc độ tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới bởi người
tiêu dùng đang hình thành thói quen uống cà phê mỗi ngày”, ông Jose Sette,
Giám đốc ICO, cho biết. Ông đánh giá cà phê hòa tan là thức uống tiện lợi, và
dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng. Intimex Group cũng là một doanh nghiệp
nhà nước trước khi được bán cổ phần cho tư nhân vào năm 2006. Công ty đang
có ý định vượt qua Nestle để trở thành nhà cung cấp cà phê hòa tan lớn nhất
Việt Nam trong vòng 5 năm tới với công suất được nâng gấp 5 lần lên 20.000
tấn.

8
3. Diễn biến giá
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản thị trường cà phê
trong nước tháng 12 biến động cùng chiều với xu hướng thế giới.
So với tháng 11/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm
1.600 – 1.700 đồng/kg xuống còn 31.300 – 31.700 đồng/kg. Trong năm 2019,
giá cà phê trong nước biến động giảm là chủ yếu với mức giảm 2.200 – 2.300
đồng/kg so với cuối năm 2018.

Biểu đồ giá cà phê năm 2019


Giá xuất khẩu bình quân cà phê robusta trong 11 tháng năm 2019 đạt 1.512
USD/tấn, giảm 12,5% so với cùng kì năm 2018. Trong đó, giá xuất khẩu bình
quân cà phê robusta sang các thị trường trọng điểm như Mỹ đạt 1.476 USD/tấn;
Đức đạt 1.482 USD/ tấn; Italy đạt 1.555 USD/tấn.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến trong 11 tháng năm 2019 đạt
5.019 USD/tấn, giảm 1,2% so với cùng kì năm 2018. Trong đó, giá xuất khẩu
bình quân cà phê chế biến sang Nga đạt 6.149 USD/tấn, giảm 6,1%; sang Nhật
Bản đạt 4.787 USD/ tấn, giảm 0,9%.
Ngược lại, giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến sang một số thị trường
tăng, gồm: Đức tăng 0,2%, lên mức 3.757 USD/tấn; Mỹ tăng 11,9%, lên mức
4.201 USD/tấn; Indonesia tăng 2%, lên mức 5.222 USD/tấn.
4. Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành

9
 Trung Nguyên E-Coffee “đổ bộ” thị trường miền Bắc: Theo tin từ Tập
đoàn Trung Nguyên, sau hơn 4 tháng ra mắt, mô hình kinh doanh nhượng quyền
thương hiệu kể từ tháng 8/2019, chuỗi Trung Nguyên E-Coffee (Cà phê Năng
lượng) hiện đã có 154 cửa hàng và gần 400 hợp đồng hợp tác được kí kết, tốc độ
đăng kí mở mới 10 cửa hàng/ngày. Trung Nguyên nuôi tham vọng đạt đến 3.000
cửa hàng trên 63 tỉnh thành vào năm 2020.
 Shin Coffee được giới thiệu sản phẩm trong năm Chủ tịch ASEAN 2020:
Ngày 6/1, Shin Coffee - thương hiệu cà phê đặc sản của CTCP Tập đoàn PAN
(PAN Group - Mã: PAN) được chọn làm quà tặng của Chính phủ Việt Nam gửi
tới lãnh đạo của các quốc gia tham dự sự kiện trong năm Chủ tịch ASEAN 2020
tại Việt Nam.
 Dự án phát triển cà phê bền vững NESCAFÉ Plan: Trong khuôn khổ
Ngày Cà phê Việt Nam vào 8 - 10/12/2019, Nestlé Việt Nam chia sẻ dự án phát
triển cà phê bền vững NesCafé Plan 10 năm qua. Dự án toàn cầu NESCAFÉ
Plan Được tập đoàn Nestlé triển khai từ năm 2010 tại hơn 10 quốc gia trồng cà
phê trọng điểm thế giới.Cùng với Brazil, NESCAFÉ Plan tại Việt Nam được
đánh giá là dự án có quy mô lớn và thành công nhất. Dự án đã mang tới những
tác động lớn đối với nông dân và cộng đồng và môi trường.
 Biến động sở hữu của cổ đông nội bộ và cổ đông lớn tại Cà phê Ea Pốk:
Ngày 23/12/2019, UBND tỉnh Đắk Lắk thống nhất góp thêm 296.731 đồng để
nâng số vốn thực góp tại CTCP Cà phê Ea Pốk (Mã: EPC) lên 30,22 tỉ đồng.
Vốn điều lệ của Ea Pốk theo đó nâng lên thành 93,89 tỉ đồng.

10
PHẦN III: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG NESCAFÉ VIỆT NAM

1. Giới thiệu chung về tập đoàn Nestlé – NesCafé Việt Nam


1.1.Lịch sử phát triển
Là một trong những tập đoàn đa quốc gia có mặt sớm nhất tại Việt Nam,
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A (Société des
Produits Nestlé S.A.) - Tập đoàn thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ
sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sỹ - thành lập và đi vào hoạt động tại Việt Nam
năm 1995.
Tuy nhiên Nestlé đã có mặt tại Việt Nam trước đó (năm 1912). Năm 1992,
Công ty La Vie, liên doanh giữa Perrier Vittel thuộc Nestlé và một công ty
thương mại Long An được thành lập. Đến năm 1993 Nestlé chính thức trở lại
mở văn phòng đại diện tại TP.HCM và năm 1995 thì Công ty TNHH Nestlé Việt
Nam với 100% vốn nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A được cấp phép
hoạt động. Kể từ đó, biểu tượng tổ chim nổi tiếng của Nestlé đã trở nên thân
thuộc với biết bao thế hệ gia đình người Việt. Dưới đây là những cột mốc ghi lại
sự phát triển nhanh chóng của công ty tại Việt Nam:
- 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên
Hòa II, Tỉnh Đồng Nai.
- 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên
- 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng
Nai
- 2011: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Trị An và mua lại Nhà máy
Nestlé Bình An từ Gannon
- 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam
- 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NesCafé
- 2014: Mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé MILO uống liền trị giá 37
triệu USD

11
- 2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80
triệu USD
- 2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên trị
giá 70 triệu USD
- 2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân
phối hiện đại tại Đồng Nai.
Tính đến nay, Nestlé đang điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên trên
toàn quốc. Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện
cam kết phát triển lâu dài của Công ty tại Việt Nam, mà còn mong muốn nâng
cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho các
thế hệ gia đình Việt.
1.2.Logo

Logo Nestlé thường được coi là một trong những biểu tượng độc đáo nhất
và ngay lập tức dễ nhận ra trên thế giới. Nó đã trải qua một số thay đổi trong
những năm qua. Tuy nhiên, logo vẫn giữ lại sự quyến rũ và hiện đại với phong
cách thiết kế tiên tiến. Nestlé được biết đến với danh mục đầu tư thương hiệu vị
trí tốt của nó và các chiến dịch xây dựng thương hiệu thông minh của nó.

12
Đây là hình ảnh logo của NesCafé đã đồng hành cùng với người tiêu dùng
thế giới và Việt Nam trong những năm vừa qua .Với những màu sắc chủ đạo,
đây đã trở thành hình ảnh quen thuộc khi nhắc tới NesCafé nói chung và
NesCafé Việt Nam nói riêng.

NesCafé mới đây đã tái tung logo, bao bì và bộ nhận diện thương hiệu mới
với quy mô toàn cầu nhắm đến giới trẻ, những người yêu thích café. Cách tiếp
cận đồng nhất trong thiết kế bao bì sản phẩm, trong chiến lược truyền thông và
digital của NesCafé – hiện đang được uống 5,500 tách mỗi giây trên toàn thế
giới — hứa hẹn sẽ mang lại nhiều nhân tố mới trong tâm lý khách hàng là giới
trẻ thích uống café.
1.3.Trụ sở chính tại Việt Nam
Tên công ty: NesCafé trực thuộc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam
Địa chỉ: Lầu 5, Empress Tower 138 – 142 Hai Bà Trưng – Phường Đa Kao
– Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 - 39113737
Fax: 028 - 38238632
Email: consumer.services@vn.nestle.com

13
Website: https://www.nestle.com.vn/vi
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh cà phê
1.4.Sản phẩm của NesCafé
Trải qua bảy năm liền nghiên cứu phát triển nghiêm túc cẩn thận trong
phòng thí nghiệm ở Thụy Sỹ của Nestlé, thì thương hiệu NesCafé chính thức có
mặt tại thị trường vào năm 1938, chính NesCafé đã cải tiến cách pha chế các
dòng sản phẩm:
NesCafé được chính thức sản xuất tại Việt Nam khi Nestlé chính thức đưa
nhà máy Đồng Nai vào hoạt động năm 1998. Kể từ đó, nhãn hiệu NesCafé ngày
càng trở nên thân thiết với nhiều gia đình Việt Nam. Hiện nay để phục vụ tốt
nhất nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam thì NesCafé đang có những sản
phẩm như sau:
1. Cà phê hòa tan
2. Cà phê pha phin
3. Cà phê uống liền
4. Cà phê pha máy

14
2. Sơ đồ mô hình chuỗi cung ứng NesCafé

Siêu thị, cửa


19600 nông dân
hàng tiện lợi
36000 ha cà phê Nhà máy Trị An
chuyên sản xuất
NesCafé Người
Từ thương lái Bán buôn tiêu
hoặc doanh Nhà máy sản dùng
nghiệp tư nhân xuất sản phẩm cuối
hạt cà phê khử cùng
caffein Bán lẻ
Trang thiết bị
nhập khẩu

Trang web,
trang thương
mại điện tử

3. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng NesCafé


3.1.Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của
mỗi doanh nghiệp. Họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất,
do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá cả, chi phí hàng hóa đầu vào của
doanh nghiệp.
Với NesCafé ở Việt Nam, công ty sử dụng hai hình thức thu mua là thu
mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ người
nông dân. Do hình thức thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái có
nhiều bấp cập như về số lượng sản phẩm không được đảm bảo ổn định; giá cả,
chất lượng sản phẩm thay đổi… Nhận thức được vấn đề đó, NesCafé ở Việt
Nam đã tìm ra một hướng đi mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào đó là triển khai
chương trình NesCafé Plan.

15
Qua đó phân phối cây giống kháng bệnh năng suất cao tới nông dân; cải tạo
diện tích cà phê giã cõi tại khu vực Tây Nguyên; tập huấn cho nông dân về kỹ
thuật, thông tin thị trường, kinh tế nông hộ và thành lập tổ/nhóm nông dân. Dự
án đã có nhiều đóng góp tích cực đến môi trường như giúp tiết kiệm 40% lượng
nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Nhờ áp dụng kỹ
thuật canh tác bền vững, NesCafé Plan đã giúp cho đời sống nông dân ngày một
cải thiện tang hơn 30% thu nhập. Từ đó cũng giúp cho NesCafé có được mối
quan hệ chặt chẽ với nông dân, giúp mang lại nguồn cung ổn định, bền vững với
giá cả và chất lượng đảm bảo.
3.2.Nhà máy sản xuất
Không dừng lại ở các hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất bền vững,
NesCafé Việt Nam đã liên tục đầu tư dây chuyền sản xuất và chế biến như nhà
máy chế biến cà phê khử caffeine lớn nhất khu vực châu Á tại Đồng Nai Việt
Nam với công nghệ tiên tiến, sử dụng nước để chiết suất caffeine từ hạt cà phê
giúp hạt cà phê đạt được chất lượng tốt nhất. Đồng thời giảm thiểu được tác
động về môi trường, giảm lượng tiêu thụ nước và năng lượng giúp giảm được
chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. 100% phế thải trong quá trình sản xuất được
tái chế - tái sử dụng thay thế cho 73% nhiên liệu làm chất đốt, giảm 22.600 tấn
CO2, tiết kiệm được 45 tỷ đồng chi phí năng lượng mỗi năm. Ngoài ra, chất thải
từ quá trình sản xuất được tái chế thành phân bón hữu cơ, gạch không nung…

16
Và gần đây nhất là dây chuyền sản xuất sản phẩm viên nén cà phê pha máy
NesCafé Dolce Gusto với công suất 2500 tấn cà phê/năm (tương đương với 130
triệu viên) ở Đồng Nai
3.3.Nhà phân phối
NesCafé vẫn đang áp dụng hai kênh phân phối phổ biến là kênh phân phối
truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
Những năm đầu thâm nhập vào thị trường Vệt Nam, NesCafé bán sản
phẩm thông qua kênh bán hàng truyền thống – bán hàng trực tiếp qua các đại lý,
chợ và các cửa hàng bán lẻ. Do điều tra thị trường cho thấy các bà nội trợ vẫn ưa
thích việc hàng ngày mua sắm ở chợ và các cửa hàng bán lẻ hơn là siêu thị vì họ
cho rằng mua hàng ở đây giá rẻ và “tươi” hơn. Vì vậy NesCafé vẫn tập trung
vào các kênh phân phối truyền thống và các cửa hàng bán lẻ.
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ NesCafé,
NesCafé cũng đẩy mạnh kênh phân phối hiện đại thông qua các trang web, trang
thương mại điện tử...
Là tập đoàn đa quốc gia, với bề dày lịch sử về kinh nghiệm và nguồn tài
chính hùng mạnh, khi thâm nhập vào thị trường, NesCafé không giấu tham vọng
là muốn chiếm đầu bảng về nắm giữ thị phần so với các đối thủ cạnh tranh trong
ngành. Vì thế chiến lược phân phối luôn được công ty chú trọng với tôn chỉ:
“WHEREVER- WHENEVER- HOWEVER”, Nescafe luôn xây dựng mạng lưới
phân phối chặt chẽ với các nhà phân phối và nhà bán lẻ nhằm phủ sóng thị
trường với mật độ cao.
Chiến lược phân phối cho các nhà bán lẻ là “tăng chiết khấu cho sức mua
lớn”. Cụ thể là ở thị trường miền Bắc Việt Nam, nếu nhà bán lẻ mua 4 triệu
đồng sản phẩm của NesCafé sẽ được hưởng 400.000 đồng, tương đương với
mức chiết khấu 10%, gấp 2-2,5% lần so với các đối thủ cạnh tranh như Trung
Nguyên, Vinacafe. Ngoài ra khi nhà bán lẻ mua 10 sản phẩm sẽ được tặng 1 sản
phẩm, cho đến nay chưa có thương hiệu cà phê nào “chịu chi” cho việc phân

17
phối như thế. Như vậy, để được hưởng mức chiết khấu hấp dẫn này, các nhà bán
lẻ thay vì mua hàng của nhiều thương hiệu họ sẽ dồn vào mua của NesCafé.
NesCafé cũng thành lập hệ thống đại lý phân phối trải rộng khắp ba miền.
Năm 2019, Nestlé thành lập trung tâm phân phối Nestlé Bông Sen lớn nhất
miền Bắc tại Hưng Yên. Trung tâm phân phối này được trang bị công nghệ hàng
đầu thế giới về vận hành và bảo lý hàng hóa, giúp tối ưu hóa diện tích, tăng sức
chứa hàng hóa lên gấp đôi. Nhờ có trung tâm phân phối ngay sát nhà máy Nestlé
Bông Sen, các sản phẩm chất lượng của Nestlé sẽ đến được với người tiêu dùng
tại khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ nhanh hơn, giúp cung cấp sản phẩm chất
lượng tốt nhất đến tay khách hàng.
3.4.Khách hàng cuối cùng
Đã từ lâu thì thương hiệu NesCafé luôn có chỗ đứng trong việc tiêu dùng
hàng ngày của khách hàng Việt Nam. Nhắc đến NesCafé thì không thể không
nhắc đến các sản phẩm về cà phê hòa tan - một thức uống đã từng dẫn đầu, làm
khuynh đảo trên thị trường Việt vào những năm 2008,2009, định hướng cho
người tiêu dùng nơi đây cách thưởng thức và sử dụng hình thức uống kiểu mới
thay vì sử dụng cà phê pha phin truyền thống .Với chủ trương trong việc kết hợp
giữa ba yếu tố ‘Khẩu vị, văn hóa, sáng tạo’ cho từng sản phẩm của NesCafé
trong từng phân khúc giá. Không quá khó hiểu vì sao NesCafé lại có thể thu hút
một lượng khách hàng trung thành khổng lồ với đa đạng độ tuổi, ngành nghề
cùng mức thu nhập khác nhau. Chúng ta có thể thấy sức tiêu thụ của NesCafé so
với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương dưới biểu
đồ sau đây:

18
5, 0
6, 1
9,
0
Nestlé chiếm 1/3
thị phần cà phê
hòa tan khu vực
49,4
châu Á - TBD

30,5

Nestle SA Kapal Api Group Khác


Dongsul Foods Co. Mayora Indah Tbk

Biểu đồ về Thị phần bán lẻ cà phê hòa tan tại Châu Á – Thái Bình Dương
trong năm 2019 (Nguồn VietNamBiz.vn)
Căn cứ vào bảng số liệu trên thì có thể thấy Nestlé chiếm 1/3 thị phần cà
phê hòa tan trong khu vực châu Á- TBD, chiếm tới 30,5% thị phần so với các
đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành và đặc biệt ở thị trường Việt Nam thì mức
độ hài lòng đối với sản phẩm được người sử dụng Việt hài lòng đạt
(55,6%) .Chúng ta có thể tạm kết luận được về tốc độ tiêu dùng và thói quen sử
dụng cà phê hòa tan của khách hàng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói
chung cũng như Việt Nam nói riêng đang ngày càng có xu hướng tịnh tiến tăng
dần theo thời gian.
Phân loại các tệp khách hàng
Thấu hiểu được nguyên lí: “Khách hàng là Tài sản làm tăng giá trị cho
doanh nghiệp”. NesCafé đã đưa ra hai tiêu chí phân biệt khách hàng đó là: phân
biệt khách hàng theo nhu cầu và phân biệt khách hàng theo giá trị
 Phân biệt khách hàng theo giá trị
Khách hàng có giá trị nhất: Chiết khấu, đa dạng hình thức thanh toán, cung
cấp nhiều dịch vụ, giao hàng linh hoạt,… hỗ trợ vốn cho các đại lí

19
Khách hàng có khả năng tăng trưởng cao nhất: Chiết khấu “Mua càng
nhiều thưởng càng nhiều”, hỗ trợ vận chuyển
Khách hàng có giá trị âm: Đòi nợ xấu, thêm phí dịch vụ, loại bỏ quan hệ
giao dịch
Khách hàng cần dịch chuyển: Tăng cường marketing truyền thống, thực
hiện phản hồi ý kiến, cải thiện dịch vụ
 Phân biệt khách hàng theo nhu cầu
Từ năm 1995 kể từ khi thành lập cơ sở đầu tiên, khai trương nhà máy
Nestlé ở Đồng Nai thì cho đến nay, thương hiệu NesCafé đã mang đến cho thị
trường Việt Nam rất nhiều sản phẩm đa dạng với nhiều hương vị khác nhau,
nhiều kiểu dáng thiết kế sản phẩm tinh gọn, tiện lợi đồng thời cũng tăng cường
cải thiện các công nghệ về chế biến, lấy cà phê sao cho vẫn giữ độ nguyên chất
nhằm phục vụ mọi lứa tuổi, thế hệ tại thị trường này. Song hành cùng việc cải
biến và tăng cường chất lượng thì NesCafé cũng đưa ra các phân khúc giá khác
nhau cho mỗi sản phẩm đa dạng từ phổ thông cho đến cao cấp có thể kể đến của
hãng nhằm tiếp cận đến với những tệp khách hàng có mức thu nhập khác nhau
như: NesCafé 3 in 1 đậm đà hương vị, NesCafé 3 in 1 café sữa đá, NesCafé 3 in
1 cà phê socola, NesCafé latte hạnh nhân … là những mặt hàng phổ thông của
hãng. Còn mặt hàng cao cấp có thể kể đến: “NesCafé gold creama”, “NesCafé
gold blend”…..
 Đối với khách hàng nam giới
Vào thời điểm năm 2008, khi NesCafé đã xuất hiện được một thời gian và
đang phải cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành của mình là Trung
Nguyên, Mac Coffee và Vinacafe, mặc dù nhiều hãng cạnh tranh là vậy nhưng
bản thân NesCafé cùng các đối thủ của mình chỉ nắm một phần rất ít thị phần
trên thị trường, còn lại thì nắm vị thế chủ đạo của thị trường tiêu thụ Việt bấy
giờ lại chính là cà phê pha phin truyền thống với hơn 60% thị phần. Bài toán
dành cho NesCafé đã được định hình là làm thế nào có thể khiến những người
dùng cà phê truyền thống sang sử dụng sản phẩm cà phê hòa tan và hơn hết thảy

20
là đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi : Tại sao người tiêu dùng lại ưa chuộng
cà phê pha phin hơn cà phê hòa tan?
Lời giải mà NesCafé tìm ra rất cụ thể: Phần lớn số người tiêu thụ cà phê
ở Việt Nam là nam giới và họ - đấng mày râu uống cà phê không chỉ bởi sở
thích, không chỉ bởi lợi ích lý tính mà cà phê mang lại mà còn vì lợi ích cảm
tính. Họ cần một thức uống đủ mạnh, đủ “chất” để có thể tôn lên vẻ nam tính
của mình. Là một nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, không khó khăn gì để
NesCafé tạo ra một loại cà phê “mạnh” theo đúng khẩu vị người Việt Nam và
NesCafé Việt đen đá ít đường ra đời- một thức uống kèm theo một lời định vị
“Café mạnh dành cho phái mạnh”. Đối tượng NesCafé – Café Việt nhắm
tới chính là những chàng trai trẻ, những người chưa từng uống cà phê pha
phin hoặc mới chỉ gắn bó với nó một thời gian ngắn. Đối tượng này ngoài việc
chưa có sự gắn bó mật thiết với cà phê phin thì còn có cái tôi cá nhân thực sự
lớn và khả năng tiếp nhận cái mới cao hơn rất nhiều.
Không ngoài thành công khi trong năm ấy Nestlé dẫn đầu về mảng cà phê
hòa tan tiêu thụ và trực tiếp lấy 12% thị phần từ cà phê truyền thống vào đến tay
mình. Cho đến tận bây giờ dù đã trải qua 13 năm trên thị trường và ít nhiều thay
đổi sản phẩm thì các sản phẩm của Nestlé vẫn được chào đón trên thị trường và
được nhiều khách hàng nam giới tin tưởng mua theo sở thích lên đến 67,9% so
với các mặt hàng khác
 Đối với khách hàng nữ
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nữ về việc chất lượng sản phẩm
cao nên không khó hiểu khi trong thời gian gần đây NesCafé đang ngày càng
chú trọng đến các thành phần dinh dưỡng, cải tiến bổ sung thêm các chất dinh
dưỡng có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm của mình. Dường như thấu hiểu
được khẩu vị của khách hàng nên ngoài cà phê đen đá, NesCafé cũng mang đến
nhiều sự kết hợp hương vị mới lạ cho phụ nữ, dễ uống và dễ cảm nhận hơn.Theo
số liệu của báo cáo thống kê trên thị trường thì có đến 85,8% số người nữ ưa
dùng cà phê sữa đá và 14,2% còn lại thì ưa dùng cà phê đen, ta tạm kết luận xu

21
hướng nữ giới sử dụng cà phê đang ngày càng gia tăng và hình thành dần nên
thói quen sử dụng mỗi ngày một cốc .
Ngoài ra không như khách hàng nam giới lựa chọn tiêu dùng vì sở thích và
thói quen, nữ giới thường lựa chọn NesCafé bởi thương hiệu mà hãng đã mang
lại

98,1%

39,1%
19,2%
Biểu đồ về việc sử dụng cà phê hòa tan của các khách hàng
Hầu hết các khách hàng sử dụng cà phê hòa tan 98,1%

22
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG NESCAFÉ

1. Thành công
- Không ngừng phát triển các loại sản phẩm mới để đa dạng hóa lựa chọn
của khách hàng đồng thời thích nghi với văn hóa tiêu dùng của nhiều địa
phương khác nhau.
- Dịch vụ logistics thuê ngoài phục vụ sát nhu cầu thực tế tại từng quốc
gia và những ứng dụng kỹ thuật mới trong logistics.
- Phát triển khả năng dự đoán nhu cầu và với các nhà cung cấp trên khắp
thế giới để đảm bảo các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng
- Chiến lược mua ngoài nguyên liệu kết hợp với các biện pháp cân bằng
mức tồn kho để đảm bảo nguồn cung bền vững.
- Thực hiện tốt lưu trữ và vận chuyển các sản phẩm một cách an toàn để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng một cách đầy đủ và đúng
lúc
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng để dòng sản
phẩm lưu chuyển nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng
2. Hạn chế
Đối với sản phẩm của NesCafé thì đến nay vẫn tuân theo một công thức
chung cho toàn cầu, chưa thấy được sự thay đổi rõ rệt hay những đặc trưng riêng
của mỗi quốc gia trong từng sản phẩm gói cà phê hòa tan của mình
3. Giải pháp chiến lược
 Xây dựng mô hình tổ hợp sản xuất, ổn định diện tích cà phê
Bước đầu tiên cho giải pháp này là xây dựng được mô hình liên kết sản
xuất cho các nông hộ, thành lập được các hợp tác xã chuyên canh về cây cà phê,
vận động người trồng cà phê tham gia vào hợp tác xã đó và cam kết tạo ra giá trị
tăng thêm cho cà phê của họ làm ra. Từ đó đưa các mô hình sản xuất bền vững
cho cây cà phê như chứng chỉ 4C, VietGap, UTZ… mà các nước đã và đang
được áp dụng.

23
Bước thứ hai, khi đã thành lập được các Hợp tác xã chuyên canh cây cà
phê và các hộ nông dân tham gia vào thì từng bước áp dụng các quy chuẩn, áp
dụng khoa học kỹ thuật, thành lập được tổ kỹ thuật có trách nhiệm tham gia tập
huấn cũng như hướng dẫn nông dân theo quy trình. Việc nông dân sản xuất cà
phê nhỏ lẻ và ít áp dụng kỹ thuật vào sản xuất gây thiệt hại về mặt năng suất
cũng như tuổi đời của cây cà phê.
Bước cuối cùng là ổn định diện tích trồng cà phê trên mỗi nông hộ, để việc
chăm sóc và thu hoạch được diễn ra một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao
nhất cho các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Chỉ nên mở rộng diện tích khi
nhu cầu thị trường tăng và thực hiện việc tái canh khi vườn cà phê già cỗi cho
năng suất thấp.
 Cải tiến thương mại và xuất khẩu
Kiểm soát đầu mối sản xuất cà phê, nhất là doanh nghiệp nhỏ ít vốn, thiếu
kinh nghiệm xuất khẩu, không có nhà máy chế biến và kho chứa đủ lớn, thiếu
thông tin về ngành cà phê.
Hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cà phê, đào tạo cán bộ có
nghiệp vụ chuyên môn giỏi, ngoại ngữ thành thạo, hoạt động xúc tiến thương
mại, hội chợ, xây dựng website cho doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với các nhà
rang xay trong nước và trên thế giới.
Khuyến khích các công ty xuất khẩu đầu tư liên kết với các nông hộ trồng
cà phê, lập đại lý thu mua, nâng cấp hệ thống kho bãi, nhà máy chế biến cà phê
nhân xô hiện đại đạt chất lượng để xuất khẩu trực tiếp với các nhà rang xay quốc
tế.
 Dự báo thị trường, chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam
Công tác dự báo thị trường là một trong những nghiệp vụ rất khó, đòi hỏi
mỗi cá nhân hay tổ chức không những phải có hiểu biết sâu rộng về ngành đang
nghiên cứu, mà còn am hiểu những ngành khác để cho ra một dự báo mang tính
gần đúng nhất của thị trường

24
 Cải thiện kỹ thuật công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành cà phê
 Áp dụng tiến bộ kỹ thuật là then chốt
Trong nghề trồng cà phê, vấn đề tạo hình được xem như một biện pháp kỹ
thuật bắt buộc với mục đích tạo cho cây cà phê có bộ tán cân đối, khai thác triệt
để không gian riêng có của mỗi cây, tạo sự cân bằng giữa sinh trưởng, ra hoa và
đậu quả, đồng thời, ổn định được sản lượng của vườn cây.
Áp dụng tạo hình đơn thân, cây được hãm ngọn. Khi được tạo hình đơn
thân, cây cà phê được hãm ngọn ở độ cao khoảng 1.5 mét, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chăm sóc, cắt cành, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch.
Giống luôn là yếu tố kỹ thuật quan trọng hàng đầu, tạo ra bước đột phá
trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng cũng như các đặc tính chống chịu
sâu bệnh. Từ năm 2000 trở về trước, hầu hết diện tích cà phê của Việt Nam đều
trồng bằng hạt, trong đó, phần lớn là người nông dân tự chọn giống là chính. Do
trồng bằng hạt không qua quy trình chọn lọc, tỷ lệ cây cho năng suất thấp, hạt
bé, bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn khá cao, trung bình từ 5% đến 10%.
Những năm gần đây, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây
Nguyên đã lai tạo, tuyển chọn thành công 16 giống cà phê mới phục vụ tốt yêu
cầu phát triển cà phê bền vững. Các giống cà phê mới này không những cho
năng suất cao, đạt từ 4,5 đến 7 tấn cà phê nhân/ha, kháng cao với bệnh gỉ sắt, mà
còn có kích cỡ hạt được cải thiện. Khuyến cáo, hướng dẫn cho các nông hộ, các
doanh nghiệp kỹ thuật bón phân cân đối dựa vào độ phì của đất và năng suất cây
trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí phân bón.
Tưới nước đã trở thành biện pháp mang tính quyết định đến năng suất cà
phê ở Tây Nguyên và các nông hộ có khuynh hướng sử dụng lượng nước tưới
quá cao so với nhu cầu của cây cà phê. Qua các nghiên cứu, khuyến cáo các
nông hộ, các doanh nghiệp chỉ cần tưới 390 lít nước/gốc, với chu kỳ 22 đến 24
ngày/lần tưới. Nếu chu kỳ tưới là 30 ngày, lượng nước tưới tương đương 530
lít/gốc vẫn đạt năng suất bình quân 3,5 tấn cà phê nhân/ha, giảm gần 50% lượng
nước tưới so với trước đây.

25
Nhân rộng việc sản xuất cà phê có chứng nhận, xác nhận như 4C, UTZ
Certified, Liên minh rừng mưa (Rainforest Alliance Certified) đáp ứng yêu cầu
của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, về nguồn gốc xuất
xứ của sản phẩm cà phê nhân, đồng thời thu hoạch tỉ lệ quả chín phải đạt từ 90%
trở lên, chế biến theo đúng quy trình để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm
cà phê nhân của Việt Nam.
 Trồng tái canh cơ hội chuyển đổi giống cà phê mới
Theo Đề án tái canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2014-2020 là
khoảng 120.000ha, trong đó, trồng tái canh 90.000ha và ghép cải tạo 30.000ha.
Theo quy trình tái canh cà phê vối, khuyến cáo các nông hộ, doanh nghiệp
thực hiện các giải pháp kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chặt bỏ cà phê già cỗi hết
chu kỳ kinh doanh đến khâu khai hoang, rà rễ, thu gom rễ nhằm loại bỏ nguồn
dịch hại trên đồng ruộng, luân canh với các loại cây trồng khác ít nhất 2 năm sau
khi nhổ bỏ vườn cà phê già cỗi, sử dụng các giống mới cà phê đã được công
nhận để đưa vào trồng.

26
PHẦN KẾT LUẬN
VIệc tìm được những chuỗi cung ứng thích hợp đã góp phần giúp NesCafé
nói riêng và Nestlé nói chung đã ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của
mình, trở thành công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới. Có thể thấy,
chuỗi cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, và Quản trị
chuối cung ứng cũng đã trở thành môn học được đưa vào giảng dạy, và trở thành
môn học bắt buộc đối với nhiều chuyên ngành.

27

You might also like