You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

HS
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
5.3 Đề xuất giải pháp cho xã hội
***
5.4 Kết luận
5.5 Hạn chế
DANH MỤC TÀI LIỆU
BẢNG

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: Kỹ năng phát triển nghề nghiệp

ĐỀ TÀI: CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO VIỆC


PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NGOẠI THƯƠNG
Thực hiện bởi: Nhóm 4 – K60D – Kinh tế đối ngoại
1. Dương Phạm Diệu Anh – 2111113007
2. Nguyễn Thanh Hồng Ân – 2111113027
3. Bùi Thị Hà Giang – 2111113061
4. Phùng Nguyễn Nhật Hoài – 2111113083
5. Thái Nhật Huy – 2111113093
6. Lê Thị Cẩm Ly – 2111113151
7. Phan Trúc Ly – 2111113153
8. Lê Bảo Nguyên – 2111113186
9. Thành Nguyễn Thảo Quyên – 2111113227
10. Hoàng Việt Quỳnh  2111113233
11. Nguyễn Thảo Quỳnh – 2111113238
12. Lê Trần Ngọc Trâm – 2111113641

TP.HCM, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG
..................................................................................................................................................
1
1.1. KỸ NĂNG LẬP MỤC TIÊU KẾ HOẠCH................................................................1
1.1.1. Khái niệm................................................................................................................1
1.1.2. Vai trò......................................................................................................................1
1.1.3. Phương pháp lập mục tiêu và kế hoạch...................................................................1
1.2. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TỰ HỌC...................................................2
1.2.1. Kỹ năng quản lý thời gian.......................................................................................2
1.2.2. Kỹ năng tự học........................................................................................................4
1.3. KỸ NĂNG TƯ DUY, PHÂN TÍCH VÀ PHẢN BIỆN..............................................5
1.3.1. Kỹ năng tư duy........................................................................................................5
1.3.2. Kỹ năng phân tích....................................................................................................6
1.3.3. Kỹ năng phản biện...................................................................................................7
1.4. KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH.........................................................9
1.4.1. Khái niệm................................................................................................................9
1.4.2. Vai trò......................................................................................................................9
1.4.3. Phương pháp rèn luyện..........................................................................................10
1.5. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM...............................................................................12
1.5.1. Khái niệm..............................................................................................................12
1.5.2. Vai trò....................................................................................................................12
1.5.3. Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả...................................................................13
CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ CỦA NHÓM VÀ ỨNG DỤNG CÁC BỘ KỸ
NĂNG TRÊN ĐỂ GIẢI QUYẾT VÀ RÚT RA KINH NGHIỆM.........................................15
2.1 VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN CỦA NHÓM.......................................................................15
2.2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................................15
2.2.1 Kỹ năng lập mục tiêu và lên kế hoạch...................................................................15
2.2.2 Kỹ năng tự học và quản lý thời gian......................................................................17
2.2.3 Kỹ năng tư duy, phân tích, phản biện....................................................................18
2.2.4 Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình..........................................................................18
2.2.5 Kỹ năng làm việc nhóm.........................................................................................19
2.3 RÚT KINH NGHIỆM...............................................................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN......................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................22
TIẾNG VIỆT......................................................................................................................22
WEBSITE...........................................................................................................................22
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT
TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG
1.1. KỸ NĂNG LẬP MỤC TIÊU KẾ HOẠCH
1.1.1. Khái niệm
Kỹ năng lập mục tiêu và kế hoạch là khả năng mà con người dùng để đề ra mục tiêu
cho bản thân trong cuộc sống và lập kế hoạch để có thể hoàn thành mục tiêu.
1.1.1.1. Lập mục tiêu
Lập mục tiêu là đề ra những kết quả cụ thể mà cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được
trong một khoảng thời gian nhất định, với một nguồn lực nhất định.
Phân biệt mục tiêu và mục đích:

1.1.1.2. Lập kế hoạch


Lập kế hoạch là một lập một lịch trình chi tiết những việc cần làm để đạt mục tiêu đi
kèm các chiến lược, biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.
1.1.2. Vai trò
Lập mục tiêu để biết chính xác mình muốn đạt được điều gì, cần tập trung nỗ lực vào
những việc nào. Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp ta có thể đo lường, tự hào về thành quả, thấy được
sự phát triển và trở nên tự tin hơn.
Lập kế hoạch giúp ta hệ thống được những công việc cần làm, xác định thời gian cho
từng công việc, dự kiến sử dụng thời gian cho các công việc đó, dự kiến kết quả, mức độ
khả thi của kế hoạch, làm việc đúng hạn và có khả năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.
1.1.3. Phương pháp lập mục tiêu và kế hoạch:
- Tạo động lực cho bản thân.
- Hiểu cơ thể và làm việc theo nhịp sinh học: xác định xem bản thân là “early bird”
hay “night owl” để sắp xếp những công việc quan trọng vào thời điểm bộ não mình sáng
suốt, minh mẫn nhất.
- Lập các mục tiêu, mục đích:
Phương pháp thường dùng:
+ Nguyên tắc SMART, nguyên tắc Pareto, nguyên tắc Parkinson,...
+ Thiết lập những ưu tiên (To-do list, phân tích ABC, ma trận Eisenhower,...).
- Lập kế hoạch:
Các công cụ hỗ trợ:
+ Công cụ truyền thống: sổ tay, giấy ghi chú, lịch để bàn,...
+ Công cụ hiện đại: công cụ quản lý thời gian, ghi chép: Paml; điện thoại di động,
máy tính; phần mềm: sơ đồ Gantt, Microsoft Project, MS Outlook, Mindmap,...
+ Gồm 4 bước:
 Bước 1: Phân chia mục tiêu thành các nhiệm vụ có thể quản lý được;

 Bước 2: Xác định mức độ ưu tiên theo thứ tự A, B, C;

 Bước 3: Xếp các nhiệm vụ theo thứ tự phù hợp: kiểm tra những công việc nào
có thể hoàn thành song song, những công việc nào phải hoàn thành theo thứ tự;
 Bước 4: Ước tính thời gian cho mỗi nhiệm vụ có mức độ ưu tiên: Cộng thêm
khoảng tầm 10 đến 20% để dự trù những vấn đề không thể báo trước. Lập thời
hạn để hoàn tất từng nhiệm vụ hay hoạt động. Lập mốc để theo dõi tiến độ.
Xem lại để xác định những nhiệm vụ có thể giao phó toàn bộ hoặc từng phần.

1.2. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TỰ HỌC


1.2.1. Kỹ năng quản lý thời gian:
1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ
thể, chi tiết cho các mục tiêu đã đề ra. Kỹ năng quản lý thời gian càng tốt, quỹ thời gian bạn
sử dụng càng hiệu quả.
1.2.1.2. Vai trò
Một số lợi ích mang lại khi bạn quản lý thời gian hợp lý và hiệu quả như sau:
- Làm việc với năng suất tốt hơn trong thời gian ngắn;
- Tạo sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc;
- Có nhiều thời gian cho những sở thích của bản thân;
- Giảm căng thẳng và sự quá tải trong công việc;
- Xây dựng được tính kỷ luật.
1.2.1.3. Phương pháp quản lý thời gian
 Lập kế hoạch quản lý thời gian
- Xác định thời gian chết:
+ Có một sai lầm phổ biến mà mọi người hay mắc phải: chỉ tập trung vào việc tìm
kiếm các mẹo và phương pháp quản lý thời gian mà không biết mình đang dành thời gian
cho việc gì. Khi chúng ta muốn giảm thời gian chết, chúng ta cần biết chúng ta đang lãng
phí nó ở đâu.

+ Ta có thể sử dụng bảng trên để ghi chép lại thời gian mỗi ngày để nhận ra ta
đang lãng phí thời gian vào những việc gì vào những khung giờ nào để sửa đổi.
- Kế hoạch quản lý thời gian:
+ Xác định mục tiêu;
+ Lên danh sách những việc cần làm;
+ Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên;
+ Phân bố vào những khung giờ hợp lý.
 Phương pháp khoa học hỗ trợ quản lý thời gian
- Thuyết Bốn lò lửa:
Cuộc sống của bạn được ví như một cái bếp có bốn lò: gia đình, bạn bè, sức khỏe,
công việc. Thuyết Bốn lò lửa cho rằng: “Để thành công, bạn phải tắt đi một trong bốn lò và
để thành công xuất sắc, bạn phải tắt đi hai trong số bốn lò”. Thuyết trên giúp bạn định rõ
được giai đoạn này bạn muốn tập trung vào mặt nào của cuộc sống để có sự ưu tiên vào mặt
quan trọng hơn.
- Quy luật 80/20:
+ Quy luật 80/20 cho rằng: 80% đầu ra được tạo bởi 20% đầu vào.
+ “20% công việc nào trong danh sách công việc của tôi sẽ cho tôi 80% thành
quả?” Trả lời câu hỏi này sẽ giúp ta ưu tiên và tập trung vào những công việc quan trọng
nhất.
- Ma trận Eisenhower:

Ma trận này sẽ giúp cho ta đưa ra quyết định đâu là việc cần làm giữa một danh sách
công việc.
- Phương pháp Pomodoro:
Đây là phương pháp làm việc theo chu trình làm 25 phút, nghỉ 5 phút và lặp
lại. Phương pháp này tạo áp lực thời gian, khiến bạn tập trung hơn và cũng cho bạn thời
gian nghỉ để có sức làm việc lâu dài hơn.
- Phương pháp Batching:
Phương pháp Batching có nghĩa là bạn gom những công việc gần giống nhau, chiếm
nhiều thời gian và lặp đi lặp lại làm một lần.
Ví dụ như việc trả lời email: chọn một khoảng thời gian phù hợp để trả lời email, tin
nhắn (trừ những trường hợp khẩn cấp) thay vì đang làm việc, nghe thông báo rồi trả lời
ngay, làm mất tập trung và giảm năng suất.

1.2.2. Kỹ năng tự học


1.2.2.1. Khái niệm
Kỹ năng tự học là khả năng tư duy, vận dụng kiến thức, hiểu biết, kỹ năng trong quá
trình học tập, nghiên cứu một cách độc lập, chủ động nhằm nâng cao tri thức và trau dồi kỹ
năng.
1.2.2.2. Vai trò
Theo khảo sát của TS Đoàn Văn Khái ở trường Đại học Ngoại thương về nhận thức
tầm quan trọng của kỹ năng tự học, có đến 63,7% sinh viên cho rằng tự học là cần thiết và
26,9% cho rằng rất cần thiết.
Tự học là kỹ năng vô cùng cần thiết và là một trong những yếu tố để dẫn đến sự thành
công của nhiều người. Tự học còn đem lại nhiều lợi ích như giúp người học nâng cao khả
năng nhận thức, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện tư duy độc lập, tăng khả năng ghi nhớ, sáng
tạo, linh hoạt trong mọi tình huống.
1.2.2.3. Phương pháp tự học
- Cần có nhận thức rõ động cơ học tập, mục tiêu và lập kế hoạch học tập: Ta cần phải
xác định rõ động cơ, mục tiêu ngay từ đầu. Đồng thời, lập một kế hoạch chi tiết, hợp lý là
điều cần thiết để đạt kết quả tốt.
- Cần có tính kỷ luật cao, nghiêm túc khi tự học: Khi có kỷ luật, ta sẽ không bị ảnh
hưởng bởi môi trường xung quanh đảm bảo được năng suất học tập . Đặc biệt chúng ta phải
có sự kiên trì, nhẫn nại với mục tiêu đã chọn.
- Học một cách chủ động : Vì là tự học nên ta phải chủ động đi tìm tài liệu, các
nghiên cứu để tự đọc, tự tham khảo, tự nghiên cứu để tích lũy thêm kiến thức.
- Cần rèn luyện kỹ năng lựa chọn tài liệu và xử lý thông tin: Ngày nay, ta dễ dàng
tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu khổng lồ, vì vậy ta phải chọn lọc ra những tài liệu phù
hợp và xử lý thông tin hiệu quả để nắm được nội dung tài liệu một cách đầy đủ nhất.
- Cần thường xuyên xem lại kiến thức đã học và vận dụng vào thực tiễn: Khi xem lại,
ta sẽ ghi nhớ lâu hơn, giúp ta nhận ra những lỗ hổng kiến thức và ôn tập lại để nắm rõ hơn.
Sau đấy, ta vận dụng chúng vào thực tế để hiểu sâu vấn đề hơn.
1.3. KỸ NĂNG TƯ DUY, PHÂN TÍCH VÀ PHẢN BIỆN
1.3.1. Kỹ năng tư duy
1.3.1.1. Khái niệm
Kỹ năng tư duy là khả năng tự suy nghĩ giải quyết vấn đề, phản ánh khái quát, tích
cực, gián tiếp và sáng tạo của quá trình nhận thức về thế giới thông qua các khái niệm, phán
đoán.
1.3.1.2. Vai trò
Kỹ năng tư duy là một trong những kỹ năng quan trọng và có tính ứng dụng cao mà
chúng ta nên quan tâm và áp dụng. Mỗi người phải vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm có được vào công việc để đạt được kết quả, năng suất cao hơn. Nếu chúng ta không
tự suy nghĩ, chỉ làm theo và sao chép người khác, chúng ta sẽ chật vật để phát triển bản
thân, dẫn đến một xã hội ngày càng lạc hậu và không bao giờ phát triển.
1.3.1.3. Phương pháp rèn luyện

Kỹ năng tư duy không tự nhiên mà có, cần phải được học và thực hành. Bất cứ ai cũng
có thể học và rèn luyện kỹ năng tư duy để có những ý tưởng logic, sáng tạo và khả năng xử
lý, phân tích thông tin và lập kế hoạch.
Một số cách rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích nghề nghiệp của sinh viên Ngoại
thương Cơ sở II có thể kể đến như:
- Xử lý thông tin: tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề, kế hoạch, dự định của bản
thân rồi sắp xếp, phân loại và xâu chuỗi thông tin, đánh giá vấn đề một cách khách quan;
- Lập luận: thực hành giải thích hành động thông qua ý kiến, hành động, kết luận,
phán đoán và kỹ năng ra quyết định, sử dụng ngôn ngữ chính xác để lập luận thuyết phục;
- Đặt câu hỏi: rèn luyện kỹ năng tư duy bằng cách đặt câu hỏi hướng dẫn; lập kế
hoạch xác định và điều tra vấn đề; dự đoán kết quả và rút ra kết luận;
- Tư duy sáng tạo: rèn luyện khả năng đưa ra ý tưởng mới, xây dựng ý tưởng giả
định, tưởng tượng; tìm kiếm các giải pháp cải tiến và sáng tạo;
- Đánh giá vấn đề: biết vận dụng các tiêu chí và xây dựng, đánh giá, áp dụng các tiêu
chí đánh giá, đánh giá giá trị của thông tin và ý tưởng.
1.3.2. Kỹ năng phân tích

1.3.2.1. Khái niệm


Kỹ năng phân tích là khả năng đưa ra quyết định hợp lý dựa trên thông tin có sẵn, hình
dung, làm rõ và khái niệm hóa các vấn đề phức tạp và đơn giản. Kỹ năng này thể hiện khả
năng áp dụng tư duy logic để chia nhỏ các vấn đề phức tạp thành các phần đơn giản.
1.3.2.2. Vai trò
- Đưa ra quyết định chính xác: luôn ở trạng thái sẵn sàng, phân tích vấn đề cụ thể để
giải quyết những tình huống phát sinh.
- Luôn chủ động trong mọi vấn đề: nếu ta luôn trong trạng thái chủ động, giữ bình
tĩnh trước các vấn đề phát sinh thì sẽ dễ dàng trong xử lý tình huống và ra quyết định tốt.
- Tổng hợp và hệ thống thông tin tốt: vấn đề được xâu chuỗi một cách logic, sau đó
phát hiện nguyên nhân cốt lõi và tìm giải pháp tối ưu trong thời gian nhanh nhất.
- Tích lũy kinh nghiệm: nếu ta có khả năng phân tích nhạy bén thì những tình huống
bất ngờ sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
1.3.2.3. Phương pháp rèn luyện
- Đọc nhiều sách: đặt ra câu hỏi, ghi chú lại những ý tưởng, suy nghĩ mới và những
kinh nghiệm đạt được;
- Tư duy đa chiều: đặt vấn đề ở nhiều khía cạnh, nhiều chiều hướng để chủ động giải
quyết;
- Hình thành thói quen phản biện: tinh tế đưa ra những ý kiến phản bác trên phương
diện xây dựng ý kiến, không gây khó chịu cho người khác;
- Luôn tìm hiểu cốt lõi của vấn đề trước tiên: vấn đề cốt lõi là yếu tố quyết định để
biết tư duy có hướng tới đúng mục đích của công việc;
- Giao tiếp, học hỏi để tiếp thu kinh nghiệm: đây là một cách hiệu quả để rèn luyện
khả năng phân tích nhạy bén.
1.3.3. Kỹ năng phản biện
1.3.3.1. Khái niệm
Kỹ năng phản biện là quá trình tư duy biện chứng, sử dụng những luận cứ và dẫn
chứng để đưa ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình, phân tích và đánh giá đa chiều một
thông tin đã nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.
1.3.3.2. Vai trò
- Đối với xã hội:
Tư duy phản biện là tiền đề cho sự phát triển của xã hội và góp phần giải quyết tốt các
vấn đề trong đời sống. Vì thế, xây dựng và tổ chức một xã hội phản biện tốt sẽ góp phần tạo
nên nền dân chủ, giúp quốc gia ngày càng phát triển.
- Đối với cá nhân:
Việc đưa ra quyết định phù hợp trong những tình huống khó khăn sẽ không còn là một
thách thức bởi tư duy phản biện cho phép ta cân nhắc những giải pháp một cách hợp lý
thông qua việc so sánh từng lựa chọn để có quyết định đúng đắn nhất.
Đặc biệt, vai trò của tư duy phản biện đối với sinh viên vô cùng quan trọng:
- Giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn, rèn luyện độc lập, “tư duy mở”;
khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết tình huống;
- Giúp sinh viên suy nghĩ tích cực, đa chiều, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến, vượt
qua định kiến và học thuyết;
- Giúp sinh viên gia tăng giá trị và dễ dàng thu hút “sự chú ý” của nhà tuyển dụng.
1.3.3.3. Phương pháp rèn luyện
- Rèn luyện tính khách quan và toàn diện trong việc tiếp cận, xem xét, đánh giá vấn
đề bằng kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H: What, Why, Where, When, Who, How; phân tích vấn
đề bằng phân tích SWOT theo các tiêu chuẩn: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu
(Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats).
- Rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt, kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng tranh luận và
tránh lỗi ngụy biện.

Một số cuốn sách hay và website rèn luyện tư duy phản biện:
- Sách:
+ Thinking Fast and Slow (Daniel Kahneman);
+ Predictably Irrational (Dan Ariely);
+ The Unlimited Mind: Master Critical Thinking (Zoe Mckey).
- Website:
+ TED Talks;
+ Lifehacker;
+ Library of Congress.
1.4. KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH
1.4.1. Khái niệm
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt thông tin và
nhận lại sự phản hồi nhằm đạt được mục đích giao tiếp nhất định.
Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền tải một nội dung với những lý lẽ và lập luận
chặt chẽ nhằm thuyết phục người nghe.
1.4.2. Vai trò
1.4.2.1. Kỹ năng giao tiếp

- Hình thành và phát triển các mối quan hệ: Giao tiếp là cách thể hiện suy nghĩ, tình
cảm hiệu quả, từ đó giúp hiểu tính cách, mong muốn của nhau và gắn kết nhiều hơn.

- Tăng hiệu quả trong làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta truyền đạt và
nắm bắt thông tin, tạo ra sự phối hợp giữa các cá nhân và đem lại hiệu quả cho tập thể.
1.4.2.2. Kỹ năng thuyết trình
- Rèn luyện sự tự tin: Kỹ năng thuyết trình giúp ta tự tin thể hiện quan điểm trước
đám đông, làm chủ cảm xúc và nguồn năng lượng, có khả năng xử lý thách thức.
- Tăng cơ hội thành công của bản thân: Trong học tập và làm việc, đây sẽ là điểm
mạnh giúp ta khác biệt hoá bản thân và nâng cao cơ hội phát triển học tập và sự nghiệp.
1.4.3. Phương pháp rèn luyện
1.4.3.1. Phương pháp giao tiếp hiệu quả
- Học cách lắng nghe: Người biết lắng nghe là người biết tôn trọng người khác, thể
hiện sự bình tĩnh và tự tin trong cách ứng xử, cho ta cơ hội để suy ngẫm về vấn đề thấu đáo;

- Xác định nội dung giao tiếp, quan điểm và lập trường cá nhân: Muốn tự tin và
thuyết phục trong giao tiếp cần có tư duy minh bạch, hiểu rõ nội dung. Có lập trường riêng,
có chủ kiến vững để xây dựng uy tín trong giao tiếp; ưu tiên những luận điểm quan trọng, sử
dụng cách nói tường minh, tránh lối nói vòng không rõ trọng tâm;
- Cởi mở trong suy nghĩ và biết đặt mình vào vị trí của người khác: Chúng ta nên đón
nhận mọi thứ với một tư duy cởi mở. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên nói chung và sinh
viên trường đại học Ngoại thương nói riêng, trong thời đại thông tin thay đổi từng giây, tư
duy bảo thủ và cái tôi quá lớn khiến chúng ta khó hoà nhập với thế giới. Hãy nhìn cuộc đời
với con mắt của nhà hiền triết Socrates “Điều tôi biết là tôi không biết gì” để mở rộng cơ hội
học hỏi thông qua quá trình giao tiếp;
- Yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ: Cần chú ý khâu chọn lọc từ ngữ, luyện phát âm
để đảm bảo quá trình diễn đạt trôi chảy, thuyết phục và cuốn hút. Bên cạnh đó, yếu tố phi
ngôn cũng đóng vai trò quan trọng không.

1.4.3.2. Phương pháp thuyết trình hiệu quả:


 Xác định các yếu tố liên quan đến buổi thuyết trình:
- Xác định đối tượng và số lượng người tham dự;
- Xác định những luận điểm chính và những luận cứ cụ thể sẽ triển khai;
- Xây dựng dàn bài thuyết trình đầy đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung và kết luận;
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.
 Chủ động trang bị kỹ năng cần thiết cho thuyết trình:
- Chọn trang phục thoải mái, lịch sự sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe và giúp
người trình bày tự tin hơn;
- Cố gắng phát âm chuẩn, cần tạo âm sắc cho giọng nói, biết nhấn nhá để tăng sự thu
hút khán giả;
- Viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần để luyện khả năng xử lý ngôn từ
nhanh và ghi nhớ nội dung;
- Sử dụng cử chỉ tay và nét mặt, duy trì sự giao tiếp bằng mắt để thể hiện cảm xúc khi
thuyết trình.

 Tăng tính tin cậy, thu hút cho bài thuyết trình:
- Đưa ra trích dẫn phù hợp, số liệu từ các chuyên gia có uy tín, làm tăng tính xác thực
và thuyết phục cho nội dung;
- Xây dựng cốt truyện cho bài thuyết trình giúp nội dung sinh động, liền mạch và ý
nghĩa.
 Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để truyền đạt nội dung thuyết trình:
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác, đặt tại vị trí dễ thấy;
- Nội dung trình chiếu cần đơn giản, dễ theo dõi. Đầu tư về mặt hình ảnh, âm thanh,
tránh lỗi kỹ thuật.
1.5. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
1.5.1. Khái niệm
Làm việc nhóm là công việc tập hợp nhiều cá nhân với những kỹ năng khác nhau cùng
hợp tác thực hiện một nhiệm vụ để đạt mục tiêu nhất định trên cơ sở quy tắc chung.
1.5.1.1. Đặc điểm
- Mục tiêu: cùng một đích đến chính là điều kiện bắt buộc khiến các thành viên gắn
kết.
- Thời gian hoàn thành công việc: là phương pháp hiệu quả nhất để công việc trở nên
nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ có nhiều người cùng giải quyết vấn đề.
- Cần nhiều loại năng lực: mỗi phần việc đều yêu cầu kỹ năng xử lý khác nhau do đó
nhóm đều cần sự phối hợp của nhiều loại năng lực.
1.5.1.2. Các quá trình phát triển nhóm

1.5.2. Vai trò


 Đối với mỗi nhóm:

- Nhìn nhận vấn đề đa chiều và khách quan: việc tập hợp ý kiến của nhiều cá thể
trong một nhóm khiến việc quan sát, nhìn nhận vấn đề trở nên chân thực, khách quan, chính
xác.
- Ý tưởng đột phá, phong phú, sáng tạo: sự hợp tác, hỗ trợ giữa các thành viên sẽ giúp
ta trở nên tự tin, sẵn sàng chia sẻ ý kiến, tận dụng điểm mạnh và hỗ trợ điểm yếu cho nhau.
- Tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc: sự hợp lực của nhiều bộ óc sẽ
giúp đưa ra nhiều hướng giải quyết và việc phân công nhiệm vụ phù hợp với điểm mạnh của
mỗi cá nhân sẽ giúp tối ưu hóa khả năng giải quyết công việc.
 Đối với mỗi cá nhân:
- Phát huy thế mạnh của bản thân và học tập từ các thành viên khác: làm việc nhóm
tạo không gian thuận lợi để có thể nâng cao khả năng vốn có, học hỏi thêm những kiến thức
và kỹ năng mới.
- Được hỗ trợ khi chưa có nhiều kinh nghiệm thông tin: những thành viên thiếu kinh
nghiệm sẽ được hỗ trợ nhiệt tình từ các thành viên còn lại, nhanh chóng bắt kịp nhịp độ,
thích ứng và hoàn thành công việc tốt hơn.
- Tăng cường tính kỷ luật, có trách nhiệm đối với phần việc phụ trách: các quy tắc
chung của nhóm chính là điều kiện ràng buộc để ta có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của
mình.
1.5.3. Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả
- Hãy luôn đúng giờ: giúp các thành viên khác không phải chờ đợi hay phải mất thêm
thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận trước đó;
- Phân công công việc hợp lý: khi công việc được phân công một cách rõ ràng, thì
từng thành viên sẽ tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình;
- Có trách nhiệm với công việc được giao: ta cần phải có trách nhiệm với công việc
được giao và công việc của cả nhóm, phối hợp với các thành viên để hiệu quả công việc đạt
cao nhất và đúng tiến độ;
- Hãy luôn lắng nghe người khác nói: lắng nghe là cách chúng ta học hỏi kiến thức từ
người khác, bổ sung những gì còn thiếu cho bản thân; nó giúp mọi người hiểu nhau hơn, tôn
trọng nhau hơn;
- Hãy luôn đoàn kết:“Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”. Mỗi người có một thế mạnh riêng và để giải quyết vấn đề của nhóm cần nhiều kiến
thức ở nhiều lĩnh vực nên đoàn kết luôn là điều cần thiết;
- Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm: tôn trọng ý kiến của người khác,
đúc kết những điểm mới và sáng tạo thì sẽ giúp công việc của cả nhóm đạt được hiệu quả
cao;
- Khuyến khích: Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành
viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của mỗi cá
nhân;
- Vô tư, ngay thẳng: Hãy bỏ qua sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất những chuyện
nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, tránh va chạm, mâu thuẫn. Thẳng thắn nêu quan điểm
cá nhân, góp ý để cùng sửa đổi và tiến bộ;
- Một số phương pháp hỗ trợ làm việc nhóm hiệu quả
+ Phương pháp cây vấn đề:
Phương pháp này giúp ta phân tích sâu, toàn diện và logic vấn
đề đang diễn ra, tìm nguyên nhân gốc rễ và nhận thức được hậu quả
của vấn đề. Phương pháp cây vấn đề giúp các thành viên trong
nhóm hình dung rõ nét hơn những nội dung cơ bản cần được giải
quyết, những vấn đề liên đới, xác định nguyên nhân và hệ quả.

+ Phương pháp khung xương cá:


Là bức tranh miêu tả mối quan hệ logic giữa một vấn đề
và nguyên nhân của nó. Áp dụng mô hình khung xương cá
giúp ta phân tích vấn đề được bao quát, kín kẽ, toàn diện. Từ
đó, tránh được những thiếu sót, khiếm khuyết khi giải quyết
vấn đề của nhóm.
CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ CỦA NHÓM VÀ ỨNG DỤNG CÁC BỘ KỸ
NĂNG TRÊN ĐỂ GIẢI QUYẾT VÀ RÚT RA KINH NGHIỆM

2.1. VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN CỦA NHÓM

Nhóm 4 Kỹ năng Phát triển nghề nghiệp gồm 12 thành viên lớp K60D, trường Đại học
Ngoại thương Cơ sở II cùng nhau thực hiện một dự án tình nguyện. Cụ thể, nhóm có kế
hoạch gây quỹ từ thiện trong chính lớp đại học của mình, vào dịp Giáng sinh sẽ dành tặng
những món quà bất ngờ trao đến cho các em nhỏ ở Làng trẻ em SOS Hồ Chí Minh với
mong muốn buổi thiện nguyện như một hành động đẹp, đem lại đóng góp cho xã hội và nhất
là lan toả tình yêu thương đến với các em nhỏ mồ côi.
Đều là sinh viên năm nhất chưa có nhiều kinh nghiệm, nhóm đã gặp khó khăn ngay từ
những bước đầu tiên khi nguồn kinh phí lẫn nguồn nhân lực đều thiếu hụt. Các bạn lớp
K60D rất trân trọng hành động đẹp của nhóm, dẫu vậy, các bạn vẫn chưa có sự tin tưởng
tuyệt đối bởi dự án này hoàn toàn không trực thuộc một tổ chức chuyên nghiệp nào và vẫn
còn e ngại vì sợ không sắp xếp được thời gian để tham gia.
Làm thế nào để nhóm thuyết phục được lớp, gây được số quỹ thiện nguyện như mong
muốn và hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của mình?
Cùng với những kỹ năng cần thiết khi lập mục tiêu và kế hoạch; trong quản lý thời
gian và tự học; trong tư duy, phân tích và phản biện; trong giao tiếp và thuyết trình; trong
khi làm việc nhóm, nhóm đã giải quyết vấn đề và có những kinh nghiệm quý báu cho bản
thân mỗi người. Sau đây là chi tiết cách thức và các phương pháp mà các thành viên trong
nhóm đã áp dụng.

2.2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


2.2.1. Kỹ năng lập mục tiêu và lên kế hoạch
Nhóm sử dụng kỹ năng lập mục tiêu và kế hoạch để đưa ra kế hoạch chi tiết và rõ ràng
cho buổi từ thiện, giúp các bạn khác có thể hiểu và tin tưởng hơn vào dự án.
2.2.1.1. Lập mục tiêu
Với kỹ năng lập mục tiêu, chúng tôi quyết định tổ chức chương trình từ thiện: “Trao
gửi yêu thương” cho các em nhỏ Làng trẻ SOS Hồ Chí Minh vào đêm Noel 24/12.
Áp dụng nguyên tắc SMART thiết lập mục tiêu:
- S - Specific: chúng tôi muốn tổ chức chương trình từ thiện: “Trao gửi yêu thương”;
- M - Measurable: chúng tôi muốn tổ chức chương trình từ thiện: “Trao gửi yêu
thương” cho 133 em nhỏ sống tại các gia đình tại Làng trẻ em SOS Hồ Chí Minh;
- A - Achievable: với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các khâu và kinh nghiệm tổ chức
chương trình đã có, chúng tôi khẳng định có thể tổ chức được một chương trình thành công
như mong đợi;
- R - Realistic: việc tổ chức chương trình từ thiện sẽ đem lại niềm vui và cảm giác
ấm áp của một gia đình cho những bạn nhỏ mồ côi;
- T - Time-bound: tổ chức vào đêm Noel ngày 24/12/2021.
2.2.1.2. Lập kế hoạch
 Kế hoạch chuẩn bị:

 Kế hoạch tổ chức:
- Chủ đề kế hoạch: “Trao gửi yêu thương”.
- Mục đích, ý nghĩa:
+ Chia sẻ, động viên, giúp đỡ cho các bé mồ côi trên địa bàn Quận Gò Vấp;
+ Phát huy tinh thần tương thân tương ái, nâng cao nhận thức, khơi gợi sự đoàn
kết gắn bó trong mỗi thành viên với phương châm “Lá lành đùm lá rách”;
+ Phát huy vai trò tiên phong tình nguyện của nhóm 4 KNPTNN, tạo sự hưởng
ứng mạnh mẽ cho sinh viên trong và ngoài trường Đại học Ngoại thương CSII.
- Nội dung chương trình:
+ Đối tượng từ thiện: các em nhỏ tại Làng trẻ SOS Hồ Chí Minh;
+ Địa điểm tổ chức: Làng trẻ SOS Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 697 Quang Trung,
Phường 12,Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh;
+ Số lượng quà tặng dự kiến: 133 phần quà cho các em nhỏ;
+ Thời gian dự kiến tổ chức sự kiện: 10h00 - 18h00 ngày 24/12/2021.
- Lịch trình vào ngày 24/12/2021:
- Dự trù kinh phí:
+ Tiền quà cho mỗi bé: 50.000 x 133= 6.650.000
+ Tiền tổ chức ca nhạc văn nghệ, trang trí sự kiện: 1.350.000
 Tổng cộng dự kiến: 8.000.000
2.2.2. Kỹ năng tự học và quản lý thời gian
Nhóm sử dụng kỹ năng tự học và quản lý thời gian để giúp những bạn có sự e ngại về
mặt thời gian có được giải pháp tốt nhất cho bản thân và sẵn sàng tham gia buổi thiện
nguyện.
2.2.2.1. Kỹ năng tự học
Nhóm đề xuất cho các bạn kế hoạch học trước phần bài học của tuần diễn ra buổi từ
thiện nhằm giúp các bạn có thời gian tham gia vào dự án mà vẫn đảm bảo lượng kiến thức
trên lớp. Bên cạnh đó, nhóm đã tự học hỏi, tự tìm hiểu thêm về công tác chuẩn bị, cách thức
tổ chức các buổi từ thiện, để áp dụng vào buổi từ thiện của nhóm.
2.2.2.2. Kỹ năng quản lý thời gian
Để cho việc phân bổ được thời gian hợp lý và đảm bảo buổi từ thiện diễn ra tốt đẹp mà
không ảnh hưởng đến các công việc khác thì nhóm đã áp dụng ma trận quản lý thời gian
Eisenhower:
Dựa vào bảng trên thì nhóm đưa ra quyết định thực hiện các công việc như sau:
- Các việc cần làm ngay lập tức: ôn tập để thi cuối kì Tiếng Anh và Xác suất, thống
kê và lên kế hoạch tổ chức buổi từ thiện;
- Các việc làm sau khi đã hoàn thành các việc trên: đánh giá kết quả của nhóm trong
tháng 12, hoàn thành các công việc của CLB, Hội và Đoàn;
- Các việc có thể ủy thác, nhờ người khác làm: tìm xe để đi đến viện mồ côi, liên hệ
với trước với các cô ở viện mồ côi;
- Các việc sẽ làm khi có thời gian rảnh: tổ chức buổi bonding, lên kế hoạch cho buổi
họp offline khi đi học trực tiếp ở trường.
2.2.3. Kỹ năng tư duy, phân tích, phản biện
Kỹ năng tư duy: chúng ta có thể giúp nhóm chỉ ra những điểm yếu trong cách suy
nghĩ, những điểm thiếu khả thi và cố gắng lường trước những nguyên nhân có thể khiến dự
án thất bại. Do đó, kỹ năng tư duy giúp đảm bảo cho một dự án nhóm tránh được những rủi
ro và thiếu sót trong quá trình chuẩn bị.
Kỹ năng phân tích: được sử dụng để phân tích tính khả thi của một dự án từ thiện được
đặt ra ngay từ đầu. Không chỉ vậy, kỹ năng này còn giúp ta chủ động nhìn ra những tình
huống xấu xảy ra khi có sinh viên thay đổi ý kiến, gây thiếu hụt ngân quỹ và phân tích
phương án để bù đắp, đảm bảo các em nhỏ trong đều có quà.
Kỹ năng phản biện: Áp dụng trong nghiên cứu và lập kế hoạch, có cái nhìn tổng thể
khách quan hơn bằng cách đặt câu hỏi và đảo ngược vấn đề, phản hồi quan niệm sai lầm của
các bạn về chương trình để từ đó đánh giá lại vấn đề và giúp các bạn hiểu rõ hơn về mục
đích cũng như xác nhận tính chính xác của chương trình.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
2.2.4.1. Kỹ năng giao tiếp
Sử dụng kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả để thuyết phục các bạn trong lớp cùng
tham gia. Tuỳ thuộc vào đối tượng sẽ có sự nắm bắt tâm lý khác nhau, từ đó có cách giao
tiếp phù hợp để thuyết phục. Cần thể hiện rõ ràng ý nghĩa nhân văn của dự án để các bạn tin
tưởng và cảm thấy thực sự có đóng góp cho xã hội khi ủng hộ nhóm làm tình nguyện.
Lắng nghe mong muốn của và những thắc mắc khiến các bạn e ngại khi tham gia.
2.2.4.2. Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình được sử dụng thông qua việc tổ chức một buổi thuyết trình minh
bạch, điều này chứng tỏ rằng việc làm của cả nhóm là hoàn toàn có mục đích tốt, không tư
lợi hay sử dụng tiền lãng phí.
Để có được điều đó, cần chuẩn bị nội dung thuyết trình có kế hoạch cụ thể về chi tiêu
và gợi ý cách quản lý thời gian cho các bạn. Nên tạo cơ hội để các bạn đặt câu hỏi cũng như
ghi nhận đề xuất, góp ý về dự án. Điều này sẽ tạo sự hào hứng, động lực tham gia cho mọi
người và giúp nhóm có thêm kinh nghiệm làm việc.
2.2.5. Kỹ năng làm việc nhóm
Sử dụng kỹ năng làm việc nhóm để lập bảng xây dựng kế hoạch công việc.

2.3. RÚT KINH NGHIỆM


Trong quá trình làm việc, nhóm áp dụng các kỹ năng trên giải quyết khó khăn trong
việc gây quỹ và kêu gọi mọi người. Qua đó, nhóm đã thống nhất những điều cần lưu ý như
sau. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện tất cả các kỹ năng đã đề cập để chương trình sắp tới diễn
ra thành công, đồng thời lấy đó làm kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này. Thứ hai,
khi tổ chức các chiến dịch công tác xã hội, cần xây dựng niềm tin với mọi người qua những
buổi gây quỹ công khai. Cuối cùng, nhóm cần chuẩn bị trước mọi thứ cần thiết thật cụ thể,
chi tiết (kế hoạch, poster, trang facebook,...) để thu hút các bạn cùng lớp. Nhóm hi vọng
những kinh nghiệm này sẽ giúp các dự án sắp tới của nhóm thành công hơn, đồng thời gây
được tiếng vang, lan tỏa nhiều điều tích cực và ý nghĩa đến với mọi người.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Như vậy, sự phát triển vượt bậc của kinh tế - xã hội trong thời đại công nghệ số đã đặt
ra một yêu cầu lớn đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ
sở II. Sinh viên không chỉ trang bị cho mình những kiến thức từ sách vở mà còn tiếp thu
những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, cơ bản là 5 kỹ năng mà nhóm đã trình
bày. Không những vậy nếu những kỹ năng trên được sử dụng một cách thuần thục, khéo léo
và khôn ngoan thì sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm, được trọng dụng và nổi bật hơn rất
nhiều so với những sinh viên khác. Trang bị những kỹ năng cần thiết giúp sinh viên dễ dàng
hòa nhập vào môi trường mới và có cách giải quyết hiệu quả, khoa học cho những vấn đề
khó khăn sau này. Chính vì vậy, sinh viên Ngoại thương cần nhận thức đúng đắn về vai trò
to lớn và cần thiết của những kỹ năng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của mỗi người.
Những kỹ năng sẽ quyết định bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương
thuyết hay là người hòa giải xung đột hay không. Từ đó sinh viên lựa chọn cho mình một
hướng đi phù hợp, đúng đắn từ việc trang bị những kỹ năng cho mình ngay từ bây giờ để tự
kiến tạo những cơ hội hấp dẫn khi tốt nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Đoàn Văn Khái. (2016). Nâng cao năng lực tự học của sinh viên trường Đại học
Ngoại thương .
2. Lê Trọng Tuấn. (2016). Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh các trường dự bị
Đại học dân tộc .
3. Nguyễn Hiến Lê. (2007). Tự học - nhu cầu của thời đại. NXB Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội.

WEBSITE
4. Giai đoạn phát triển nhóm trong một dự án và vai trò của lãnh đạo nhóm. (2021, 3
13), ihcm - Your Human Capital: https://bitly.com.vn/pjcg24.
5. Chuyên đề 13: Kỹ năng làm việc nhóm. (2014, 4 25), https://bitly.com.vn/7pqd1l.
6. Divyalok Training And Placement, G. N. (không ngày tháng). Interpersonal skills
development class, indiamart: https://bitly.com.vn/wyovwu.
7. Nguyễn, T. L. (2017, 4 12). "Điều tôi biết là tôi không biết gì", Giáo dục Việt
Nam,Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: https://bitly.com.vn/z4i3fl.
8. Quotes, S. R. (không ngày tháng). Most people do not listen with the intent to
understand; they listen with the intent to reply, quotefancy: https://bitly.com.vn/34cj2v.
9. Secomus Admin. (2020, 11 30). Các giai đoạn phát triển của nhóm Scrum,
https://bitly.com.vn/4rw09u.
10. Sự phát triển của nhóm. (không ngày tháng), Suzanne Nyvang:
https://suzannenyvang.dk/teamudvikling/.
11. Thu, H. (2019, 8 26). Body Language, JobsGO: https://jobsgo.vn/blog/lam-gi-de-
cai-thien-kha-nang-giao-tiep/body-language/.
12. Trịnh, Đ. D. (2020). Làm việc nhóm là gì? Làm việc nhóm và những điều cần biết,
Topkienthuc: https://trinhducduong.com/lam-viec-nhom-la-gi/.
13. YourDOST, T. (2021). A good relationship starts with good communication,
yourDOST: https://bitly.com.vn/afig87.

You might also like