You are on page 1of 52

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

CHỦ ĐỀ 8: NĂNG LƯỢNG


GHI CHÚ
Chữ màu cam, in đậm Câu hỏi tương tác với lớp
Thí nghiệm 1a,1b,… Thí nghiệm hoặc trò chơi
In nghiêng Nói khi thuyết trình, không đưa vào ppt

I. ÁNH SÁNG (TRÂN) – 10 phút


Nội dung (Lớp 4) Yêu cầu cần đạt
- Nguồn sáng, sự truyền - Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được
ánh sáng. chiếu sáng.
- Vật cho ánh sáng truyền - Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm
qua và vật cản ánh sáng. hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng, về vật cho ánh
- Vai trò, ứng dụng của sáng tryền qua và vật cản ánh sáng.
ánh sáng trong đời sống. - Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng
- Ánh sáng và bảo vệ mắt. truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của cca1
vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và
ứng dụng thực tế.
- Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân
có bóng của vật và sự thay đổi bóng khi vị trí của vật
hoặc nguồn sáng thay đổi.
- Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến
thức về bóng của vật.
- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống, liên hê
được với thực tế.
- Biết tránh ánh sáng quá mạng chiếu vào mắt, không
đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu, thực hiện được tư thế
ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt,
tránh bị cận thị.

1
2
3
4
1.1. Nguồn sáng
Vật phát sáng, vật được chiếu sáng
- Những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng?
- Các bạn hãy tìm giúp mình những nguồn sáng có trong tự nhiên?
VD: Mặt trời, đom đóm, ngôi sao
Trong lớp chúng ta có những vật nào là vật phát sáng, những vật nào là vật
được chiếu sáng?

5
Chúng ta làm thế nào để kiểm tra được một vật có khả năng tự phát sáng hay
được chiếu sáng?
Chúng ta kiểm tra bằng cách đặt chúng vào phòng tối. Nếu ta không thể nhìn
thấy vật này thì vật là vật được chiếu sáng; ngược lại, nếu ta nhìn thấy vật này thì là
vật chiếu sáng.
Hay nói cách khác:
- Ban ngày vật tự phát sáng là Mặt trời còn tất cả mọi vật khác được Mặt Trời
chiếu sáng
- Ban đêm vật tự phát sáng là đèn điện khi có dòng điện chạy qua, đom đóm, …
- Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng
phản chiếu từ Mặt Trăng chiếu sáng.
- Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng. Gồm 3 loại:
+ Nguồn dùng nhiệt, phát sáng nhờ nhiệt độ cao: đèn điện dây tóc, đèn
dầu, Mặt Trời,…
+ Đèn phóng điện trong chất khí: đèn neon, đèn thủy ngân, tia lửa điện,…
+ Sự phát quang sinh học: đom đóm, một số loài tôm, cá,…
- Các vật được chiếu sáng: là những vật nhận và hắt lại ánh sáng chiếu vào
nó. Mặt trăng, các vì sao và nhiều vật khác ta nhìn thấy hằng ngày khi có ánh
sáng là vật được chiếu sáng.
1.2. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng
1.2.1. Đường truyền của ánh sáng
Thí nghiệm 1a: Đường truyền của ánh sáng
Chuẩn bị: 1 tấm bìa có khe hẹp ở giữa tấm bìa, 1 chiếc đèn pin
Tiến hành: Chiếu ánh sáng qua tấm bìa, hãy quan sát và cho biết điều gì sẽ xảy
ra?
6
Hỏi: Ánh sáng truyền đi như thế nào trong không khí?
Đường thẳng/ Đường cong/ Đường dích dắc (Z) THẮC MẮC
1.2.2. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng
Hỏi: Ánh sáng truyền qua được cuốn sách hay tấm bìa trong?
Thí nghiệm 1b:
Chuẩn bị: 1 tấm bìa trong, 1 tấm bìa carton, 1 cuốn sách, 1 đèn pin
Tiến hành:
- Chiếu đèn pin để tạo vật sáng trên mặt bàn
- Lần lượt lấy tấm bìa trong, bìa carton và cuốn sách chắn trước đèn pin.

Các vật cho toàn bộ ánh Các vật không cho ánh Các vật cho một phần
sáng truyền qua sáng truyền qua ánh sáng truyền qua
tấm kính thủy tinh, nhựa Tấm bìa, quyển sách, Tấm kính mờ, tấm vải
trong, … quyển vở, tấm ván, … mỏng, thước kẻ bằng
nhựa trong, …
Hỏi: Vậy mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. Ngoài ra, mắt ta
còn nhìn thấy vật khi vật đó phát ra ánh sáng, khi có ánh sáng chiếu vào vật, khi không
có vật che mắt ta hoặc khi vật đó không quá nhỏ và ở gần mắt ta.
1.3. Bóng tối
Hỏi: Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì? THẮC MẮC
Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là vật cản sáng.

7
Hỏi: Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật cản sáng được chiếu sáng.
Xem video https://youtu.be/EWy7678r9DQ?feature=shared HƠI DÀI
Kết luận:
- Phía sau vật cản sáng có bóng của vật đó
- Bóng của vật đó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
1.4. Vai trò, ứng dụng của ánh sáng trong đời sống
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thực vật.
- Động vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện những
nguy hiểm cần tránh, đôi khi còn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chúng.
- Tạo ra các thiết kế, dịch vụ chiếu sáng trong, ngoài trời và đường phố phục vụ
nhu cầu thẩm mĩ cho con người
- Đảm bảo các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe con người
- Nâng cao năng suất làm việc
Giải thích thêm: kích thích não bộ và giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung.
Làm việc trong một môi trường ánh sáng tươi sáng có thể giúp giảm mệt mỏi và duy
trì sự tập trung lâu hơn, tạo cảm giác tràn đầy năng lượng và khuyến khích ý tưởng
sáng tạo
Ví dụ: KHÔNG CẦN THIẾT
- Rèm cửa thường được dùng để làm gì? Rèm của thường được làm bằng vải.
Vải là chất không cho ánh sáng truyền qua nên giúp che bớt ánh sáng.
- Bể nuôi cá cảnh thường được làm bằng gì? Vì sao? Bể nuôi cá cảnh thường
làm bằng kính trong để ta có thể quan sát được các con cá và cảnh vật bên trong
bể.

8
https://kenhgiaovien.com/tai-lieu/giao-khoa-hoc-4-chan-troi-bai-8-nguon-
sang-va-su-truyen-anh-sang
1. gì xảy ra khi dùng cuốn sách chắn trước đèn pin? Giải thích?
Kết luận:
+ Vật cản ánh sáng không cho ta thấy phía sau vật
+ Vật cho ánh sáng truyền qua cho ta thấy phía sau vật
2.Vì sao ta có thể nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào những
đêm bầu trời trong và không có mây?
→ Vì không khí cho ánh sáng truyền qua
Vì sao vào ban ngày, mặc dù trời sáng nhưng đôi khi ta không nhìn thấy Mặt
Trời?
→ Vì ánh sáng mặt trời bị cản bởi những đám mây
3. Trò chơi Bí mật của bóng tối phía sau vật cản sáng
Video: https://youtu.be/crVB3F-Z0TI
1.5. Một số cách bảo vệ mắt từ ánh sáng gây hại
- Đọc sách, học bài ở nơi đủ ánh sáng
- Ngồi đúng tư thế khi học tập, làm việc
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mắt: rau xanh, củ đỏ, vitamin A, …
- Tập các bài tập hỗ trợ mắt và thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử nhiều giờ liền vì nguồn ánh sáng xanh
gây hại mắt
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
II. ÂM THANH (DUNG) – 10 phút
Nội dung (Lớp 4) Yêu cầu cần đạt
- Âm thanh, nguồn âm, sự - Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh
lan truyền âm thanh họa các vật phát ra âm thanh đều rung động.
- Vai trò, ứng dụng của - Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua
âm thanh trong đời sống chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- Chống ô nhiễm tiếng ồn - So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra
xa nguồn âm
- Trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống.

9
- Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn
giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (một số bộ
phận chính, cách làm phát ra âm thanh).
- Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện
pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng, biết
cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.

10
11
2.1. Âm thanh và nguồn âm (dự kiến 2 phút 30 s)
Hoạt động 1:
 Trò chơi: “ Cánh cửa thần kì” 5S CHO MỖI LOẠI
Luật chơi: Mỗi ô cửa sẽ gắn liền với một âm thanh, các bạn hãy đoán âm thanh đó là
gì và giơ tay để giành quyền trả lời.
+ Cửa 1: tiếng xe cộ. 10s
+ Cửa 2: tiếng gà gáy. 10s
+ Cửa 3: tiếng trống trường. 10s
+ Cửa 4: tiếng chim hót. 10s
+ Cửa 5: tiếng dế kêu. 10s
12
+ Cửa 6: tiếng ca hát. 10s
- Tất cả những gì chúng ta nghe thấy là âm thanh.
Hoạt động 2: Hãy sắp xếp các âm thanh ở hoạt động 1 vào các bảng sau:
KHÔNG HỢP LÍ (2 loại: nguồn âm tự nhiên và nguồn âm nhân tạo)
Âm thanh do Âm thanh Âm thanh xuất Âm thanh xuất
con người gây không do con hiện vào ban hiện vào ban
ra người gây ra ngày đêm
- Tiếng xe cộ Còn lại. - Tiếng xe cộ Còn lại.
- Tiếng trống - Tiếng gà gáy
trường. - Tiếng dế kêu
- Tiếng ca hát
Hỏi: Ngoài các âm thanh trên, các bạn hãy kể ra một vài âm thanh quen thuộc
hằng ngày với chúng ta?
Kết luận: Âm thanh có ở xung quanh ta. Chúng có thể có trong thiên nhiên
hoặc do con người tạo ra.
2.2. Sự lan truyền âm thanh (dự kiến 3 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
 Thí nghiệm: Âm thanh truyền qua chất khí

17s
 Thí nghiệm: Âm thanh truyền qua chất lỏng

9s
 Thí nghiệm: Âm thanh truyền qua chất chất rắn

9s
Kết luận: Âm thanh không chỉ truyền được từ không khí mà còn truyền được
qua chất rắn và chất lỏng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu âm thanh khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn
* Làm thí nghiệm: BẤT KHẢ THI

13
- Cả lớp áp tai lên bàn; GV lấy thước/ viết gõ lên bàn từ gần ra xa. Thực hiện lần lượt
trong thời gian 2 phút
+ Chuẩn bị: viết, thước.
 mời 1-2 bạn nhận xét.
 Kết luận: Nghe âm thanh ở gần sẽ rõ hơn nghe ở xa.
Hỏi: Các bạn hãy nêu các ví dụ về sự thay đổi của âm thanh?
VD: Nói chuyện ở gần nghe rõ hơn so với ở xa.
2.3. Vai trò, ứng dụng của âm thanh trong đời sống (dự kiến 2 phút)
Hoạt động 1: Lợi ích của âm thanh CHIẾU TRÊN PPT RỒI TRẢ LỜI TRƯỚC
LỚP
 Trò chơi: Nối hình ảnh với các vai trò sau đây:
Chuẩn bị: Phiếu bài tập.

Giúp thư giãn

Hình 2.3.1

Báo xe đến nơi chữa


cháy

Hình 2.3.2

14
Báo thức cho ta dậy
đúng giờ

Hình 2.3.3

Báo hiệu giờ tan học

Hình 2.3.4

Giao tiếp

Hình 2.3.5
Hỏi: Cuộc sống chúng ta sẽ như thế nào nếu không có âm thanh?
Kết luận:

nhờ âm thanh
chúng ta có thể

thưởng thức âm
học tập giao tiếp báo hiệu
nhạc

2.4. Chống ô nhiễm tiếng ồn (dự kiến 2 phút 30 s)


15
Khái niệm: Tiếng ồn là những âm thanh gây cảm giác ức chế, khó chịu cho
người nghe hoặc những âm thanh phát ra không đúng lúc hay vượt quá mức chịu đựng
của con người. KHÔNG NÊN GỌI ĐÂY KHÁI NIỆM
Hoạt động 1: Một số nguồn ô nhiễm tiếng ồn

Quan sát bức tranh dưới dây và cho biết: Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn xuất phát từ
đâu?
 Tiếng xe cộ
 Tiếng chú công nhân đang khoang
 Tiếng loa phát thanh
 Tiếng máy bay
 Đều do con người gây ra.
Hoạt động 2: Một số tác hại của ô nhiễm tiếng ồn
Cách thức thực hiện: CHO THÊM MỘT SỐ HÌNH ẢNH GÂY NHIỄU
+ Chia nhóm, tick vào các ô có các tranh ảnh về tác hại liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn
thời gian thực hiện trong vòng 1 phút
Chuẩn bị: Phiếu học tập

16
nguyên nhân gây bệnh không phải vì ô nhiễm tiếng ồn THẮC MẮC

Hoạt đông 2: Cách phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn


Hỏi: Hãy kể tên một vài cách giảm ô nhiễm tiếng ồn mà bạn biết
 Đóng cửa sổ.
 Lắp đặt tường vách cách âm.
 Yêu cầu hạn chế còi xe khi giao thông trên đường.
 Tác động vào nguồn gây tiếng ồn.
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
III. NHIỆT (THƯƠNG) – 10 phút
Nội dung (Lớp 4) Yêu cầu cần đạt
- Nhiệt độ, sự truyền nhiệt - Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn,
- Các vật dẫn nhiệt tốt và vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
dẫn nhiệt kém; ứng dụng - Vận dụng được kiến thức nhiệt truyền từ vật nóng hơn
trong đời sống sang vật lạnh hơn để giải thích, đưa ra cách làm vật
nóng lên hay lạnh đi trong tình huống đơn giản .
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể,
nhiệt độ không khí
- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính

17
dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém)
- Vận dụng được kiến thức về dẫn nhiệt tốt hoặc kém để
giải thích một số hiện tượng tự nhiên; để giải quyết một
số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.

Khoa học lớp 4 - KNTT

18
19
Khoa học lớp 4 - CTST
20
21
22
Khoa học lớp 4 - CD

23
24
3.1. Nhiệt độ và sự truyền nhiệt
Thí nghiệm 3a: Nhiệt độ (xem video)
Chuẩn bị: 3 cốc nước có lượng nước và nhiệt độ như nhau, nước đá, nước nóng.
25
Tiến hành:
- Cho nước đá vào cốc b, rót nước nóng vào cốc c. Hãy cho biết nước ở cốc nào
nóng nhất, nước ở cốc nào lạnh nhất?
- Dự đoán nhiệt độ của nước ở cốc nào cao nhất, ở cốc nào thấp nhất.
- Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước ở mỗi cốc và so sánh kết quả với dự đoán.
Hỏi: Từ thí nghiệm trên, chúng ta rút ra được nhận xét gì?
- Nhiệt độ là một đại lượng vật lí đo lường mức độ nóng hay lạnh của một vật
hay môi trường. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
Ví dụ: Nhiệt độ cơ thể con người ổn định ở 36,5 oC, nếu nhiệt độ môi trường
xung quanh cơ thể con người xuống dưới 15 oC bạn sẽ cảm thấy lạnh, và ngược lại
nhiệt độ môi trường từ khoảng 35 oC trở lên bạn sẽ cảm thấy nóng bức.
Thí nghiệm 3b: Sự truyền nhiệt (làm thí nghiệm chung)
Chuẩn bị: Chậu nước ở nhiệt độ bình thường, cốc thủy tinh đựng nước nóng.
Tiến hành:
- Đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước.
- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong chậu và trong cốc.
- Dự đoán xem một lúc sau, mức độ nóng lạnh của nước trong cốc và nước trong
chậu thay đổi như thế nào?
- Sau khoảng 2 phút, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong chậu và trong cốc,
ghi lại kết quả đo.
- Kết quả đo được cho thấy nhiệt độ của nước trong cốc và nước trong chậu thay
đổi như thế nào?
- Kết quả này so với dự đoán của em ban đầu có giống nhau không?
- Trong thí nghiệm trên, nhiệt truyền từ vật nào sang vật nào?
Hỏi: Từ thí nghiệm trên, chúng ta rút ra được nhận xét gì về sự truyền nhiệt?
- Sự truyền nhiệt là sự truyền nhiệt năng. Nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật
lạnh hơn.
3.2. Các vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém
Thí nghiệm 3c: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém (chia nhóm làm thí nghiệm)
Chuẩn bị: Cốc nước có nước đá, thìa nhựa, thìa kim loại.
Tiến hành:
+ Dùng tay cầm 2 thìa để cảm nhận nhiệt độ ban đầu.

26
+ Cắm đồng thời 2 thìa vào cốc nước đá
+ Khoảng 2 phút sau cầm vào 2 cán thìa và nêu kết quả thìa nào lạnh hơn.
+ Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn.
Lưu ý: Cho cả lớp hoạt động nhóm 4, điền phiếu báo cáo.
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
Ngày làm thí nghiệm: …/…/2023
1. Người thực hiện:
…………………………………………………………………………………
2. Nội dung thí nghiệm: Cắm thìa kim loại và thìa nhựa vào cốc nước đá
xem thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn.
3. Dự đoán kết quả:
…………………………………………………………………………………
4. Chuẩn bị vật liệu: thìa kim loại, thìa nhựa, cốc nước đá.
5 Quá trình thực hiện
+ Dùng tay cầm 2 thìa để cảm nhận nhiệt độ ban đầu.
+ Cắm đồng thời 2 thìa vào cốc nước đá
+ Khoảng 3 phút sau cầm vào 2 cán thìa và nêu kết quả thìa nào lạnh hơn.
+ Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn.
6. Kết quả - Kết luận
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

- Những vật làm bằng kim loại như: đồng, nhôm, sắt … dẫn nhiệt tốt còn được
gọi là vật dẫn nhiệt.
- Gỗ, nhựa, len, bông, không khí, ….. dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách
nhiệt.
Trò chơi: Ai là nhà thông thái
Thời gian: 1 phút

27
Luật chơi: 4 bạn tạo thành một nhóm, cử 1 thư ký, đặt tên nhóm. Mỗi đội chia đôi
bảng (giấy A3) thành hai cột, một cột viết các vật dẫn nhiệt tốt, một cột viết các vật
dẫn nhiệt kém.
3.3. Vai trò, ứng dụng của nhiệt trong đời sống
Hỏi: Phía trên chúng ta đã tìm hiểu về nhiệt, vậy hãy nêu một số vai trò cũa nhiệt
mà các bạn biết?
- Nguồn nhiệt Mặt Trời có vai trò quan trọng đối với Trái Đất, không có nguồn
nhiệt này thì sự sống không thể tồn tại. (Tìm hiểu kĩ hơn ở phần cuối Năng lượng Mặt
trời)
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực
vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong
điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có
những biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.
- Sử dụng trong sinh hoạt: nấu ăn, đun nước, sưởi ấm,....
3.4. Nhiệt kế và nhiệt giai
- Nhiệt kế: Là dụng cụ đo nhiệt độ.
+ Về công dụng có 3 loại: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt độ
không khí và nhiệt kế dùng trong nghiên cứu và các hoạt động khác.
+ Về cấu tạo có các loại: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu,…
nhiệt kế đo nhiệt độ cơ
thể

28
nhiệt kế đo nhiệt độ
không khí

nhiệt kế dùng trong


nghiên cứu và các hoạt
động khác

29
nhiệt kế thủy ngân

nhiệt kế rượu

- Nhiệt giai: Là thang đo nhiệt độ theo một quy tắc xác định. Có 3 loại nhiệt
giai phổ biến:
+ Nhiệt giai Xenxiut: do Celsius (1701-1744) người Thụy Điển đề nghị. Thang
nhiệt giai Celsius lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng và nhiệt độ sôi của nước làm
chuẩn. Sau đó chia nhỏ thành 100 vạch chia, mỗi vạch chia ứng với 1 độ  nước đóng
băng ở nhiệt độ 0oC và sôi ở nhiệt độ 100oC trong điều kiện áp suất tiêu chuẩn. Kí
hiệu: độ C (viết tắt oC)
+ Nhiệt giai Fahrenhai: do Farenhai (1686-1736) – nhà vật lí người Đức đề
nghị. Thang nhiệt giai Fahrenheit xác định nhiệt độ của các vật theo độ F (viết tắt là
o
F). Thang nhiệt giai Fahrenheit được sử dụng chủ yếu ở các nước Châu Âu. Nhà vật lí
Fahrenheit đã chọn gốc 0 độ là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông 1708 tại thành phố
Gdansk quê hương của ông. Trong nhiệt giai Fahrenheit nhiệt độ nước đóng băng là 32
o
F và sôi ở nhiệt độ 212 oF. 1 oC tương ứng với 1,8 oF
+ Nhiệt giai Kenvin: do nhà vật lí, kĩ sư người Ireland - William Thomson
(1824-1907), nam tước Kelvin thứ nhất. Kí hiệu: độ K (viết tắt là oK). Thang nhiệt giai

30
Kelvin đưa đến khái niệm độ không tuyệt đối (nhiệt độ theo lý thuyết mà tại đó không
thể xuống thấp hơn được nữa). Thang nhiệt giai Kelvin chỉ được dùng trong lĩnh vực
vật lý nhiệt học và nhiệt động lực học.
Cách chuyển đổi đơn vị các thang nhiệt giai:
Đổi từ Sang Công thức
o
F o
C 5
o
C = (F−32)
9
o
C o
F 9
o
F = (C+32)
5
o o o
C K K = C + 273
o o o
K C C = K – 273
o
K o
F 9
o
F = ( K −273 ) +32
5
o
F o
K 5
o
K = ( F−32 ) +273
9

Nhiệt giai
Xenxiut

31
Celsius (1701-
1744)

Nhiệt giai
Fahrenhai
Farenhai (1686-
1736)

Nhiệt giai Kenvin


William Thomson
(1824-1907)

32
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
IV. CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÁC

33
34
35
36
37
4.1. Năng lượng điện (NHÂN) – 7 phút
Nội dung (Lớp 5) Yêu cầu cần đạt
- Mạch điện đơn giản - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp
- Vật dẫn điện và vật cách sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn.
điện - Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách
- Sử dụng năng lượng điện trong mọt số đồ vật, tình huống thường gặp.
điện - Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn
điện, vật cách điện.
- Nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và
tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống
thường gặp.
- Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm
năng lượng điện ở trường và ở nhà.
- Đề xuất và trình bày được những việc cần làm để sử
dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện mọt cách đơn
giản, dễ nhớ (như dùng hình ảnh, sơ đồ,…) để vận động
gia đình và cộng đồng cùng thực hiện.
Hỏi: Năng lượng điện là gì ?
38
Năng lượng điện là năng lượng được tạo ra bởi sự chuyển động của các electron
dương và âm trong một số vật liệu nhất định. Những vật liệu này phải dẫn điện để thực
hiện đúng quy trình, chẳng hạn như dây đồng.
4.1.1. Vật dẫn điện
4.1.1.1. Vật dẫn điện là gì ?
- Vật dẫn điện, còn được gọi là vật dẫn, là các vật liệu có khả năng dẫn điện, tức
là chúng cho phép dòng điện chạy qua một cách dễ dàng. Khả năng dẫn điện phụ thuộc
vào cấu trúc và tính chất điện tử của vật liệu.
4.1.1.2. Phân loại
Hỏi: Bạn hãy cho biết một số vật dẫn điện kim loại?
Hỏi: Bạn hãy cho biết một số vật dẫn điện phi kim?
Phân loại
Vật dẫn điện kim loại: dây đồng, dây nhôm, Vật dẫn điện phi kim: carbon, silic
sắt, nước
4.1.1.3. Ứng dụng thực tế
Hỏi: Nước có phải là chất có khả năng dẫn điện hay không ?
Nước là chất không có khả năng dẫn điện, khả năng dẫn điện của nước là do
các ion hòa tan trong nước là Canxi và Magie ( nói thêm Canxi và Magie là 2 chất dẫn
điện tốt ) . Nồng độ các ion trong nước càng cao thì khả năng dẫn điện của nước càng
tốt.
- Bóng đèn điện là một ví dụ về vật dẫn điện. Đèn sử dụng dòng điện đi qua sợi
đốt để tạo nhiệt và sáng.
- Dây điện là vật dẫn điện mà chúng ta sử dụng hàng ngày để truyền dòng điện
từ nguồn điện đến các thiết bị khác nhau trong nhà.
4.1.2. Vật cách điện
4.1.2.1. Vật cách điện là gì ?
Vật liệu cách điện là các loại vật liệu có khả năng dẫn điện kém, rất kém hoặc
không dẫn điện. Đặc điểm của những loại vật liệu này là có điện trở suất lớn.
4.1.2.2. Phân loại vật liệu cách điện
Chất cách điện được phân chia làm 3 loại cơ bản.
Phân loại
Chất rắn Chất lỏng Chất khí
39
Ví dụ : măng, cát, VD: dầu mỏ, dầu VD: Nitơ,
đá, sợi thủy tinh biến thế, dầu cáp đặc, Cacbonic, Hydro

Cho xem một số hình ảnh về các ví dụ trên như dầu biến thể, cát, đá, dầu mỏ …
4.1.2.3. Ứng dụng
Loại vật liệu này được dùng để bao bọc dây điện, thiết kế thành tay cầm, nắp
đậy của thiết bị điện. Qua đó đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó,
chất cách điện thể lỏng/khí được dùng để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho
con người.
4.1.3. Sử dụng năng lượng điện
+ Sử dụng năng lượng điện để thắp sáng: Các loại bóng đèn chạy điện như bóng
đèn neon, bóng đèn sợi đốt,…
+ Sử dụng năng lượng điện để đốt nóng: Các loại ấm điện, lò vi sóng, bàn là,
máy sấy, quạt sưởi, điều hòa…
+ Sử dụng năng lượng điện để chạy máy: Máy tính, quạt điện, đồng hồ, tivi,
đài, máy bơm nước, máy đẩy.
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
4.2. Năng lượng chất đốt (LAN) – 8 phút
Nội dung (Lớp 5) Yêu cầu cần đạt
- Một số nguồn năng - Nêu được một số nguồn năng lượng chất đốt và vai trò
lượng chất đốt của chúng trong đời sống và sản xuất.
- Sử dụng an toàn, tiết - Trình bày được biện pháp phòng chống cháy, nổ, ô
kiệm năng lượng chất đốt nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm
năng lượng chất đốt.
4.2.1. Một số nguồn năng lượng chất đốt
- Chất đốt là các vật liệu được sử dụng để tạo nhiệt thông qua quá trình đốt
cháy, miễn là chúng có thể phát sinh nhiệt khi cháy.
Hỏi: Cho biết các chất đốt sau ở thể nào? (Củi, rơm, rạ, than đá, dầu mỏ, dầu
hỏa, khí tự nhiên, khí sinh học, gas,…)
(2 hình này coi minh họa để làm ppt)

40
- Kết luận: Năng lượng chất đốt tồn tại ở 3 thể: thể rắn, thể lỏng, thể khí.
4.2.1.1. Thể rắn (Than đá)
Hỏi: Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu? (Ở nước ta, than đá được
khai thác chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, vì đây là khu vực có trữ lượng mỏ than đá lớn
nhất cả nước).
https://youtu.be/WBz932JqBYo (video khai thác than đá ở Quảng Ninh)
- Than đá là gì?
- Than đá là một loại đá trầm tích có màu đen hoặc nâu-đen có thể đốt
cháy. Than đá thường xuyên xuất hiện trong các tầng đá có nhiều lớp hoặc lớp
khoáng chất.
- Ứng dụng của than đá: Đặt câu hỏi
+ Than đá được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày của các gia đình: đun nấu,
sưởi ấm, sấy khô,…
+ Than đá được sử dụng làm nhiên liệu cho máy hơi nước, đầu máy xe lửa. Sau
đó, than đá còn làm nhiên liệu để sản xuất ra điện ở nhà máy nhiệt điện và 1 số loại
động cơ.
+ Than đá còn được dùng cho ngành hóa học tạo ra thuốc chữa bệnh, chất dẻo,
sợi nhân tạo,…
+ Than đá cũng được sử dụng làm phân bón hoặc chất trợ giúp trong quá trình
trồng cây.

41
+ Than đá không chỉ là sản phẩm dành cho việc phát triển kinh tế, nguyên
liệu máy móc và nhà máy, chất đốt... mà còn dùng làm điêu khắc, vẽ tranh mỹ nghệ đó
là tác phẩm do những nghệ nhân giỏi nghệ thuật.
- Các loại than khác:
Hỏi: Ngoài than đá, còn có loại than nào khác?
- Ngoài than đá, còn có: than củi, than bùn, than mỡ, than non, than gỗ, than
xương,…
4.2.1.2. Thể lỏng (Dầu mỏ)
Hỏi: Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu? (Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở
ngoài Biển Đông thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.)
- Dầu mỏ là gì?
- Dầu mỏ (hay còn gọi là dầu thô) là chất lỏng sánh đặc, màu nâu đen hoặc ngả
đục, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đá tại một số
nơi trong vỏ Trái Đất, phần lớn là những hợp chất của hidrocacbon với thành phần vô
cùng đa dạng.
- Dầu mỏ khai thác bằng cách nào?
- Dầu mỏ có trong tự nhiên, muốn khai thác dầu mỏ thì người ta cần phải dựng
các tháp khoan, để khoan các giếng sâu tới tận nơi có chứa dầu. Dầu mỏ được lấy lên
theo các lỗ khoan của giếng dầu.
- Ứng dụng của dầu mỏ: Đặt câu hỏi
+ Trong đời sống hàng ngày: Dầu mỏ làm nhiên liệu đốt lò, đun nấu, thắp
sáng,...
+ Giao thông vận tải: Dầu mỏ làm nhiên liệu trong việc vận hành máy móc,
phương tiện đi lại.
+ Dầu nhớt: Dầu mỏ được sử dụng trong hầu hết các loại máy móc với công
dụng là bôi trơn để chống ăn mòn, gỉ sét đồng thời làm giảm ma sát trong các loại xe
và máy công nghiệp.
+ Công nghiệp: Dầu mỏ được sử dụng trong phân bón hóa học, sợi tổng hợp,
cao su tổng hợp, nylon, nhựa,... Ngoài ra, dầu mỏ còn dùng làm chất tẩy, dầu mỡ, sáp
màu,...
+ Nông nghiệp: Dầu mỏ được sử dụng để sản xuất amoniac (sử dụng làm nguồn
nito trong phân bón). Sản xuất các loại thuốc trừ sâu.

42
+ Mỹ phẩm: Dầu mỏ được sử dụng trong mỹ phẩm dùng để làm son môi, phấn
kẻ mi mắt, nước hoa, sơn,...
- Đặt câu hỏi: Lớp mình bạn nào thích ăn kẹo cao su thì dơ tay cho mình biết?
KIỂM CHỨNG LẠI
(Polyethylene và sáp paraffin, hai chất trong dầu mỏ, được đưa vào kẹo cao su.
Vì thế phần lớn bã kẹo cao su sẽ chỉ phân hủy sau hàng chục năm).
4.2.1.3. Thể khí (Khí đốt)
- Khí đốt là gì?
- Khí đốt (hay còn được gọi là khí gas) là một chất có khả năng đốt cháy với
cấu tạo gồm hai thành phần chủ yếu là cacbon và hidro.
- Các loại khí đốt?
- Có 2 loại khí đốt:
+ Khí đốt tự nhiên: Có sẵn trong tự nhiên, con người khai thác được từ các mỏ.
+ Khí sinh học (bi-ô-gas): Được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải hữu cơ
như mùn, rác, phân súc vật. https://youtu.be/rjomfshJIb4

4.2.2. Sử dụng năng lượng chất đốt


+ Trong đời sống hàng ngày: Trong cuộc sống hàng ngày thì khí đốt có thể
được sử dụng để phục vụ cho các thiết bị gia dụng như bếp gas, máy sấy quần áo, lò
sưởi, lò nướng, hệ thống nước nóng,...
+ Giao thông vận tải: Khí đốt sử dụng trong việc vận hành máy móc, phương
tiện đi lại bao gồm xe ô tô, xe tải, xe buýt,...
+ Công nghiệp: Trong lĩnh vực công nghiệp thì khí đốt được ứng dụng để phục
vụ cho việc tinh chế dầu mỏ, kim loại, hoá chất, nhựa; Chế biến thực phẩm, thủy tinh

43
và giấy. Ngoài ra các sản phẩm vải cũng được hình thành thông qua việc sử dụng phụ
phẩm là khí đốt.
+ Làm lạnh và điều hòa không khí: Khí đốt được sử dụng trong điều hòa không
khí và làm lạnh để tạo ra không gian mát mẻ và thoải mái đồng thời sưởi ấm trong các
tòa nhà, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, và xe ô tô.
4.2.3. Biện pháp sử dụng chất đốt an toàn, tiết kiệm. (cho làm phiếu thảo luận)
- Tắt bếp khi không đun nấu, sử dụng.
- Nấu thức ăn với lửa vừa và không để bếp cháy quá lâu.
- Sau mỗi lần sử dụng bếp phải khóa lại.
- Đến định kì phải kiểm tra lại dây dẫn ga.
- Dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói.
- Đậy kín phích giữ nước nóng lâu giúp tiết kiệm được chất đốt.
- Ra khỏi phòng, nhà phải tắt điện.
- Nên tận dụng các năng lượng gió, ánh sáng tự nhiên và mặt trời để giảm bớt
việc sử dụng các đồ dùng điện.
- Sử dụng các loại đồ dùng, thiết bị có tính năng tiết kiệm năng lượng.
- Tránh ùn tắc giao thông.
- Không chặt phá cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than.
- Không nên đun nước sôi quá lâu.
- Không được để xăng dầu gần với bếp lửa.
- Không nên nổ máy xe mà chưa đi.
Hỏi: Than đá, dầu mỏ, khí đốt có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Vì
sao? (Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là nguồn năng lượng vô tận. Bởi nó
được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Vì thế, hiện nay các nguồn năng
lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người quá mức và
không tiết kiệm).
=> Do đó, con người đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế khác như năng
lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước chảy.
4.2.4. Ảnh hưởng của chất đốt đến môi trường
- Coi video trả lời câu hỏi: https://youtu.be/q78qqdlaO5A
+ Những nguyên nhân chất đốt ảnh hưởng đến môi trường.
+ Do ô nhiễm không khí nên con người có thể mắc 1 số bệnh nào?

44
+ Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chúng ta nên có 1 số biện pháp phòng ngừa
nào?
- Tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các-bô-níc cùng nhiều loại khí và
chất độc hại khác sẽ làm ô nhiễm không khí, có hại cho con người, động vật, thực vật.
Ngoài ra, còn làm han gỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại,...
- Vì vậy, cần phải trồng nhiều cây xanh, cần có những nhà máy có ống khói cao
để thoát khí thải, hoặc có các biện pháp để làm sạch, khử độc các chất thải trong khói
nhà máy, tránh việc đốt pháo, nên sử dụng các phương tiện công cộng, bảo dưỡng xe
thường xuyên,…

Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy


4.3. Năng lượng Mặt trời, gió, nước chảy (LINH) – 10 phút
Nội dung (Lớp 5) Yêu cầu cần đạt
- Sử dụng năng lượng Mặt - Kể được tên một số phương tiện, máy móc và hoạt
trời động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và
- Sử dụng năng lượng gió nước chảy.
- Sử dụng năng lượng - Thu thập, xử lí thông tin và trình bày được (bằng
nước chảy những hình thức khác nhau) về việc khai thác, sử dụng
các dạng năng lượng nêu trên.
4.3.1. Năng lượng Mặt Trời
4.3.1.1. Khái niệm XEM LẠI
- Năng lượng Mặt Trời là năng lượng bức xạ được tạo ra nhờ mặt trời. Đây là
nguồn năng lượng được khám phá, khai thác và tận dụng đầu tiên trên trái đất, trước cả
khi con người tạo ra lửa.
45
- Mặt Trời có khả năng chiếu sáng và tỏa nhiệt sưởi ấm muôn loài, giúp cây cỏ
mọc xanh tốt, con người và các động vật sống khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
4.3.1.2. Sử dụng năng lượng Mặt Trời
Hỏi: Năng lượng mặt trời được sử dụng như thế nào trong cuộc sống?
- Năng lượng mặt trời trong đời sống của con người: Tạo ra nước nóng nhờ ánh
sáng mặt trời, tạo hệ thống sưởi ấm, làm muối, nấu nướng, phơi khô quần áo, thóc lúa,
làm muối,...
- Ngoài ra, điện năng lượng mặt trời là nguồn điện được tạo ra từ công nghệ
dựa trên nhiên liệu là năng lượng mặt trời. Điện năng lượng mặt trời được dùng để
cung cấp cho tất cả các thiết bị điện, như: hệ thống chiếu sáng (các loại đèn), hệ thống
làm mát (quạt, điều hòa...), các thiết bị di động, thiết bị sinh hoạt, máy móc sản xuất,
giao thông vận tải (các loại xe, tàu thuyền, ....).
4.3.1.3. Ưu điểm – Nhược điểm
* Ưu điểm:
Hỏi: Việc sử dụng năng lượng mặt trời có những ưu điểm gì?
- Nguồn năng lượng tái tạo không bị cạn kiệt, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng
của tất cả mọi người đến hàng nghìn năm sau.
- Có thể sử dụng ở bất cứ đâu có ánh nắng mặt trời chiếu sáng.
- Thân thiện với môi trường khi đảm bảo không thải ra các chất gây ô nhiễm.
- Hiệu quả sử dụng cao với chi phí đầu vào thấp.
- Có thể ứng dụng rộng rãi đối với các điểm mù tại nhiều quốc gia khác nhau.
- Ngày càng tiết kiệm chi phí và tối ưu công suất nhờ vào sự phát triển hàng
ngày của công nghệ sản xuất.
* Nhược điểm:
Hỏi: Ngoài những ưu điểm của năng lượng mặt trời thì có những nhược điểm gì?
- Chi phí dùng cho lắp đặt hệ thống không hề rẻ.
- Không thể sử dụng vào những lúc không có ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng
yếu, ban đêm hoặc những lúc trời mưa bão. Có thể sử dụng nguồn năng lượng dự trữ
để thay thế nhưng không duy trì được lâu.
- Nguyên liệu sản xuất đắt đỏ và quý hiếm dẫn đến chi phí sản xuất lớn.
- Mật độ năng lượng khá thấp nên cần đến tấm năng lượng mặt trời lớn để phục
vụ sử dụng.

46
4.3.2. Năng lượng gió
4.3.2.1. Khái niệm
- Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển
Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng
năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự
nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
4.3.2.2. Sử dụng năng lượng gió
Hỏi: Năng lượng gió được sử dụng như thế nào trong cuộc sống?
- Từ lâu, con người đã sử dụng năng lượng gió để đẩy thuyền buồm, quạt thóc,
làm quay cánh quạt của cối xay gió
- Ngày nay, nhiều nơi đã xây dựng được các nhà máy phát điện nhờ sức gió.
Như nhà máy:
+ Nhà Máy điện gió Hoàng Hải (Quảng Trị)
+ Nhà Máy điện gió Hải Anh (Quảng Trị)
+ Nhà Máy điện gió Phong Huy (Quảng Trị)
4.3.2.3. Ưu-nhược điểm
* Ưu điểm
Hỏi: Việc sử dụng năng lượng gió có những ưu điểm gì?
- Giảm thiểu phát thải khí CO2: Khác với các nhiên liệu hóa thạch thường phải
đốt cháy để tạo ra điện, gió là một nguồn năng lượng sạch, không cần đốt cháy nên
không tạo khí CO2 hay các chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Nguồn tài nguyên vô tận: Không chỉ có lợi cho môi trường, gió còn là nguồn
năng lượng dồi dào, vô tận và có thể sử dụng quanh năm.
- Chi phí ngày càng giảm: Với xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo thay thế
nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng tăng thì chi phí lắp đặt và sử dụng điện gió cũng
giảm dần. Điều này giúp người dùng tiết kiệm tối ưu chi phí đầu tư vào điện gió.
3.2. Nhược điểm
Hỏi: Ngoài những ưu điểm của năng lượng gió thì còn có những nhược điểm gì
- Bị ảnh hưởng bởi thời tiết: Sản lượng điện tạo ra từ các trạm điện gió phụ
thuộc nhiều vào tốc độ gió. Đối với những ngày không có gió, hoặc gió quá yếu sẽ làm
ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất điện của hệ thống.

47
- Gây tiếng ồn: Thông thường các tuabin gió sẽ quay và vận hành với mức âm
thanh khá lớn, khoảng 50-60 dB, đây là mức âm thanh mà tai người có thể nghe được.
Do đó, khi cả một hệ thống tuabin hoạt động, chúng có thể tạo ra âm thanh lớn, gây
khó chịu cho những khu vực xung quanh.
- Ảnh hưởng đến động vật hoang dã: Việc xây dựng các trạm điện gió có thể
làm thay đổi môi trường sống và ảnh hưởng đến động vật hoang dã. Bên cạnh đó, các
loài chim cũng có thể gặp nguy hiểm nếu bay vào khu vực cánh quạt của tuabin, gây
mất an toàn cho chúng.
- Cần diện tích lắp đặt lớn: Hầu hết các hệ thống điện gió đều cần diện tích lớn
để xây dựng.
- Có thể gây nguy hiểm cho dân cư gần đó: Trong trường hợp gặp thời tiết khắc
nghiệt như gió bão, mưa lớn, cùng việc các tuabin cũng bị xuống cấp theo thời gian
do phải hoạt động ngoài trời. Điều này có thể khiến các cánh quạt bị văng ra và gây
nguy hiểm cho khu vực gần đó.
4.3.3. Sử dụng năng lượng nước chảy KHÁI NIỆM ĐÂU
4.3.3.1. Sử dụng năng lượng nước chảy
Hỏi: Năng lượng nước chảy được sử dụng như thế nào trong cuộc sống?
Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyên chở hàng hoá xuôi dòng nước;
làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao; làm quay tua-bin của các máy phát điện ở
nhà máy thuỷ điện.
4.3.3.2. Ưu - nhược điểm
(Đặt câu hỏi)
* Ưu điểm
- Năng lượng nước chảy cung cấp nguồn năng lượng sạch, bảo tồn hệ sinh thái.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế
- Linh hoạt điều chỉnh công suất
- Sử dụng đa mục tiêu: Ngoài mục đích tạo ra điện năng thì các đập thủy điện
còn giúp dự trữ nước tưới tiêu cho mùa vụ, hoạt động sản xuất hoặc nuôi trồng thủy
sản tại các hồ thủy điện và góp phần lớn trong công cuộc phòng chống lũ lụt cho vùng
hạ lưu
* Nhược điểm

48
- Khai thác thủy điện sẽ làm mất rừng, mất diện tích đất canh tác, thay đổi chế
độ thủy văn, dòng chảy ở các lưu vực sông, nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất
sẽ mất đi...
- Người dân buộc phải di dời và nhường đất lại cho các công trình nên sẽ xuất
hiện tình trạng tái định cư.
- Rủi ro khi đập thủy điện bị vỡ
Xem video: Nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy

49
LƯU Ý:
- Ánh sáng, âm thanh, nhiệt phải có thí nghiệm nhỏ (nếu thí nghiệm khó thực hiện thì
phải có clip, hình ảnh)
- Lưu ý cách trình bày  nội dung chủ đề này khó
- Nên cho làm thí nghiệm trước hoặc hỏi trước rồi mới rút ra nội dung bài học

50
KỊCH BẢN
I. Mở đầu 2-3 phút
Giới thiệu vào bài (2-3 phút): giới thiệu gián tiếp bằng video liên quan đến chủ
đề - thông qua video đặt câu hỏi hoặc nêu khái quát nội dung để dẫn vào bài. (cả nhóm
lần lượt lên giới thiệu)
Ý tưởng: Ghép clip các dạng năng lượng trong bài
II. Nội dung 55 phút
- Thiết kế slide: thống nhất chọn 1 nền cho slide (nền sáng, hấp dẫn, màu đơn
giản phù hợp với chủ đề); cỡ chữ: 28-30 (Times new roman) sau đó chia nhau soạn rồi
ghép lại thành bài hoàn chỉnh.
+ Ở từng nội dung mỗi người sẽ tự soạn powerpoint để tiện cho phần trình bày
của cá nhân; lưu ý nếu tham khảo hình ảnh, nội dung phải có trích dẫn nguồn
+ Slide có đánh số trang và tên của người trình bày phần đó
- Tập giảng trước buổi lên lớp: cả nhóm
+ Cá nhân tự chiếu slide và trình bày nội dung đã chuẩn bị
+ Cả nhóm góp ý cùng nhau chỉnh sửa để hoàn thiện và thống nhất
+ Tương tác câu hỏi tại các phần 1.3, 1.4, 2.3, 2.4, 3.3, 3.4, 4.1.1, 4.1.2, 4.2.1,
4.2.2, 4.3.1, 4.3.2, 4.3.3
- Cụ thể theo trình tự sau:
I. ÁNH SÁNG (TRÂN) – 10 phút
1.1. Nguồn sáng, vật chiếu sáng và sự truyền sáng
1.2. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng
1.3. Vai trò, ứng dụng của ánh sáng trong đời sống
1.4. Ánh sáng và bảo vệ mắt
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
II. ÂM THANH (DUNG) – 10 phút
2.1. Âm thanh và nguồn âm
2.2. Sự lan truyền âm thanh
2.3. Vai trò, ứng dụng của âm thanh trong đời sống
2.4. Chống ô nhiểm tiếng ồn
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
III. NHIỆT (THƯƠNG) – 10 phút

51
3.1. Nhiệt độ và sự truyền nhiệt
3.2. Các vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém
3.3. Vai trò, ứng dụng của nhiệt trong đời sống
3.4. Nhiệt kế và nhiệt giai
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
IV. CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÁC
4.1. Năng lượng điện (NHÂN) – 7 phút
4.1.1. Vật dẫn điện, vật cách điện
4.1.2. Sử dụng năng lượng điện
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
4.2. Năng lượng chất đốt (LAN) – 8 phút
4.2.1. Một số nguồn năng lượng chất đốt
4.2.2. Sử dụng năng lượng chất đốt
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
4.3. Năng lượng Mặt trời, gió, nước chảy (LINH) – 10 phút
4.3.1. Sử dụng năng lượng Mặt trời
4.3.2. Sử dụng năng lượng gió
4.3.3. Sử dụng năng lượng nước chảy
Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
III. Kết luận: 1-2 phút
- 1 câu tóm lại nội dung chủ đề, sau khi học xong bài giúp HS đạt được những gì?
- Cả nhóm chào và cảm ơn lớp đã hỗ trợ

52

You might also like