You are on page 1of 2

MUÔNG THÚ

1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (để kể tên các loài thú)
- GV phát cho mỗi nhóm (5 - 6 HS) 1 bức tranh (khổ A2). Yêu cầu HS khoanh tròn và ghi tên các loài thú
có trong tranh trong vòng 3 phút.
- GV dán bức tranh lên bảng và sửa (lấy bức tranh của nhóm tìm được nhiều nhất lên sửa). Nhóm nào ghi
tên được nhiều loài thú nhấ sẽ chiến thắng.
2. Hoạt động 2: Phân loại các loài thú
- GV đưa yêu cầu: Hãy xem clip và cho biết cách con người tiếp xúc với các loài thú có gì khác nhau?
- HS hoạt động cá nhân.
- GV hỏi: Tại sao có sự khác nhau đó?
- GV chốt: Vậy muông thú có thể chia làm 2 loại: nguy hiểm và không nguy hiểm.
- HS thảo luận nhóm đôi, phân loại các loại thú được liệt kê ở hoạt động 1. Sau đó kể thêm các loài thú mà
HS biết rồi phân loại.
- GV sửa.
3. Hoạt động 3: Nêu chính xác đặc điểm của một số loài thú
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có 1 thùng chứa hình ảnh và câu hỏi về loài thú. (4 loài thú: thỏ, sóc,
gấu, voi)
- 2 nhóm tiến hành oẳn tù tì để chọn nhóm được quyền đố trước, nhóm đó sẽ bốc 1 hình ảnh của loài thú
bất kì có trong thùng, sau hình ảnh có câu hỏi, nhóm sẽ giơ hình ảnh và đố nhóm còn lại, nhóm còn lại trả
lời bằng lời và giải thích, sau đó cử 1 HS lên diễn tả bằng ngôn ngữ cơ thể.
4. Hoạt động 4: Viết về các loài thú
- Hình thức: cá nhân
- Mỗi HS chọn 1 loài thú mà mình yêu thích và viết từ 3 – 5 câu tả về loài thú đó.

CÁCH MỞ RỘNG VỐN TỪ - MUÔNG THÚ – LỚP 2


1. Khai thác vốn từ kinh nghiệm của HS, hình dung ban đầu về bài học
Điều này giúp HS tiếp cận với bài học một cách thực tế nhất. Cụ thể trong bài là thông qua hoạt động 1
tìm khoanh tròn và ghi tên các loài thú có trong bức tranh, HS tìm và khám phá ra nhiều loài thú khác
nhau. Hoạt động này là một kỹ thuật nhằm khai thác thị giác của HS, các em sẽ phải tìm trong bức tranh
và lựa chọn bởi thị giác để tìm ra các loài thú lớn nhỏ khác nhau, hoạt động này sử dụng hình ảnh như
cách khởi động đầu giờ, giúp HS nhận diện được các loài thú và sự hình dung nhất định về bài học.
- Xét về mặt khoa học: việc cho HS vào bài học bằng khai thác kinh nghiệm HS thông qua phương tiện
hình ảnh trực quan, hoạt động tìm kiếm giúp cho HS rèn khả năng chú ý có chủ định từ đó giúp các em
hình thành ghi nhớ có ý nghĩa, qua đó khắc sâu kiến thức hơn. Đồng thời, cho HS thấy rằng bài học có ý
nghĩa chứ không phải là bài học vô bổ vì nó thật sự liên quan đến vốn kiến thức mà các em đang có và có
thể áp dụng được trong cuộc sống thường ngày.
+ Xét về mặt thực tiễn: Việc dạy học khai thác từ thực tế được lặp lại thường xuyên giúp các HS từ từ
nhận ra rằng mỗi bài học đều xuất phát từ thực tế cuộc sống và các em có thể qua bài học này áp dụng và
gắn liền với cuộc sống quanh. HS sẽ nhận ra rằng mỗi bài học về mở rộng vốn từ sẽ cung cấp cho các em
cả kiến thức về nhiều thứ, không phải chỉ là về từ vựng mới, mà còn có cả kiến thức xã hội, kiến thức
khoa học, kiến thức để giải quyết vấn đề… Khi HS nhận ra được điều đó, tức là các em đã trở thành người
học theo hướng hình thành năng lực.
2. Hình thành các khái niệm, phân loại
Cụ thể trong bài là thông qua 1 đoạn clip ngắn cảnh trong sở thú về cách tiếp xúc của con người với các
loài thú khác nhau. Nghĩa là HS được đặt vào ngữ cảnh nhất định, dựa trên sự quan sát, suy luận, kinh
nghiệm của HS. Thông qua đó HS tự hình thành khái niệm như thế nào là thú nguy hiểm và như thế nào là
thú không nguy hiểm, từ đó HS sẽ rút ra ý tưởng về từ ngữ dùng để phân loại các loài thú.
+ Xét về mặt khoa học: Đặc điểm trí nhớ của HS thì tỉ lệ lưu giữ thông tin như sau:

HS ghi nhớ rất nhanh, nhưng rồi lại nhanh quên. Ở giai đoạn đầu tiểu học, ghi nhớ máy móc phát triển
tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Vì thế qua đây cho ta thấy cách tốt nhất để
ghi nhớ lâu dài đó chính là “tự phát hiện”. Việc tự xem clip và dần dần hình thành tự khái niệm sẽ giúp
HS ghi nhớ lâu hơn về nó.
+ Xét về mặt thực tiễn: HS ngày nay rất thực sự thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt, và hoàn toàn đủ khả
năng để tự hình thành khái niệm dựa trên sự dẫn dắt cảu GV. Việc cho HS tự hình thành khái niệm là cần
thiết, nó giúp HS thấy thích thú hơn trong tiết học hơn là việc GV rót kiến thức, cung cấp khái niệm cho
các em.
+ Xét về mặt ngôn ngữ học: Trường nghĩa của từ vựng học ngữ nghĩa. Dạy học từ ngữ là dạy cho HS cách
phát triển vốn từ của mình bằng cách tạo ra những kích thích làm nảy sinh quá trình tạo lập các mối liên
tưởng giữa các đơn vị ngôn ngữ tồn tại trong trí não HS. Việc cho HS hiểu khái niệm và phân loại tức
đang hình thành trong HS thao tác nhận diện, phân tích, sắp xếp nhóm chúng lại theo cùng một trường
nghĩa nhỏ. Các loài thú là một trường nghĩa lớn (động vật - thực vật…), việc phân loại vào từng nhóm là
giúp HS phân tích và tách nhỏ trường nghĩa lớn thành các trường nghĩa nhỏ (loài thú: thú nguy hiểm -
không nguy hiểm). Tóm lại, dạy cho HS phân loại theo trường nghĩa giúp HS trong việc ghi nhớ có ý
nghĩa, có hệ thống trường nghĩa nhiều tầng bậc.
3. Tổ chức trò chơi
Khi chơi trò chơi, HS được củng cố lại các đặc điểm của các loài thú. Khi nêu đặc điểm, HS không chỉ sử
dụng ngôn ngữ của mình để nói về đặc điểm của loài thú đó, mà còn sử dụng ngôn ngữ hình thể để diễn tả
lại các đặc điểm các loài thú.
HS có thể sử dụng được vốn kinh nghiệm bản thân bởi những câu nói hay hình ảnh các em biết được.
Thông qua các hoạt động diễn tả bằng hình thể, cho HS hoạt động khiến các em thoải mái, thư giãn sau
khi ngồi học ở thời gian dài.
+ Xét về mặt ngôn ngữ học: Việc dạy HS mẫu câu “Con vật như thế nào?” và HS tự nói ra đặc điểm cũng
chính là lúc các em hình thành được kiến thức về ngữ pháp: khi thấy như thế nào tức là đang nói đến đặc
điểm, tính chất của 1 cái gì đó. Sau này khi các em được hỏi câu có từ “như thế nào”, HS sẽ trả lời đúng
nội dung được hỏi.
+ Xét về khoa học (đặc điểm tâm sinh lý trẻ): trò chơi luôn thu hút HS. Thông qua các hoạt động diễn tả
bằng hình thể, cho HS hoạt động khiến các em thoải mái, thư giãn sau khi ngồi học ở thời gian dài mà còn
thêm kiến thức.
4. Lồng ghép giáo dục nhân cách
Trong mỗi chủ đề, giáo viên đều có thể lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức, mở rộng hiểu biết cho
học sinh bằng các câu hỏi thảo luận, các phương tiện trực quan hình ảnh, clip,… Từ đó hình thành ở HS
cảm nhận tầm quan trọng của môi trường, con vật,…
+ Xét về mặt thực tiễn: Dạy học theo quan điểm tích hợp, dạy học sinh về chủ đề “Muông thú” thì nên tích
hợp với môn TN-XH về vấn đề môi trường hiện nay là cần thiết, đồng thời giáo dục tình yêu động vật.
Chính việc tích hợp này giúp HS nhìn nhận bài học đa chiều hơn, và có ý nghĩa hơn.
+ Xét về mặt khoa học: HS tự nhận thức hiểu về thực trạng hiện nay, và nhận ra nguyên nhân chính, từ đó
có thái độ và hành xử đúng đắn hơn. Thông qua bài học là giúp HS nhìn nhận thực tế cuộc sống, và đóng
góp công sức mình vào việc đó. Từ đó, ghi nhớ có ý nghĩa được hình thành. Sau này, khi nhắc đến loài
thú, ngoài sự đa dạng, các đặc điểm mỗi loài thú mà HS còn nghĩ đến thực trạng đang đe dọa các lòai thú.

You might also like