You are on page 1of 18

I.

Bài tập cách tính tần số âm cực hay, có đáp án


A. Phương pháp giải
+ Cách tính tần số dao động của một vật
Dựa vào định nghĩa: Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.
Vậy tần số f = Số dao động / Thời gian để thực hiện số dao động đó.
Công thức: f = N : t
Trong đó: f là tần số (Hz); n là số dao động; t là thời gian vật thực hiện được n dao
động (s).
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
 A. Tần số là thời gian vật thực hiện được 10 dao động
 B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 2 ngày.
 C. Tần số là thời gian vật thực hiện được 1 dao động.
 D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây.
Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây.
Chọn D
Ví dụ 2: Đơn vị của tần số là
 A. Héc (Hz)
 B. Giây (s)
 C. Mét trên giây (m/s)
 D. Ben (B).
Đơn vị của tần số là Héc (Hz).
Chọn A
Ví dụ 3: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 2000 dao động, tần số dao động
của lá thép là:
 A. 20 Hz
 B. 100 Hz
 C. 2000 Hz
 D. 40000 Hz.
Số dao động lá thép thực hiện trong 1 giây là: 2000 : 20 = 100 Hz
Vậy tần số dao động của lá thép là 100 Hz.
Chọn B.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Một dây đàn dao động trong 2 giây thực hiện được 1000 dao động thì tần số
dao động của dây đàn là:
 A. 1000 Hz
 B. 500 Hz
 C. 250 Hz
 D. 200 Hz
Hiển thị đáp án
Câu 2: Một vật nặng buộc chặt vào dây mảnh treo vào một điểm cố định được gọi là
con lắc. Một con lắc thực hiện được 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của
con lắc là:
 A. 2 Hz
 B. 2s
 C. 0,5 Hz
 D. 0,5s
Hiển thị đáp án
Câu 3: Có hai con lắc, trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện
được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động. Tần số dao động của
con lắc nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ?
 A. Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.
 B. Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.
 C. Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
 D. Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
Hiển thị đáp án
Câu 4: Người ta đo được tần số dao động của một số dao động như sau:
Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất ?
 A. Vật dao động có tần số 100 Hz
 B. Trong một giây vật dao động được 70 dao động
 C. Vật dao động có tần số 200Hz
 D. Trong một phút vật dao động 1500 dao động.
Hiển thị đáp án
Trong một giây vật dao động được 70 dao động tức là tần số là 70 Hz.
Trong một phút vật dao động 1500 dao động, đổi 1 phút = 60 giây.
vậy tần số của dao động là: 1500 : 60 = 25 Hz.
Như vậy vật dao động có tần số 200 Hz là vật có tần số lớn nhất.
Chọn C
Câu 5: Em hãy tính tần số dao động của một con lắc biết rằng nó thực hiện được 180
dao động trong thời gian 1 phút.
Hiển thị đáp án
Đổi 1 phút = 60 giây
Số dao động trong 1 giây là: 180 : 60 = 3 Hz
Vậy tần số dao động là 3 Hz.
Câu 6: Một người đếm được trong 2 giây một con lắc thực hiện được 1 dao động.
Vậy trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được bao nhiêu dao động?
Hiển thị đáp án
Đổi 1 giờ = 60 phút = 3600 giây.
Trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được số dao động là:
  3600 : 2 x 1 = 1800 dao động.
Vậy trong 1 giờ, vật thực hiện được 1800 dao động.
Câu 7: Một vật dao động với tần số 2 Hz. Hỏi sau bao lâu thì vật thực hiện được 200
dao động.
Hiển thị đáp án
Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.
Vật dao động với tần số 2 Hz tức là trong 1 giây vật thực hiện 2 dao động.
Để vật thực hiện được 200 dao động cần thời gian là: 200 : 2 = 100 giây.
Vậy sau 100 giây, vật sẽ thực hiện được 200 dao động.
Câu 8: Một vật thực hiện được 15 dao động trong một giây. Khi nó dao động như thế
ta có nghe được âm thanh của nó không? Muốn nghe được âm thanh của nó thì cần
phải làm cho nó thực hiện ít nhất bao nhiêu dao động trong một giây?
Một vật thực hiện được 15 dao động trong một giây tức là vật có tần số 15 Hz.
Vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz, nên ta không
nghe được âm thanh của vật này. Muốn nghe được âm thanh của nó thì cần làm cho
nó ít nhất có tần số 20 Hz, tức là nó thực hiện 20 dao động trong một giây.
Câu 9: Vật A trong thời gian 2 phút thực hiện được 5400 dao động. Vật B trong thời
gian 3 phút thực hiện được 8640 dao động. Hỏi vật nào phát ra âm thanh cao hơn? Vì
sao?
Hiển thị đáp án
Đổi 2 phút = 120 giây; 3 phút = 180 giây.
Tần số dao động của vật A là: 5400 : 120 = 45 Hz
Tần số dao động của vật B là: 8640 : 180 = 48 Hz.
Vì 48 Hz > 45 Hz, vậy B có tần số cao hơn vật A nên vật B phát ra âm cao hơn.
Câu 10: Khi tiến hành thí nghiệm, có 4 bạn học sinh ghi được các kết quả vào bảng
sau:

Em hãy sắp xếp các vật mà âm thanh phát ra theo thứ tự từ âm trầm đến âm bổng.
Hiển thị đáp án
Tần số dao động của vật 1 là: 150 : 10 = 15 Hz
Tần số dao động của vật 2 là: 270 : 30 = 9 Hz
Tần số dao động của vật 3 là: 1350 : 15 = 90 Hz
Tần số dao động của vật 4 là: 4590 : 60 = 76,5 Hz.
Âm có tần số càng lớn thì âm đó càng bổng.
Vậy theo thứ tự từ âm trầm đến âm bổng là: vật 2; vật 1; vật 4; vật 3.
Câu 11: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6000 dao động. Hỏi dao động của
lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai người có thể cảm nhận được âm thanh do
lá thép đó phát ra không? Tại sao?
Hiển thị đáp án
Tần số dao động của lá thép là: 6000 : 20 = 300 Hz.
Lá thép dao động nên nó phát ra âm thanh, tai người có thể cảm nhận được âm thanh
do lá thép phát ra. Vì tai người nghe được các âm có tần số 20 Hz đến 20000 Hz.
Câu 12: Khi tiến hành thí nghiệm, các học sinh ghi được các kết quả vào bảng sau:

a. Em hãy sắp xếp tần số dao động của các vật theo thứ tự giảm dần.
b. Cho biết những âm thanh nào mà ta có thể nghe được? Tại sao?
Hiển thị đáp án
Tần số dao động của vật A là: fA = 4950 : 50 = 99 Hz
Tần số dao động của vật B là: fB = 2160 : 120 = 18 Hz
Tần số dao động của vật C là: fC = 8750 : 250 = 35 Hz
Tần số dao động của vật D là: fD = 100 : 5 = 20 Hz
Tần số dao động của các vật theo thứ tự giảm dần là: f A; fC; fD; fB
Tai người nghe được các âm có tần số 20 Hz đến 20000 Hz, nên ta có thể nghe được
các âm do vật A, C, D phát ra.

II. Bài tập định luật phản xạ ánh sáng

Bài tập Vật Lí 7 Bài 4 ( có đáp án ) : Bài tập định luật phản xạ ánh sáng
Bài 1 : Ảnh của vật tạo bởi gương là:
A. Hình của một vật quan sát được trong gương
B. Hình của một vật quan sát được sau gương
C. Hình của một vật quan sát được trên màn
D. Hình của một vật quan sát được trên màn qua gương
Hiển thị đáp án
Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2 : Chọn phát biểu đúng:
A. Ảnh của vật tạo bởi gương là hình của một vật quan sát được trong gương
B. Ảnh của vật tạo bởi gương là hình của một vật quan sát được sau gương
C. Ảnh của vật tạo bởi gương là hình của một vật quan sát được trên màn
D. Ảnh của vật tạo bởi gương là hình của một vật quan sát được trên màn qua gương
Hiển thị đáp án
Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 3 : Hiện tượng phản xạ ánh sáng là:
A. Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị khúc xạ qua gương
B. Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào mặt nước bị nước cho đi là là trên
mặt nước
C. Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi
trường cũ
D. Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào nước bị gãy khúc.
Hiển thị đáp án
Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị
gương hắt trở lại môi trường cũ
Đáp án cần chọn là: C
Bài 4 : Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác
định là hiện tượng:
A. Tán xạ ánh sáng
B. Khúc xạ ánh sáng
C. Nhiễu xạ ánh sáng
D. Phản xạ ánh sáng
Hiển thị đáp án
Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị
gương hắt trở lại môi trường cũ
Đáp án cần chọn là: D
Bài 5 : Theo định luật phản xạ ánh sáng:
A. Góc phản xạ bằng góc tới
B. Pháp tuyến là đường phân giác của góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới
C. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua pháp tuyến
D. Cả A, B, C đúng
Hiển thị đáp án
Định luật phản xạ ánh sáng:
+Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
+Góc phản xạ bằng góc tới
⇒Cả A, B, C đúng
Đáp án cần chọn là: D
Bài 6 : Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng?
A. Góc phản xạ lớn hơn góc tới
B. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới
C. Góc phản xạ bằng góc tới
D. Góc phản xạ bằng nửa góc tới
Hiển thị đáp án
Định luật phản xạ ánh sáng:
+Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
+Góc phản xạ bằng góc tới
Đáp án cần chọn là: C
Bài 7 : Góc phản xạ là góc hợp bởi:
A. Tia phản xạ và mặt gương
B. Tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới
C. Tia tới và pháp tuyến
D. Tia tới và mặt gương
Hiển thị đáp án

Góc phản xạ i' là góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới
Đáp án cần chọn là: B
Bài 8 : Chọn câu đúng:
A. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia phản xạ và mặt gương
B. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới
C. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến
D. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia tới và mặt gương
Hiển thị đáp án
Góc phản xạ i' là góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới
Đáp án cần chọn là: B
Bài 9 : Chọn câu đúng:
A. Góc tới là góc hợp bởi tia phản xạ và mặt gương
B. Góc tới là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới
C. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến
D. Góc tới góc hợp bởi tia tới và mặt gương
Hiển thị đáp án

Góc phản xạ i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
Đáp án cần chọn là: C
Bài 10 : Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến
tại điểm tới là:
A. Góc phản xạ
B. Góc tới
C. Góc khúc xạ
D. Góc tán xạ
Hiển thị đáp án
Góc phản xạ i' là góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới
Đáp án cần chọn là: A
Bài 11 : Trong hiện tượng phản xạ toàn phần:

Tia SI được gọi là:


A. Tia tới
B. Tia phản xạ
C. Pháp tuyến
D. Mặt gương
Hiển thị đáp án

SI – tia tới


IR – tia phản xạ
IN – pháp tuyến
Đáp án cần chọn là: A
Bài 12 : Trong hiện tượng phản xạ toàn phần:
A. Tia SI được gọi là tia tới
B. Tia SI được gọi là tia phản xạ
C. Tia SI được gọi là pháp tuyến
D. Tia SI được gọi là mặt gương
Hiển thị đáp án

SI – tia tới


IR – tia phản xạ
IN – pháp tuyến
Đáp án cần chọn là: A
Bài 13 : Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?

A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Hiển thị đáp án
Vẽ pháp tuyến của các phương án, ta được:

Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng, ta có: góc tới bằng góc phản xạ
⇒ B hoặc D
D – loại vì đường truyền của tia sáng không đúng
Đáp án cần chọn là: B
Bài 14 : Một tia sáng chiếu đến gương, thu được tia phản xạ như hình vẽ:

So sánh góc 1 và 2
A. Góc 1 lớn hơn góc 2
B. Góc 1 bằng góc 2
C. Góc 1 nhỏ hơn góc 2
D. Góc 1 khác góc 2
Hiển thị đáp án
Theo định luật phản xạ ánh sáng, ta có: góc tới bằng góc phản xạ

Hai góc 
Từ đó, ta suy ra hai góc 1 và 2 bằng nhau
Đáp án cần chọn là: B
Bài 15 : Chiếu một tia sáng lên một bề mặt phẳng phản xạ ánh sáng, ta thu được một
tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40 º. Giá trị của góc tới là:
A. 20 º
B. 40 º
C. 60 º
D. 80 º
Hiển thị đáp án

 
Đáp án cần chọn là A
Bài 16 : Một tia sáng truyền đến mặt gương và có tia phản xạ như hình vẽ.

Nếu góc thì:


A. b=45 º
B. c=45 º
C. a+b=45 º
D. A và B đúng
Hiển thị đáp án

 
Bài 17 : Một người nhìn xuống mặt hồ và thấy đỉnh ngọn cây. Hình vẽ nào sau đây
mô tả đúng đường đi của tia sáng đến mắt ta?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Hiển thị đáp án
Ta có, mặt hồ đóng vai trò là một gương phẳng
Áp dụng định luật phản xạ, ta có: góc tới bằng góc phản xạ
Vẽ pháp tuyến trên các hình ta được:

A, C – loại vì góc tới không bằng góc khúc xạ


D – loại vì đường truyền của tia sáng sai
Đáp án cần chọn là: B
Bài 18 : Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc thì góc
hợp bởi tia tới và tia phản xạ là:
A. 30 º
B. 60 º
C. 15 º
D. 120 º
Hiển thị đáp án
Ta có:
 

Bài 19 : Trong các vật sau đây, vật nào có thể được coi là một gương phẳng?
A. Mặt phẳng của tờ giấy
B. Mặt nước đang gợn sóng
C. Mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng
D. Mặt đất
Hiển thị đáp án
Ta có thể coi mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng như một gương phẳng
Đáp án cần chọn là: C
Bài 20 : Một tia sáng SI truyền theo phương hợp mới mặt phẳng nằm ngang một góc
50 º. Hỏi phải đặt gương phẳng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu để
tia phản xạ có phương nằm ngang.
A. 25 º
B. 40 º
C. 65 º
D. 150 º
Hiển thị đáp án
 

Bài 21 : Tia sáng Mặt Trời chiếu xiên hợp với mặt ngang một góc 36 º đến gặp gương
phẳng cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống dưới. Góc hợp bởi mặt gương và
đường thẳng đứng là:
A. 36 º
B. 72 º
C. 63 º
D. 27 º
Hiển thị đáp án
 

Bài tập Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
A. Phương pháp giải
Tính chất ảnh cả một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ngược chiều, lớn bằng vật và
đối xứng với vật qua gương.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Ảnh của một vật qua gương phẳng là:
 A. Ảnh ảo, lớn bằng vật và đối xứng qua gương.
 B. Ảnh ảo, lớn hơn vật, đối xứng ngược qua gương.
 C. Ảnh ảo, lớn bằng vật, đối xứng với vật.
 D. Ảnh ảo, lớn bằng vật không đối xứng với vật.
 E. Ảnh ảo, cao bằng vật và đối xứng lộn ngược.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
Đáp án:
Chọn A
Ví dụ 2: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng hợp với mặt gương một góc 60°. Góc
phản xạ bằng:
 A. 30°
 B. 45°
 C. 60°
 D. 90°
Đáp án:

Vì tia tới hợp với mặt gương một góc 60° nên góc tới i = 90° – 60° = 30°
Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới = góc phản xạ, suy ra góc phản xạ bằng 30°.
Chọn A
Ví dụ 3: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với
tia tới một góc 80°. Góc phản xạ là bao nhiêu?
 A. 20°
 B. 40°
 C. 60°
 D. 80°
Đáp án:

Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới = góc phản xạ.
Vì tia tới hợp với góc phản xạ một góc 80° nên ta có: i + i’ = 80° => i = i’ = 80° : 2 =
40°
Suy ra góc phản xạ bằng 40°.
Chọn B
C. Bài tập tự luyện
Bài 1: Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 30°, góc tới bằng:
 A. 15°
 B. 90°
 C. 60°
 D. 30°
Hiển thị đáp án
Bài 2: Nếu tia tới tạo với mặt gương một góc 30° thì góc phản xạ có giá trị là:
 A. i’ = 30°
 B. i’ = 90°
 C. i’ = 45°
 D. i’ = 60°
Hiển thị đáp án
Đáp án: Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới = góc phản xạ, nên i = i’ = 30°
Chọn A
Bài 3: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng:
 A. Nhìn thấy ảnh của mình trong gương phẳng
 B. Nhìn thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.
 C. Nhìn thấy bóng cây trên sân trường
 D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.
Hiển thị đáp án
Đáp án: Hiện tượng nhìn thấy ảnh của mình trong gương phẳng là hiện tượng phản
xạ ánh sáng.
Chọn A
Bài 4. Đặt một vật cách gương phẳng 4cm sẽ cho ảnh ảo cách gương một khoảng là:
 A. 2cm
 B. 4cm
 C. 8cm
 D. 16cm
Hiển thị đáp án
Đáp án: Ảnh tạo bởi gương phẳng cách gương 1 khoảng bằng khoảng cách từ vật đến
gương. Nên khi vật cách gương 4 cm thì ảnh cách gương 4 cm.
Chọn B
Bài 5. Ảnh của vật qua gương phẳng:
 A. Luôn nhỏ hơn vật
 B. Luôn bằng vật
 C. Luôn lớn hơn vật
 D. Tùy thuộc vào vật ở gần hay ở xa gương.
Hiển thị đáp án
Đáp án: Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn bằng vật.
Chọn B
Bài 6. Tia sáng chiếu tới gương phẳng có giá trị nào sau đây thì tia phản xạ hợp với
mặt gương một góc 60°.
 A. 60°
 B. 40°
 C. 30°
 D. 20°
Hiển thị đáp án
Đáp án:
Tia phản xạ hợp với mặt gương góc 60° nên góc phản xạ là: i’ = 90° - 60° = 30°
Vì góc tới bằng góc phản xạ nên góc tới cũng bằng 30°
Chọn C
Bài 7. Hai tấm gương phẳng giống hệt nhau được đặt vuông góc với nhauvà vuông
góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần
lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào?
 A. Hai ảnh có chiều cao như nhau.
 B. Hai ảnh giống hệt nhau.
 C. Hai ảnh có chiều cao khác nhau.
 D. Cả A và B đều đúng.
Hiển thị đáp án
Đáp án: Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật, cùng chiều với vật.
Chọn D.
Bài 8. Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương
16cm. Ảnh của ngọn nến cách gương:
 A. 14 cm
 B. 16 cm
 C. 8 cm
 D. 20cm
Hiển thị đáp án
Đáp án: Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương
Chọn B
Bài 9. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:
 A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.
 B. Ảnh thật, hứng được trên màn
 C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.
 D. Ảnh thật, không hứng được trên màn
Hiển thị đáp án
Đáp án: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn.
Chọn A
Bài 10. Một ngọn nến cao 10 cm đặt trước gương phẳng, ảnh của ngọn nến cao:
 A. 5 cm.
 B. 10 cm
 C. 15 cm
 D. 20 cm
Hiển thị đáp án
Đáp án: Ảnh của một vật qua gương phẳng cao bằng vật
Chọn B

You might also like