You are on page 1of 14

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA

BÀI “KỸ NĂNG TOÁN TƯ DUY - MÔ HÌNH MẪU”


(1 Tiết )

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS xác định được Mô hình mẫu
- HS nhận diện được mô hình mẫu trong đời sống
2. Kỹ năng
- HS biết cách ứng dụng toán tư duy trong đời sống.
- HS biết giải các bài toán kiểu mẫu
3. Thái độ:
- Sáng tạo, sự tập trung
- Rèn luyện, giải quyết vấn đề
II. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT GIẢNG DẠY:
- Trò chơi
III. BỐ CỤC BÀI GIẢNG:

MỤC THỜI
BƯỚC TÊN HOẠT ĐỘNG GIÁO CỤ
TIÊU GIAN
- Tạo
không khí
Bích
KHỞI lớp học
Hoạt động 1: Trò chơi “Cầu vồng kỳ 5 phút Phượng
ĐỘNG - Giới
diệu”
thiệu về
tên chủ đề
2.1.HS
biết khái
KHÁM 2.1 Hoạt động: 15 phút Bảo Trâm
niệm mô
PHÁ 2.2 Trò chơi: “Con đường gian khổ”
hình mẫu
2.2 HS

1
nhận diện
các dạng
mô hình
mẫu trong
cuộc sống
HS rèn
luyện và
THỰC nắm chắc Hoạt động 1: “ Bạn kể tôi đáp” Thúy Hà
10 phút
HÀNH khả năng Hoạt động 2: “Let’s go”
tư duy đã
được học
Giới thiệu
ỨNG
1 ứng
DỤNG Ngọc Hân
dụng học Xem video 3 phút .
THỰC
toán tư
TIỄN
duy

IV. BÀI GIẢNG CHI TIẾT:

PHẦN NỘI DUNG CHI TIẾT

❖ Hoạt động: Trò chơi “Cầu vồng kỳ diệu”


❖ Mục tiêu:
+ Tạo không khí lớp học
+ Giới thiệu về tên chủ đề
KHỞI ❖ Cách tiến hành:
ĐỘNG
- Tranh: mặt trời, mây có mưa, cầu vồng (có 7 khuôn tô)
+ Có 7 màu sắc cơ bản trong cầu vồng cho HS chọn (Đỏ, cam,
vàng, lục, lam, chàm, tím)

2
+ Với mỗi khuôn trong cầu vồng, học sinh kéo thả màu phù hợp.

- Thời gian: Trong vòng 3 phút, HS tô theo đúng thứ tự màu trong cầu vồng,
sau khi hoàn thành “Cầu vồng kỳ diệu” đáp án tên bài học sẽ hiện ra đầy đủ.

- Đáp án: “Kỹ năng toán tư duy - Mô hình mẫu”.


- Mở rộng: Tại sao mô hình cầu vồng là mô hình mẫu trong màu sắc? Và nó
liên quan gì đến toán tư duy cho học sinh? Vì nó là chuỗi màu sắc đặc trưng
gần gũi, tự nhiên, thường xuất hiện giúp HS có thể ghi nhớ và làm theo trình
tự. Cầu

3
vồng là hiện tượng tán sắc ánh sáng ở mặt trời, xuất hiện khi có khúc xạ phản
xạ qua các giọt nước mưa ở nền nhiệt độ khoảng 42 độ C. Các hình mẫu giúp
học sinh học cách đưa ra các dự đoán, hiểu và tư duy được điều gì sẽ xảy ra
tiếp theo sau đó, từ đó các em có các kết nối logic trong tư duy và sử dụng các
kỹ năng lập luận.
- Chốt: Sau khi hoàn thành trò chơi vừa rồi, các bạn cũng đã hoàn thành một
mô hình mẫu (Mô hình mẫu về màu sắc), đó là mô hình mẫu cầu vồng. và đây
cũng là bước khởi động cho bài học của chúng ta hôm nay - Bài “Kỹ năng toán
tư duy - mô hình mẫu”.

4
2.1 Nhận biết khái niệm Toán tư duy - Mô hình mẫu
Trò chơi: “ Tòa tháp chọc trời ”
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm
- GV đưa ra yêu cầu: Theo các em, Toán tư duy sẽ có những đặc điểm nổi
bật nào?
- Có 3 lượt chơi, Hs quan sát các khối vuông có chứa các từ khóa sau:
+ Từ khóa đúng: tư duy, sáng tạo, sự quan sát, logic, giải quyết vấn đề, mô
hình mẫu, quy trình, ứng dụng thực tiễn,...
+ Từ khóa gây nhiễu: rập khuôn, lặp đi lặp lại, sao chép, thiếu sáng tạo, tư
duy lối mòn.
- Thời gian: 3 phút
KHÁM - HS thực hiện lượt chơi bằng cách bấm chọn các khối vuông chính xác để
PHÁ
xây thành tòa tháp. Nếu chọn sai tháp sẽ bị sập,
*Lưu ý: HS cần bấm chọn chính xác đúng vị trí của các khối vuông để tòa tháp
chắc chắn, nếu hs bấm chọn lệch, khối tháp có thể bị sập

- Link tham khảo hình thức trò chơi:


https://www.youtube.com/watch?v=62wMiyt82ng
● GV chốt kiến thức:

5
- Toán tư duy được định nghĩa là một phương pháp dạy - học mới của môn
toán và không giống như bất kỳ hình thức hay phương pháp nào mà chúng
ta thường thấy trong hệ thống giáo dục môn toán phổ thông tại các trường
học. Toán học ở trường phổ thông thường hướng người học tập trung vào
các quá trình học tập lý thuyết để giải quyết các vấn đề có tính rập khuôn
cao, dựa trên sự vận dụng tư duy sáng tạo của người học vào việc luyện
tập giải quyết vấn đề, giải bài toán.
- Dạy học theo mô hình là sự sắp xếp của những thứ lặp lại theo một cách
hợp lý. Chúng có thể là màu sắc, hình dạng, cử chỉ, âm thanh, hình ảnh
và con số. Dạy các mô hình góp phần quan trọng vào bước đầu giúp ta
làm quen với toán tư duy.
2.2 Các dạng toán tư duy - mô hình mẫu trong cuộc sống
● Hoạt động: Con đường gian khổ
- Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm
- Các nhóm tham gia giải các câu đố tư duy, vượt qua các chặng để về đích.
- Mỗi chặng là một dạng toán tư duy khác nhau, HS suy nghĩ, cùng thảo luận
nhóm để tìm ra câu trả lời.
● Chặng 1: Thế giới màu sắc
- Dẫn truyện: Cánh cửa đầu tiên mở ra, các bạn nhỏ được tham quan thế
giới đầy màu sắc sặc sỡ. Các bạn nhỏ thấy rằng, trong vương quốc màu
sắc có 3 vị quốc vương: Quốc vương Đỏ, Xanh Lam và Vàng. Ba vị quốc
vương thường xuyên bất hòa vì cư dân trong lãnh thổ của mình. Em hãy
giúp các vị quốc vương hòa giải bằng cách tìm ra cư dân màu màu sắc của
lãnh thổ đó.

6
- Luật chơi: GV phát phiếu bài tập có in những mẫu tô màu đơn giản, HS
trang trí và tô màu theo ý thích của mình.
- Thời gian: 2 phút.
- GV quan sát màu sắc bức tranh của HS và xếp HS vào vương quốc phù
hợp.
+ Bức tranh màu sắc sặc sỡ, sử dụng gam màu nóng nhiều: vương quốc Đỏ
+ Bức tranh màu sắc mát mẻ: vương quốc Xanh Lam
+ Bức tranh màu sắc hài hòa, có thiên về tông màu vàng: Vươn quốc vàng
● GV chốt: Các mẫu màu có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, bất kỳ vật
dụng trong gia đình như khay đựng đá, hộp trứng, bát, thìa đều có thể biến
thành dụng cụ. Khi phát hiện ra chúng, chúng ta có thể thỏa sức sáng tạo
theo cách riêng như khối lego hay vẽ theo mẫu.
● Chặng 2: Nhà tiên tri
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm
- Các nhóm quan sát các câu đố, bằng sự quan sát nhạy bén, các em hãy
dự đoán các kết quả cho đúng.
- Thời gian suy nghĩ: 30s/câu
Câu 1: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Ai là kẻ bắt cóc?

7
Đáp án: Người số 1, trên thẻ nhân viên là một người khác
Câu 2: Quan sát hình ảnh, các em hãy tìm ra quy trình để tìm hình còn thiếu

Đáp án: B
Câu 3: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Lưới hình nào có thể gập thành
khối lập phương?

Đáp án: Hình 1


Câu 4: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

8
Đáp án: 14
Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 1, 5, 6, 11, 17, 28, ..?..
Đáp án: 45 (cộng 2 số trước đó)
* GV chốt: Mỗi câu hỏi đều có những quy luật của nó, khi chúng ta biết quan
sát và tìm ra được quy luật đó, chúng ta dễ dàng áp dụng để giải các bài toán
tương tự. Đồng thời có thể tăng khả năng quan sát nhạy bén, khả năng tư duy
của bản thân.
● Chặng 3: Bước nhảy linh hoạt
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm.
- Các nhóm quan sát yêu cầu của giáo viên để hoàn thành thử thách.
- GV đưa kí hiệu sẵn có

: Nhún xuống

: Nhảy lên cao

: Nhảy sang phải

: Nhảy sang trái

9
:Quay bên phải 1 vòng

: Quay bên trái 1 vòng.


- GV Bật một đoạn nhạc, HS lắng nghe và nhảy theo những icon gv đã mặc
định, bạn nào nhảy sai sẽ bị loại. Khi bài nhạc kết thúc, đội nào còn lại
nhiều thành viên nhất sẽ giành được điểm cao.
- 10 điểm/1 HS
- Lưu ý: HS thực hiện đúng yêu cầu, có thể sáng tạo thêm các động tác ở tay
và biểu cảm gương mặt.
- Đoạn nhạc: https://www.youtube.com/watch?v=Y7FrLagBXng
- GV chốt: Âm nhạc giúp cho không khí sôi động, khiến chúng ta dễ dàng
ghi nhớ. Ngoài những bước nhảy cơ bản, chúng ta có thể tăng khả năng
sáng tạo và sự linh hoạt của bản thân.
- GV chốt kiến thức: Những mô hình mẫu trong cuộc sống vô cùng gần gũi,
quen thuộc với chúng ta, giúp chúng ta phát triển khả năng quan sát, tiếp
nhận và xử lý thông tin, từ đó chúng ta biết cách áp dụng vào trong cuộc
sống, giúp chúng ta dễ dàng hoàn thiện tư duy, tích lũy kiến thức và có
nhiều trải nghiệm.

10
Hoạt động 1: Bạn kể tôi đáp
● Cách tiến hành:
- GV đọc một câu chuyện “Vịt con và thiên nga” Nhưng GV biến câu
chuyện gốc thành câu chuyện với tất cả các câu đều được chuyển thành
câu trái ngược với nó.
- HS kể lại sao cho đúng với câu chuyện gốc.
- Thời gian thảo luận: 2 phút
● Nội dung gốc: Các loài động vật trong rừng sâu tổ chức cuộc thi hoa
hậu. Chim khổng tước (chim công) lần đầu đăng ký tham gia và cho
rằng mình nhất định sẽ giành giải quán quân. Kết quả là ngay cả vòng
sơ tuyển nó cũng không vượt qua được. Khổng tước rất tức giận, nó đi
tìm giám khảo sơn dương. Sơn dương nói: ‘Khổng tước, mặc dù khi biểu
Thực diễn, cô xòe bộ cánh rất đẹp nhưng rất tiếc lại để lộ cả phao câu.’
hành
Khổng tước ngại ngùng bỏ đi.
● Nội dung ngược lại: Chẳng có loài động vật trong rừng sâu không có
tổ chức cuộc thi hoa hậu. Chim khổng tước (chim công) không phải lần
đầu đăng ký tham gia và cho rằng mình xấu xí sẽ không giành giải quán
quân. Kết quả là nó đã vượt qua được vòng sơ tuyển. Khổng tước rất vui
mừng, nó không đi tìm giám khảo sơn dương. Sơn dương không nói:
‘Khổng tước, mặc dù khi biểu diễn, cô xòe bộ cánh rất xấu nhưng rất
tiếc không để lộ cả phao câu.’ Khổng tước hạnh phúc bỏ đi.
● GV chốt nội dung: Ngoài các bài tập toán về số học và hình học, bài
tập về logic giúp các bạn phát triển khả năng tư duy logic, lập luận và so
sánh nhanh chóng hơn, các bạn có thể nâng cao khả năng phân tích và
hỗ trợ phát triển khả năng suy nghĩ logic. Như hoạt động phía trên mỗi

11
câu nói đều có thể có một lời đáp trái ngược với nó. Hay nói cách khác,
với mỗi câu khẳng định, ta luôn xác định được câu phủ định của nó.
Hoạt động 2: Let’s go!
● Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm
- GV cho HS quan sát hình ảnh và câu hỏi: chỉ biết rẽ phải chứ chưa rẽ
trái được. Hỏi Ngọc phải rẽ phải ít nhất bao nhiêu lần nếu muốn đi từ A
đến B

A.3 B.4 C. 6 D.8 E.10


- Thời gian thảo luận: 3 phút
- Nhóm nào có đáp án chính xác sẽ giành được điểm.
● Đáp án: Ngọc phải rẽ phải ít nhất ….(có nhiều đáp án dựa trên đáp
án HS)
- Cách 1: Nếu đi từ A theo hướng đã chọn, thì chỉ có thể có hai cách rẽ
phải (tại A1, A2); tiếp đó, tới B1 và B2 đều chỉ có một cách rẽ phải. Tới
đây, cần lưu ý rằng, đi theo hướng tới B2 có hai cách rẽ phải tại B1 hoặc
tại G. Tới đây, nói chung có thể nhận ra ngay rằng đi thẳng tới G, rẽ một
lần rồi tới K rẽ phải thêm lần nữa là cách đi ít lần rẽ phải nhất. Nhìn

12
ngược lại, sẽ chọn cách đi: A → A1 → B1 → G → K → B.=> 6 lần rẽ
phải

- Cách 2: Đi ngược lại từ B đến A. => Có 6 lần rẽ phải hoặc 4 lần rẽ phải.
● Lưu ý: Còn rất nhiều cách để đi từ A - B và ngược lại. Suy ra có rất
nhiều đáp án cho câu hỏi này.
● GV chốt nội dung: Không cần những con số khô khan nhàm chán hay
công thức khó hiểu, việc học toán kết hợp với sự tư duy sẽ đem đến cho
chúng ta nhiều trải nghiệm học tập sáng tạo, độc đáo với thế giới quan
sinh động.

Mời các bạn học sinh cùng xem đoạn video về ứng dụng học toán tư duy
Spark Math
ỨNG
Spark Math - Chương trình Toán tư duy trực tuyến bé yêu thích nhất - YouTube
DỤNG
THỰC Đây là một trong số rất nhiều ứng dụng học toán tư duy hiện nay .Các bạn có
TIỄN
thể tìm hiểu thêm để có cho mình 1 hình thức phù hợp nếu muốn nâng cao khả
năng toán tư duy của mình . Toán tư duy là môn học giúp ích rất nhiều cho các

13
bạn nếu chúng ta tham gia một cách nghiêm túc chứ không phải chỉ đơn thuần
tham gia vì muốn chạy theo trào lưu hay xu hướng .

XÁC NHẬN BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN

14

You might also like