You are on page 1of 16

Vũ Bích Ngọc 7A8

CHƯƠNG I: QUANG HỌC


Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta
nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không
thấy cái hộp.
* Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng
chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống
gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?
- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng
truyền đi theo đường thẳng.
- Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh
sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo
đường thẳng sẽ giúp cho việc mổ chính xác
Câu 4: Tia sáng là gì?
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia
sáng

Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?


- Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng:
-Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của
chúng.

-Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

-Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?


- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương
ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái
xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước.
- Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có
cùng kích thước à giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sauà Lái xe an
toàn
Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
Áp dụng:
a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?
b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao
nhiêu cm?
- Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo
- Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật tới gương
* Áp dụng: a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?
b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm
và cách gương bao nhiêu cm?
Vaayj Ảnh cao 5 cm và cách gương 10 cm
Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?
Gương cầu lõm
- Nếu 1 vật đặt gần gương cầu lõm thì: + Nó sẽ cho ảnh ảo + Ảnh này lớn hơn vật
+ Nếu chiếu 1 chùm tia tới // đến gương cầu lõm nó sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ tại
một điểm trước gương
+ Nếu có 1 chùm tia tới phân kỳ (gần gương cầu lõm) được chiếu tới gương thì nó sẽ
cho chùm tia phản xạ // nhau
Lưu ý: 1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
a- Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:
+ Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật
+ Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn + Có kích thước bằng kích thước của vật
+ Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của
điểm đó tới gương
b- Các tia sáng đi từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi
qua ảnh ảo S'
2. Gương cầu lồi: Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là
gương cầu lồi
a- ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
và luôn nhỏ hơn vật
b-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng
nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
I
Câu 1: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Những vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. - Các vật phát ra âm (nguồn âm) đều
dao động.
Câu 2: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao
(âm bổng)? khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)?
Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, ký hiệu Hz.
- Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
- Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng thấp.
Lưu ý:
Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến
20000Hz.
Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz
gọi là siêu âm.
Con chó và một số động vật khác có thể nghe được âm có tần số thấp hơn 20Hz, cao
hơn 20000Hz.
* Cách tính tần số:f= N : t
Trong đó: f là tần số (Hz); n là số dao động; t là thời gian vật thực hiện được n dao
động (s).
Câu 3: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng
đơn vị gì?
- Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to.
- Biên độ dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị dêxiben (dB)
- Con người nhìn chung nghe được những âm thanh có độ to nhỏ hơn 130dB ( 130 dB
được coi là ngưỡng đau của tai)
Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không
truyền được trong môi trường nào?
Âm thanh có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng và khí.
- Âm thanh không thể truyền được trong chân không.
Câu 5: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào
lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất?
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí nhỏ nhất.
II
Câu 1: Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Khi nào âm phát ra càng cao?
- Tần số là số dao động trong một giây gọi là tần số. - Đơn vị là héc kí hiệu Hz
- Khi nào âm phát ra càng cao: Khi tần số dao động càng lớn.
Câu 2: Tại sao bác tài xế ngồi ở đằng trước mà có thể nhìn thấy được những ngồi phía
sau mà không cần phải ngoái đầu lại?
Ở phía trước khoang lái có gắn một cái gương với mặt kính hướng về phía sau lưng tài
xế , do vậy bác tài xế chỉ cần quay kính một góc thích hợp rồi nhìn vào kính thì có thể
thấy được những người ngồi phía sau .
Câu 3: So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.
- Cả 2 gương đều cho ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
- Gương phẳng cho ảnh ảo và lớn bằng vật, gương cầu lồi cho ảnh ảo và nhỏ hơn vật
Câu 4: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng
chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
Gương không phải là nguồn sáng .Vì gương không tự phát ra ánh sáng.
Câu 5: Tại sao khi bay côn trùng thường tạo ra tiếng vo ve?
Côn trùng khi bay phát ra những âm thanh vo ve là do khi bay côn trùng vẫy những
chiếc cánh nhỏ rất nhanh ( khoảng mấy trăm lần trong một giây). Những chiếc cánh
nhỏ này là những vật dao động mà như chúng ta đã biết bất kỳ một vật dao động nào
đủ nhanh ( trên 16 lần trong một giây ) cũng sẽ sinh ra những âm thanh có độ cao nhất
định.
Câu 6: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên
cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?
Tường là vật rắn truyền âm tốt hơn không khí, vì vậy âm thanh ở bên phòng bên cạnh
phát ra sẽ đập vào tường và được truyền trong tường, đồng thời tường lại đóng vai trò
vật phản xạ âm nên ngăn cách không cho âm truyền sang phòng bên cạnh. Vì vậy khi
áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không
áp tai vào tường lại không nghe được.
Câu 7: Trong 3 phút vật thực hiện được 5400 dao động.
a) Tính tần số; b) Tai ta có thể nghe âm thanh do vật này phát ra không? Vì sao?
a. Đổi đơn vị: 3 phút =3.60 giây = 180 giây => Tần số là: (Hz)
b. Do tai người thường nghe được âm thanh trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz. Nên
vật có tần số 30Hz do đó tai ta sẽ nghe được
BÀI TẬPTỰ LUYÊN
Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
D. Vì vật được chiếu sáng.
Bài 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời B. Núi lửa đang cháy
C. Bóng đèn đang sáng D. Mặt Trăng
Bài 3: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ?
A. Ngọn nến đang cháy.
B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
D. Mặt Trời.
Bài 4: Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì
A. Bản thân quyển sách có màu đỏ
B. Quyển sách là một vật sáng
C. Quyển sách là một nguồn sáng
D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta
Bài 7: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay
gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng
không? Tại sao?
A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng
B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng
C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng
D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng
Bài 8: Chùm sáng…………. gồm các tia sáng…….. trên đường truyền của chúng.
Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Phân kỳ; giao nhau B. Hội tụ; loe rộng ra
C. Phân kỳ; loe rộng ra D. Song song; giao nhau
Bài 9: Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?

A. Hình a và b B. Hình a và c
C. Hình b và c D. Hình a, c và d
Bài 10: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng.
B. Chùm sáng hội tụ là chùm trong đó các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
C. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.
D. Người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng.
Bài 11 : Phát biểu nào sau đây là đúng về “Định luật truyền thẳng ánh sáng”.
A. Trong một môi trường trong suốt và không đổi ánh sáng truyền đi theo đường gấp
khúc
B. Trong một môi trường trong suốt và thay đổi ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
C. Trong một môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường
thẳng
D. Trong một môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường gấp
khúc
Bài 12 : Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng:
A. Chùm sáng
B. Hạt sáng
C. Bó sáng
D. Tia sáng
Bài 13: Hình vẽ nào biểu diễn một tia sáng trong các hình dưới đây?

A. B. C. D
Bài 14 : Các loại chùm sáng là:
A. Chùm sáng song song
B. Chùm sáng phân kì
C. Chùm sáng hội tụ
D. Tất cả các chùm sáng trên
Bài 15 : Chùm tia song song là chùm tia gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau
B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực
C. Các tia sáng hội tụ
D. Các tia phân kì
Bài 16 : Chùm tia hội tụ gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau
B. Các tia sáng giao nhau tại cùng một điểm
C. Các tia sáng loe rộng ra
D. Cả A và C
Bài 17 : Chùm sáng phân kì gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau
B. Các tia sáng giao nhau tại cùng một điểm
C. Các tia sáng loe rộng ra
D. Cả A và C
Bài 18 : Có bạn ở trong phòng được ngăn cách bởi một bức tường có các lỗ. Hãy chọn
ý kiến đúng trong các ý kiến sau:

A. A và G nhìn thấy nhau


B. B và E nhìn thấy nhau
C. A và D nhìn thấy nhau
D. C và D nhìn thấy nhau
Bài 19 : Hình vẽ nào sau đây biểu diễn chùm tia song song:

A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Bài 20 : Hình vẽ nào sau đây biểu diễn chùm tia phân kì:

A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Bài 21 : Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt
để ngắm. Làm như vậy để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của
cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào?
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
C. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
D. Định luật khúc xạ ánh sáng
Bài 22 : Trường hợp nào sau đây không vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng:
A. Khi tổ trưởng nhìn theo vai các bạn để dóng hàng
B. Người thợ xây dùng dây dọi để xây cho thẳng hàng
C. Người thợ xây dùng súng ngắm trước khi bắn
D. Người ta thường đưa thước thẳng ngang tầm mắt để kiểm tra trước khi mua thước.
Bài 23: Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Ánh sáng bao giờ cũng truyền theo đường thẳng.
B. Ánh sáng chỉ truyền theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đông
tính.
C. Các nguồn sáng thông thường trong thực tế bao giờ cũng tạo ra chùm sáng phân kì.
D. Tất cả đáp án đều đúng.
Bài 24 : Ảnh của vật tạo bởi gương là:
A. Hình của một vật quan sát được trong gương
B. Hình của một vật quan sát được sau gương
C. Hình của một vật quan sát được trên màn
D. Hình của một vật quan sát được trên màn qua gương
Bài 25 : Hiện tượng phản xạ ánh sáng là:
A. Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị khúc xạ qua gương
B. Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào mặt nước bị nước cho đi là là trên
mặt nước
C. Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi
trường cũ
D. Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào nước bị gãy khúc.
Bài 26 : Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác
định là hiện tượng:
A. Tán xạ ánh sáng
B. Khúc xạ ánh sáng
C. Nhiễu xạ ánh sáng
D. Phản xạ ánh sáng
Bài 27 : Theo định luật phản xạ ánh sáng:
A. Góc phản xạ bằng góc tới
B. Pháp tuyến là đường phân giác của góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới
C. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua pháp tuyến
D. Cả A, B, C đúng
Bài 28 : Góc phản xạ là góc hợp bởi:
A. Tia phản xạ và mặt gương
B. Tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới
C. Tia tới và pháp tuyến
D. Tia tới và mặt gương
Bài 29 : Chọn câu đúng:
A. Góc tới là góc hợp bởi tia phản xạ và mặt gương
B. Góc tới là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới
C. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến
D. Góc tới góc hợp bởi tia tới và mặt gương
Bài 30 : Trong hiện tượng phản xạ :

Tia SI được gọi là:


A. Tia tới
B. Tia phản xạ
C. Pháp tuyến
D. Mặt gương
Bài 31 : Chiếu một tia sáng lên một bề mặt phẳng phản xạ ánh sáng, ta thu được một
tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40 º. Giá trị của góc tới là:
A. 20 º
B. 40 º
C. 60 º
D. 80 º
Bài 32 : Một tia sáng truyền đến mặt gương và có tia phản xạ như hình vẽ.

Nếu góc thì:


A. b=45 º
B. c=45 º
C. a+b=45 º
D. A và B đúng
Bài 33: Trong các vật sau đây, vật nào có thể được coi là một gương phẳng?
A. Mặt phẳng của tờ giấy
B. Mặt nước đang gợn sóng
C. Mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng
D. Mặt đất
*Bài 34 : Một tia sáng SI truyền theo phương hợp mới mặt phẳng nằm ngang một góc
50 º. Hỏi phải đặt gương phẳng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu để
tia phản xạ có phương nằm ngang.
A. 25 º
B. 40 º
C. 65 º
D. 150 º
*Bài 35 : Tia sáng Mặt Trời chiếu xiên hợp với mặt ngang một góc 36 º đến gặp
gương phẳng cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống dưới. Góc hợp bởi mặt
gương và đường thẳng đứng là:
A. 36 º
B. 72 º
C. 63 º
D. 27 º
Bài 36 : Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình. Góc tạo bởi vật và mặt
gương bằng . Góc tạo bởi ảnh và mặt gương là:

A. 30º
B. 60º
C. 90º
D. 120º
Bài 37 : Điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn 5cm và cho
ảnh S’. Khoảng cách SS’ lúc này là:
A. 5cm
B. 10cm
C. 15cm
D. 20cm
Bài 38: Khoảng cách từ một điểm sáng S đến gương phẳng bằng 1m. Khoảng cách từ
ảnh S’ của điểm sáng S đến điểm sáng S là:
A. 1m
B. 0,5m
C. 1,5m
D. 2m
Bài 39 : Một buổi ban trưa thức giấc, Nam nhìn chiếc đồng hồ (không số) qua chiếc
gương gắn ở trên cửa. Nam thấy đồng hồ chỉ 10h. Hỏi chính xác lúc đó đồng hồ chỉ
mấy giờ?

A. 2h
B. 14h
C. 8h
D. 10h
Bài 40 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:
A. Là ảnh ảo, bằng vật
B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật
C. Là ảnh thật, bằng vật
D. Là ảnh ảo lớn hơn vật
Bài 41 : Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?
A. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta
B. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh
đến mắt ta
D. Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta
Bài 42 : Nhận xét nào sau đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một
tấm kính phẳng?
A. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương
B. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó
C. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng
D. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính
Bài 43 : So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng với khoảng cách
từ ảnh của điểm đó đến gương?
A. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng lớn hơn khoảng cách từ ảnh
của điểm đó đến gương
B. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh
của điểm đó đến gương
C. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh
của điểm đó đến gương
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng
cách từ ảnh của điểm đó đến gương
Bài 44 : Để vẽ được các tia phản xạ ở hình vẽ theo cách đơn giản, chính xác, ta căn cứ
vào:

A. Khoảng cách từ ảnh ảo S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.
+ Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa gương.
+ Vẽ S' sao cho S'H = SH.
+ Từ S' vẽ các đường thẳng S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ.
B. Ảnh ảo S' nằm phía sau gương.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với gương.
+ Trên đường thẳng đó lấy một điểm S'.
+ Nối S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ
C. Định luật phản xạ ánh sáng.
+ Vẽ các pháp tuyến tại I và K.
+ Vẽ các tia phản xạ tại I và K có góc phản xạ bằng góc tới.
D. Cả 3 phương án đúng.
Bài 45 : Trong các hình vẽ dưới đây, AB là vật sáng ; A'B' là ảnh của nó do gương
phẳng tạo ra. Hỏi hình nào sai?

A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Bài 46 : Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:
A. Ảnh ảo lớn hơn vật
B. Ảnh thật nhỏ hơn vật
C. Có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy vào vị trí đặt vật
D. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
Bài 47 : Vùng nhìn thấy trong gương phẳng………vùng nhìn thấy trong gương cầu
lồi (cùng kích thước).
A. Bằng
B. Hẹp hơn
C. Rộng hơn
D. Rộng gấp đôi
Bài 48 : Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật
ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?
A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng
C. Vùng nhình thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
có cùng kích thước
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
Bài 49 : Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương lồi ở các khúc
ngoặt trên đường?
A. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng.
B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi.
C. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn.
D. Vì cả ba lí do trên.
Bài 50 : Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước
người lái xe ô tô, xe máy là:
A. Ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn vật
B. Ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn
C. Nhìn rõ hơn
D. Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn
Bài 51 : Gương cầu lồi có mặt phản xạ là:
A. Mặt ngoài của một phần mặt cầu
B. Mặt trong của phần mặt cầu
C. Mặt cong
D. Mặt lõm
Bài 52 : Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương
phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi
gương cầu lồi và gương phẳng:
A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng
B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng
C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng.
D. Không thể so sánh được
Bài 53 : Nếu nhìn vào gương thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận, gương đó là:
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. A hoặc B
Bài 54 : Ảnh của một ngọn nến đặt sát gương cầu lõm là:
A. Một ảnh ảo bằng và ngược chiều với vật
B. Một ảnh thật bé hơn vật, đối xứng với vật qua gương
C. Một ảnh ảo luôn lớn hơn vật
D. Một ảnh thật luôn lớn hơn vật
Bài 55 : Phát biểu nào đúng khi nói về gương cầu lõm:
A. Mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu
B. Mặt phản xạ là một mặt phẳng
C. Mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu
D. Mặt phản xạ là một mặt cong
Bài 56 : Khi khám răng, nha sĩ sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. A và B
Bài 57 : Chọn phương án sai.
Tác dụng của gương cầu lõm là:
A. Biến đổi một chùm sáng song song thành một chùm tia phản xạ là chùm phân

B. Biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song
C. Tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật
D. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một
điểm
Bài 58 : Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với
khi không có pha đèn?
A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa
C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm
D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song
Bài 59 : Trong ba loại gương: Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm. Ảnh ảo
của các gương xếp theo thứ tự kích thước tăng dần từ trái sang phải là:
A. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi
B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng
C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi
D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm
Bài 60 : Chiếu một chùm sáng song song tới một chiếc gương. Chùm tia phản xạ ngay
khi vừa rời gương là chùm tia hội tụ. Có thể xác định được đó là gương gì hay không?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Không thể xác định được
Bài 61 : Vật nào sau đây được xem gần đúng là một phần gương cầu lõm?
A. Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc
B. Mặt ngoài chiếc nồi được đánh nhẵn bóng
C. Mặt trong thành nồi được đánh nhẵn bóng
D. Đáy của chậu nhựa
Bài 62: : Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.
B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.
C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.
D. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.
*Bài 63: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy
âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. dùi gõ B. các thanh đá
C. lớp không khí D. dùi gõ và các thanh đá
Bài 64: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm
thanh.
Nguồn âm là:
A. sợi dây cao su B. bàn tay
C. không khí D. Cả A và C
*Bài 65: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn
âm phát ra là:
A. các lớp không khí va chạm nhau.
B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.
D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
Bài 66: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra
âm thanh là:
A. luồng gió B. luồng gió và lá cây
C. lá cây D. thân cây
Bài 67: Lựa chọn phương án đúng?
Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm thanh phát ra thì:
A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.
B. Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy
được.
C. Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
Bài 68: Khi ta đang nghe đài thì:
A. màng loa của đài bị nén lại B. màng loa của đài bị bẹp lại
C. màng loa của đài dao động D. màng loa của đài bị căng ra
Bài 69: Chuyển động như thế nào gọi là dao động?
A. Chuyển động theo một đường tròn.
B. Chuyển động của vật được ném lên cao.
C. Chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần theo hai chiều quanh một vị trí.
D. Cả 3 dạng chuyển động trên
Bài 70: Khi gảy vào dây đàn đàn ghita thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật
phát ra âm thanh đó là:
A. Dây đàn dao động B. Không khí xung quanh dây đàn
C. Hộp đàn D. Ngón tay gảy đàn
Bài 71: Ta nghe được tiếng nói của diễn viên trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
A. Người diễn viên phát ra âm.
B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.
AC. Màn hình tivi dao động phát ra âm
D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm
Bài 72: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi
cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau,
chọn câu giải thích đúng?
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người
không nghe được.
C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
Bài 74: Tần số dao động càng cao thì
A. âm nghe càng trầm B. âm nghe càng to
C. âm nghe càng vang xa D. âm nghe càng bổng
Bài 75: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc
này là:
A. 2Hz B. 0,5Hz C. 2s D. 0,5s
Bài 76: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.
B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz.
C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.
D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.
Bài 77: Chọn phát biểu đúng?
A. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.
B. Đơn vị tần số là giây (s).
C. Tần số là đại lượng không có đơn vị.
D. Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.
Bài 78: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì
âm phát ra càng
A. to B. bổng C. thấp D. bé
Bài 79: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Bài 80: Một vật dao động với tần số 50Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là:
A. 10 B. 55 C. 250 D. 45
Bài 81: So sánh tần số dao động của các nốt nhạc RÊ và MI, của các nốt nhạc RÊ và
FA:
A. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ bằng FA.
B. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ lớn hơn FA.
C. Tần số của nốt nhạc RÊ lớn hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
D. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
Bài 82: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Thời gian để vật thực hiện được
200 dao động là
A. 2,5s B. 4s C. 5s D. 0,25s
Bài 83: Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?
A. Khi biên độ dao động lớn hơn B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Khi tần số dao động nhỏ hơn.
Bài 84: Âm phát ra càng to khi
A. nguồn âm có kích thước càng lớn.
B. nguồn âm dao động càng mạnh.
C. nguồn âm dao động càng nhanh.
D. nguồn âm có khối lượng càng lớn.
Bài 85: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:
A. 60 dB B. 100 dB C. 130 dB D. 150 dB
Bài 86: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
A. Biên độ và tần số dao động của âm.
B. Tần số dao động của âm.
C. Vận tốc truyền âm.
D. Biên độ dao động của âm.
Bài 87: Biên độ dao động của vật là:
A. số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.
B. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
C. đại lượng đặc trưng cho mức độ cao, thấp của âm.
D. độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
Bài 88: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn?
A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
D. dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.
Bài 89: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có
độ to là:
A. 40 dB B. 50 dB C. 60 dB D. 70 dB
Bài 90: Có 4 con lắc đơn giống nhau, lần lượt kéo con lắc lệch 300, 400, 450, 600 so
với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Biên độ dao động của con lắc nào là lớn nhất?
A. Con lắc lệch 30 độ B. Con lắc lệch 40 độ
C. Con lắc lệch 45 độ D. Con lắc lệch 60 độ
Bài 91: Khi biên độ dao động càng lớn thì:
A. âm phát ra càng to B. âm phát ra càng nhỏ
C. âm càng bổng D. âm càng trầm.
Bài 92: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao
động và phát ra âm thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau:
A. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to.
B. Gõ càng nhiều âm thanh phát ra càng to.
C. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng cao.
D. Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn.
Bài 93: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy
chọn câu trả lời sai:
A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất.
Bài 94: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn
C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng
Bài 95: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước
sôi, tấm nhựa, chân không, cao su?
A. Tấm nhựa B. Chân không
C. Nước sôi D. Cao su
Bài 96: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s.
Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào
sau đây?
A. 340 m/s B. 170 m/s C. 6420 m/s D. 1500 m/s
Bài 97: Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng,
khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:
A. t1 < t2 < t3 B. t3 < t2 < t1
C. t2 < t1 < t3 D. t3 < t1 < t2
Bài 98: Trong môi trường nào mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét?
A. Nước B. không khí C. Thép D. Nhôm
Bài 99: Nước có thể tồn tại ở ba thể là: rắn, lỏng, khí. Hãy chỉ ra nội dung nào sai
trong các nội dung dưới đây?
A. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất.
B. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất.
C. Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.
D. Vì cùng là nước nên tốc độ truyền âm như nhau.
Bài 100: Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nước B. Sắt C. Khí Oxi D. Chân không

You might also like